Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả tại trường THCS Đông Cương
Môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình học của học sinh THCS được Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô và các em học sinh quan tâm, có nhiều em học sinh rất coi trọng môn Lịch sử và xem đây là một trong những môn học mà các em ưu thích nhất. Bởi vì các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn này là thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nói cách khác nhờ học môn Lịch sử sẽ hoàn thiện cho các em nhân cách sống, có mục đích sống cao đẹp, sống vị tha nhân ái, sống vì mọi người có trách nhiệm với bản thân, với quê hương đất nước mà nơi các em sinh ra. Đây chính là mục đích của Bộ giáo dục thông qua môn Lịch sử để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức và tài.
Tuy nhiên những trong năm gần đây nhiều em học sinh không quan tâm nhiều đến môn học này. Các em chỉ coi đó là môn phụ, không quan tâm đến việc học của mình và thường giành hết thời gian của mình cho các môn học tự nhiên, thậm chí cha mẹ các em cũng hướng con mình không học môn Lịch sử. Một phần quan trọng nữa là tiết học rất khô khan, nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian thường rất dài và khó nhớ, quá nặng về lý thuyết không gây được hứng thú cho học sinh, tình trạng này xảy ra ở nhiều năm ở nhiều lớp và ở nhiều đối tượng học sinh kể cả học sinh khá, giỏi. Các em học trước rồi lại quên khi hỏi lại không nhớ điều gì, kể cả những kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm mà học sinh cần phải nắm được khi học môn Lịch sử.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả tại trường THCS Đông Cương

ần lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh và video, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sau: - Kỹ năng quan sát, nhận xét. - Kỹ năng mô tả. - Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá. Ngay từ đầu năm học tôi xác định từng bài nên cần phải chuẩn bị những tranh, ảnh gì để dạy và đưa ra một số câu hỏi để gây tính tò mò ham tìm hiểu, gây hứng thú học tập, tìm tòi sáng tạo chủ động chiếm lĩnh kiến thức đạt kết quả cao trong học tập. Để thực hiện một tiết dạy học Lịch sử có sử dụng tranh ảnh sưu tầm và video, trong việc dạy và học có hiệu quả như sau: Đầu tiên tôi cho học sinh quan sát tranh ảnh và xem một đoạn video để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh, video cần khai thác. Tiếp theo, tôi đặt câu hỏi cụ thể và tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung từ tranh ảnh, video. Sau đó, học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh, video sau khi được xem và quan sát. Cuối cùng, tôi nhận xét, bổ sung nội dung trả lời của học sinh, để các em hiểu bức tranh một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung bài học. 2.3.2. Vận dụng vào bài dạy cụ thể: Trên thực tế tôi đã thực hiện “Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả tại trường THCS Đông Cương”, vào dạy tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác, mục 1: Phong trào đập phá máy móc và bãi công. Trước hết tôi sẽ cho học sinh quan sát H24 SGK, kết hợp với một số tranh ảnh mà tôi đã sưu tầm. Cậu bé làm việc trong hầm mỏ ở Đức Những nữ công nhân “nhí” làm việc ở nhà máy dệt tại Newberry (Mĩ) Cậu bé làm việc trong một khu dầu mỏ ở Mĩ Sau đó, tôi đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về đối tượng lao động trong các nhà máy, hầm mỏ ? Điều kiện làm việc như thế nào ? Học sinh sẽ trả lời được: đối tượng lao động phần lớn là trẻ em, lao động cực nhọc trong điều kiện tồi tàn, không bảo hộ Tôi đặt câu hỏi tiếp: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em ? Học sinh sẽ tìm ra được câu trả lời: Vì trả lương cho trẻ em thấp Sau đó tôi dẫn dắt giúp các em tìm ra nguyên nhân dẫn đến phong trào đập phá máy móc và bãi công vào nửa đầu thế kỉ XIX, Sau cùng, tôi nhận xét và đưa ra kết luận: Trong những nguyên nhân đó thì nguyên nhân trẻ em bị bóc lột sức lao động nặng nề là quan trọng nhất, bởi vì có những công nhân “nhí” 12, 13 tuổi thậm chí có những em mới 11 tuổi đã phải làm việc trong các xưởng dệt, hầm mỏ từ 12 giờ 30 phút đến 16 giờ mỗi ngày, trong khi đó lương thấp và điều kiện làm việc tồi tàn thiếu an toàn. Qua những hình ảnh đó, học sinh sẽ cảm nhận được sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân, đặc biệt là đối với trẻ em. Với việc sử dụng tranh ảnh sưu tầm, tôi nhận thấy rằng tiết học trở nên sôi nổi hơn, gây hứng thú học tập cho học sinh hơn. Học sinh nhận thức kiến thức sâu sắc hơn. Để kiểm chứng lại một lần nữa biện pháp sử dụng tranh ảnh của mình. Tôi đã áp dụng vào tiết 32- Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945), mục III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Đầu tiên, tôi sẽ tôi trình chiếu một số hình ảnh mà tôi sưu tầm và một đoạn video về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma (Nhật Bản). Thi thể của những phụ nữ và trẻ em Đức tại Metgethen năm 1945. Chính quyền Đức quốc xã tuyên bố họ bị binh sĩ Liên Xô sát hại Phát xít Đức giết hàng triệu dân lành một cách man rợ Thành phố Nagaxaki sau khi bị ném bom Tôi cho học sinh quan sát tranh ảnh H77, H78, H79 trong SGK kết hợp với tranh ảnh và video sưu tầm trong vòng 3 phút, để học sinh có thể hình dung về những thảm họa khốc liệt của chiến tranh nói chung và chiến tranh thế giới thứ hai nói riêng. Sau đó, tôi đặt câu hỏi cho học sinh: Em có suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại ? Thì ngay lập tức nhiều em đã giơ tay trả lời câu hỏi, khi học sinh trả xong thì tôi nhận xét, kết luận và hỏi tiếp: Em có suy nghĩ về chiến tranh ? Chiến tranh đã ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào? Học sinh dễ dàng trả lời được câu hỏi, bởi vì tranh ảnh và một đoạn video đã tập chung được sự chú ý của học sinh, lôi cuốn các em tham gia tích cực vào bài học, làm cho lớp học thêm sôi nổi, giúp học sinh dễ dàng hiểu được vấn đề một cách chính xác, định hướng tốt nội dung bài học. Sau đó tôi nhận xét và kết luận: - Chiến tranh là tội ác, là hủy diệt sự sống. - Chiến tranh tàn phá các nước, nơi chiến tranh diễn ra thì các chất độc hại thải ra môi trường và làm cho không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại, dư âm đến hàng chục năm sau. Như vậy, từ việc quan sát tranh ảnh cùng đoạn vidio học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học, từ đó các em có ý thức lên án chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình, đồng thời giáo dục cho các em phải biết sống như thế nào cho xứng đáng với ông cha và các vị anh hùng đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, các em có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân, cũng như ý thức được về vai trò và vị trí của bộ môn Lịch sử . Nhằm khẳng định lại một lần nữa “Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả tại trường THCS Đông Cương”, tôi áp dụng tiếp vào dạy tiết 41, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX , mục 3: Khởi nghĩa Hương Khê. Đầu tiên, tôi sẽ trình chiếu H94 SGK và cho các em quan sát, sau đó tôi sẽ hỏi: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai ? Học sinh sẽ nhìn lên bảng và kết hợp với thông tin trong SGK, học sinh trả lời: Phan Đình Phùng, sau đó tôi sẽ cung cấp thêm cho các em một số thông tin về ông. Đặc biệt, tiếp theo tôi sẽ trình chiếu hình ảnh Cao Thắng cầm súng trường trên tay. Cao Thắng (1864-1893) Và tôi hỏi học sinh: Các em có biết ông là ai không ? Tôi gợi ý cho học sinh, ông là cách tay phải đắc lực của Phan Đình Phùng - Người đã chế tạo ra súng trường. Sau đó tôi thấy rất nhiều em giơ tay và trả lời đúng, tôi nhận xét và cung cấp thêm cho học sinh một số thông tin về Cao Thắng (Cao Thắng (1864-1893), quê ở Hương Sơn - Hà Tĩnh. Ông không những là một nhà chỉ huy quân sự đầy mưu lược, nhà chỉ đạo tổ chức thực tiễn tài giỏi mà còn là một người sáng tạo. Tuy nhiên, vị tướng tài trẻ tuổi đã hi sinh lúc 29 tuổi, đó là một tổn thất vô cùng to lớn của nghĩa quân Hương Khê và phong trào chống Pháp ở Trung Kỳ, Phan Đình Phùng mất đi cánh tay phải đắc lực của mình. Thân thế và sự nghiệp của ông mãi mãi sáng ngời trong lịch sử dân tộc). Sau đó thông qua Hình 95 trong SGK, Lược đồ căn cứ Hương Khê, tôi sẽ giới thiệu về địa bàn của cuộc khởi nghĩa bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Tiếp theo, tôi sẽ hỏi học sinh: Cuộc khởi nghĩa chia làm mấy giai đoạn ? Học sinh trả lời là hai giai đoạn. Tiếp theo tôi sẽ trình chiếu một số hình ảnh mà tôi sưu tầm được liên quan diễn biến giai đoạn một của cuộc khởi nghĩa để thu hút các em quan sát, tìm hiểu. Phan Đình Phùng chỉ huy quân lính xây dựng công sự Nghĩa quân rèn đúc vũ khí Súng trường Tôi sẽ hỏi: Ở giai đoạn một, nghĩa quân đã làm gì ? Sau khi học sinh quan sát tranh ảnh kết hợp với thông tin trong SGK, các em dễ dàng trả lời và tôi nhận xét bổ sung: Nghĩa quân lo huấn luyện tổ chức, tích trữ lương thực, rèn đúc vũ khí. Tôi làm tương tự như vậy với giai đoạn hai và thu được kết quả rất khả quan. Sau khi học xong phần diễn biến, tôi sẽ cung cấp thêm cho các em một số thông tin về cuộc khởi nghĩa: - Cuộc khởi nghĩa đã phát huy được tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân miền xuôi lẫn miền ngược, cả về sức lực lẫn của cải vật chất. - Về quân sự, nghĩa quân được tổ chức theo lối chính quy, có kỷ luật nghiêm minh, biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động sáng tạo khi giáp trận với đối phương, điều này khiến Pháp cũng phải hết sức khâm phục. Với việc áp dụng “Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả tại trường THCS Đông Cương”, tôi nhận thấy rằng tiết học Lịch sử luôn luôn tạo được sự hứng thú, lôi cuốn học sinh tham gia, đạt hiểu quả cao trong giờ học. Cuối bài học để kiểm tra các em có hiểu bài và nắm vững nội dung bài học hay không. Tôi đã đưa ra câu hỏi như sau: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? Và tôi đã thu được kết quả rất tốt. Với biện pháp sử dụng tranh ảnh kết hợp với xem đoạn video cộng với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã dần nắm vững kiến thức và làm chủ kiến thức, hoàn thành tốt các bài tập, hiểu được nội dung bài học. Các em đã biết cách học như thế nào để có hiệu quả, từ đó hình thành một thói quen học tập chủ động, sáng tạo của người học. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Tôi đã áp dụng biện pháp mới vào ba tiết dạy trên và thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 8A 42 9 21,4 20 47,6 11 20,2 2 4,8 0 0 So sánh kết quả dạy một tiết Lịch sử thông thường mà tôi đã khảo sát với kết quả khi áp dụng “Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả tại trường THCS Đông Cương”, thì tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt ở từng em. Đã có học sinh đạt loại giỏi, số lượng học sinh khá tăng lên, số lượng học sinh yếu giảm và không có học sinh kém. Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào tiết dạy môn Lịch sử tôi đã thu được những kết quả sau: - Luôn mang lại cho học sinh tính tích cực, chủ động, tự tin. - Các em luôn hoàn thành tốt phần bài tập của mình. - Điều rất quan trọng là học sinh đã hiểu được nội dung bài học, hình thành kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tích cực và hứng thú trong tiết học môn Lịch sử. Như vậy, vẫn là hình thức áp dụng phương pháp mới trong dạy và học kết hợp thêm một vài thay đổi nhỏ cho từng tiết học mà tiết dạy môn Lịch sử của tôi đã đạt hiệu quả rõ rệt. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực, chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo lắng khi bước vào giờ học. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Biện pháp mới luôn mang lại cho học sinh tính tích cực, chủ động. Nếu giáo viên biết vận dụng khéo léo sẽ mang lại sự hứng thú cho học sinh, thu hút các em và nâng cao hiệu quả giờ dạy. Đối với tiết học môn Lịch sử giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt hơn trong mỗi bài học, giáo viên nên thay đổi các phương pháp dạy học tránh sự nhàm chán cho học sinh, giúp các em có tiết học hiệu quả. Để có một giờ học hiệu quả giáo viên phải tìm tòi, kết hợp và vận dụng các phương pháp khác nhau để giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, chứ không nhất thiết tiết học nào chúng ta cũng áp dụng cứng nhắc, dập khuôn cho học sinh: Giáo viên hỏi, học sinh trả lời rồi chốt đáp án mà chúng ta cũng có thể cho học sinh xem tranh ảnh, đoạn video gây sự tò mò, muốn tìm hiểu rồi sau đó giáo viên hỏi học sinh thì các em sẽ tiếp thu bài học tốt hơn. Bên cạnh đó giáo viên phải tạo cho học sinh tâm lý thoải mái trước và trong giờ học. Việc học Lịch sử cần sự chỉ bảo của thầy và sự nỗ lực của học sinh. Giáo viên phải áp dụng phương pháp mới một cách linh hoạt để tạo khả năng hứng thú cho người học. Cần đổi mới tìm tòi các biện pháp phù hợp, thú vị, hấp dẫn thu hút các em hứng thú hăng say học tập, nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt kiến thức, hình thành thói quen làm việc độc lập, tự chủ đáp ứng với nhu cầu đổi mới của Bộ giáo dục. Để thành công trong việc giảng dạy thì mỗi giáo viên phải chuẩn bị các khâu lên lớp thật tốt, từ khâu soạn, giảng đến chuẩn bị các đồ dùng dạy học. Ngoài ra giáo viên cũng phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em muốn gì, làm gì và cần gì để đưa ra phương pháp dạy phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh giúp cho không khí học tập trở nên sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh có cơ hội được khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi các em bước vào giờ học, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức phát triển kĩ năng. Dạy học môn Lịch sử ở lớp 8 đôi khi giáo viên, học sinh gặp rất nhiều khó khăn và kết quả đạt được không cao. Với sáng kiến: “Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả tại trường THCS Đông Cương” tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ của mình giúp giáo viên và học sinh khắc phục khó khăn để có một giờ học Lịch sử đạt kết quả cao. 3.2. Kiến nghị: 3.2.1. Về phía lãnh đạo cấp trên: - Cần tạo điều kiện cho giáo viên thao giảng theo cụm, giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi, rút kinh nghiệm qua các bài dạy khó. - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề giúp giáo viên dạy môn Lịch sử có hiệu quả. 3.2.2. Về phía cơ sở: - Môn Lịch sử yêu cầu phải có đồ dùng trực quan: tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ để giảng dạy. Rất mong Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt hơn nữa về cơ sở vật chất để việc dạy học môn Lịch sử ngày một hiệu quả, đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện tại. 3.2.3. Đối với giáo viên: - Nêu cao ý thức tự học, tự rèn luyện. Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, đặc biệt là tranh ảnh, video phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học và phải chú trọng cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ ứng với từng tiết học cụ thể. - Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn do trường và cấp trên tổ chức, tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao tay nghề cũng như khả năng sử dụng các đồ dung trực quan trong dạy học Lịch sử nói riêng và các môn học nói riêng. Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học này. Do tài liệu tham khảo còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên nội dung bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của đồng nghiệp, của các cấp chuyên môn để nội dung bài viết hoàn chỉnh hơn, áp dụng có hiệu quả hơn vào thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở. Xin trân trọng cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 13 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Bùi Thị Thanh Vinh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Hoành (1995), Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2. Ilina T.A (1978), Giáo dục học, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 3. Khalarmop I.F (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 4. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Sĩ Quế, Trịnh Đình Tùng, Lê Đình Cương, Đào Hữu Hậu (1999), Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa Lịch sử treo tường, tập 1 (tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 5. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (1999), Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở Trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 6. Trịnh Tiến Thuận, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Nam Phóng, Lê Hiến Chương, Phan Ngọc Huyền (2007), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử, Nhà xuất bản Hà Nội.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_su_dung_tranh_anh_video_tron.doc