Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Cũng như các bộ môn khoa học khác, bộ môn Lịch Sử ở trường trung học cơ sở là vô cùng quan trọng. Giúp các em hiểu được cội nguồn dân tộc, sự phát triển và hình thành của xã hội loài người... Để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, trình độ tiếp nhận và học tập của các em. Bộ giáo dục đã thực hiện chương trình thay sách, thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Muốn giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú lôi cuốn học sinh học tập chủ động, tích cực thì giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo đúng đặc trưng của bộ môn như: dạy học vấn đáp, đàm thoại; dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm... Trong đó phương pháp dạy học vấn đáp, đàm thoại; dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là những phương pháp dạy học truyền thống đã có từ trước. Còn phương pháp dạy học thảo luận nhóm là phương pháp mới, trước đây chưa có chương trình cải cách giáo dục và dạy học theo phương pháp mới, một số giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã nghĩ ra phương pháp này nhưng chưa mạnh dạn đưa vào giảng dạy, đặc biệt là các giờ thao giảng cấp trường vì sợ sai phương pháp. Nhưng từ khi cải cách giáo dục thực hiện dạy học theo phương pháp mới, qua các lớp tập huấn chuên đề, bồi dưỡng, các hội nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy một trong những phương pháp quan trọng trong dạy học Lịch sử là phương pháp thảo luận nhóm.
doc 19 trang SKKN Lịch Sử 15/04/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng thú khi thảo luận, giáo viên cũng có thế đưa ra các câu, giống như “ván nhún” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận. Tạo không khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi học sinh trong thảo luận. Khi thảo luận, giáo viên phải nghe cẩn thận những điều học học sinh nói để hiểuhọc sinh định nói cái gì.
 	* Tổng kế thảo luận :
 	- Giáo viên tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.
 	- Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất và bổ sung thêm những điều cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau
 	- Giáo viên cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể, của nhóm và cá nhân học sinh.
* Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm 
 	- Các vấn đề đưa ra thảo luận phải là những vấn đề buộc các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài. 
 	- Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi - khá - trung bình - yếu - kém, hiếu đông – trầm lặng). Nên để học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng, thư kí . Qui mô nhóm không nên quá đông.
 	- Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống xảy ra cùng các phương án xử lý .
 	- Giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể, đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu nhiệm vụ .
 	- Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi từng nhóm, có sự giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc.
 	- Trong mỗi nhóm cần có sự phân công ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề cao vai trò hợp tác .
 	- Cần tao không khí thi đua giưa các nhóm để khuyến khích học tập.
 	- Giáo viên nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các nhóm làm việc chưa tốt .
h/ Kết quả khi chưa thực hiện đề tài :
 Theo kết quả điều tra đầu năm ở các lớp khối lớp 7, lớp 9 Trường THCS Nhất Hoà: 
 	- Học sinh : khoảng hơn 80% học sinh trung bình, yếu không biết cách thảo luận, không mạnh dạn đóng góp ý kiến và không nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. 
 	- Học sinh chưa có thói quen soạn và xem bài trước ở nhà trước khi đến lớp (kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập)
 	- Khoảng gần 20% học sinh có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp. 
5/ Ví dụ cụ thể minh hoạ khi áp dụng phương pháp thảo nhóm trong dạy học lịch sử
a/ Áp dụng phương pháp thảo nhóm trong dạy học lịch sử với kiểu bài cung cấp kiến thức mới
 	Lớp 7: Bài 24. Phong trào Tây Sơn
 	Phần III; Tây Sơn lật dổ chính quyền họ Trịnh đặt nền tảng thống nhất đất nước
 	Sau khi trình bày những thông tin cơ bản, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm (theo bàn) trong 2 phút để tìm ra nguyên nhân Tây Sơn lật đổ chính quyền Trịnh - Nguyễn - Lê và điền vào phiếu học tập những nguyên nhân đúng.
 Học sinh thảo luận điền vào phiếu học tập:
 	- Do sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân Đàng Trong, Đàng Ngoài.
 	- Do sự chỉ huy tài giỏi của anh em Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ.
 	- Do quân Tây Sơn mạnh.
 	- Vì chính quyền Nguyễn-Trịnh-Lê suy yếu.
 Thông qua hoạt động thảo luận nhóm như vậy, học sinh nắm vững, nhớ sâu kiến thức nguyên nhân Tây Sơn lật dổ chính quyền Nguyễn-trịnh-Lê.
 	 Lịch sử 9: Bài 16 : Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925)
 	Giáo viên có thể ra câu hỏi cho học sinh thảo luận theo 4 nhóm (giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên) thảo luận trong 4 phút, sau khi đã học xong bài học: 
 	Hỏi: Em hãy nêu công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ 1919 đến 1925?
 	Với nội dung câu hỏi loại này, học sinh phải thảo luận và tổng hợp được một cách ngắn gọn, đầy đủ kiến thức có tính nâng cao so với kiến thức bài học về công lao của Nguyễn Ái Quốc. Cụ thể:
- Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
 	- Chuẩn bị tư tưởng – chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
 	- Chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
b/ Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử khi dạy bài học lịch sử có tranh ảnh, lược đồ
 	Lớp 7: Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần
 	Phần 1: Nền kinh tế sau chiến tranh
 	Khi dạy đến phần thủ công nghiệp, giáo viên phô tô hình 35, 36 trong sách giáo khoa “bát men ngọc thời Trần” và hình 23 bài 12 “bát men ngọc thời Lý” treo trên bảng cho học sinh quan sát và thảo luận theo cặp đôi trong 3 phút.
 	Hỏi: Quan sát bát ngọc thời Lý và thời Trần em có nhận xét gì về kĩ thuật làm đồ gốm thời Trần?
 	Học sinh thảo luận theo cặp đôi-cử đại diện trình bày: qua đối chiếu hình 35, 36 với hình 23 ta thấy trình độ, kĩ thuật làm đồ gốm thời Trần phát triển, tinh xảo, đường nét hoa văn rõ và đẹp hơn
 	Với hình thức thảo luận nhóm cặp đôi học sinh được so sánh, đối chiếu về thành tựu thủ công nghiệp nước ta dưới triều Lý-Trần, để các em phát hiện và thấy càng ngày trình độ tay nghề của các thợ thủ công nước ta ngày càng phát triển, với trình độ chuyên môn hoá cao.
 	Lớp 9: Bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
 	Phần II: Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
 	Mục 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
 Sau khi cho học sinh cả lớp tìm hiểu xong phần:
 	a. Cứ điểm Điện Biên Phủ
 	b. Chủ trương của ta
thì đến phần 
 	c. Diễn biến
 	Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (hoặc 3 dãy) thảo luận trong 4 phút, nhiệm vụ của mỗi nhóm là dựa vào lược đồ “Chiến dịch Điện Biên Phủ” và nội dung trong sách giáo khoa để tường thuật diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ cụ thể như sau:
 	Nhóm 1: Tường thuật diễn biến đợt 1
 	Nhóm 2: Tường thuật diễn biến đợt 2
 	Nhóm 3: Tường thuật diễn biến đợt 3
 	Học sinh trong nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày diễn biến, học sinh nhóm khác có thể bổ sung.
 	Cuối cùng, giáo viên nhận xét bổ sung và hoàn thiện nội dung tường thuật diẫn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, cụ thể:
 	- Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3 năm 1954): quân ta đánh phân khu Bắc, căn cứ Him Lam, đồi Độc ập, Bản Kéo và giành thắng lợi.
- Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 26 tháng 4 năm 1954): quân ta tiêu diệt căn cứ còn lại ở phia sđông phân khu trung tâm đồi A1, C1, D1...cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt.
- Đợt 3 (từ mùng 1 đến mùng 7 tháng 5 năm 1954): quân ta tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7-5, tướng Đờ Ca -xtơ-ri cùng toàn bọ ban tham mưu của địch ra đầu hàng.
c/ Áp dụng phương pháp dạy học lịch sử vào kiểu bài ôn tập
 	Lớp 7: Bài 21: Ôn tập chương V
 	Sau khi học xong mục 2: pháp luật. Giáo viên cho học sinh kể lại tên tất cả các bộ luật đã được học từ thời Lý đến thời Lê Sơ (luạt Hình thư, Quốc triều hình luật, luật Hồng Đức).
 	Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm lớn (theo hai dãy). Nhiệm vụ của mỗi nhóm là căn cứ vào nội dung của mỗi bộ luật đã học em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật thời Lê với pháp luật thời Lý-Trần? Cụ thể:
 	Nhóm 1: Tìm điểm giống nhau
 	Nhóm 2: Tìm điểm khác nhau
 	Giáo viên cho học sinh thảo luận trong 3 phút, sau đó cử đại diện trình bày, học sinh khác có thể bổ sung.
 Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức:
 	- Điểm giống: 
 	+ Bảo vệ quyền lợi của vua, triều đình, giai cấp thống trị.
 	+ Khuyến khích phát triển sản xuất, bảo vệ quyền tư hữu tài sản...
 	- Điểm khác nhau: pháp luật thời Lê Sơ tiến bộ hơn: bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, đề cập vấn đề bình đẳng nam-nữ (con gái được thừa hưởng gia tài như con trai). 
 	Với hình thức này học sinh được so sánh, đối chiếu về điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật thời Lý và thời Lê Sơ.
d/ Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử với kiểu bài làm bài tập lịch sử
 	 Lớp 7: Tiết 34: Làm bài tập lịch sử
 	Giáo viên có thể sử dụng bài tập sau đây để củng cố kiến thức về thành tựu văn hoá thời Lý, Trần.
 	Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm lớn (2 dãy của lớp) cho các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút. Với yêu cầu phân biệt thành tựu văn hoá thời Lý-Trần.
 	Bài tập: Đây là tên những thành tựu văn hoá thời Lý-Trần (tháp Phổ Minh, Văn Miếu, thành Tây Đo, tháp Báo thiên, chùa Mọt Cột, tượng phật A-di-đà, chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ...). Em hãy xác điịnh cụ thể thành tựu văn hoá thời Lý-Trần?
 	Sau thời gian thảo luận, giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập tiếp sức trong thời gian 3 phút, các nhóm cử đại diện mõi em lên một lần, một em chỉ viết một thành tự....Nếu nhóm nào hết thời gian làm chưa xong sẽ thua. Nhóm thắng là nhóm làm đúng, đủ vừa với thời gian cho phép.
 	Giáo viên kết luận:
 	+ Thành tựu văn hoá thời Lý: Văn Miếu, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, tháp Chương Sơn, phật A-di-đà.
 	+ Thành tựu văn hoá thời Trần: tháp Phổ Minh, thành Tây Đo.
 	Giáo viên lưu ý các em: chùa Tây Phương và chùa Thiên Mụ là thành tựu văn hoá nhà Nguyễn sau này mới học
 	Dạng bài tập này sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực nhất, có hiệu quả nhất, làm giờ học trở nên sôi nổi. Với hình thức này học sinh được thảo luận, được lên bảng, được rèn luyện tác phong phải nhanh nhẹn, khẩn trương. Ngoài ra còn giúp các em trong việc luyện viết.
V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 	Với việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn lịch sử-một trong những phương pháp thực hiện tốt nhất việc dạy học lịch sử phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với phương pháp này học sinh được thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi, chia sẻ và có cơ hội được sử dụng phương pháp, kiến thức, kĩ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện. Bằng phương pháp này học sinh sẽ thấy hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học tập, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Thông qua phương pháp dạy học này, học sinh càng yêu thích bộ môn Lịch Sử và thêm yêu lịch sử dân tộc mình.
 	Sau đây là kết quả khảo sát, kiểm tra đầu năm khi giáo viên chưa tiến hành thực hiện phương pháp dạy học này
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Từ TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
130
3
2,3
11
8,5
44
33,8
66
50,8
6
4,6
58
44,6
 	
 Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy kết quả của giờ dạy chưa cao, đặc biệt là tỉ lệ học sinh hiểu bài với điểm khá, giỏi còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao.
vì vậy, tôi đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử trong năm học 2010-2011. Kết quả kì 1 đạt được:
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Từ TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
130
12
9,3
39
30
69
53
10
7,7
0
0
120
92,3
 
Kết quả năm học 2010 – 2011 đạt được như sau:
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Từ TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
119
12
10,2
48
40,3
53
44,5
6
5,0
0
0
113
95,0
	
	Với kết quả thu được như trên cho thấy:
 	- Số lượng học sinh từ trung bình trở lên đạt tỉ lệ cao hơn. Số lượng học sinh yếu giảm đi nhiều, số học sinh kém không còn nữa.
 	 - Những học sinh ở mức trung bình và một số em ở mức yếu đã biết cách thảo luận, mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. Một số học sinh khá giỏi thuộc bài ngay tại lớp.
 	- Học sinh có thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp (kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập).
 	- Khoảng 65% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp phong trào học tập của các em tích cực chủ động trong việc phát biểu xây dựng bài.
 	Như vậy với việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử số lượng học sinh hiểu bài, tiếp thu và nắm vững kiến thức bài chắc, sâu sắc, hợp tác làm việc nhanh, tích cực, trình bày ngắn gọn, đủ, hình thành cho các em sự mạnh dạn trong giao tiếp trước tập thể khi đưa ra ý kiến cá nhân, khả năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra bài học. Từ đó, học sinh rất hứng thú hơn nữa kiến thức các em tự tìm ra sẽ khắc sâu thêm, năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra bài học.
VI/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận
- Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học các bộ môn ở trường trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hiểu rõ ý nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của mỗi phương pháp. Đặc biệt là biết vận dụng các phương pháp một cách sáng tạo vào bài giảng để phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể
 - Phương pháp thảo luận nhóm có thể vận dụng cho tất cả các môn học ở trường trung học cơ sở cũng như đối với tất cả các cấp học, tùy theo bộ môn của mình mà giáo viên có thể áp dụng những phương pháp khác nhau.
2/ Kiến nghị:
 	Để dạy học ở trường trung học cơ sở có hiệu quả tốt, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học tôi có một số đề xuất sau :
 	- Giáo viên phải kiên trì đầu tư nhiều tâm – sức vào các vấn đề, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học khác và phương pháp thảo luận nhóm để thu hút học sinh vào bài giảng của mình .
- Nhà trường nên động viên, khích lệ việc thực hiện thảo luận nhóm ở tất cả các bộ môn.
- Để có hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy học đề các giáo viên phải thực hiện một cách đồng bộ và thường xuyên hơn với các tiết dạy trên lớp. Ban giám hiệu có thể phát động phong trào thi đua hoặc kiểm tra chặt chẽ hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm.v..v..
Do thời gian có hạn, nên tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử ở một số bài. Tôi hy vọng với đề tài này sẽ giúp được phần nào cho giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở, phần nào giảm bớt khó khăn khi hướng dẫn học sinh thảo luận trong dạy học. Mặt khác, khi viết đề tài này, tôi cũng khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn, của Hội đồng khoa học để đề tài này được hoàn thiện tốt hơn, có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy .
	Sáng kiến kinh nghiệm đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Sơn chấm, xếp loại: Tốt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1/ Chuẩn kiến thức- kĩ năng, Giáo dục kĩ năng sống, NXB Giáo dục Việt Nam
2/ Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS
 TS Nguyễn Thị Côi ( chủ biên) – NXB Giáo dục.
3/ Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999
4/ Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 
5/ Sách giáo khoa, Sách giáo viên Lịch sử 7, Lịch sử 9
6/ Tư duy học sinh tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội
7/ Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông , Tạp chí Giáo dục, số 198, kì 2 - tháng 9/2008, số 222, kì 2 - tháng 9/2009, số 255, kì 1- tháng 2/2011
 Ngày.......tháng 05 năm 2011 Ngày 22 tháng 05 năm 2011
 Thủ trưởng cơ quan Người thực hiện
 (ký, đóng dấu)
 Dương Bích Diệp

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_tro.doc