Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa trò chơi vào môn Lịch sử 6
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Mỗi khi đọc những câu thơ đó của Bác, những giáo viên dạy lịch sử lại cảm thấy tự hào, nhưng cũng đầy trách nhiệm đối với môn Lịch sử cũng như đối với các em học sinh.
Đó chính là lí do mà mọi giáo viên cần phải luôn đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học để học sinh hào hứng mỗi khi nhăc tới môn Lịch sử
Có ý kiến cho rằng: Lịch sử không phải là một môn khoa học mà chỉ là những kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết và truyền thụ cho nhau. Nhưng thực tế đã khẳng định Lịch sử là một môn khoa học cho nên học Lịch sử không chỉ ghi nhớ, càng không phải học thuộc lòng sự kiện, mà điều chủ yếu là hiểu và phân tích đúng sự kiện lịch sử. Vì thế, người giáo viên phải có một phương pháp giảng dạy thật hợp lí để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn lịch sử.
Môn Lịch sử là môn có nhiều sự kiện, hiện tượng vì vậy học tập bằng trò chơi sẽ làm cho tiết dạy nhẹ nhàng sinh động. Đặc điểm của học sinh lớp 6 là còn bỡ ngỡ khi các em bước vào một cấp học mới, môi trường mới với phương pháp học và cách tiếp cận mới, nên việc sử dụng trò chơi học tập sẽ làm cho học sinh ham thích học môn lịch sử. Thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi học tập lịch sử cho học sinh vừa phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập vừa rèn luyện kĩ năng lịch sử cho học sinh. Từ đó giúp học sinh tự bổ sung kiến thức cho mình thêm phong phú
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa trò chơi vào môn Lịch sử 6

ảng. Thời gian tối đa là 3 phút. + Vẽ sơ đồ phải chính xác, đẹp, khoa học, đúng chính tả. + Trong lúc thi phải trung thực và trật tự nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm tuỳ theo mức độ. + Điểm tối đa của mỗi em là 10 điểm. Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập cho từng em, với câu hỏi sau : “Em hãy vẽ sơ đồ phân hóa xã hội thời kì bị đô hộ?” Bước 3: Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm cả hai mặt nội dung và hình thức, công bố kết quả như sơ đồ sau : Các em không sợ khi kiểm ra bài cũ, rất tự tin khi bước vào giờ học, không khí lớp học vui vẻ nhẹ nhàng, đồng thời các em củng cố lại kiến thức rất nhanh THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ Quan lại đô hộ Hào trưởng Việt Địa chủ Hán Nông dân công xã Nông dân lệ thuộc Nô tì Qua trò chơi này, các em nắm được đất nước ta thời kì bị phong kiến phương Bắc cai trị, về xã hội chia làm 2 tầng lớp: Thống trị và bị trị. Trong tầng lớp thống trị lại chia làm 4 tầng lớp, giai cấp khác nhau TRÒ CHƠI KHÁM PHÁ Bài áp dụng: LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ Học Lịch sử để làm gì? Mục đích áp dụng: Truyền thụ bài mới (giúp học sinh biết cách khai thác nội dung tranh ảnh). Quá trình tổ chức: Chuẩn bị của giáo viên: -Giáo viên chuẩn bị bức ảnh “Một lớp học ở trường làng thời xưa” Giáo viên sử dụng giấy Crôki để ghi câu hỏi thảo luận. Tiến hành trên lớp: * Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 6 đội (mỗi dãy 3 đội) và đặt tên cho mỗi đội: + Đội I: Con Rồng. + Đội II: Thăng Long. + Đội III: Cháu Tiên. + Đội IV: Hoa Lư. + Đội V: Cố Đô. + Đội VI: Phú Xuân. -Giáo viên quy định: + Mỗi nhóm cử một thư kí để ghi đáp án. Đáp án ghi thẳng lên giấy Crôki mà giáo viên phát. Chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả. + Các nhóm vừa quan sát bức ảnh vừa nghe giáo viên giới thiệu khái quát nội dung bức ảnh để tìm đáp án cho câu hỏi thảo luận. + Đội nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng. Điểm tối đa của mỗi đội là 10 điểm. + Sau khi kết thúc trò chơi, mỗi đội dán kết quả thảo luận lên bảng. + Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm. * Bước 2: Giáo viên treo bức ảnh “Một lớp học ở trường làng thời xưa” như hình trên lên bảng. Giáo viên chỉ bức ảnh và giới thiệu khái quát “Đây là bức ảnh chụp khung cảnh của một lớp học ở trường làng thời xưa” rồi cho học sinh quan sát (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) và gợi mở để học sinh thảo luận: “Quan sát bức ảnh, em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em bây giờ như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Bức ảnh nói lên điều gì?” *Bước 3: Học sinh tiến hành thảo luận và dán kết quả thảo luận lên bảng. Kết quả như sau “Lớp học được tổ chức ngoài trời, ngay trước sân nhà, không có phòng học riêng và không có bảng đen, phấn trắng lớp học có khoảng 7-8 học sinh; sách vở được đặt dưới nền ngay trước mặt. Tất cả học sinh đều mặt quần trắng và áo the dài và đặt biệt là không có học sinh nữ. Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo; một học sinh đang đứng cạnh bàn, mặt quây vào thầy, có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy.” Do ngày xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó, thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. *Bước 4: Giáo viên nhận xét, công bố kết quả phát thưởng và phân tích thêm “Lớp học trong hình khác với lớp học ngày nay là lớp có ít học sinh, không có phòng học riêng, không có bảng đen, không có bàn ghế cho thầy và trò. Thay vào đó là ông thầy ngồi trên bộ ván và học sinh ngồi dưới đất xung quanh. Trên bàn có lọ mực thay cho phấn trắng, bảng đen. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do ngày xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó, thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.” TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ Bài áp dụng: Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC Hoạt động5: Mục đích áp dụng: Kiểm tra bài cũ (giúp rèn luyện tính tư duy độc lập cho học sinh). Quá trình tổ chức: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị hai bảng ô chữ có điền sẵn (vẽ trên 2 tờ giấy Crôki) như sơ đồ minh họa sau: A N D U O N G V U O N G M Y C H A U P H O N G K H E B O C H I N H T H A N H C O L O A T R I E U Đ A L O A T H A N H T H U C P H A N Đ E C A O C A N H G I A C Giáo viên sử dụng giấy dán từng hàng chữ lại. Tiến hành trên lớp: *Bước 1: Giáo viên gọi 2 em lên thực hiện trò chơi. Giáo viên quy định: + Sau khi giáo viên gợi ý cho từng hàng chữ, hai em sẽ đưa tay giành quyền trả lời. Em nào đưa tay trước khi giáo viên nói 15 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu tiên. Em còn lại được quyền trả lời. + Mỗi hàng chữ chỉ một em trả lời và trả lời một lần, nếu đúng giáo viên sẽ mở hàng chữ đó ra. + Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã hai em đưa tay giành quyền trả lời. Nếu trả lời sai em còn lại sẽ được quyền trả lời. Mỗi em trả lời tối đa hai lần. Thời gian suy nghĩ là 30 giây. + Nếu học sinh không giải được mật mã thì giáo viên giải. + Mỗi em phải giải được ít nhất 5 hàng chữ hoặc 4 hàng chữ và một mật mã. + Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm. *Bước 2: Giáo viên treo hai bảng sơ đồ ô chữ có dán keo như sơ đồ trên lên bảng rồi cho tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý sau: Hàng chữ thứ nhất có 12 chữ cái “Ai mắc mưu Triệu Đà để nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Triệu?” Hàng chữ thứ hai có 6 chữ cái “Con gái của An Dương Vương là ai?” Hàng chữ thứ ba có 8 chữ cái “An Dương Vương đóng đô ở đâu?” Hàng chữ thứ tư có 7 chữ cái “Đứng đầu làng, chạ thời An Dương Vương là chức quan nào?” Hàng chữ thứ năm có 10 chữ cái “Công trình văn hoá tiêu biểu của thời Âu Lạc là gì?” Hàng chữ thứ sáu có 7 chữ cái “Ai đã đánh bại An Dương Vương vào năm 179 TCN?” Hàng chữ thứ bảy có 8 chữ cái “Thành Cổ Loa còn được gọi là gì?” Hàng chữ thứ tám có 8 chữ cái “Tên thật của vua An Dương Vương là gì?” Hàng chữ thứ chín có 13 chữ cái “Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?” *Bước 3:- Giáo viên đọc câu hỏi cho học sinh giải mật mã. Mật mã lịch sử nằm ở ô thứ 6 của hàng ngang (tính theo hàng thứ nhất) và gồm 9 chữ cái theo hàng dọc: “Vua An Dương Vương đứng đầu nhà nước nào?” *Bước 4: Giáo viên nhận xét, công bố kết quả. Qua trò chơi này giúp học sinh củng lại một loạt kiến thức về nước Âu Lạc, biết tới các nhân vật: Mỵ Châu, Triệu Đà hoặc biết tới bài học cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm Kết quả: Nhiều lần khảo sát trong học sinh khối 6 tôi thấy kĩ năng lịch sử và hứng thú học tập lịch sử của học sinh ngày càng tăng. Sau đây là kết quả khảo sát học sinh khối 6 sau khi tôi áp dụng các kinh nghiệm trên vào giảng dạy: Năm học Hứng thú Kĩ năng 2018 – 2019 85% 90% 2019-2020 90% 95% - Từ năm học 2018 – 2019 đến nay tôi đã thực hiện phương pháp tổ chức trò chơi nói trên vào các bài như sau: + Trò chơi hái hoa với các bài sau: Bài 4, Bài 6, Bài 11, Bài 23, Bài 24, Bài 25 + Trò chơi ai nhanh hơn: với các bài sau: Bài 3, Bài 4, Bài 5, Bài 12, Bài 14, Bài 20. + Trò chơi khám phá: với các bài sau: Bài 1, Bài 8, Bài 9, Bài 13. + Trò chơi giải ô chữ với các bài sau: Bài 15, Bài 27, Bài 28. + Trò chơi đóng vai với các bài sau: Bài 19, Bài 20. 4. Kết quả đạt được : Năm học Trò chơi sử dụng trong bài Bài dạy Hứng thú học Kỹ năng 2018-2019 Trò chơi hái hoa Bài 4, 6, 11, 23, 24, 25 85% 80% 2019-2020 96% 95% 2018-2019 Trò chơi ai nhanh hơn Bài 3, 4, 5,12, 14, 20 86% 81% 2019-2020 96% 94% 2018-2019 Trò chơi khám phá Bài 1, 8, 9, 13 84% 80% 2019-2020 97% 96% 2018-2019 Trò chơi giải ô chữ Bài 15, 27, 28 83% 82% 2019-2020 95% 97% 2018-2019 Trò chơi đóng vai Bài 19, 20 84% 79% 2019-2020 95% 94% Trong các năm học qua nhà trường đã dự 8 tiết khi tôi áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập, 8 tiết đều được xếp loại Giỏi, được chia ra như sau: + Năm học 2018 – 2019 dự 4 tiết. + Năm học 2019 – 2020 dự 4 tiết. Trong các năm học qua tôi đã thao giảng 6 tiết (cho tổ dự). Cả 6 tiết đều được xếp loại Giỏi, được chia ra như sau: +Năm học 2018 – 2019 dự 3 tiết. + Năm học 2019 – 2020 dự 3 tiết. Học sinh trường THCS Vạn Phúc, trong những năm gần đây đều đạt giải khi tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện + Năm học 2017-2018 đạt 1 giải nhất, 1 nhì cấp huyện + Năm học 2018-2019 đạt 1 giải nhất, 1 ba cấp huyện + Năm học 2019-2020 đạt 1 giải nhì, 1 ba cấp huyện 2: Bài học kinh nghiệm * Đối với giáo viên: Sau khi áp dụng những nội dung trên vào giảng dạy và đạt được kết quả tốt hơn, tôi giúp ra một số kinh nghiệm sau: + Giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn có ý thức tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học + Luôn theo sát học sinh, lắng nghe các em + Dạy cái học sinh cần + Làm cho không khí lớp học thật vui vẻ, nhẹ nhàng, tránh căng thẳng + Giáo viên phải là người trọng tài thật công bằng trong các giờ học, đặc biệt trong các trò chơi * Đối với học sinh: + Phát động phong trào thi đua học tập thường xuyên. + Giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho các em hoặc các nhóm các tổnhư sưu tầm các câu truyện, các loại trò chơi + Hướng dẫn việc học sinh cách sưu tầm tài liệu. + Kiểm tra việc học tập trên lớp, học tập ở nhà của học sinh thông qua giờ dạy, vở ghi, vở bài tập... + Sau khi kiểm tra thông báo kết quả động viên học sinh học tập đặt biệt là đối với những em có kết quả cao để phấn đấu có kế hoạch bổ sung. Kết luận: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua kết quả đạt được, tôi thấy muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 6, giáo viên cần tổ chức trò chơi học tâp lịch sử cho học sinh. Với phương pháp trên kết hợp với giọng giảng bài của giáo viên sinh động sẽ gây được hứng thú trong học tập của học sinh, đồng thời rèn luyện được các kĩ năng lịch sử cho các em. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập lịch sử, giáo viên có thể sử dụng trong quá trình truyền thụ kiến thức mới, phần củng cố bài, kiểm tra bài cũ, kể cả dùng cho học sinh học tâp ở nhà. Trò chơi học tập này rất sát với nội dung bài học. Thường thì đơn giản nên dễ thưc hiện. Là một giáo viên dạy Sử nhiều năm với phương pháp trên tôi đã thực hiện xuyên suốt những năm học trước nên số lượng học sinh khá giỏi đạt kêt quả cao hơn. Năm học Trung bình Khá Giỏi 2018 - 2019 17% 33% 50% 2019 - 2020 8% 35% 55% Khuyến nghị: Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của giờ học môn lịch Sử lớp 6 bản thân tôi mong muốn các cấp, ngành giáo dục: Phòng giáo dục huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Uỷ ban nhân dân Huyện phổ biến, triển khai những sáng kiến kinh nghiệm hay đã thực hiện và áp dụng trong thực tế của đồng nghiệp. Uỷ ban nhân dân Huyện trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho từng nội dung học, phòng học, phòng chức năng. Sở giáo dục tăng cường hơn nữa thực hiện các chuyên đề. Đó là điều tôi mong mỏi không chỉ riêng cho bản thân mà có lẽ đó cũng là tiếng lòng của hầu hết các giáo viên, với mong muốn ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Tôi rất mong các cấp, nghành giáo dục tạo điều kiện giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người thực hiện Hoàng Ngọc Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO -Sách giáo khoa lịch sử lớp 6 - Tổng chủ biên PHAN NGỌC LIÊN – NXBGD. -Sách giáo viên lịch sử lớp 6 - Tổng chủ biên PHAN NGỌC LIÊN – NXBGD. -Tư liệu Lịch sử lớp 6 – LÊ ĐÌNH HÀ –BÙI TUYẾT HƯƠNG –NXBGD. -Sách 1001 câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 –Chủ biên TRẦN VĨNH THANH – NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh. -Sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS (Phần Lịch sử Việt Nam) – Chủ biên NGUYỄN THỊ CÔI –NXBGD. -Sách thiết kế bài giảng Lịch sử 6 –NGUYỄN THỊ THẠCH –NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Kính gửi Quý Thầy/Cô và các em học sinh! Nhằm mục đích nghiên cứu thông tin làm cơ sở thực tiễn cho giải pháp: “Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa trò chơi vào môn Lịch sử”. Tôi thực hiện việc trưng cầu ý kiến của Thầy/Cô và học sinh về những vấn đề liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Tôi xin cam kết các ý kiến đánh giá của Quý Thầy/Cô và học sinh sẽ không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác ngoài việc nghiên cứu để cung cấp các thông tin làm cơ sở đề xuất những giải pháp hữu ích, hiệu quả trong việc nâng chất lượng dạy và học ở trường THCS Vạn Phúc- Huyện Thanh Trì- Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn! DÀNH CHO CÁC THẦY, CÔ GIÁO Các thầy/cô có thường xuyên sử dụng các hình thức dạy học trong giảng dạy không? Thường xuyên Không thưởng xuyên Nếu “Không” thầy/cô cho biết lí do: Thầy/cô hãy cho biết vai trò của việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học hiện này ? Quan trọng Không quan trọng Nếu “Không” thầy/cô cho biết lí do: Thầy cô có thường xuyên tổ chức trò chơi trong các tiết dạy? Thường xuyên Không thưởng xuyên Nếu “Không” thầy/cô cho biết lí do: Thầy cô thường tổ chức trò chơi trong hoạt động nào? Hình thành kiến thức mới Khởi động Luyện tập, củng cố 6.Thầy/cô hãy cho ý kiến về vai trò của việc sử dụng trò chơi trong các tiết dạy: DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 6 Hãy đánh dấu (x) vào ô trống ý kiến các em cho là đúng: Em có yêu thích học tập bộ môn Lịch Sử không? Có Không Việc thầy cô tổ chức các trò chơi lịch sử trong giờ học có cần thiết không ? Rất cần thiết. Cần thiết. Không cần thiết. Em đã biết các dạng trò chơi lịch sử nào? Thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Em có yêu thích các tiết dạy môn Lịch sử có tổ chức trò chơi không? Có Không Ngoài những ý kiến trên, em hãy đề xuất ý kiến về sửu dụng các trò chơi trong các tiết học Lịch sử? PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Kính gửi Quý Thầy/Cô và các em học sinh! Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp: “Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa trò chơi vào môn Lịch sử”.Tôi thực hiện việc trưng cầu ý kiến của Thầy/Cô và học sinh về những vấn đề liên quan đến hoạt động tổ chức trò chơi trong dạy học. Tôi xin cam kết các ý kiến đánh giá của Quý Thầy/Cô và học sinh sẽ không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác ngoài việc nghiên cứu để cung cấp các thông tin làm cơ sở đề xuất những giải pháp hữu ích, hiệu quả trong việc nâng chất lượng dạy và học ở trường THCS Vạn Phúc- Huyện Thanh Trì- Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn! II. DÀNH CHO CÁC THẦY, CÔ GIÁO Theo thầy/cô, giải pháp này có mang lại hiệu quả trong giảng dạy không? Có Tương đối Không Nếu “Không” thầy/cô cho biết lí do: Thầy/cô có áp dụng giải pháp này trong quá trình giảng dạy không? Có Không Nếu “Không” thầy/cô cho biết lí do: Thầy/cô hãy đóng góp thêm ý kiến để việc thực hiện giải pháp có hiệu quả cao hơn nữa: .. III. DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 8 Việc tổ chức trò chơi Lịch sử trong dạy học có mang lại hiệu quả học tập cho học sinh không? Có Không Tương đối Theo em, việc sử dụng trò chơi trong dạy học trong quá trình học tập mang lại những lợi ích gì cho học sinh? Em có tiếp tục tham gia các trò chơi Lịch sửu khi thầy cô giáo tổ chức không? Có Không Em hãy cho biết suy nghĩ và đề xuất của mình về việc tiếp tục thực hiện giải pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh?
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_bang_cach.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa trò chơi vào môn Lịch sử 6.pdf