Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người làm nghề dạy học.

Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo các trường và phòng giáo dục chú trọng, quan tâm. Song chất lượng mũi nhọn của ngành giáo dục huyện nhà đạt hiệu quả chưa cao.

Bản thân tôi là một giáo viên ra trường đã nhiều năm được đảm nhận giảng dạy môn lịch sử. Thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi gắn liền với chất lượng mũi nhọn của trường. Được Ban giám hiệu tạo điều kiện và tin tưởng phân công tôi giảng dạy một số lớp khối 9 thuộc bộ môn lịch sử. Một môn học ít tiết, được coi là phụ không mấy ai quan tâm, nhất là đối tượng học sinh sống sinh hoạt ở vùng nông thôn- lâm nghiệp không có mặt bằng chung về kiến thức, điều kiện học tập còn hạn chế.

doc 21 trang SKKN Lịch Sử 30/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS
ế kỉ XX? Theo em đất nước ta trong thời kì đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa chúng ta đã học tập và rút ra được những kinh nghiệp gì từ sự phát triển của Nhật Bản để phát triển kinh tế đất nước?
2. CÂU HỎI PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1: So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX? Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 2: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 3: Lập bảng thống kê những sự kiện chính về lịch sử Việt Nam từ thời dựng nước đến thế kỷ X theo hai cột thời gian và sự kiện? 
Câu 4: Hãy cho biết nội dung của đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XX ? Vì sao những đề nghị cải cách đó không được thực hiện?
Câu 5: Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858-1884, em hãy chứng minh Triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp xâm lược?
Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về văn hóa giáo dục? Theo em chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải là khai hóa văn minh cho người Việt Nam hay không?
Câu 7: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu nước của Người có gì mới so với những người đi trước?
Câu 8: Hãy nêu tên các phong trào yêu nước của dân tộc ta ở đầu thế kỉ XX từ đó rút ra sự khác nhau về tính chất, hình thức đấu tranh của giai đoạn này với giai đoạn cuối thế kỉ XIX?
Câu 9: Tóm tắt những nét chính về hội Duy Tân và phong trào Đông Du do Phan Bội Châu sáng lập(1904-1909)? 
Câu 10: Hãy trình bày sự ra đời và đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam. Tại sao nói: Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng nước ta?
Câu 11: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tình hình phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam diễn ra như thế nào?
Câu 12: Nội dung của luận cương chính trị tháng 10- 1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo? Hãy so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10-1930? 
Câu 13: Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Tại sao chỉ trong thời gian ngắn ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời? 
Câu 14: “ Chủ Tịch Hồ Chí Minh vị “ cứu tinh” của dân tộc. Con người của những thời khắc có tính bước ngoặt vĩ đại đối với vận mệnh dân tộc và cách mạng Việt Nam” bằng những sự kiện tiêu biểu từ(1919-1945) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? 
Câu 15: Trình bày cao trào dân chủ 1936- 1939. Cao trào này đã góp phần chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám 1945? 
Câu 20: Bằng những sự kiện có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? 
Câu 26: Quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào? Vì sao nói sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
Câu 17: Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà? 
Câu 23: Chứng minh rằng trong thời kì lịch sử từ tháng 9-1945 đến trước ngày (19-12-1946), Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh dã đề ra chủ trương thể hiện sự “ cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” để đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945? 
Câu 18: Tại sao nói: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngay khi mới thành lập đã rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Nhân dân ta đã thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc như thế nào”? 
Câu 19: Hãy so sánh phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm (1930-1931) với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm (1936-1939) theo các nội dung: Nhiệm vụ ( khẩu hiệu) ; lãnh đạo; mặt trận; hình thức đấu tranh?
Câu 20: Bằng những sự kiện lịch sử đã học. Em hãy chứng minh công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc giai đoạn(1920-1945)?
Câu 21: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945- 1954?
Câu 22: Bằng sự kiện lịch sư tiêu biểu của thời kì 1930- 1945 em hãy làm sáng tỏ nhận định: “ Cách mạng tháng Tám diễn ra trong 15 ngày nhưng đó là thành quả của 15 năm đấu tranh”?
VI. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.
 Sau quy trình giáo viên và học sinh hệ thống được những kiến thức trọng tâm; chốt được những câu hỏi cơ bản của quá trình lịch sử ở trường trung học cơ sở. phương pháp tiếp theo là rèn luyện học sinh kỹ năng làm bài. Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã được ôn tập để làm những bài tập, câu hỏi cụ thể. Tránh lạc đề, giáo viên nhắc nhở học sinh phải biết đọc kỹ đề bài, xác định được phạm vi và kiến thức trọng tâm để trả lời câu hỏi hoặc bài tập một cách chính xác.Sau đây là một số ví dụ minh họa:
 1.Rèn luyện kỹ năng làm bài ở phần lịch sử thế giới.
Câu 2: Vì sao nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
 Vì trong thập niên 90 của thế kỷ XX, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùn nhau phát triển phồn vinh.
 Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do(viết tắt theo tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10- 15 năm.
 Năm 1994,ASEAN lập diễn đàn khu vực (viết tắt theo tiếng Anh là ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình,ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
 Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á
2. Rèn luyện kĩ năng làm bài phần Lịch sử Việt Nam.
Câu 5: Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chứng minh: Triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp xâm lược?
 - 1/9/1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhân dân ta chống trả quyết liệt 
* Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp quyền lợi .Thừa nhận quyền cai quản ở 3 tỉnh miền đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn .Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán . 
 - Người Pháp và Tây Ban Nha được tự do truyền đạo Gia Tô.
 - Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến. Sau hiệp ước 1862, nhân dân cả nước vẫn tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng Cầu Giấy 21/12/1873 làm cho quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi. Triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất 15/03/1874.
 - Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp 
 - Hiệp ước năm 1874 đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ và thương mại của Việt Nam 
* Hiệp ước 25/8/1883 Hiệp ước Quí Mùi ( Hiệp ước Hác - măng).
 - Sau hiệp ước Giáp Tuất, nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến, tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy 19/5/1883 càng làm cho Pháp hoang mang, dao động . 
Ngày 25/8/1883, triều đình kí hiệp ước Quí Mùi ( Hiệp ước Hác măng) 
 - Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất của Nam Kì thuộc pháp 
 - Ba tỉnh Thanh-Nghệ Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì . Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ người Pháp ở Huế . 
 - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do người Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì - hiệp ước 1883 về chủ quyền lãnh thổ, chính trị, ngoại giao mà từ đó nước ta bị mất (biến nước ta thành thuộc địa của Pháp).
* Hiệp ước 6/6/1884 ( Hiệp ước Pa – tơ – nốt). Sau hiệp ước 1883 càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác măng, chỉ sửa đổi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn 
 - Hiệp ước 1884 đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Như vậy: Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1884 đã trình bày trên, chứng tỏ triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp
VII- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ ĐỐI CHỨNG SO SÁNH
 Trải qua quá trình thực hiện đề tài “ Bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS” và áp dụng phương pháp ôn luyện ở trên. Thống kê kết quả trong ba năm vừa qua đạt số lượng học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 như sau:
Năm học
 Cấp Huyện


 Số lượng tham gia
Số lượng đạt giải
2017-2018
 2
 2
2018-2019
 2
 2
2019-2020
 2
 2

 C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. KẾT LUẬN: Dạy học là trực tiếp đào tạo con người, sản phẩm của nghề dạy học chính là con người: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây.
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
 Đặc biệt công tác ôn luyện học sinh giỏi muốn đạt hiệu quả cao, người dạy phải biết lấy thành quả đạt được của học sinh làm thước đo tay nghề nhà giáo. Bởi lẽ ai trồng cây cũng mong có ngày hái quả, muốn có được quả ngọt, quả sai chúng ta phải biết dày công chăm bón và cần phải “chăm bón đúng kỹ thuật”. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đòi hỏi người dạy biết lựa chọn đúng đối tượng học sinh, có tâm huyết với nghề và không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để luôn luôn tự hoàn thiện mình, biết xác định kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và biết dạy học sinh cách học. Biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
2. KHUYẾN NGHỊ:
 1. Việc ôn luyện học sinh giỏi ở trường THCS còn mang tính chất sơ lược, khái quát, rèn kĩ năng cho học sinh cũng chỉ ở mức độ một số ví dụ minh họa. Để nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo gửi đề thi và đáp án nhiều năm trước về các nhà trường để giáo viên dùng làm tài liệu tham khảo.
2. Cần trang bị cho giáo viên một số tài liệu tham khảo đặc biệt là giai đoạn lịch sử Việt Nam từ cội nguồn dân tộc cho đến nay.
3. Cần thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm để việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngày một nâng cao.
 Trên đây là một số bí quyết nhỏ trong việc ôn luyện học sinh giỏi bộ môn lịch sử ở trường THCS. Rất mong được cấp trên và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến vào đề tài : “ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS” để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn . 
	 Ba vì, ngày 02 tháng 07 năm 2020
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Lịch sử 
 Tác giả: Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị ( chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục,năm 2004.
2.Tài liệu Lí luận về “ Phương pháp dạy học tích cực”
 Tác giả: Dự án VVOB của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
3.Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử 
Tác giả: Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
4. SGK,SGV lịch sử 8,9 Nhà xuất bản giáo dục.
5. Sách bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra môn Lịch Sử đánh giá lớp 9 và ôn thi vào lớp 10. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội-
 Tác giả Nguyễn Mạnh Hường chủ biên.
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
 LỜI GIỚI THIỆU
1
2
 A. PHẦN MỞ ĐẦU

3
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
2
4
II.NHỮNG THUẠN LỢI VÀ KHÓ KHĂN...
2
5
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
6
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
7
V. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰCHIỆN
3
8
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI.

9
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
10
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
4
11
III. CÁC BIỆN PHÁP CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
4
12
IV. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN..
5
13
V. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
8
14
VI. RÈN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO..
15
15
VII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ ĐỐI CHỨNG SO SÁNH
14
 16
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

 17
I . KẾT LUẬN 
14
 18
II. KHUYẾN NGHỊ
15
 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Lịch sử 
 Tác giả: Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị ( chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục,năm 2004.
2.Tài liệu Lí luận về “Phương pháp dạy học tích cực”
 Tác giả: Dự án VVOB của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
3.Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử 
Tác giả: Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
4. SGK,SGV lịch sử 8,9 Nhà xuất bản giáo dục.
5. Sách bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra môn Lịch Sử đánh giá lớp 9 và ôn thi vào lớp 10. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội-
 Tác giả Nguyễn Mạnh Hường chủ biên.
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
 LỜI GIỚI THIỆU
1
2
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
3
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
2
4
II.NHỮNG THUẠN LỢI VÀ KHÓ KHĂN...
2
5
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
6
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
7
V. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰCHIỆN
3
8
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI.
3
9
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
10
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
4
11
III. CÁC BIỆN PHÁP CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
4
12
IV. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN..
5
13
V. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
8
14
VI. RÈN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO..
15
15
VII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ ĐỐI CHỨNG SO SÁNH
18
 16
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
18
 17
I . KẾT LUẬN 
19
 18
II. KHUYẾN NGHỊ
19
 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
20

PHÒNG GD&ĐT BA VÌ
TRƯỜNG THCS PHÚ PHƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN CHẤM VÀ XÉT DUYỆT 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tác giả: NGUYỄN THỊ HẰNG
Đơn vị : Trường THCS Phú Phương
Tên SKKN : BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
Môn (hoặc Lĩnh vực) : Lịch sử
TT
Nội dung
Điểm 
Nhận xét
I
Điểm hình thức (2 điểm)


I.1
Trình bày đúng qui định (Văn bản SKKN được in (font unicode, cỡ chữ 14, giãn dòng 1.2, đóng quyển (đóng bìa, dán gáy,...) (1 điểm).


I.2
Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị)(1 điểm).


II
Điểm nội dung (18 điểm)


II.1
Đặt vấn đề (2 điểm)
 + Nêu lý do chọn vấn đề mang tính cấpthiết; 
 + Nói rõ thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
Có số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp.


II.2
Giải quyết vấn đề (14 điểm)
Nêu tên SKKN, tên các giải pháp phù hợp với nội hàm (2 điểm);
Nói rõ tác dụng của từng giải pháp ( 2 điểm);
Cách làm của mỗi giải pháp thể hiện tính mới, tính sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của mỗi đơn vị và đối tượng nghiên cứu, áp dụng.Có thể áp dụng được ở nhiều đơn vị (6 điểm).
Nội dung đảm bảo tính khoa học, chính xác (2 điểm).
Có minh chứng chứng minh tính hiệu quả bằng các nội dung xác định (2 điểm).


II.3
Kết luận và khuyến nghị (2 điểm)
Khẳng định được hiệu quả mà SKKN mang lại ( có số liệu so sánh cụ thể ).
Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến áp dụng và phổ biến SKKN.



TỔNG ĐIỂM



Đánh giá của Ban chấm (Ghi tóm tắt những đánh giá chính):
Xếp loại :...............
(Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm
Xếp loại B :Từ 14 đến<17 điểm
Xếp loại C :Từ 10 đến<14 điểm
Không xếp loại: < 10 điểm) 
 Ngày tháng năm 2020
Người chấm 1 Người chấm 2 Trưởng Ban chấm
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_o.doc