Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh áp dụng chương III – Lịch sử 7
Trong quá trình làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử trong nhà trường, bản thân luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông, bởi vì chất lượng bộ môn Lịch sử thấp, học sinh quay lưng với bộ môn này, nếu có học chỉ mang tính đối phó cho các bài kiểm tra thi cử mà thôi. Vì thế tôi luôn cải tiến phương pháp dạy học và đã có kết quả tốt, học sinh có sự hứng thú học tập bộ môn.
Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh bộ môn Lịch sử đã được đề cập trong các đợt tập huấn hè của sở giáo dục và chuyên đề của phòng giáo dục, nhà trường. Giáo viên và học sinh đều được tiếp cận với nội dung đổi mới và cả phương pháp dạy học đổỉ mới tích cực, học sinh chủ động hơn trong việc học tập. Giáo viên sử dụng thường xuyên hình thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, làm cho người học có thái độ yêu thích học tập bộ môn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh áp dụng chương III – Lịch sử 7

ác em thích thú học tập bộ hơn rất nhiều bài giảng sẽ hấp dẫn, sinh động. Do đó, học sinh sẽ thấy cuốn hút, nhớ kiến thức bài học trên cơ sở các hình ảnh tư liệu rồi tự tìm tòi nghiên cứu và có tình yêu thật sự với môn lịchsử, tránh đựơc cách học vẹt sáo mòn mà không hiệu quả. Giáo viên dạy ở trên lớp mang tính chất giới thiệu, giúp các em sưu tầm tư liệu, phân chia công việc cụ thể khi các em đi tìm hiểu tại di sản. Công việc của học sinh không chỉ đi tham quan mà đến tìm hiểu một di tích hay một danh lam thắng cảnh có liên quan tới nhân vật lịch sử. Các em đã thuyết minh rất hay và hấp dẫn ở di tích như Kiếp Bạc, thuyết minh về Hưng Đạo Vương -Trần Quốc Tuấn. Địa bàn tỉnh là cả một vườn cổ tích về di tích và danh lam thắng cảnh, với nhiều lễ hội mà nhiều nơi trong cả nước về chiêm bái. Học sinh học tại di sản giúp các em hiểu sâu hơn Lịch sử quê hương mình, là những hướng dẫn viên nhỏ tuổi có thể giới thiệu với du khách về Lịch sử văn hóa quê hương những nét cơ bản nhất. Đây chính là sự hướng tới của môn Lịch sử đó là được đi, được hiểu biết nhiều hơn, chứ không phải chỉ học qua sách vở trong bốn bức tường của khuôn viên nhà trường. Trên đây là những hình thức dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh tôi đã áp dụng để giảng dạy chương III. Nước Đại Việt thời Trần thể kỉ XIII- XIV, được đúc kết trong quá trình giảng dạy thực tế ở trường THCS trong học kì vừa qua, bước đầu thấy có hiệu quả rõ rệt, học sinh hững thú học tập bộ môn, không phải học thuộc nhiều như trước, giờ đây các em được bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá, lựa chọn phương án mà mình yêu thích. Có thể nói đây là phương pháp dạy học hiệu quả, triển vọng, chắc chắn rằng đem lại kết quả tốt đẹp cho bộ môn Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung. 5. TỔNG HƠP KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy nhiều năm và bản thân tôi đã áp dụng, tôi nhận thấy: Việc sử dụng biện pháp tổ chức dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh trong môn Lịch sử ở trường THCS thì: - Học sinh hứng thú với giờ học, các em được bày tỏ quan điểm chính kiến của mình trước lớp, trước thầy cô giáo, hiểu rõ hơn lịch sử quê hương mình.Từ đó các em biết trân trọng, gìn giữ, những giá trị truyền thống văn hóa của cha ông để lại. - Tăng cường hợp tác giữa thầy - trò, giữa trò - trò, cho học sinh tự do phát biểu ý kiến của mình, khuyến khích những học sinh có những nhận xét xác đáng hoặc liên hệ tốt với tình hình hiện nay. - Đa số học sinh nắm được nội dung và hiểu bài, biết quan sát tranh ảnh, hình vẽ để rút ra kiến thức cần nắm, biết phân tích bản đồ. - Học sinh được làm việc nhiều, chủ động, tích cực, chăm chú vào giờ học, phát huy được năng lực học tập của minh, say mê với giờ học. 5.1. Sự hứng thú khi học tập bộ môn. Tổng hợp lại kết quả khảo sát ở 3 giáo án tôi đã thực hiện giảng dạy như sau qua phiếu thu thập ý kiến: PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN NHẬN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI VIỆC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP NHẰM PHÁT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Thông tin người được phỏng vấn: 1. Họ và tên học sinh được phỏng vấn: 2.Lớp: 3. Giới tính: 4. Dân tộc: . I. NHẬN THỨC 1. Theo em sự hứng thú học tập các môn (nói chung) và môn Lịch sử ( nói riêng) có cần thiết không? a. Có b. Không 2.Nếu có thì niềm yêu thích, hứng thú trong môn Lịch sử sẽ giúp em những gì trong quá trình học? (Xếp thứ tự từ giúp ích nhiều nhất đến giảm dần) a. Có sự say mê trong tìm tòi kiến thức Lịch sử b. Học Lịch sử một cách tự giác c. Thường xuyên sưu tầm tư liệu Lịch sử d. Kiến thức xã hội ngày càng phong phú e. Có kết quả học tập tốt f. Hoàn thiện hệ thống kiến thức chương trình THCS 3. Theo em yếu tố quan trọng tạo nên sự hứng thú hay không hứng thú cho học sinh phụ thuộc vào? a. Người học b. Người dạy 4.Theo em việc giáo viên sử dụng phương tiện dạy học (bản đồ, phim khoa học, nói vài câu chuyện hài hước, sử dụng phương pháp dạy tích hợp Ngữ Văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân) có tạo được hứng thú học tập cho học sinh không? a. Có b. Không II. THÁI ĐỘ 1. Em yêu thích hình thức dạy học nào trong khi học bộ môn Lịch sử? a. Sử dụng hình thức dạy theo chủ đề tích hợp b. Sử dụng hình thức SGK và đồ dùng trực quan (hình ảnh, bản đồ,) c. Tổ chức ngoại khóa d. Đi thăm quan, dã ngoại 2. Em có yêu thích việc giáo viên giảng dạy theo cách tích hợp các môn học trong học tập Lịch sử a. Có b. Không 3. Nếu có thì lí do mà em yêu thích là gì? a. Sự liên kết các môn học trong học tập, kích thích sự tìm hiểu, phát triển tư duy của học sinh. b. Không khí lớp nhẹ nhàng, giảm căng thẳng c. Hiểu bài nhanh d. Nhớ bài lâu 4. Nếu không thì lí do tại sao? III. HÀNH VI 1. Trong giờ học nếu giáo viên không sử dụng bất cứ một phương tiện dạy học nào em sẽ cảm thấy? (Xếp theo thứ tự ưu tiên: em cho là quan trọng nhất (1) đến giảm dần ( 2,3,4)) a. Giờ học nặng nề b. Thời gian trôi qua lâu c. Ngồi học không tập trung d. Hiểu bài mông lung e. Buồn ngủ f. Lười ghi bài g. Lớp học trầm 2. Trong giờ học nếu giáo viên sử dụng việc tích hợp các môn học phù hợp với bài học mà em thấy thích, em sẽ: (chọn thứ tự ưu tiên) a. Chú ý nghe giảng b. Thường xuyên phát biểu bài c. Không buồn ngủ và ngủ trong lớp d. Tìm đọc thêm tài liệu ngoài SGK e. Học bài cũ đồng thời đọc bài mới IV. HIỆU QUẢ 1. Theo em việc giáo viên sử dụng tích hợp kiến thức liên môn trong học tập Lịch sử có mang lại hiệu quả không? a. Có b. Không 2. Nếu có thì theo em đó là hiệu quả gì? (Có thể chọn nhiều câu trả lời) a. Dễ hiểu bài b. Nhớ bài nhanh c. Giải thích được trong thực tế d. Nhớ và hiểu thêm được các môn học khác. 3. Nếu Giáo viên sử dụng cách dạy tích hợp phù hợp với nội dung bài học em sẽ thấy hiểu bài ở mức nào? a. Hiểu được kiến thức trong bài b. Không những hiểu bài mà còn giải thích được hiện tượng địa lí trong thực tế c. Chỉ hiểu loáng thoáng d. Không hiểu gì V. ĐỀ NGHỊ ( Nội dung và phương pháp ) 4. Để sử dụng phương tiện này hiệu quả hơn, theo em giáo viên cần:......................................................... ********* KẾT QUẢ Bài khảo sát Dạy học trên lớp khi chưa có sự đổi mới phương pháp (Giáo án 1) Dạy học trên lớp khi có sự đổi mới phương pháp (Giáo án 2) Dạy học lịch sử tại thực địa (Giáo án 3) Yêu cầu: Hãy đánh dấu (X) vào ô trống. Em có thích học bộ môn chỉ có kiến thức Lịch sử không? Có Không Yêu cầu: Hãy đánh dấu (X) vào ô trống. Em có thích học bộ môn có tích hợp kiến thức liên môn không? Có Không Yêu cầu: Hãy đánh dấu (X) vào ô trống. Em có thích học Lịch sử tại thực địa hay không? Có Không Kết quả: - Thích: 8 HS - Không thích: 22 HS Kết quả: - Thích: 25 HS - Không thích: 5 HS Kết quả: - Thích: 30 HS - Không thích: 0 HS 5.2 Kết quả giờ học. + Khi chưa áp dụng hình thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh, kết quả học tập như sau: Lớp Sĩ số Số HS hiểu bài Số HS chưa hiểu Số HS không hiểu 7A 40 35 5 0 7D 28 17 8 3 + Khi áp dụng hình thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh trong học kì I vừa qua, đã nâng cao được hiệu quả học tập như sau: Lớp Sĩ số Số HS hiểu bài Số HS chưa hiểu Số HS không hiểu 7B 40 40 0 0 7C 28 25 3 0 Kết quả đối chứng bước đầu cho thấy việc sáng kiến về “Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh áp dụng chương III – Lịch sử 7” trong giờ dạy học Lịch sử nói chung và một bài dạy cụ thể nói riêng đã tạo cho các em không khí hứng thú học tập lịch sử, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em nhớ và nắm bài chắc hơn, qua đó cho thấy giờ học Lịch sử không đơn điệu mà nó mang màu sắc của nhiều hoạt động dạy học khác nhau. Mặt khác các kỹ năng của bộ môn cũng được rèn luyện thường xuyên. So sánh kết quả giữa hai lớp trước và sau khi áp dụng kinh nghiệm ta thấy rõ sự chênh lệch trong việc nhận thức của học sinh, nói lên sự cần thiết và tính thiết thực trong việc áp dụng “Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh áp dụng chương III – Lịch sử 7”, là vấn đề giáo viên phải luôn nhận thức rõ để thay đổi dần thái độ học tập của học sinh. 6. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG Qua quá trình giảng dạy, căn cứ vào khả năng học tập và kết quả đạt được trong việc thực hiện những biên pháp trên tôi thầy cần phải chú ý đến những vấn đề sau: - Phương pháp dạy học của giáo viên phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng, kiến thức truyền đạt phải phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo kiến thức chuẩn, chú ý nâng cao để phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi. - Các hoạt động dạy học phải được kết hợp nhịp nhàng, hệ thống câu hỏi không đánh đố học sinh. Không lạm dụng quá các phương tiện dạy học hiện đại Powerpoint để trình chiếu mà sự dụng thật sự hiệu quả. Không nên biến một giờ học sử thành một giờ tổ chức các trò chơi mà qua hoạt động dạy học các em phải có những cảm nhận về sự kiện lịch sử, vì như thế mới mang tính giáo dục cao. - Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc nghiệm đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Nắm vững kiến thức sử địa phương, sự kiện lịch sử nổi bật trong năm, ôn tập theo chủ đề để học sinh hứng thú học tập, nhớ nhanh, nhớ lâu. - Có chế độ ưu tiên khuyến khích trong qúa trình dạy học, tạo nên sự thi đua lành mạnh trong học sinh. - Sử dụng đa dạng phương pháp dạy, tạo nên sự thoải mái trong học tập của học sinh. - Giáo viên cập nhật thông tin, áp dụng công nghệ nhanh và phổ biến trong giảng dạy. - “Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh áp dụng chương III- lịch sử 7 ” mục đích nâng cao chất lượng học tập trước hết phải được áp dụng với chính người thầy. Vì một nhà sư phạm không chỉ là người thầy mà là một nghệ sĩ, còn dạy học là cả một nghệ thuật. - Đề tài có thể áp dụng trong giảng dạy chương III Lớp 7 Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII- XIV) nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Quá đó các em vừa được học, vừa được tìm hiểu khám phá, trải nghiệm cuộc sống. Người giáo viên phải sử dụng đa dạng các hình thức dạy học trong một tiết học, gây được sự hứng thú cho các em, giúp các em say mê học tập bộ môn. PHÂN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, nó đòi hỏi sự cố gắng của nhiều tổ chức, cá nhân. Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Lịch sử, từ đó tìm ra nguyên nhân và những giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông là hướng đi đã và đang thực hiện rất tích cực, hợp logic, phần nào đã mang lại những hiệu quả tích cực trong dạy và học bộ môn. Với sáng kiến “Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh áp dụng chương III lịch sử 7” của tôi nhằm góp phần nhỏ vào việc trả lời câu hỏi trên. Vì chỉ khi môn học được xã hội quan tâm, được các thầy cô tâm huyết, đầu tư có giải pháp hữu hiệu trong giảng dạy, lúc đó mới thu hút được người học. Khi đó học sinh của chúng ta ham muốn học và yêu thích tìm hiểu môn Lịch sử. Và chỉ khi tất cả chúng ta cùng quan tâm mới giải quyết được 4 vấn đề của giáo dục, đó là: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để tự khẳng định mình. 2. KHUYẾN NGHỊ - Đối với giáo viên phải không ngừng cập nhật kiến thức chuyên môn, nắm vững đặc trưng về phương pháp dạy học lịch sử, tích cực vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp trong những tiết dạy cụ thể. Tích cực dự giờ thăm lớp, trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, áp dụng những sáng kiến hay của đồng nghiệp vào trong tiết soạn giảng của mình. Giáo viên lên kế hoạch dự trù kinh phí lên ban giám hiệu nhà trường những tiết học cần học tập tại di sản ngay từ đầu năm học, từ đó giáo viên chủ động thực hiện. - Đề nghị các cấp quản lý giáo dục tăng cường đầu tư hơn nữa trang thiết bị dạy học như: phương tiện dạy học như lắp đặt hệ thống máy chiếu, máy tính, nối mạng In ter nét cho các phòng học trong nhà trường. - Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề theo mô hình liên trường, cấp Huyện, cấp Tỉnh. Để giáo viên có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau trong việc vận dụng các phương pháp dạy học. - Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được học tập ngoại khóa tại thực địa, được đi tham quan một số di tích trong Huyện,Tỉnh, hoặc một số địa danh nổi tiếng trong nước để có hiểu biết thức tế nhiều hơn. - Đầu tư con người kinh phí cho hoạt động học tập tại di sản. - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên khi đưa học sinh đi học tập tại di sản văn hóa. Trên đây là sáng kiến của tôi về: “Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh áp dụng chương III lịch sử 7 ", bản thân tôi đã áp dụng và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng như đánh giá còn có những vấn đề chưa đề cập tới, có những vấn đề còn hạn chế là không thể tránh khỏi. Tôi rất mong muốn và cám ơn những đóng góp chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp, để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả thiết thực trong giảng dạy. Xin trân trọng cảm ơn! PHỤ LỤC I. MỘT SỐ BỨC TRANH VẼ CỦA HỌC SINH VỀ ĐỀN THỜ THẦY GIÁO CHU VĂN AN. II. MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH GIỚI THIỆU VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP; GIỚI THIỆU VỀ ĐỀN THỜ THẦY GIÁO CHU VĂN AN I- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Lịch sử 7–NXB Giáo dục. 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử THCS 3. Tài liệu tập huấn dạy học kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS năm 2014. 4.Tài liệu Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong trường THCS – Sở Giáo dục Hải Dương. 5. Thiết kế bài giảng Lịch sử 7 –NXB HN 2006. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: THÔNG TIN VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Thông tin chung về sáng kiến 1 2. Tóm tắt nội dung sáng kiến 2 PHẦN II; MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 4 2. Cơ sở lý luận của vấn đề 4 3. Thực trạng của vấn đề dạy học Lịch sử THCS. 3.1 Hình thức dạy học thông thường được sử dụng lớp 7- chương III. Nước Đại Việt thời Trần (có giáo án minh họa) 6 3.2. Chất lượng bộ môn Lịch sử lớp 7 chương III . Nước Đại Việt thời Trần 10 4. Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy năng lực của học sing-áp dụng trong chương III-Lịch sử 7. 4.1. Mục tiêu của chương III. Nước Đại Việt thời Trần 10 4.2. Bản mô tả của chương III.Nước Đại Việt thời Trần ( thế kỉ XIII-XIV) 11 4.3. Tiến hành các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh áp dụng chương III Lịch sử 7 16 4.3.1 Biện pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực (có giáo án 2 minh họa) 16 4.3.2.Biện pháp dạy học sử dụng đồ dùng trực quan theo định hướng phát triển năng lực (Có giáo án minh họa 4.3.1 và 4.3.2) 19 4.3.3.Biện pháp học tập lịch sử tại di sản văn hóa nhằm phát triển năng lực cho học sinh (có giáo án 3 minh họa) 30 5. Tổng hợp kết quả đạt được 39 5.1 Sự hứng thú khi học tập bộ môn. 39 5.2 Kết quả giờ học 40 6. Điều kiện áp dụng 41 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 43 2. Khuyến nghị 43 PHỤ LỤC 45
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_day_ho.doc