Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

“ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đang thực hiện trong thời kỳ hội nhập hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm gần đây Nghị quyết của Trung ương Đảng, các văn kiện của Nhà nước, Bộ giáo dục & Đào tạo nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối truyền thụ một chiều, nghĩa là bắt học sinh ghi nhớ một cách máy móc kiến thức sang dạy học theo hướng tích cực có sự giúp đỡ của giáo viên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chuyển từ hình thức dạy học đồng loạt cả lớp sang dạy học bằng nhiều hình thức tương tác như học cá nhân, học theo nhóm.

doc 39 trang SKKN Lịch Sử 07/07/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở
 phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. 
4.2. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong thời đại mới nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra, bản thân mạnh dạn xin kiến nghị những yêu cầu sau: 
Đối với học sinh: Cần thay đổi nhận thức về quan điểm môn học chính, môn học phụ, môn học cần học và môn học nên học. Tạo tâm thế tiếp cận các môn học một cách bình đẳng, đầy tính tôn trọng. Đầu tư thời lượng môn học một cách khoa học, phát triển các năng lực vốn có ở học sinh, tạo hứng khởi và đam mê học tập bộ môn. Không ngừng đổi mới, bước đầu vận dụng những kiến thức trong thực tiễn, các bộ môn khác vào trong giải quyết các vấn đề mang tính Lịch sử. 
Đối với giáo viên: Xác định đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp thiết trong dạy học bộ môn Lịch sử, là nhân tố quyết định chất lượng dạy học, ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học mới đặc biệt là dạy học tích hợp. Không ngừng đầu tư, nghiên cứu, lựa chọn nội dung, hình thức tích hợp phù hợp với chủ đề môn học, trình độ của học sinh và thực tế giáo dục tại địa phương.
Các cấp quản lý cần mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, nhất là dạy học tích hợp, không ngừng đầu tư trang thiết bị, đồ dùng phục vụ quá trình dạy học. Thường xuyên tổ chức các hội thi, nhân rộng các mô hình, tấm gương tiêu biểu về phong trào áp dụng phương pháp dạy học tích hợp mang tính sáng tạo và hiệu quả vào trong quá trình học tập của học sinh. Làm tốt những vấn đề trên việc dạy học bộ môn Lịch sử sẽ mang lại hiệu quả, chất lượng dạy học tập ngày càng cao.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
 ĐƠN VỊ.

 Lý Sơn, ngày 22 tháng 3 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến bản thân thực hiện, không sao chép nội dung của người khác, nếu vi phạm chịu xử lý theo quy định.
Người viết sáng kiến
Nguyễn Tấn Phú

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.Lênin, Bàn về giáo dục, NXB Giáo dục 1970. 
2. Hồ Chí Minh, bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội 1972.
3. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp.
4. Tài liệu về tập huấn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, NXB Đại học Sư phạm.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm học.
PHỤ LỤC
Bài dạy tích hợp Liên môn theo chủ đề
CHỦ ĐỀ: BIỂN ĐẢO – TỔ QUỐC EM
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
a. Kiến thức bộ môn:
Những nét khái quát về biển đảo Việt Nam qua các tư liệu lịch sử, pháp lý.
Hiểu được ý nghĩa của biển đảo và những hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo.
b. Kiến thức tích hợp : Địa lý, GDCD, Âm nhạc, Mĩ Thuật;Văn học 
Qúa trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa( mục I, II Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Quảng Ngãi lớp 7 trang 15- 18)
Xác định lãnh thổ nước ta về đất liền, biển, hải đảo (mục 1, bài 23 Địa lý 8 trang 81, 85)
Một số điều ước quốc tế, văn bản pháp lý và hoạt động bảo vệ tổ quốc (mục II, bài 17 GDCD từ trang 61 đến trang 64).
Trình bày và nêu tên môt số bài hát về biển, đảo quê hương( Âm nhạc)
Biết nội dung, chủ đề xé dán tranh về biển, đảo quê hương (Mỹ thuật)
Viết cảm tưởng về lòng tự hào chủ quyền dân tộc. 
2. Kĩ năng:
Xác định vị trí địa lý và vùng biển đảo nước ta trên lược đồ.
Thể hiện cảm xúc thiêng liêng đối với tổ quốc qua các hoạt động.
3. Thái độ:
Tự hào, gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc..
Đấu tranh chống những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo.
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 1. Đối với giáo viên:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tài liệu giáo dục địa phương.
Bản đồ tự nhiên Việt Nam; một số tranh, ảnh về biển đảo nước ta.
Hiến pháp 2013
Phiếu học tập, máy chiếu
2. Đối với học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi chép
Một số bài hát về chủ đề biển, đảo.
Giấy màu, keo dán.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Phương pháp trực quan
Phương pháp thảo luận
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp trò chơi
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : 
Hoạt động khởi động (5 phút)
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là biển đảo- tổ quốc em. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
Tích hợp kiến thức Âm nhạc qua lời và giai điệu của bài hát về biển đảo.
Giáo viên cho học sinh theo dõi và nêu cảm xúc như thế nào khi nghe bài hát 
“Tôi nghe tổ quốc gọi tên mình” nhạc Quỳnh Hợp -thơ Nguyễn Phan Quế Mai. => Học sinh lắng nghe và trình bày cảm xúc bản thân.
 Tổ quốc- hai tiếng thiêng liêng của biết bao nhiêu triệu con tim. Thật vậy biển đảo là một phần không thể tách rời trong lãnh thổ nước ta, mỗi người dân đã và đang có những hoạt động chung tay góp sức để khẳng định chủ quyền của dân tộc. Để hiểu hơn về những vấn đề này cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 (10 phút)
- Mục tiêu: Nắm được vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ Việt Nam 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: lược đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập, học sinh theo dõi tư liệu và trả lời các câu hỏi sau: 
Học sinh xác định các thông tin theo yêu cầu: (Tích hợp kiến thức Địa lý về lảnh thổ, biển đảo.)
Câu 1: Em hãy xác định các điểm cực Bắc Nam, Đông, Tây của phần đất liền và cho biết tọa độ của chúng?
Câu 2: Diện tích phần đất liền nước ta là bao nhiêu? Chiều dài đường bờ biển nước ta là bao nhiêu? 
Có khoảng bao nhiêu đảo lớn nhỏ? 
Kể tên một số đảo, quần đảo mà em biết?
Câu 3:Hãy kể tên một số vịnh biển lớn ở nước ta? Vịnh biển nào được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? 
Câu 4: Lãnh thổ của Việt Nam gồm những bộ phận nào hợp thành?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh đọc tư liệu và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
Câu 1: Điểm cực Bắc: Lũng Cú( Hà Giang) 22độ 23’B, 102độ 20’ Đ. Điểm cực Nam: Đất mũi (Cà Mau) 8độ 34’B, 104 độ 40’ Đ. Điểm cực Đông: Vạn Thạnh( Khánh Hòa) 12độ 40’B, 109độ 24’ Đ. Điểm cực Tây: Sín Thầu( Điện Biên) 22độ 22’B, 102độ 10’ Đ.
Câu 2: Diện tích đất liền 331 212 km2 (Thống kê năm 2006 ).Chiều dài bờ biển: 3260 km. Khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ.
Câu 3: Đảo Phú Quốc, Cồn cở, Lý Sơn...... Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vịnh Cam Ranh, Vũng Rô, Lăng Cô...... Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Câu 4: Lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Tích hợp kiến thức GDCD ( Điều 1 –HP 2013)
=> Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.( Điều 1 –HP 2013).
I.KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM LÃNH THỔ NƯỚC TA.
-Diện tích: 331 212 km2.
-Chiều dài bờ biển: 3.260 km.
-Khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ.

Hoạt động 2 (10 phút)
- Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của biển, đảo Việt Nam 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: Lược đồ tự nhiên Việt Nam; hình ảnh minh họa.
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ:
Cho học sinh quan sát những hình ảnh về hoạt động và chủ quyền anh ninh trên biển, đảo.
Nhóm hình 1
Nhóm hình 2
Câu 1: Qua những hình ảnh này em hãy cho biết biển, đảo có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước?
-Đối với sự phát triển kinh tế?
-Tài nguyên biển gồm có những gì?
-Đối với an ninh, quốc phòng biển đảo có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: Để thể hiện chủ quyền trên biển đảo thuộc chủ quyền của nước ta. Việt Nam đã tham gia vào những Công ước nào của quốc tế?
-Ở nước ta có bộ luật nào đề cập đến chủ quyền biển đảo?
 -Những tư liệu mang tính chất pháp lý này thể hiện điều gì?
Câu 3: Yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết về đội Hùng binh Hoàng Sa trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa( Lịch sử địa phương lớp 7).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh đọc tư liệu và thực hiện yêu cầu. 
Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Các nhóm học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
Câu 1: Có ý nghĩa về an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế. 
-Ngành giao thông hàng hải phát triển. 
-Phát triển được nhiều ngành kinh tế biển (Hải sản, dầu khí, tài nguyên khác)
Có chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng – an ninh của đất nước.
Học sinh liên hệ: Đảo Lý Sơn- với chiến lược an ninh quan trọng.
Câu 2: Các văn bản quốc tế Việt Nam tham gia
- Công ước của Liên Hợp quốc tế về Luật Biển.
- Công ước về đa dạng sinh học năm 1992.
- Hiệp ước Bali 1976 về giữ gìn an ninh, ổn định trong khu vực Biển Đông.
- Tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Tại nước ta có Luật biển Việt Nam.
=> Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, lịch sử khẳng định quá trình xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền về biển đảo của Việt Nam.
Câu 3: Học sinh trình bày về: Đội Hùng binh Hoàng Sa gắn với Lễ khao lề Thế lính Hoàng Sa.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
=>Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch qua Biển Đông.
- Biển Đông còn là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng => phát triển hàng hải và nhiều ngành kinh tế.
 =>Luật Biển Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, thông qua ngày 21- 6- 2012 có hiệu lực 01- 01- 2013 quy định chế độ pháp lý của các vùng biển đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Cung cấp cho học sinh một số thông tin về “Chiến lược phát triển Biển Việt Nam đến 2020:
- Quốc gia mạnh về biển.
- Thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần mặt bình chung cả nước..

II. Ý NGHĨA CỦA VÙNG BIỂN, ĐẢO NƯỚC TA.
1.Đối với kinh tế:
- Ngành giao thông hàng hải phát triển. 
-Phát triển được nhiều ngành kinh tế biển.
2.Đối với an ninh, quốc phòng:
- Biển Đông là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng – an ninh của đất nước.
- Đảng và Nhà nước đã chủ động xây dựng và từng bước hoàn thiện thế trận quốc phòng - an ninh trên biển. 
- Tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc trên biển, đảo,...

Hoạt động 3 (10 phút)
- Mục tiêu: Nắm được hoạt động và ý nghĩa của những hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. 
- Phương pháp: Phát vấn, trực quan, trò chơi.
- Phương tiện: Hình ảnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Dụng cụ xé dán tranh.
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập, tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi, nhóm nhỏ:
Sử dụng phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu học tập:
? Hãy kể những hành động, việc làm mà mỗi người dân Việt Nam đã và đang làm để chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo? Liên hệ bản thân. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh đọc tư liệu và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
Các cặp đôi học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
Những hành động và việc làm mà mỗi người dân Việt Nam đã và đang làm để chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo:
- Hoạt động vươn khơi bám biển.
- Hoạt động du lịch, văn hóa biển đảo.
- Hoạt động canh phòng, tuần tra biển đảo.
- Hoạt động phản đối xâm phạm chủ quyền.
- Hoạt động tuyên truyền nhận thức về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Những hành động của học sinh để chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Liên hệ bản thân.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Cá nhân: văn nghệ.( Tích hợp kiến thức Âm nhạc)
* Cuộc thi: “Em là họa sĩ nhí” ( Tích hợp kiến thức Mĩ thuật) ; Chủ đề: Biển đảo- tổ quốc em.
Hình thức: xé dán tranh
 Thời gian: 5 phút
Thể lệ: Có 4 đội cùng xé tranh trong thời gian quy định, chọn 2 đội có bức tranh nhanh, đẹp là đội thắng cuộc.
=> Giáo viên tiến hành cho học sinh thi.Tiến hành tổng kết trao giải.
 Giáo viên tổng kết: Biển đảo là một phần thiêng liêng của tổ quốc, là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Biển đảo có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà về an ninh quốc phòng. Trong những năm gần đây nhiều hoạt động khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo diễn ra sôi nổi. Là mỗi người dân Việt Nam phải thể hiện một phần trách nhiệm của mình đối với tổ quốc.
III. CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
Mỗi người dân Việt Nam bằng những việc làm đơn giản và thiết thực hãy cùng chung tay bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

3. Hoạt động luyện tập( 7 phút)
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, tham gia trò chơi. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
 Đố về các kỉ lục thú vị biển đảo Việt Nam
 Luật chơi: Giáo viên nêu ra các câu hỏi thú vị về biển đảo Việt Nam có kèm hình ảnh- học sinh quan sát suy luận trả lời
- Bãi biển dài nhất (Trà Cổ)
- Vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất (Vịnh Hạ Long)
- Đầm phá lớn nhất (Tam Giang)
- Cụm đảo gần xích đạo nhất (Hòn Khoai )
- Hòn đảo lớn nhất (Phú Quốc)
- Đảo có một độ dân số cao nhất (Lý Sơn)	 
Giáo viên nhận xét, truyên dương đồng thời chuẩn kiến hóa kiến thức cho học sinh.
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng ( 3 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
 Sưu tầm những bức ảnh đẹp về biển đảo nước ta.
 Viết một bài văn về thể hiện lòng tự hào của người con đất Việt đối với biển đảo Việt Nam.
- Thực hiện hoạt động: Thực hiện về nhà, báo cáo tiết học hôm sau.
V. Rút kinh nghiệm
Một số hình ảnh phục vụ bài giảng:
* Hình ảnh về vai trò của Biển đảo Việt Nam:
 * Hình ảnh về bảo vệ chủ quyền Biển đảo Việt Nam:
* Hình ảnh về các kỉ lục biển đảo Việt Nam:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_phuong_phap_nang_cao.doc