Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy niềm tự hào học sinh qua khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong dạy học môn Lịch sử Lớp 7
Hiện nay, việc dạy và học lịch sử trong các nhà trường phổ thông đang là một trong những vấn đề khó khăn đối với các nhà trường đặc biệt là đối với giáo viên giảng dạy lịch sử. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu như học sinh không còn ham thíchhọc tập bộ môn lịch sử. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán đó là do đặc trưng bộ môn quá nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử mà yêu cầu các em phải nhớ.
Bên cạnh đó phương pháp dạy học của giáo viên chưa thật sự gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học bộ môn lịch sử. Trong giảng dạy một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, các em ghi quá nhiều sự kiện lịch sử, làm cho học sinh phải tiếp nhận một khối lượng thôngtin quá lớn, học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy niềm tự hào học sinh qua khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong dạy học môn Lịch sử Lớp 7

BIỆN PHÁP PHÁT HUY NIỀM TỰ HÀO HỌC SINH QUA KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Mở đầu Lí do chọn đề tài Hiện nay, việc dạy và học lịch sử trong các nhà trường phổ thông đang là một trong những vấn đề khó khăn đối với các nhà trường đặc biệt là đối với giáo viên giảng dạy lịch sử. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu như học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán đó là do đặc trưng bộ môn quá nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử mà yêu cầu các em phải nhớ. Bên cạnh đó phương pháp dạy học của giáo viên chưa thật sự gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học bộ môn lịch sử. Trong giảng dạy một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, các em ghi quá nhiều sự kiện lịch sử, làm cho học sinh phải tiếp nhận một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học . Khi vận dụng phương pháp dạy và học lịch sử, giáo viên ít chú ý đến kênh hình. Vì vậy khi giới thiệu nhân vật lịch sử,giáo viên thường giới thiệu qua loa, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm của nhân vật lịch sử, từ đó không những không khắc sâu kiến thức cho học sinh, mà không gây cho các em có những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó . Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng, đóng vai trò trung tâm về nội dung bài giảng trong suốt một tiết học . Hơn nữa, thời gian dành cho bộ môn lịch sử còn ít, phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của bộ môn, trong bài giảng lịch sử nếu chúng ta đưa ra những sự kiện lịch sử khô khan, mà không “thổi hồn” “truyền lửa” vào bài giảng hoặc lồng khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử, miêu tả những trận đánh, những chiến công oai hùngmột cách sinh động thì chắc chắn mục tiêu hình thành thái độ, tư tưởng tình cảm cho học sinh sẽ hạn chế rất nhiều. Là giáo viên dạy lịch sử bản thân tôi mong muốn học sinh mình học tốt, nắm kiến thức sâu hơn, vì vậy tôi đã tổ chức dạy học bằng nhiều phương pháp như: tổ chức hoạt động nhóm, đàm thoại, kể chuyện, vấn đáp, và trong đó có phương pháp khắc họa nhân vật lịch sử. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm Nêu ra phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở môn lịch sử THCS. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sách giáo khoa lớp lịch sử 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học. Tài liệu tham khảo. Tài liệu chuẩn kiến thức – Kĩ năng. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối lớp 7 Trường THCS Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp thử nghiệm, kể chuyện, liên môn. Phương pháp điều tra. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Nhìn chung vấn đề học tập của các em học sinh ở trường THCS về bộ môn lịch sử còn rất nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần để đưa ra bàn luận. Như việc giảng dạy của giáo viên đối với học sinh và ngược lại việc học tập của các em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào?Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà sử. Khi nhận định về nhân vật lịch sử cần có tính khách quan, công bằng để cho học sinh có cách nhìn đúng đắn. Tính đầy đủ ở đây là chọn lựa một số sự kiện điển hình nhất vừa sức tiếp thu của học sinh làm nổi bật được bản chất của nhân vật . Truyền thống quê hương gia đình dòng họ là quan trọng nhưng không phải là bất biến, càng không thể phủ nhận ý chí vươn lên của những người từ tầng lớp cần lao. Ví dụ: Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi mẹ. Ông là gia nô của Trần Hưng Đạo và ông đã trở thành vị tướng giỏi cận vệ trung thành của Trần Hưng Đạo Trái lại cũng không hiếm trường hợp cha ông là anh hùng tái thế nhưng con chỉ là lũ hư đốn như Lê Uy Mục. Lê Uy Mục vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê - dòng tộc Hậu Lê có nhiều vị vua sáng nhất của chế độ phong kiến Việt Nam nhưng Uy Mục lại là một vị Hoàng đế tàn bạo, hoang dâm, và "điềm loạn đã xuất hiện từ đấy". Như vậy trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử thì yếu tố chính xác,đầy đủ và khoa học đóng một vai trò rất quan trọng, bên cạnh nhân vật chính diện, giáo viên có thể trình bày cả nhân vật phản diện nhưng phải thật khéo léo để giáo dục nhân cách cho học sinh. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm tạo ra sự kích thích và gây hứng thú học tập cho học sinh. Vậy hứng thú học tập học sinh là gì? Theo Y.Kharla Noops (nhà tâm lý giáo dục) “Hứng thú đó là nhu cầu nhuốm màu xúc cảm, xúc cảm đi trước gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính hấp dẫn.” Một bài giảng lịch sử mà nghèo nàn, tẻ nhạt thì chắc chắn sẽ làm cho học sinh mệt mỏi, chán học. Chính vì vậy, việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú học tập của học sinh. Bởi vì trong khi lĩnh hội kiến thức khoa học hoàn thành nhiệm vụ nhận thức thì đồng thời học sinh cũng phát triển năng lực nhận thức kích thích phát triển tư duy của mình. Hơn nữa mỗi nhân vật lịch sử đều có cá tính, đặc điểm riêng nên không tạo sự nhàm chán cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên, (trang 68 Lịch sử 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) giáo viên có thể gợi ý cho học sinh về nhân vật Trần Quốc Tuấn: Hơn bảy trăm năm trước, cả Á- Âu đang trong cơn kinh hoàng khiếp đảm về cái họa Tác – ta (giặc Mông- Nguyên) khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn sát hết nước này đến nước khác. Giặc Tác –ta ( Mông- Nguyên) rất hùng mạnh, vó ngựa của quân Mông -Nguyên đi đến đâu thì nhà tan, cửa nát tới đó, khắp Á- Âu chưa có một danh tướng nào ngăn cản được.Giáo hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi “tủy khô, thân gầy, sức kiệt”.Vậy mà ở miền Đông Nam Châu Á lũ giặc Tác- ta phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ thuật quân sự tuyệt vời của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy thiên tài của Quốc Công Tiết Chế, Hưng Đạo Đại Vương, Trần Quốc Tuấn. Vua tôi nhà Trần đồng lòng đã đánh bại 3 lần quân xâm lược hung hãn,đánh cho chúng thất điên bát đảo, Trấn Nam Vương thoát Hoan chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết, trong đó linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 và 3 là Tiết chế Hưng Đạo Vương -Trần Quốc Tuấn –không chỉ sống mãi trong lòng mọi người dân đất Việt mà còn vang danh khắp năm châu bốn biển, sau này được thế giới công nhận là một trong mười vị tướng tài nhất thế giới. Ví dụ: Khi dạy bài 16 “Khởi nghĩa Lam Sơn” (trang 78 Lịch sử 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nói đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì chúng ta phải gợi mở cho học sinh lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa đó là Lê Lợi và nêu những công lao to lớn của ông đối với cuộc khởi nghĩa và với lịch sử dân tộc. Thông qua cách giới thiệu gợi mở và hấp dẫn về các nhân vật lịch sử sẽ kích thích học sinh chuẩn bị bài ở nhà và đó là cơ sở để tiết học tiếp theo sinh động, hấp dẫn. Từ kết quả thực trạng điều tra cho thấy, ta có thể khắc phục nâng cao độ hiểu biết bài, sự sinh động trong tiết học Lịch sử . Làm cho học sinh thấy được sự sinh động, trổi dậy giữa các sự kiện, nhân vật, hình ảnh lịch sử một cách sôi động, hưng phấn của một tiết dạy trước tạo tâm lí phấn khởi chờ đợi một tiết học tiếp theo đối với môn lịch sử. Thông qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về cả một thời kỳ lịch sử. Thông qua những biểu tượng lịch sử chân thật và sinh động giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử và mối quan hệ của cá nhân với quần chúng nhân dân. Không chỉ có một nhân vật lịch sử mà có thể có nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu cho thời đại. Những hoạt động của họ tạo nên bức tranh toàn diện của lịch sử. Ở đây chúng ta không phải đề cao cá nhân lịch sử mà quên đi vai trò của quần chúng nhân dân, chính nhân dân là người làm nên lịch sử. Đồng thời thông qua đó cũng giúp các em hiểu rằng : Nếu cá nhân lịch sử nào có những hoạt động hợp với quy luật phát triển của thời đại nó sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội và có thể trở thành anh hùng, vĩ nhân. Ngược lại nếu cá nhân đó đi ngược lại với quy luật của lịch sử thì có thể bước đầu có một số kết quả nhất định nhưng cuối cùng cũng bị lịch sử đào thải và họ có thể trở thành tội đồ. Tuy nhiên lịch sử cũng không phủ nhận đã có nhiều nhân vật có đóng góp to lớn tạo nên bước ngoặt trọng đại của mỗi quốc gia, dân tộc, thậm chí có tầm ảnh hưởng tới cục diện thế giới. Ví dụ : Trong bài 16 “Khởi nghĩa Lam Sơn” (trang 78 Lịch sử 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống), để giành thắng lợi trọn vẹn có biết bao người lính vô danh đã ngã xuống trong cuộc đọ sức với quân thù hung bạo. Nhưng trên ai hết Lê lợi, Nguyễn Trãi là biểu trưng cho lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta . Khi dạy phần 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, nói về tiểu sử Lê Lợi giáo viên có thể kể : Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu ( 1385) người ở hương Lam Sơn , huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa. “Vua sinh ra, thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông bậc thức giả biết ngay ông là người phi thường”. Cách dùng từ ngữ nhấn mạnh như vậy sẽ khắc sâu trong tâm trí học sinh hình ảnh của Lê Lợi là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, giúp các em nhớ kĩ, nhớ lâu mà không cần phải đọc sách học thuộc lòng. Từ đó, góp phần bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách, đem lại cho mỗi người niềm tin chính đáng về truyền thống vẻ vang, về những trang sử hào hùng của cha ông. Như vậy thông qua việc hiểu biết về nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về một thời đại lịch sử. Khắc họa nhân vật lịch sử làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc. Thông qua khắc họa nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu đất nước ta có nhiều nhân tài, làm tăng niềm tự hào dân tộc. Yêu cầu của việc trình bày này là : Học sinh phải biết nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Khi báo cáo tranh luận với bạn học sinh phải biết diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, chủ yếu nêu được ý, có thái độ khiêm tốn, tiếp thu. Học sinh trình bày những hiểu biết của mình thu được trong cuộc sống như nghe đài, xem tivi, nghe người khác kể ... Nắm vững kiến thức tiếp thu từ cuộc sống dưới dạng thông báo, thông tin rồi kể tóm tắt có tác dụng bổ trợ cho bài học. Liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống, hoặc nêu những vấn đề chưa hiểu khi tiếp nhận kiến thức lịch sử. Ví dụ : Lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc của Trần Quốc Toản được thể hiện như thế nào khi không được tham dự hội nghị ở Bình Than bàn kế đánh giặc vì tuổi còn nhỏ? Như vậy có thể nói khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để học sinh hình thành khái niệm, hiểu sâu sắc lịch sử, nắm rõ kiến thức, ghi nhớ sự kiện lâu đồng thời có tác dụng giáo dục rất lớn về tư tưởng, tình cảm,đạo đức cho học sinh. Những biểu tượng sinh động về sự kiện, nhân vật. 2.3.7. Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử thông qua việc hướng dẫn học sinh học tập thực địa tại di tích lịch sử. Dựa vào những nguyên tắc sư phạm trong sử dụng di tích lịch sử, tôi tiến hành dạy học thực nghiệm bài học tại thực địa di tích lịch sử Lam Kinh, Thanh Hóa. Giáo viên giới thiệu :Lam Sơn – Lam Kinh là vùng đất thiêng “địa linh nhân kiệt”, quê hương của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh trong 10 năm đầy gian khổ (1418 – 1427), cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các Vua và Hoàng hậu thời Lê Sơ. Cuộc khởi nghĩa do người anh hùng dân tộc Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo nổ ra vào mùa xuân năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn. Trải qua nhiều gian nan thử thách, nhưng với sự đồng lòng trên dưới và tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đất nước sạch bóng quân thù. Ngày 15/4/1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ở Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội), lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam vương triều Hậu Lê kéo dài 360 năm. Giáo viên hỏi : Hình dáng sông Chu có tác dụng như thế nào đối với việc bảo vệ căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn? Học sinh vừa nghe, quan sát, các em có thể tưởng tượng, hình dung trong đầu sau đó phán đoán, suy luận và tìm phương án trả lời nhanh. Như vậy sẽ làm cho tiết học thêm sôi nổi khi các em có thể cùng nhau tranh luận tìm câu trả lời, điều này vừa gây hứng thú cho các em vừa giúp các em ghi nhớ kiến thức. Sau khi tổ chức cho học sinh học tập tại thực địa tôi rút ra kết luận sau: Học sinh chăm chú, say sưa hứng thú học hơn vì nội dung học tập phong phú, hấp dẫn, hình thức sinh động. Các em không phải tiếp thu những kiến thức, sự kiện “ khô khan nặng nề” của một bài dạy kiểu “thông báo”, trái lại tại giờ học thực địa học sinh tìm hiểu các sự kiện lịch sử qua quan sát các hiện vật, địa hình, tranh ảnh về di tích. Ví dụ, cuộc chiến đấu ác liệt và anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm tháng ở miền Tây Thanh Hóa được học sinh hình dung lại bằng các biểu tượng cụ thể về các sự kiện ở Núi Mục, sông Chu, rừng Chí LinhNhững biểu tượng đó hình thành nhanh chóng khi các em “trực quan sinh động” những hiện vật và được khắc sâu vào trí nhớ các sự kiện, nhân vật đạt hiệu quả cao. Tác dụng giáo dục tư tưởng, lòng yêu nước, truyền thống dân tộc qua bài học tại thực địa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt hiểu rõ ý nghĩa của khu di tích, học sinh được bồi dưỡng ý thức tôn trọng, gìn giữ những di sản lịch sử, văn hóa của ông cha để lại. Học tại thực địa học sinh phải huy động các thao tác tư duy nhiều hơn, liên tục hơn so với học tập trên lớp . Phương pháp dạy học của giáo viên tại thực địa cũng được cải tiến, đổi mới so với bài học trên lớp. Trên lớp giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp giảng giải, ghi bảng, phát vấn...Ở lớp thực nghiệm giáo viên chủ yếu giới thiệu, hướng dẫn học sinh quan sát địa hình, quan hệ học sinh và giáo viên thoải mái, cởi mở, không khí buổi học sôi động hơn. Tóm lại, bài học tại di tích lịch sử đạt được hiệu quả giáo dục to lớn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Nó còn thay đổi quan niệm dạy học cũ, bài học chỉ được tiến hành ở trên lớp. Nó làm cho hình thức, phương pháp dạy học lịch sử sinh động và linh hoạt hơn. . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Với học sinh khối lớp 7 sau khi nắm được thực trạng của học sinh, bản thân đã áp dụng đề tài vào công tác giảng dạy hai lớp 7A1,7A2, 7A3, 7A4, 7A5. Những biện pháp mà tôi vận dụng trong bài dạy của mình đã giúp các em hiểu bài, nắm được bài, nhớ được sự kiện và nhân vật lịch sử.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_huy_niem_tu_hao_hoc_sin.docx