Sáng kiến kinh nghiệm Đồi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử 6 theo định hướng phát triển năng lực
Môn Lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định và làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Với tầm quan trọng đó thì việc nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng - chất lượng giáo dục nói chung, luôn là mối quan tâm lớn nhất của Đảng, của Chính phủ, ngành giáo dục và nỗi trăn trở của chính những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ giảng dạy. Trong việc nâng cao chất lượng nói chung - môn Lịch sử nói riêng thì việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng.
Năm học 2021 – 2022, HS khối lớp 5 vẫn thực hiện chương trình SGK hiện hành. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học đều được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng. Các nhà trường đều hướng tới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Song thực tế thì hầu hết giáo viên chưa nắm rõ dạy như thế nào là phát triển năng lực học sinh, phát triển được năng lực gì? Cách soạn giảng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực là như thế nào? Đặc biệt HS lớp 5 chuyển từ bậc tiểu học lên bậc trung học cơ sở sẽ có nhiều điểm bỡ ngỡ khi phải làm quen với cách học mới: Sự thay đổi về vị trí, sự ngỡ ngàng khi tiếp cận các môn học, sự bất ngờ về ghi chép. Với lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Đồi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử 6 theo định hướng phát triển năng lực” nhằm trao đổi, chia sẻ về những vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực và giúp học sinh từng bước tiếp cận với phương pháp học của học sinh lớp 6 nói chung và môn lịch sử nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đồi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử 6 theo định hướng phát triển năng lực

g công cụ tìm kiếm video clip) Bên cạnh đó để định hướng cho học sinh khai thác những thông tin đáng tin cậy, độ xác thực cao, không bị xuyên tạc, giáo viên phải hướng dẫn nên truy cập vào những trang web có kí hiệu đuôi: edu, org, vn, gov. Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức và hướng dẫn học sinh giải các bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa. Đây là một hình thức làm bài tập chủ yếu trong tự học ở nhà của học sinh. Bởi các bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa chính là sự định hướng cho học sinh những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm trong mỗi mục, mỗi bài hay mỗi chương. Hơn nữa, trong sách giáo khoa hiện nay, các bài tập không chỉ đơn thuần là các câu hỏi mang tính chất kiểm tra kiến thức mà chủ yếu là các bài tập đòi hỏi tính tư duy, sáng tạo của học sinh. Hoàn thành được các bài tập trong sách giáo khoa có nghĩa là các em đã lĩnh hội được những kiến thức cơ bản mà yêu cầu bài học đặt ra. Tuy nhiên, cái quan trọng là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh để các em có thể tự làm bài tập ở nhà một cách có chất lượng. Cụ thể : giáo viên có thể tổ chức và hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa lịch sử khi tự học ở nhà theo trình tự sau : - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và nắm được nội dung cốt yếu của bài học trong sách giáo khoa . - Đọc và giải thích các tranh ảnh, sơ đồ, hình vẽ, bản đồ trong sách giáo khoa – Đối chiếu nội dung trong sách giáo khoa với nội dung bài giảng của giáo viên. - Sau đó mới trả lời các câu hỏi, bài tập . Học sinh trong quá trình tự học, thực hiện được các công việc trên sẽ khắc phục được tình trạng chỉ học thuộc hay chép lại sách giáo khoa và bài giảng của thầy cũng như tính thụ động, mất tự tin, thiếu sáng tạo trong học tập . Tổ chức và hướng dẫn học sinh làm một số bài tập do giáo viên đưa ra . Sau mỗi giờ lên lớp, nhằm giúp học sinh nắm vững được hệ thống kiến thức trong một bài hay trong một số bài hoặc một chương và rèn luyện kĩ năng tự học, tùy theo nội dung cũng như điều kiện học tập cụ thể, giáo viên có thể ra thêm một số câu hỏi và bài tập để học sinh tự làm ở nhà ( số lượng bài tập, nội dung phải phù hợp với yêu cầu và trình độ của việc học tập ). Bài tập ra về nhà chủ yếu là các loại bài tập nhận thức hoặc bài tập rèn kĩ năng thực hành : Những câu hỏi, bài tập về nhà mà giáo viên ra thêm sau mỗi tiết học phải đảm bảo tính cơ bản về kiến thức, vừa sức và đặc biệt là phải chứa tính hấp dẫn, thu hút sự tích cực tìm hiểu, khám phá của học sinh. Bài tập đó phải tạo ra được sự nỗ lực trong bản thân các em. Và chủ yếu bài tập ra về nhà là những bài tập có tính phức tạp, đòi hỏi các em tư duy cao, do đó giáo viên phải hướng dẫn, và nếu được giáo viên hướng dẫn học sinh sẽ suy nghĩ và hoàn thành tốt, từ đó trình độ nhận thức của các em được nâng cao . Giáo viên không chỉ thường xuyên ra bài tập về nhà để nâng cao khả năng tự học của học sinh mà còn phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài tập ở nhà cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần yêu cầu học sinh phải có vở bài tập, kiểm tra xem các em có làm bài hay không, kết quả đạt được ra sao và nhận xét đánh giá, cho điểm nhằm khuyến khích động viên kịp thời . Với các loại bài tập như vậy yêu cầu học sinh phải động não, tư duy, suy nghĩ, tự tìm tòi thêm các tài liệu khác để hoàn thành yêu cầu như vậy có tác dụng rất Hướng dẫn học sinh tự học qua phần củng cố bài: Thông thường giáo viên không xem trọng vấn đề này, trong quá trình đi dự giờ, tôi thấy đa số giáo viên đi lướt qua phần củng cố này. Củng cố bài thường là câu hỏi đã có sẵn ở mục bài, học sinh sẽ đọc y nguyên nội dung trong mục đó. Nên hiệu quả học không cao. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh củng cố bài bằng cách làm bài tập trắc nghiệm, hoặc giải ô chữ, bài tập ghép đôi, chơi trò chơi, sử dụng sơ đồ tư duy Giáo viên yêu cầu dán bài tập che lên kín phần giáo viên ghi bảng, học sinh tất cả phải gấp sách vở lại, tài liệu liên quan. Giáo viên gọi bất kì học sinh nào lên làm bài tập, hoặc gỡ ô chữ, ghép đôi mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn, học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt lại. Như vậy học sinh sẽ rèn luyện được ý thức tự học. Ví dụ sau khi dạy xong bài 6 Văn hóa cổ đại giáo viên có thể đưa ra một sơ đồ tư duy sau yêu cầu học sinh hoàn thành. Giáo viên sẽ đưa ra sơ đồ chỉ có những nhánh chính, còn những nhánh nhỏ bỏ trống ở sơ đồ này có 2 nhánh lớn , mỗi nhánh lớn có 4 nhánh chính để định hướng cho học sinh, sau đó giáo viên gợi ý bằng những câu hỏi . Ví như: Người phương Đông cổ đại đã đạt được những thành tựu gì về thiên văn ? Hay người Hi Lạp , Rô ma cổ đại đã đạt những thành tựu gì về thiên văn ? Học sinh trả lời , giáo viên đưa ra những nhánh tiếp theo để học sinh theo dõi . Nếu giáo viên dạy không có giáo án trình chiếu giáo viên nên che lại những nhánh nhỏ, sau khi học sinh trả lời mới mở ra , còn nếu dạy giáo án điện tử thì thuận tiện hơn, giáo viên nên dùng hiệu ứng cho thích hợp . Tương tự như vậy đối với các thành tựu khác : Chữ viết , kiến trúc Giáo viên dùng các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu . Với cách củng cố bài như vậy học sinh sẽ nắm bài một cách tổng quát, tự lĩnh hội kiến thức, khi về nhà học bài cũ tránh được tình trạng học vẹt ở các em . Hướng dẫn các em tự học qua khai thác kênh hình: Những kênh hình có sẵn trong sách giáo khoa dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, giảm tải được 25% số lượng kênh chữ. Theo số liệu khoa học của UNESCO: “Khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15% thông tin, khi nhìn không ai nói gì học sinh chỉ nhớ 25%, khi nghe và nhìn học sinh sẽ nhớ 65% thông tin”. Nếu biết huy động sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau, tai nghe mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú. Kênh hình không chỉ minh họa, đặt cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồSẽ cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả trong sách giáo khoa muốn chuyển tải đến học sinh. Ví như : Khi học bài Nước Văn Lang dạy về phần tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và tự nắm kiến thức theo sơ đồ. Và có thể dựa vào sơ đồ này để học sinh vẽ được sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương . Từ đây học sinh có thể nêu nhận xét so sánh về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang Và Âu Lạc . Để hướng dẫn học sinh nắm kiến thức theo sơ đồ giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi gợi ý như : “Đứng đầu nhà nước là ai ?” “Giúp việc cho vua là ai?” “Dưới cấp trung ương là cấp nào? Ai đứng đầu?” Kênh hình phong phú đa dạng như vậy đòi hỏi giáo viên phải sử dụng linh hoạt, sáng tạo, hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu những nội dung đó để các em có biểu tượng ban đầu về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sửThể hiện trong kênh hình. Tuy nhiên đây là việc khó khăn với học sinh. Nên giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh quan sát. Thông thường kênh hình nói chung và hình vẽ tranh ảnh nói riêng được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được kèm theo câu hỏi để học sinh tự làm việc với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết, kết hợp mô tả, phân tích, đàm thoại qua hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tự rút ra những kết luận. Giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp. Ví dụ: Khi xem bức tranh Kim tự tháp Ai Cập giáo viên giảng một số ý : “Kim tự tháp là một khối đá hình tháp, hàng ngàn người đã được huy động mang những tảng đá lớn từ dãy A – ráp tới sông Nil, hàng triệu tảng đá được ghè đẽo, mài nhẵn, chồng xếp lên nhau không có một loại vật liệu kết dính nào”. Sau đó giáo viên có thể hỏi : “Em có suy nghĩ gì qua công trình kiến trúc này?” học sinh sẽ nhận thức được đây là một công trình kiến trúc vĩ đại, thể hiện tài năng, năng lực của con người thời kì bấy giờ, và các em sẽ thêm thán phục và biết quý trọng những người đã làm ra nó . Ví dụ: Khi GV chiếu bức ảnh cảnh làm ruộng của người Ai Cập và đặt câu hỏi “Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập ?”. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát : “ Hàng dười từ trái sang phải người nông dân đang làm gì ? Hàng trên từ phải sang trái người nông dân đang làm những việc gì ?” học sinh sẽ tự miêu tả nhận xét được cảnh làm ruộng của người Ai cập cổ đại dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tự làm việc với sách giáo khoa. Bên cạnh kênh hình có sẵn trong Sách giáo khoa giáo viên có thể bổ sung thêm một số hình ảnh từ phòng thiết bị của nhà trường hoặc nếu dạy máy chiếu thì rất thuận tiện. Ví dụ: Khi dạy bài 18: Nước Chăm Pa, GV yêu cầu học sinh “Nhận xét về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ?” , giáo viên có thể bổ sung thêm cho học sinh một số hình ảnh khác như một số hình ảnh văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc của người Chăm. Như vậy, chúng ta thấy các hình trên vừa rõ nét vừa có màu sắc học sinh sẽ thấy rõ được đường nét điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc độc đáo, tài tình thể hiện được bàn tay khối óc và tâm hồn của người Chăm. Bên cạnh việc học sinh quan sát hình cùng với sự hướng dẫn của giáo viên chắc chắn học sinh sẽ lĩnh hội tri thức tốt hơn. Hướng dẫn học sinh tự học qua tiết làm bài tập : Phần làm bài tập, tôi thực hiện như sau: - Giáo viên nên chia lớp làm 4 tổ - Chia bảng làm 4 phần bằng nhau - Hình thức thi: Giáo viên gọi bất kì học sinh trong tổ lên bảng, sau đó giáo viên ra câu hỏi, giám sát kĩ, không cho các tổ nhìn nhau, tổ nào nhắc bài sẽ trừ điểm. Đại diện 4 tổ lần lượt lên bảng. Mỗi lần lên bảng là mỗi tổ một em, trả lời cùng một câu hỏi. - Giáo viên ra câu hỏi nhanh , mỗi tổ trả lời nhanh, đúng sẽ ghi được một điểm cho tổ đó. Nếu các thành viên của tổ lên trả lời sai thì những thành viên ở dưới ai dơ tay phát biểu nhanh sẽ dành được quyền trả lời, nếu đúng sẽ ghi điểm cho tổ đó. - Cách ghi điểm: Mỗi tổ trả lời đúng 1 câu sẽ ghi được một điểm, khi gần kết thúc giờ học giáo viên tổng hợp điểm và cho tổ thắng phạt tổ thua : Có thể là hát một bài hát mà tổ thắng cuộc yêu cầu, có thể là múa một điệu phụ họa cho bài hát mà tổ thắng hát. Các thành viên ở dưới cổ vũ, động viên tinh thần trả lời cho đại diện tổ mình. Việc tổ chức cho học sinh thi giữa các tổ như vậy sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, các em sẽ hứng thú học và rất thích được thể hiện mình, kết quả mỗi tiết làm bài tập như vậy học sinh sẽ nhớ kiến thức được lâu hơn. Qua hướng dẫn học sinh tiết làm bài tập, học sinh sẽ hiểu và nhớ lâu vấn đề, sự kiện. Bên cạnh đó cách ra đề kiểm tra cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Đề kiểm tra không nên rườm rà, khó hiểu, mà phải rõ ràng, để học sinh không sa đề. Nhất là đề trắc nghiệm, vì thời gian làm bài của các em có hạn. Ở lớp, không phải giáo viên nói gì là các em ghi hết vào, hoặc chép lại ý chính trong sách giáo khoa. Mà học sinh cần học theo ý hiểu của mình, tiếp thu có chọn lọc, không rập khuôn theo thầy dạy, biến kiến thức của thầy thành kiến thức của trò, có kết hợp hài hoà việc tự học ở lớp và ở nhà thì kết quả sẽ cao hơn. 3. Định hướng cách soạn bài theo định hướng phát triển năng lực HS. - Khâu chuẩn bị (không phải giáo viên phải viết ra bài soạn, giáo viên phải dự kiến, xác định được trước khi soạn bài). - Với mỗi bài học ngày từ khâu soạn bài giáo viên cần xác định khi học bài này học sinh cần được phát triển năng lực như thế nào? Cụ thể: + Tự chủ, tự học như thế nào? + Giao tiếp và hợp tác với nhau như thế nào? + Giải quyết vấn đề như thế nào? Và phát triển được năng lực đặc trưng môn học như thế nào? Song điều quan trọng giáo viên phải định hướng con đường, cách thức học sinh sẽ thực hiện để phát triển được năng lực. Ví dụ: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề - giáo viên xác định mục tiêu: học sinh được giải quyết vấn đề về cuộc sống, tập tục của người Chăm. Nội dung vấn đề nêu ra được thể hiện ở phần giới thiệu bài. - Với mỗi năng lực trên giáo viên cần xác định hệ thống kiến thức cho phù hợp, dự kiến phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức để học sinh được hoạt động tích cực từ đó phát triển năng lực khác nhau. - Với mỗi hoạt động dạy học thì giáo viên cần thể hiện rõ nội dung – phương pháp sử dụng, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học. Với sự chuẩn bị 1 giáo án chu đáo, giáo viên sẽ tự tin, chủ động khi lên lớp. Tuy nhiên không phải tiết nào chúng ta cũng yêu cầu giáo viên làm như vậy, không phải tiết nào cũng phát huy hết các năng lực của học sinh mà tùy thuộc vào đối tượng học sinh, vào năng lực của giáo viên, vào đặc trưng của môn học. Môn Lịch sử cũng vậy, mỗi tiết dạy chúng ta sẽ có những phương pháp, cách thức tổ chức, kĩ thuật dạy học phù hợp để phát triển một số năng lực cho học sinh. IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử, nhằm giúp các em có hiểu biết nhiều hơn về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, sáng tạo, có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. Việc sử dụng các phương pháp dạy học trên, có tác động rất lớn đến lứa tuổi học sinh phổ thông, các em thấy yêu thích môn Lịch sử hơn, nên chất lượng bộ môn cũng được cải thiện. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những mặt ưu điểm và hạn chế nhất định. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lí, chủ động, sáng tạo thì mới đem lại hiệu quả cao. Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng bộ môn. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải khơi gợi tính tích cực của học sinh, phải thực sự tâm huyết, phải tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư vào bài giảng và vận dụng các phương pháp sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo sự hứng thú học tâp cho các em, có hứng thú thì mới phát huy được tính tích cực, chủ động học tập, phát triển tư duy sáng tạo, khắc sâu kiến thức và từ đó sẽ nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử. Trên đây là một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 6 theo định hướng phát triển năng lực mà tôi đã áp dụng ở Trường THCS Đại Nài trong năm học vừa qua. Mặc dù có nhiều cố gắng để tìm tòi, học hỏi, nhưng không tránh khỏi sự thiếu xót, hạn chế. Vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của các đồng nghiệp, để tôi hoàn thiện hơn và làm phong phú thêm các phương pháp dạy học. Để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Kiến nghị. Để nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường THCS Đại Nài, tôi xin có một số ý kiến đề xuất nhỏ như sau: với bộ môn Lịch sử nếu có thể, nhà trường tạo điều kiện tổ chức cho các em đi tham quan học tập tại các di tích lịch sử ở địa phương, để các em hiểu hơn nữa giá trị của lịch sử với cuộc sống hôm nay và mai sau. Đại Nài, tháng 03 năm 2022 Người viết Nguyễn Thị Thanh Tâm
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_lich_s.docx