Sáng kiến kinh nghiệm Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử Thế giới cấp THCS

1.1. Lý do chọn biện pháp

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông. Thực tiễn mà không có lí luận hướng dẫn thì là thực tiễn mù quáng”. Như chúng ta thấy chương trình giáo dục hiện hành của nước ta đang chuyển mình dần từ hướng dẫn học sinh tiếp cận nội dung kiến thức sang tiếp cận năng lực người học.

Lịch sử là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để học sinh biết cách ứng xử với quá khứ, hiện tại, tương lai một cách phù hợp. Đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính vì thế việc gắn kiến thức lí thuyết lịch sử vào thực tiễn là vô cùng quan trọng.

docx 7 trang SKKN Lịch Sử 07/07/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử Thế giới cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử Thế giới cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử Thế giới cấp THCS
BIỆN PHÁP: CẬP NHẬT TÍNH THỜI SỰ, GẮN LÝ THUYẾT VỚI THỰC TIỄN, TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẤP THCS
1.Lý do chọn biện pháp và thực trạng của vấn đề
1.1. Lý do chọn biện pháp
 Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông. Thực tiễn mà không có lí luận hướng dẫn thì là thực tiễn mù quáng”. Như chúng ta thấy chương trình giáo dục hiện hành của nước ta đang chuyển mình dần từ hướng dẫn học sinh tiếp cận nội dung kiến thức sang tiếp cận năng lực người học. 
 Lịch sử là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để học sinh biết cách ứng xử với quá khứ, hiện tại, tương lai một cách phù hợp. Đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính vì thế việc gắn kiến thức lí thuyết lịch sử vào thực tiễn là vô cùng quan trọng. 
 Vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử , tăng cường hiểu biết của học sinh về những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế ngoài sách giáo khoa, tôi đã lựa chọn nghiên cứu biện pháp “Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử Thế giới cấp THCS” .
1.2. Thực trạng 
 Qua việc phân tích chất lượng môn lịch sử cấp THCS năm học 2020 – 2021 và kết quả khảo sát giáo viên, học sinh tôi nhận thấy
 - Chất lượng dạy học môn Lịch sử ở cấp THCS về đại trà không thấp nhưng tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao, giáo viên cũng có chú ý tới việc cập nhật kiến thức thực tiễn và vận dụng trong giờ dạy nhưng chưa được thường xuyên. Học sinh ít có điều kiện để tham gia học tập thực tế, đặc biệt là số học sinh hứng thú với môn học còn ít, tỉ lệ học sinh không thích học môn sử vẫn còn cao.
- Một số học sinh còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, chỉ dừng ở mức độ thấp là các khái niệm, quy luật, hiện tượng một cách máy móc. Học sinh chưa biết vận dụng, chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề 
2. Nội dung
2.1. Mục tiêu
 Biện pháp“Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử Thế giới cấp THCS ”, giúp giáo viên và học sinh nhận thấy rõ sự cần thiết phải vận dụng những kiến thức mới, liên hệ thực tế đến những nội dung của môn học để tăng thêm hiệu quả giảng dạy. Thấy được sự gắn kết giữa bài học với cuộc sống thực tế hàng ngày. 
 Qua đó, giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức lịch sử, năng lực tìm hiểu và vận dụng kiến thức, kỹ năng lịch sử đã học vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Từ đó giúp các em giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Giúp cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn hơn, tăng hứng thú cho học sinh, tạo động cơ học tập. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử cấp THCS
2.2. Biện pháp
2.2.1. Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong hoạt động mở đầu tiết học. 
 Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, dạy học cũng vậy, để tiết học có hiệu quả, tạo hứng thú thì phần mở đầu đặc biệt quan trọng. Nếu ta đặt ra một tình huống thực tiễn và yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. Tôi đã áp dụng những cách sau để tổ chức dạy học phần mở đầu tiết học:
Một là: Sử dụng kĩ thuật công não, đưa ra các câu hỏi có vấn đề, có tính liên hệ và vận dụng kiến thức thực tiễn để học sinh suy nghĩ và giải quyết.
 Ví dụ : Khi dạy Bài 6 (Sử7). Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)) giáo viên vận dụng kiến thức mới đặt ra câu hỏi: Việt Nam nằm ở khu vực nào? Đã tham gia tổ chức nào của khu vực?
 Trả lời: Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean
- Em có biết năm 2020, Việt Nam đã có vị trí quan trọng như thế nào và được đánh giá ra sao trong tổ chức ASEAN ?
 Trả lời: Năm 2020 Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 
- Sau 25 năm tham gia tổ chức ASEAN, Việt Nam trở thành một trong những thành viên nòng cốt, xây dựng dẫn dắt và xác định các luật chơi trong ASEAN và khu vực. Hiện nay Việt Nam trở thành một chỗ dựa vững chắc và tin cậy của tổ chức ASEAN.
- Hai là: Vận dụng kiến thức thực tiễn trong lời giới thiệu bài mới bằng tranh ảnh, video minh họa
 Ví dụ: Giáo viên đưa ra một số hình ảnh để giới thiệu bài mới và nêu câu hỏi: Em hãy cho biết những hình ảnh sau gợi cho em suy nghĩ đến quốc gia nào? Các quốc gia đó ở Châu lục nào?
 Vạn lí trường thành
 Thạt Luổng
 Ăng- Co -Vát
 Khu đền tháp Bô- rô- bu -đua
2.2.2. Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong hoạt động hình thành kiến thức mới
 Hoạt động hình thành kiến thức mới là hoạt động được dành nhiều thời gian nhất vì đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết học. Chính vì vậy, cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong hoạt động hình thành kiến thức mới được coi là giải pháp quan trọng nhất và được tôi áp dụng thường xuyên trong thực tiễn dạy học.
 Ví dụ : Khi dạy bài 10 Sử 9. Các nước Tây Âu ở mục: II. Sự liên kết khu vực, đây là bài học có khá nhiều kiến thức mới, yêu cầu giáo viên phải có những hiểu biết nhất định về tình hình Tây Âu và EU trong giai đoạn hiện tại. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
 1. “Em có biết trong năm 2020 EU, Tây Âu phải đối mặt với những nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng nào? Giáo viên đưa ra các hình ảnh và học sinh trả lời đó là những nguy cơ nào?”
 Đây là biểu đồ số ca mắc và tử vong do covid 19 của các khu vực trên thế giới tính đến 0 giờ ngày 24/10/2020. Châu Âu cũng trải qua đại dịch đặc biệt là các nước Tây Âu, số người mắc bệnh và tử vong cao. Hiện nay, số ca mắc bệnh vẫn tiếp tục tuy nhiên đã được kiềm chế bởi văc xin phòng covid.
 2. Có một quốc gia đã rời khỏi liên minh Châu Âu EU, đó là nước nào? Vì sao? 
Học sinh sẽ trả lời được là nước Anh rời EU ngày 31/01/2020 và có thể đưa ra nhiều lí do khác nhau.
2.2.3. Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong hoạt động vận dụng.
 Hoạt động luyện tập vận dụng là hoạt động vô cùng phù hợp để học sinh có thể cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn. Trong hoạt động này giáo viên có thể thỏa sức cho học sinh sáng tạo và bày tỏ quan điểm của mình. Học sinh sẽ căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và đề xuất các giải pháp khắc phục hay các hướng để phát triển. 
Ví dụ 1 : Khi dạy bài 12( Sử 8). Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đấu thế kỉ XX giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về: Tình hình người dân Việt Nam sang Nhật Bản xuất khẩu lao động trong những năm gần đây? Nếu có định hướng đi lao động nước ngoài, em thích đến làm việc quốc gia nào? Vì sao?
 Ví dụ 2: Em hãy giải thích hiện tượng “thần kỳ Nhật Bản”? Những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thành công của Nhật Bản? Việt Nam có thể rút ra được bài học nào từ sự đi lên của Nhật Bản?
3. Kết quả đạt được
 Trong năm học: 2021- 2022 Tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp: “Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử thế giới cấp THCS”. 
- Sau khi áp dụng phương pháp tích cực “Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử Thế giới cấp THCS”, tôi nhận thấy đa số các em đều hứng thú trong quá trình học tập và ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức bài học vào giải thích các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. 
- Các em nắm bắt được nội dung học tập, rèn luyện kĩ năng tư duy tổng hợp, vận dụng, liên hệ thực tế. Các em tiếp thu bài học và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập, góp phần nâng cao chất lượng môn học.
4. Kết luận
4.1. Ý nghĩa của biện pháp
- Biện pháp “Cập nhật tính thời sự, gắn lí thuyết với thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử thế giới cấpTHCS ” đã giúp giáo viên vận dụng kiến thức mới, thực tế, cập nhật tính thời sự vào phần Lịch sử thế giới hiện đại, giúp cho học sinh rèn luyện các khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống.
- Những biện pháp này mang lại hiệu quả tốt hơn cho học sinh trong quá trình học tập. Góp một phần vào đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục. Đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm tòi, sáng tạo của người giáo viên để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy.
4.2. Một số đề xuất
- Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức để tìm hiểu, cập nhật các vấn đề mới. Vận dụng, sáng tạo các phương pháp dạy học để có bài giảng thu hút được học sinh. Đặc biệt cần thường xuyên cập nhật tin tức thời sự đưa vào bài giảng những thông tin hữu ích, gắn liền với thực tiễn để tạo hứng thú cho học sinh. 
 - Đối với nhà trường: Cần trang bị cho giáo viên những tài liệu tham khảo để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cap_nhat_tinh_thoi_su_gan_li_thuyet_vo.docx