Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6
“Điều gì đã thu hút học sinh dành nhiều giờ đồng hồ để chơi game hay để xem tiktok? ” Nếu việc học lịch sử lúc nào mà cũng mang lại cảm hứng như chơi game hay xem tiktok thì thật tuyệt. Việc tôi muốn nhắc đến ở đây là động lực của việc học của học sinh, nó bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để duy trì nó, bởi nếu có nó chắc rằng học sinh sẽ phát triển năng lực học tập lịch sử một cách hiệu quả. Trong học tập lịch sử thì kênh hình là một kênh kiến thức có nhiều lợi thế để thu hút và tạo cảm hứng học tập cho học sinh.Tuy nhiên, trong quá trình học tập, tìm tòi kiến thức đôi khi học sinh cũng bị cản trở bởi sự khó khăn trong tìm hiểu các kiến thức lịch sử trong đó có kênh hình.
Từ năm học 2021-2022 là năm học triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với THCS. Lịch sử và Địa lý là môn học bắt buộc giúp HS hình thành và phát triển những năng lực chung và lực chuyên môn lịch sử và địa lý, trong đó việc biết cách tìm hiểu kênh hình lịch sử của HS giữ một vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận năng lực .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6

eo về việc xây dựng Kim thự tháp, trước khi xem tôi sẽ chia lớp làm 4 nhóm, đặt một số câu hỏi để các nhóm HS phải hoàn thành như: Nhóm 1,2: Tóm tắt quá trình người Ai Cập hoàn thành xây dựng một Kim thự tháp. Nhóm 3,4: Em hãy tìm 3 điều ấn tượng nhất trình người Ai Cập hoàn thành xây dựng một Kim thự tháp. Với cách làm như vậy sẽ làm HS chú ý hơn, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn. Trên đây là một vài ví dụ minh hoạ cho các bài giảng có sử dụng kênh hình minh hoạ của tôi từ đầu năm đến giờ. Qua đó tôi nhận thấy học sinh nắm được kiến thức một cách chắc hơn, có hứng thú hơn khi học bộ môn lịch sử và nhờ vậy năng lực học tập bộ môn của HS được tăng lên. 3. Sử dụng kênh hình nhằm thực hiện hoạt động luyện tập và vận dụng: Trong hoạt động này, GV sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với mục tiêu cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cụ thể hướng dẫn HS đáp ứng năng lực hoặc thành phần năng lực đã xác định trong mục tiêu dạy học. Cần có những câu hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn để HS phát triển được thành phần năng lực “vận dụng kiến thức kĩ năng đã học” của Năng lực Lịch sử. GV tổ chức, định hướng cho HS giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, có thể ở mức độ cao. HS có thể thực hiện hoạt động này trên lớp, ngoài lớp, ở nhà hoặc cộng đồng. Đối với kênh hình chúng ta sẽ có những cách cực kì thu hút học sinh: Ví dụ sau khi học xong bài 7: “Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại”, GV có thể đưa ra bài tập sau: Hãy thiết kế mô hình vườn treo Babylon bằng các chất liệu sẵn có. Hãy giải thích về cách để xây dựng vườn treo, hệ thống nước tưới được sử dụng. Sau đó sẽ cho HS giới thiệu sản phẩm vào đầu tiết học sau. Với dạng bài tập vận dụng này chúng ta khong nên bắt buộc mà nên khuyến khích các nhóm HS thực hiện. Và thực tế ở trường tôi đã có nhóm hs hoàn thành sản phẩm rất đẹp. Hoặc chúng ta có thể cho hs quan sát H5: Một tác phẩm điêu khắc của người Lưỡng Hà miêu tả việc sử dụng bánh xe trong bài 7: “Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại” và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết bánh xe do người Lưỡng Hà phát minh ra hiện nay được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?. Tùy từng đối tượng hs, các em có thể trả lời đúng hay sai, hoặc GV có thể chốt lại: Bánh xe do người Lưỡng Hà phát minh ra hiện nay được ứng dụng trong những lĩnh vực: sản xuất bánh xe ô tô, xe máy, Tóm lại, hoạt động này có thể đặt ở cuối chuỗi hoạt động, tuy nhiên có thể đặt ra ngay từ ban đầu, như là một vấn đề cần giải quyết thông qua chủ đề học tập. Từ đó HS chủ động tìm hiểu, khám phá kiến thức, vận dụng và rèn luyện kĩ năng liên quan để giải quyết vấn đề đặt ra. 2. Một số phương pháp giúp học sinh tự tìm hiểu và biết cách quan sát kênh hình lịch sử (ở trên lớp và ở nhà). Trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm bắt được một số nội dung thường làm khi quan sát tranh ảnh lịch sử. - Về cách sử dụng tranh ảnh treo tường: học sinh phải chú ý quan sát tranh, giải thích nội dung tranh để chọn lọc những chi tiết phục vụ cho bài học như: cụ thể hoá sự kiện lịch sử làm cơ sở cho việc tường thuật, miêu tả và rút ra kết luận khái quát. - Loại tranh cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong giờ học, trong việc tự học ở nhà. Giáo viên phải hướng dẫn kỹ để học sinh sử dụng tốt loại tranh này (vì đây là loại tranh học sinh thường phải làm việc khi chuẩn bị bài). Học sinh phải quan sát kỹ tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài tập, chứ không phải chỉ nói theo sách giáo khoa. - Khi sử dụng tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, học sinh không nên quá chú ý đến việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật mà phải phân tích nội tâm, tài đức, các hành động của nhân vật. - Về các đoạn phim, băng hình tư liệu lịch sử : Tôi khuyến khích hoặc giao nhiệm vụ cho các nhóm tự tìm hiểu, sưu tầm những đoạn phim ngắn liên quan đến bài học. - Về lược đồ lịch sử: để tìm hiểu được, học sinh cần phải tìm hiểu trước các kiến thức liên quan đến lược đồ lịch sử mà mình sẽ thực hành thì sẽ đạt hiệu quả cao. Để thực hiện các điều trên, học sinh phải chú ý theo dõi hướng dẫn của thầy cô giáo, phải thường xuyên rèn luyện, tìm hiểu kỹ tranh ảnh và các tài liệu có nội dung liên quan. Ví dụ: Để chuẩn bị cho việc dạy bài 5 : “ Xã hội nguyên thủy” tôi đã cho học sinh chia làm 4 nhóm về chuẩn bị bài tập dự án với nhiệm vụ cụ thể: Nhóm 1,2: Nhìn vào lược đồ hình 4 trang 22, em hãy cho biết những dấu tích của thời đồ đá cũ được tìm thấy ở đâu? Qua hình 3 có hình ảnh “Rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa)” và 5 “ Rìu tay ở di chỉ An Khê (Gia Lai) em có nhận xét gì về công cụ đá của Người tối cổ? Nhóm 3,4: Nhìn vào lược đồ hình 4 trang 22, em hãy cho biết những dấu tích của thời đồ đá mới được tìm thấy ở đâu? So sánh công cụ ở hình 3 “Rìu mài lưỡi Bắc Sơn ” với hình 3 “Rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa)”? Sau khi giao bài tập dự án cho các nhóm tôi có đưa ra gợi ý: để làm được bài tập, học sinh cần phải tìm hiểu trước các kiến thức liên quan đến lược đồ lịch sử, tranh ảnh mà mình sẽ thực hành thì sẽ đạt hiệu quả cao.Trong quá trình học sinh thực hiện bài tập dự án nếu có thắc mắc muốn trao đổi thì cô giáo có thể đưa gợi ý để học sinh làm việc một cách hiệu quả nhất. Đến tiết dạy bài mới các nhóm cử đại diện lên báo cáo những nội dung bài tập được giao.Với sự hướng dẫn của giáo viên, sự làm việc tích cực và sáng tạo của các nhóm học sinh bài báo cáo các em đã đạt hiệu quả cao, đồng thời do tìm hiểu bài kĩ càng nên các nhóm đã đưa ra được những câu hỏi phản biện quan trọng liên quan đến các vấn đề trọng tâm của bài. Cụ thể ba nhóm đều đã giới thiệu được về thời gian, trình bày và chỉ bản đồ một cách chính xác những địa điểm sinh sống của con người nguyên thủy qua các giai đoạn mà mỗi nhóm phụ trách. Về phần hình ảnh các nhóm đã đưa ra các nhận xét chính xác: Nhóm 1 đưa ra nhận xét công cụ đá của Người tối cổ mới chỉ được ghè đẽo thô sơ, chưa có hình thù rõ ràng. Nhóm 2 đã so sánh được công cụ đá của Người tinh khôn giai đoạn đầu là vẫn được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng. Nhóm 3 đã đưa ra được điểm tiến bộ trong chế tác đá của Người tinh khôn giai đoạn phát triển chính là công cụ đá được mài ở lưỡi cho sắc. Qua tiết học tôi nhận thấy với việc tìm hiểu kĩ nội dung bài học, đặc biệt việc nghiên cứu lược đồ, tranh ảnh theo tinh thần chủ động và sáng tạo đã giúp học sinh hiểu bài học nhanh hơn và sâu sắc hơn. Với ví dụ minh họa trên thì sẽ phục vụ tốt cho phương pháp hoạt động nhóm, hoạt động đàm thoại. Qua ví dụ trên tôi nhận thấy, các em đã hứng thú học tập hơn, chất lượng của giờ học được nâng cao hơn, đặc biệt các em không còn lúng túng, ngại ngùng khi cô giáo yêu cầu tìm hiểu kiến thức, nêu nhận xét hay tạo biểu tượng lịch sử qua tranh ảnh nữa, phần trình bày những kiến thức lịch sử qua lược đồ cũng rất tự tin và chính xác và như vậy năng lực học tập của học sinh trong phân môn Lịch sử đã phát triển hơn. Tuy nhiên để cho học sinh có ý thức tự giác tìm hiểu các tranh ảnh lịch sử trước khi đến lớp tôi đã rèn các em theo cách sau: + Tôi yêu cầu các em phải thực hiện tốt yêu cầu ở phần trên, phải nắm được các kỹ năng cô giáo đã thực hiện ở trên lớp. + Yêu cầu các em phải đọc tài liệu tham khảo liên quan đến những hình ảnh lịch sử sẽ được học, tự tạo biểu tượng lịch sử qua hình ảnh trong sách giáo khoa trước khi đến lớp (có thể tiến hành theo cá nhân hoặc theo nhóm) Nhờ có cách tự học trên thì học sinh sẽ hiểu biết sâu sắc về lịch sử hơn. 3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiến trình thực hiện các phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn lịch sử: Trong dạy học lịch sử dù giáo viên có sử dụng bất kì một kĩ năng hay phương pháp giảng dạy nào vào bài dạy thì việc chuẩn bị chu đáo cho mỗi giờ lên lớp là rất cần thiết, và theo tôi là bắt buộc phải thực hiện. Với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, ngoài những thao tác chuẩn bị cơ bản cho một tiết dạy học thì giáo viên cần phải chuẩn bị một số việc sau: - Thiết kế các hoạt động dạy học trên máy tính với các phần mềm tin học như PowerPoint, Lecture Maker 2.0, Window moviemaker, ....để tạo ra hệ thống kiến thức của bài giảng trong việc soạn giáo án hoặc tạo ra các thông tin mang tính lôgic và sinh động trên các slide (trang trình chiếu). - Để giờ học thêm phong phú và thu hút được sự chú ý của học sinh giáo viên cần phải sưu tầm, thu thập những thông tin liên quan đến bài giảng như hình ảnh, video clip hay những thông tin mới phù hợp với bài giảng để đưa vào các slide sao cho phù hợp. Với những tư liệu, hình ảnh và thông tin mới mà sách giáo khoa chưa cập nhật được giáo viên chuẩn bị và đưa vào bài học chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh và làm mới được giờ dạy học. - Sử dụng các phần mền tin học để tạo ra các hiệu ứng trên các slide để khi trình chiếu các kiến thức, câu hỏi, câu trả lời, các hình ảnh, lược đồ được hiện ra theo đúng thiết kế ban đầu. - Sử dụng các phần mền tin học để tự tạo ra các video clip sinh động phục vụ cho các tiết dạy học hoặc trên cơ sở các lược đồ tĩnh tạo ra các lược đồ động. - Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học trước khi lên lớp: máy tính, máy chiếu, bảng phụ, sơ đồ, tranh ảnh, biểu đồ, mô hình... - Để có sự chủ động trong các hoạt động dạy học với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra đối với máy móc, đối với các thiết kế bài giảng của mình hay bất kì một sự việc nào đó xảy ra và cần dự kiến các biện pháp thay thế. Để giờ học đạt hiệu quả cao thì ngoài sự chuẩn bị chu đáo của người giáo viên thì sự chuẩn bị bài của học sinh là rất cần thiết. Trong giáo dục hiện nay, chúng ta rất chú trọng việc tích cực hóa các hoạt động của học sinh, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn bị bài chu đáo, đồng thời khuyến khích sử dụng các em công nghệ thông tin sưu tầm, tìm hiểu các loại lược đồ, tranh ảnh liên quan đến bài học một cách chủ động và sáng tạo. Có như vậy học sinh mới tham gia vào xây dựng bài một cách tự tin và tích cực nhất. Tóm lại, khi chúng ta chuẩn bị giáo án chu đáo thì khi thực hiện các hoạt động dạy học sẽ thuận lợi và sẽ đạt hiệu quả như mình mong muốn. Trên đây là một số phương pháp để rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh ảnh và các loại đồ dùng trực quan khác trong học tập lịch sử đã được tôi áp dụng vào đối tượng học sinh lớp 6 và đạt được kết quả như sau: IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Từ khi tôi áp dụng phương pháp trên, tôi thấy học sinh có hứng thú học tập hơn. Từ chỗ các em ngại học, ngại làm các bài tập liên quan đến tranh ảnh thì nay các em đã thấy cái hay, sự lý thú của tranh ảnh lịch sử. Các em không còn trả lời một cách hời hợt các câu hỏi liên quan đến tranh ảnh, lược đồ lịch sử, mà đã say mê hơn mỗi khi bài học có tranh ảnh, lược đồ hay các loại đồ dùng trực quan lịch sử khác . Vì các em đã biết cách làm việc với nó, vì các em được làm việc với những nguồn sử liệu quý giá và có cảm giác như được làm việc với người thật việc thật. Sau khi thực hiện kinh nghiệm trên trong một thời gian, tôi quyết định khảo sát lớp 6A vào đầu kì II theo câu hỏi sau: Câu 1: Quan sát lược đồ H2,4 và tư liệu SGK tìm hiểu về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hy Lạp, La Mã có đặc điểm gì nổi bật? Câu 2: Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, có tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của kinh tế Hy Lạp, La Mã cổ đại? * Cách đánh giá: Câu 1 (3 điểm): Học sinh trình bày đủ nội dung cơ bản về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hy Lạp, La Mã. Câu 2 (7 điểm): Học sinh biết trình bày đầy đủ tác động với lập luận chặt chẽ. Và khảo sát lần ba vào cuối tháng 2 theo câu hỏi sau: Câu 1. Kênh hình ở phần giới thiệu chương 4, gợi cho em suy nghĩ gì về khu vực Đông Nam Á? Em hãy thử suy đoán dụng ý của các tác giả biên soạn sách khi giới thiệu những kênh hình này là gì? Câu 2. Kể tên 1 số quốc gia ĐNÁ hiện nay và trình bày (mô tả) vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á * Cách đánh giá: Câu 2 (4 điểm): Học sinh biết trình bày suy nghĩ một cách có ý nghĩa và có sáng tạo. Câu 1 (6 điểm): Học sinh kể tên được 1 số quốc gia ĐNÁ hiện nay và trình bày đủ những nội dung cơ bản về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á Sau đây là kết quả khảo sát của lớp 6A trước và sau khi tôi thực hiện đề tài: Bảng so sánh đối chiếu: Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu Trước (Đầu kì I) 44 SL % SL % SL % SL % 10 22,7 16 36,4 14 31,8 4 8,0 Sau (Đầu kì II) 44 13 29,5 18 40,9 10 22,7 3 6,9 So sánh Tăng 3 Tăng 6,8 Tăng 2 Tăng 4,6 Giảm 4 Giảm 9,1 Giảm 1 Giảm 1,1 Sau (Cuối tháng 2) 44 16 36,4 20 44,4 7 15,9 1 3,3 So sánh Tăng 3 Tăng 6,9 Tăng 2 Tăng 3,5 Giảm 3 Giảm 6,8 Giảm 2 Giảm 3,6 C. KẾT LUẬN: Như chúng ta đã biết, giáo dục lịch sử ngày nay được Đảng và nhà nước và ngành giáo dục chú ý hơn. Bởi vì mỗi con người cần phải biết lịch sử dân tộc và sự phát triển chung của con người. Nhưng trong nhiều gia đình và bản thân các em học sinh vì nhiều lí do lại không dành thời gian và sự quan tâm cho môn học lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên lịch sử ngày càng nặng nề hơn. Đứng trước nhiệm vụ như vậy, bản thân tôi luôn nghĩ mình phải tự phấn đấu để dạy học sinh tốt hơn. Để có chuyên môn tốt tôi nhận thấy bản thân cần phải làm những việc sau: + Luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp sao cho phù hợp. + Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo chu đáo, tỉ mỉ trước giờ dạy. + Xác định rõ yêu cầu cần đạt được ngay từ đầu năm để có biện pháp giải quyết. + Lấy học sinh làm trung tâm trong mọi tiết học. Trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động của giờ học. + Sử dụng nhiều hình thức và phương pháp trong giờ dạy để phát huy hết khả năng tối ưu của từng phương pháp dạy học. Rèn cho học sinh có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trong quá trình học tập môn lịch sử. Tóm lại trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động của giáo viên với việc sử dụng tranh ảnh nói riêng và kênh hình nói chung là biện pháp quan trọng để tạo cảm hứng học tập cho HS, đồng thời thực hiện được nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển năng lực học tập của học sinh. D. KIẾN NGHỊ: Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi có một số kiến nghị nhỏ nhằm để phục vụ tốt cho việc giảng dạy: + Đề nghị cấp trên bổ sung thêm một số sách tham khảo của bộ môn lịch sử để giáo viên nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn. + Nhà trường cần có sách lịch sử để học sinh có thể thường xuyên mượn sử dụng hoặc tổ chức các buổi tham quan ngoại khoá để học tập trải nghiệm một cách sáng tạo và hiệu quả nhất. + Đối với phụ huynh học sinh thì phải tạo điều kiện về thời gian và đồ dùng học tập đầy đủ cho con em mình. + Tạo điều kiện để giáo viên đi học tập các lớp bồi dưỡng chuyên môn và học tập rút kinh nghiệm ở các trường bạn. Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi đã rút ra được sau quá trình thực hiện đề tài. Tuy đề tài còn có nhiều hạn chế nhưng tôi cũng xin mạnh dạn trình bày ra đây để mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp cho tôi những ý kiến bổ ích để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cach_su_dung_kenh_hinh_de_tao_cam_hung.doc