Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17: Ôn tập chương của môn Lịch sử 7

Lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về quy luật hoạt động, phát triển của xã hội loài người. Lịch sử cung cấp cho thế hệ trẻ những hiểu biết về quá khứ, thông qua bài dạy lịch sử người thầy có thể giúp học sinh hiểu được sự phát triển của xã hội loài người, sự hưng thịnh, suy vong của một quốc gia cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay lịch sử của nhân loại. Trên cơ sở đó, người thầy có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, niểm tự hào, tự tôn dân tộc, tiếp thu những giá trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp- chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã viết: Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói: “Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Còn chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên…”.

doc 22 trang SKKN Lịch Sử 18/04/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17: Ôn tập chương của môn Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17: Ôn tập chương của môn Lịch sử 7

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17: Ôn tập chương của môn Lịch sử 7
 + Sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân.
 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh. 
 * Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của quân Tống.
 Khẳng định nền độc lập, tự chủ của nhân dân Đại Việt.
 Tương tự như vậy tôi xin xây dựng bài tập 2 đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên của nhà Trần.
Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 29, 30,31,32,33(SGK) và nêu câu hỏi: 
GV: Các hình ảnh trên nói về quân xâm lược nào?
HS: Quân xâm lược Mông- Nguyên.
GV: Quân Mông- Nguyên đã có mấy lần xâm lược nước ta?
HS: có 3 lần xâm lược nước ta.
GV: Em hãy kể tên các lần kháng chiến chống quân Mông –Nguyên của nhà Trần.
HS: + Cuộc kháng chiến lần 1 chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258
 + Cuộc kháng chiến lần 2 chống quân xâm lược Nguyên năm 1285.
 + Cuộc kháng chiến lần 3 chống quân xâm lược Nguyên năm 1287-1288
GV: Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên là gì?
HS: Nhân dân Thăng Long cả 3 lần đều thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”.
GV: Tinh thần đoàn kết đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên là gì?
HS: Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc. 
GV: Tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên là ai?
HS: Trần Quốc Tuấn
GV: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên?
HS: Nguyên nhân: 
 + Sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân.
 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh. 
 Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của đế chế Mông –Nguyên.
 Khẳng định nền độc lập, tự chủ của nhân dân Đại Việt.
3.3: Luyện kỹ năng nhận biết các nhân vật, sự kiên lịch sử gắn với các địa điểm, câu nói nổi tiếng.
 Ở phần này GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi để rèn luyện kỹ năng nhận biết các sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với các địa điểm, câu nói nổi tiếng bằng một trò chơi “giải mã ô chữ”.
 Học sinh có quyền lựa chọn một ô chữ hàng ngang bất kỳ, mỗi câu hỏi gắn với một dãy ô chữ hàng ngang, trong dãy chữ đó sẽ có một chữ là chìa khóa của ô chữ hàng dọc. Nếu không trả lời đúng, ô chữ hàng ngang đó sẽ không được mở, các em khác sẽ không được lựa chọn vào dòng chữ hàng ngang này. Học sinh có quyền trả lời ô chữ hàng dọc khi chưa hết các ô chữ hàng ngang.
 Sau đây trò chơi xin phép được bắt đầu.
Câu 1: gồm 7 chữ cái: Quân lính nhà Trần đã thích lên tay hai chữ gì để thể hiện quyết tâm giết giặc Nguyên? 
Câu 2: gồm 9 chữ cái:
 Câu nói: “Đầu thân chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là của ai? 
Câu 3: gồm 6 chư cái: Trận đánh tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ diễn ra ở đâu? 
Câu 4 gồm 8 chữ cái: Năm 1282 nhà Trần mở hội nghị này để bàn kế đánh giặc? 
Câu 5 gồm 11 chữ cái: Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên? 
Câu 6 gồm 9 chữ cái: Tác giả hai câu thơ sau:
“Mênh mông một dải Bạch Đằng
Nghìn thu soi sáng giống nòi quang vinh”
Câu 7 gồm 6 chữ cái: Toa Đô bị chém đầu trong trận đánh nào? 
Câu 8 gồm 7 chữ cái: Năm 1285, trong hội nghị nào các bô lão đồng thanh hô “Đánh”? 
Câu 9 gồm 4 chữ cái: Tên công chúa nhà Trần dâng cho Thoát Hoan làm kế hoãn binh? 
Câu 10 gồm 6 cái: Ở thế kỷ XIII, lãnh thổ của đế quốc này kéo dài từ bờ Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương? 
Câu 11 gồm 7 chữ cái: Tháng 1/1285, Trần Hưng Đạo cho quân lui từ biên giới về đâu để tránh thế giặc mạnh? 
Câu 12 gồm 12 chữ cái: Trận thắng oanh liệt kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần?
 Sau khi trả lời xong các câu hỏi hàng ngang, giáo viên hướng dẫn các em tìm từ chìa khóa với gợi ý:
 Là một nhân vật gắn với 2 câu thơ: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
 Non sông nghìn thuở vững âu vàng”
 Nếu học sinh chưa trả lời được giáo viên có thể đưa ra gợi ý thứ hai: là người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm trên núi Yên Tử. 
1







2
 








3






4
5











6 









7






8








9




10






11
12
ĐÁP ÁN CỦA TRÒ CHƠI “ GIẢI MÃ Ô CHỮ”
Câu 1: gồm 7 chữ cái: 
 Đáp án: SÁT THÁT
Câu 2: gồm 9 chữ cái:
 Đáp án: TRẦN THỦ ĐỘ
Câu 3: gồm 6 chữ cái
Đáp án: VÂN ĐỒN
Câu 4 gồm 8 chữ cái: 
Đáp án: BÌNH THAN
Câu 5 gồm 11 chữ cái: 
Đáp án: TRẦN HƯNG ĐẠO
Câu 6 gồm 9 chữ cái: 
Đáp án: HỒ CHÍ MINH
Câu 7 gồm 6 chữ cái: 
Đáp án: TÂY KẾT
Câu 8 gồm 7 chữ cái: 
Đáp án: DIÊN HỒNG
Câu 9 gồm 4 chữ cái: 
Đáp án: AN TƯ
 (An Tư công chúa là con gái út của Trần Thái Tông, là em của Trần Thánh Tông. Đầu năm 1285 quân đội nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm, vây hãm Thăng Long, tình thế quân ta bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng hy sinh, nhiều tôn thất nhà Trần đã quy hàng. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tộc độ tiến quân của quân Nguyên nhưng không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng Hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến mỹ nhân kế, tức sai người dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa)
Câu 10 gồm 6 cái: 
Đáp án: MÔNG CỔ
Câu 11 gồm 7 chữ cái: 
Đáp án: VẠN KIẾP
Câu 12 gồm 12 chữ cái: 
 Đáp án: SÔNG BẠCH ĐẰNG.
1
S
Á
T
T
H
Á
T
2
 T
R
Â
N
T
H
Ủ
Đ
Ộ
3
V
Â
N
Đ
Ô
N
4
B
Ì
N
H
T
H
A
N
5
T
R
Â
N
H
Ư
N
G
Đ
Ạ
O
6 
H
Ồ
C
H
Í
M
I
N
H
7
T
Â
Y
K
Ế
T
8
D
I
Ê
N
H
Ồ
N
G
9
A
N
T
Ư
10
M
Ô
N
G
C
Ổ
11
V
Ạ
N
K
I
Ế
P

S
Ô
N
G
B
Ạ
C
H
Đ
Ằ
N
G
12
Trả lời câu hỏi tìm từ chìa khóa. 
Đáp án: TRẦN NHÂN TÔNG
 (Sinh ngày 7/12/1258. Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông. Trần Nhân Tông được truyền ngôi vào năm 1278 khi chưa đầy 20 tuổi – là vị Hoàng đế thứ ba của Hoàng triều Trần nước Đại Việt.Vị Vua trẻ anh minh sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược của đế quốc Mông –Nguyên hùng mạnh từ phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị xã hội của Đại Việt.Năm 1285 nhà Nguyên đem quân sang xâm lược nước ta, ông đã cùng Thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã đánh bại được cuộc xâm lược của quân Mông –Nguyên. Cảm hững trước sự chiến thắng của dân tộc, ông đã làm hai câu thơ lưu lại: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
 Non sông nghìn thưở vững âu vàng”
 (Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
 Sơn hà thiên cổ điện kim âu)
 Sau khi đất nước yên bình, Ông đã bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo đối với Chiêm Thành. Năm 1293 ông nhường ngôi cho con và làm Thái Thượng hoàng. Sau này già ông lên núi yên tử tu hành và là người áng lập ra Thiền phái Trúc lâm trên núi Yên Tử).
3.4: Luyện kỹ năng phân tích, nhận định lịch sử. 
 Bài tập 1: 
 Giáo viên kẻ bảng đưa ra một số thông tin, sự kiện lịch sử đã được cắt rời, yêu cầu học sinh sắp xếp các nội dung, sự kiện sao cho phù hợp (trò chơi miếng ghép lịch sử).
 Năm 1009; Lý Chiêu Hoàng; Lý Công Uẩn lên ngôi; bộ hình thư- bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta; năm 1010; Vị vua cuối cùng của nhà Lý; Trần Cảnh lên ngôi; chức Thái Thường Hoàng; năm1226; Bình ngô đại cáo;năm 1042; Trường Đại học đầu tiên của nước ta; năm 1400; dời đô từ Đại La về Thăng Long; được đặt đầu tiên dưới triều Trần; Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ; bóp nát quả cam; Trần Thủ Độ; ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc;Quốc Tử Giám; Nguyễn Trãi; Trần Quốc Toản; Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo; Trần Bình Trọng; 
Năm 1009


Bộ hình thư- bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

Vị vua cuối cùng của nhà Lý
Chức Thái Thường Hoàng

Năm1226


dời đô từ Đại La về Thăng Long
Năm 1400

Trần Bình Trọng


Bóp nát quả cam
Quốc Tử Giám

Trần Thủ Độ


Bình ngô đại cáo
 
 ĐÁP ÁN
Năm 1009
Lý Công Uẩn lên ngôi
Năm 1042
Bộ hình thư- bộ luật thanh văn đầu tiên của nước ta;
Lý Chiêu Hoàng
Vị vua cuối cùng của nhà Lý
Chức Thái Thượng Hoàng
được đặt đầu tiên dưới triều Trần
Năm1226
Trần Cảnh lên ngôi
Năm 1010
Dời đô từ Đại La về Thăng Long
Năm 1400
Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ
Trần Bình Trọng
Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc
Trần Quốc Toản
Bóp nát quả cam
Quốc Tử Giám
Trường Đại học đầu tiên của nước ta
Trần Thủ Độ
Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo
Nguyễn Trãi
Bình ngô đại cáo

Bài tập2: Sắp xếp các dữ kiện lịch sử cho sẵn vào bảng sao cho đúng.
 Nhà Lý; Thăng Long (Hà Nội); quân Mông – Nguyên; Hồ Quý Ly; 1009-1225; Trần Cảnh; Lý Công Uẩn; Đại Việt; quân Tống; Tây Đô(Thanh Hóa) Nhà Trần; Đại Việt; quân Minh; 1400-1407; Thăng Long (Hà Nội); Đại Ngu; Trần Cảnh; 1226-1400; Nhà Hồ.
Triều đại
Thời gian
Vị vua sáng lập
Quốc hiệu
Kinh đô
Chống quân xâm lược

 ĐÁP ÁN
Triều đại
Thời gia
Vị vua sáng lập
Quốc hiệu
Kinh đô
Chống quân xâm lược
 Nhà Lý
1009-1225
Lý Công Uẩn
Đại Việt
Thăng Long(Hà Nội)
Quân Tống
Nhà Trần
1226-1400
Trần Cảnh
Đại Việt
Thăng Long(Hà Nội)
Quân Mông – Nguyên
Nhà Hồ
1400-1407
Hồ Qúy Ly
Đại Ngu
 Tây Đô(Thanh Hóa)
Quân Minh
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
 Mặc dù thời gian dành cho môn Lịch sử trong nhà trường rất hạn chế chỉ có 1 đến 2 tiết một tuần. Song qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng cao hiệu quả giờ học, giúp học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập thì giáo viên phải có sự thay đổi trong phương pháp dạy. Việc áp dụng luyện một số kỹ năng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết ôn tập môn lịch sử là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Bởi đặc trưng của tiết ôn tập là khó dạy, ôn tập lại những kiến thức cũ, nếu giáo viên không thay đổi cách dạy, thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm chám, kém hiệu quả mà tiết học lại nặng nề. Với một số bài tập dưới dạng các trò chơi xoay quanh những kiến thức đã học sẽ giúp các em hăng say tìm hiểu, trả lời các câu hỏi, làm tăng tính tích cực, chủ động trong việc ôn lại kiến thức. Từ đó, sẽ giúp các em ham học và không còn cảm giác ngại học môn lịch sử.
 * Kết quả khảo sát chất lượng tiết học lịch sử khi đã áp dụng đề tài 
 (Thời điểm tiến hành khảo sát cuối học kỳ I – năm học 2018-2019)
Lớp
Sĩ số
 Xếp loại 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
36
12
33,3
16
44,5
8
22,2
0
0
7B
35
9
25,7
17
48,6
9
25,7
0
0
Tổng
71
21
29,6
33
46,5
17
23,9
0
0
 
 Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động. Chất lượng học sinh đạt khá giỏi trong hai lớp tăng lên, số lượng học sinh trung bình trở lên chiếm đa số và đặc biệt số lượng học sinh yếu, kém giảm mạnh.
 Với cách dạy này giáo viên đã phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng không chỉ là kết quả học tập của học sinh mà còn góp phần hình thành nhân cách, năng lực của các em sau này.
 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận:
 So sánh kết quả khảo sát trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm đề tài ta thấy: có sự chuyển biến rất rõ trong học sinh. Số học sinh giỏi- khá tăng lên, số học sinh yếu, kém không còn. Điều này cũng cho thấy đề tài của tối bước đầu đã có kết quả tốt.
 Qua thời gian áp dụng giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ môn thì giáo viên phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với môn lịch sử. Với cấu tạo chương trình bộ môn lịch sử 7 có nhiêu tiết ôn tập sau mỗi chương, nhiều tiết bài tập nên rất thích hợp cho việc thiết kế bài dạy theo phương pháp tổ chức trò chơi, luyện một số kỹ năng nhằm phát huy tính tích cực,chủ động khả năng tư duy logic trong học tập của học sinh. Với cách làm này, giáo viên sẽ củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành và rèn luyện được những kỹ năng cơ bản cho các em. Đồng thời tạo thêm niềm vui, động lực, kích thích các em yêu mến môn học hơn.
 Trong khoảng thời gian hạn hẹp, tôi chỉ xin đưa ra một số mẹo nhỏ như trên để góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm của người thầy khi lên lớp nhằm giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn và cảm thấy yêu thích môn lịch sử hơn, góp phần đưa các em trở thành những con người có ích cho xã hội sau này.
II. Kiến nghị:
1. Đối với giáo viên: 
 - Để tiến hành soạn giảng tiết ôn tập hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học cần thiết, thiết kế giáo án điện tử để tiện cho việc ôn tập. Mặt khác, giáo viên phải bám sát chương trình tiết ôn tập, đưa ra nội dung, các bài tập, trò chơi và các kỹ năng phù hợp để củng cố được kiến thức cơ bản cho học sinh.
- Bản thân mỗi giáo viên cũng phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu để tìm ra những bài tập phù hợp, những kỹ năng cần thiết khi ôn tập.
- Một số lưu ý đối với giáo viên khi tiến hành ôn tập, cần có sự khích lệ, động viên, khen thưởng học sinh tích cực và tạo điều kiện đối với những học sinh chưa mạnh dạn để lớp học vui vẻ, thoái mái, sôi nổi nhưng không ồn ào làm ảnh hưởng đến lớp khác.
2. Đối với học sinh:
 Cần tích cực chủ động trong học tập, say mê tìm hiểu và làm các bài tập nhằm khắc sâu kiến thức và tăng thêm sự yêu thích môn học.
 Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, với kinh nghiệm còn ít nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp để bản thân được học hỏi thêm nhằm phát huy tốt hơn giờ dạy lịch sử và nâng cao chất lượng giảng dạy.
 Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Định Tiến, ngày 10 tháng 4 năm 2019.
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
 Trịnh Thị Hồng
 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử - Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo khoa lịch sử 7 - Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách giáo viên lịch sử 7 - Nhà xuất bản giáo dục
4. Thiết kế bài giảng lịch sử 7 - Nhà xuất bản giáo dục
5. Tư liệu lịch sử 7 - Nhà xuất bản giáo dục
6. Phương pháp dạy học lịch sử. - Nhà xuất bản giáo dục
7. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS- NXB Giáo dục 2007
8. Tài liệu tập huấn “đổi mới phương pháp dạy học”, chương trình phát triển trung học 2010.
 DANH MỤC 
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ X ẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Hồng
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Định Tiến.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại 
(Phòng,Sở,Tỉnh)
Kết quả đánh giá xếp loại
 (A, B, C)
Năm học đánh giá xếp loại
1
Một số phương pháp ôn tập lịch sử 8 phần chiến tranh thế giới thứ hai
Cấp Phòng
B
 2011-2012
2
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời” lịch sử 9.
Cấp Phòng
B
2012-2013
3
Sự kết hợp kiến thức liên môn trong dạy học bộ môn lịch sử lớp 6.

Cấp Phòng
C
2014-2015
4
Sự kết hợp kiến thức liên môn trong dạy học bộ môn lịch sử 6 bài “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế”.

Cấp Phòng
B
2016-2017
5
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và tích hợp kiến thức liên môn để dạy tốt bài “Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý” môn lịch sử 7

Cấp Phòng
B
2017-2018
6
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17 ôn tập chương của môn lịch sử 7
Cấp Phòng
A
2018-2019

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_nham_phat.doc