Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - định hướng phát triển năng lực học sinh - Phần lịch sử trung đại Việt Nam
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày nay có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Điều này đòi hỏi Giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
Xu hướng giáo dục quốc tế hiện nay là : Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Để theo kịp xu hướng đó, ngành Giáo dục Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 - 2020 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của Giáo dục trong thập niên tới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - định hướng phát triển năng lực học sinh - Phần lịch sử trung đại Việt Nam

g chiến chống Nguyên - Mông. e. Nhiệm vụ 5 : Bài học kinh nghiệm từ những cuộc kháng chiến của nhà Lý - Trần . 5. Năng lực cần hướng tới - Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng : Đánh giá sự kiện, tái hiện sự kiện, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện ; nhận xét đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử. VI. NỘI DUNG 6 1. Nội dung 6 : Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Lý - Trần 2. Thời gian : 3 tiết 3. Hoạt động của giáo viên (Thiết kế theo giáo án : xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng phương pháp đặc trưng bộ môn kết hợp với các phương pháp dạy học theo định hướng năng lực học sinh : + Phương pháp : Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu. + Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép) - Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, định hướng cho học sinh hoạt động tìm hiểu kiến thức dưới hình thức hoạt động nhóm theo các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho học sinh chuẩn bị sau chủ đề 5 : sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Lý - Trần. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm và chốt kiến thức cơ bản trên máy chiếu. Khẳng định dưới thời Lý - Trần kinh tế phát triển, xã hộ ổn định và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về giáo dục, khoa học - kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. 4. Hoạt động của học sinh a. Nhiệm vụ 1 : Nước Đại việt thời Lý - Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì về kinh tế, văn hóa, giáo dục, KHKT, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ? Thành tựu Thời Lý Thời Trần 1. Kinh tế a. Nông nhiệp b. Thủ công nghiệp c. Thương nghiệp 2. Văn hóa 3. Giáo dục 4. Khoa học - Kĩ thuật 5. Nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc b. Nhiệm vụ 2 : Theo em, trách nhiệm của chúng ta với những thành quả của ông cha ta đã đạt được là gì ? 5. Năng lực cần hướng tới - Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng : Đánh giá sự kiện, tái hiện sự kiện, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện ; nhận xét đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử. VII. NỘI DUNG 7 1. Nội dung 7 : Sự suy sụp của nhà Lý và nhà Trần 2. Thời gian : 2 tiết 3. Hoạt động của giáo viên (Thiết kế theo giáo án : xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng phương pháp đặc trưng bộ môn kết hợp với các phương pháp dạy học theo định hướng năng lực học sinh : + Phương pháp : Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu. + Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh) - Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, định hướng cho học sinh hoạt động tìm hiểu kiến thức dưới hình thức hoạt động nhóm theo các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho học sinh chuẩn bị sau chủ đề 6 : Sự suy sụp của nhà Lý và nhà Trần. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ, nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm và chốt kiến thức cơ bản trên máy chiếu. Khẳng định quy luật tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam là cuối mỗi triều đại, các vua đều ăn chơi sa đọa, không quan tam đến triều chính và dẫn tới sự sụp đổ của triều đại đó và dẫn tới sự thành lập một triều đại khác là tất yếu. Thời Lý và Trần là 2 triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử khoảng 4 thế kỉ (TK XI - TK XIV). Thời Lý Trần với nền văn hóa Thăng Long rực rỡ, với những chiến thắng vang dội chống mọi thế lực xâm lược lớn nhỏ, bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc, mở ra kỉ nguyên Đại Việt huy hoàng. 4. Hoạt động của học sinh a. Nhiệm vụ 1 : Vì sao nhà Lý và nhà trần sụp đổ ? b. Nhiệm vụ 2 : Nhà Lý và nhà Trần tồn tại được bao lâu ? c. Nhiệm vụ 3 : Vị vua cuối cùng của nhà Lý và nhà Trần ? d. Nhận xét của em về 2 triều đại Lý - Tần trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. e. Nhiệm vụ 4 : Qua tìm hiểu về 2 triều đại Lý - Trần, em rút ra được quy luật lịch sử gì của các triều đại phong kiến ? Rút ra bài học và liên hệ. 5 . Năng lực cần hướng tới - Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng : Đánh giá sự kiện, tái hiện sự kiện, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện ; nhận xét đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử. VIII. NỘI DUNG 8 * Khái quát nội dung cơ bản của toàn bộ chủ đề về thời Lý - Trần. Chiếu một số hình ảnh, video tư liệu về nhà Lý và nhà Trần (1 tiết) (Thiết kế theo giáo án : xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng phương pháp đặc trưng bộ môn kết hợp với các phương pháp dạy học theo định hướng năng lực học sinh : + Phương pháp : Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học trực quan, dạy học lịch sử qua sử dụng tài liệu. + Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật phòng tranh) - Hình ảnh về một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý và Trần. - Video - phim tư liệu : chuyện kể nơi phát tích Vương triều Trần. - Video Nhà Trần và Thái sư Trần Thủ Độ ; Vương triều Trần và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. - Video Thái tổ Lý Công Uẩn sáng lập Vương triều Lý và kinh đô Thăng Long. XIX. NỘI DUNG 9 * Kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc chủ đề (2 tiết) - Giáo viên biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề. - Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực hình thành của mỗi câu hỏi, bài tập. - Xây dựng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức và năng lực (sử dụng 2 loại hình câu hỏi : Câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận). - Chú ý thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực lịch sử theo hướng mở, gắn kiến thức lịch sử vào thực tiễn. V. Kết thúc chủ đề 1. Củng cố 2. Hướng dẫn về nhà Sau mỗi chủ đề, giáo viên phát phiếu học tập với hệ thống câu hỏi liên quan đến chủ đề tiếp theo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm chuẩn bị. 3. Rút kinh nghiệm 5. Những yếu tố quyết định tới sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - định hướng phát triển năng lực học sinh - phần lịch sử trung đại Việt Nam 5.1. Đối với giáo viên - Tâm huyết, luôn sáng tạo trong việc lựa chọn chủ đề tích hợp. - Hiểu rõ được bản chất của dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Nắm vững và hiểu rõ các năng lực chung và năng lực riêng cần hướng tới hình thành cho học sinh ở mỗi chủ đề dạy học. - Chuẩn bị thật tốt các phương tiên dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong dạy học. - Luôn tiếp cận và ứng dụng các phương pháp dạy học mới như dạy học dự án (hoạt động nhóm). - Trao đổi với đồng nghiệp và tổ chuyên môn trước và sau khi thực hiện chủ đề dạy học tích hợp. - Chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận thức và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm trước khi thực hiện chủ đề. - Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía học sinh trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc mỗi chuyên đề. - Phát phiếu đánh giá thăm dò phản hồi của học sinh về phương pháp dạy học tích hợp chủ đề sau mỗi chủ đề học và so sánh với phương pháp truyền thống để rút kinh nghiệm. 5.2. Đối với học sinh - Tích cực, chủ động thực hiện phần nhiệm vụ mà giáo viên đã phân công trước khi diễn ra tiết học theo chủ đề. - Hứng thú hợp tác với giáo viên trong từng chủ đề, thường xuyên chia sẻ góp ý với các thành viên trong nhóm về những kiến thức và thông tin có liên quan tới chủ đề học. II. Quá trình áp dụng các giải pháp 1. Quá trình áp dụng các giải pháp tại cơ sở Ngay sau khi Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT ban hành, bản thân tôi đã cùng với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn tích cực nghiên cứu, xây dựng các bài học theo chủ đề đối với các môn học các khối lớp, đặc biệt là môn Lịch sử lớp 7 - Phần Lịch sử trung đại Việt Nam. Trên cơ sở các chủ đề dạy học đã được xây dựng, tôi đã thực hiện bài học để đồng nghiệp dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Qua quá trình thực hành giảng dạy 19 tiết chủ đề “Thời Lý và thời Trần trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam” ở lớp 7, tôi nhận thấy học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Kết quả đạt được khi áp dụng các giải pháp trên thực tế tại cơ sở Trong quá trình áp dụng sáng kiến này vào công tác giảng dạy, tôi nhận thấy tinh thần, ý thức học tập cũng như chất lượng bộ môn Lịch sử lớp 7 nơi tôi công tác giảng dạy đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát sau các tiết dạy chủ đề đạt được như sau : Lớp, sĩ số Nội dung, mức độ 7 (22 học sinh) Nội dung Mức độ Số lượng Tỉ lệ Trước khi áp dụng kinh nghiệm Không thích 14 63,6 Thích 8 36,4 Rất thích 0 0 Sau khi áp dụng kinh nghiệm Không thích 2 9,1 Thích 17 77,3 Rất thích 3 13,6 Như vậy, Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - Định hướng phát triển năng lực học sinh - Phần lịch sử trung đại Việt Nam có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và phát triển năng lực học sinh, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục ở trường Trung học cơ sở. 3. Đánh giá hiệu quả đạt được khi áp dụng sáng kiến trên thực tế Sau khi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi nhận thấy tiết học Lịch sử sôi nổi hơn, đa số học sinh đều có hứng thú với bài học. III. Khả năng áp dụng sáng kiến Với những kết quả khả quan đạt được khi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi nhận thấy phương pháp này có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục của ngành Giáo dục hiện nay. Mô hình dạy học này chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình SGK trong thời gian tới. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử hướng tới phát triển năng lực học sinh còn gặp không ít khó khăn bởi vì đây là mô hình dạy học vẫn còn mới mẻ đối với đa số giáo viên. Nhiều giáo viên có tâm lí ngại thay đổi, đổi mới phương pháp dạy học, vẫn bảo thủ phương pháp dạy học truyền thống. Như chúng ta đã biết thực trạng dạy học Lịch sử ở nước ta hiện nay khiến hầu hết học sinh quay lưng lại với môn Sử và thậm chí là coi thường. Từ thực trạng trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Sử lại càng cấp thiết. Vì vậy mỗi giáo viên Lịch sử hãy là một tấm gương tự học sáng tạo trong mỗi tiết dạy để tác động đến tư duy, thay đổi cái nhìn lệch lạc của học sinh đối với môn Lịch sử. Đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh không chỉ ứng dụng cho môn Lịch sử mà còn có thể sử dụng cho hầu hết các môn học khác để hướng tới mục tiêu của Giáo dục là phát triển toàn diện các phẩm chất và nhân cách của người học, từ đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. 1. Điều kiện áp dụng - Mô hình dạy học trên có thể áp dụng cho các cấp học phổ thông đặc biệt là cấp THCS. - Người giáo viên phải yêu nghề, phải say mê bộ môn, có thời gian nhất định để đầu tư khai thác xây dựng bài, lựa chọn phương tiện dạy học và có được hình thức tổ chức dạy học hợp lý gây dược hứng thú với học sinh. - Học sinh phải có được thói quen học tập, tìm hiểu khoa học, bài bản theo hướng dẫn của giáo viên. - Nhà trường phải có cơ bản các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học : Hệ thống tranh ảnh, bản đồ, phòng học, thiết bị công nghệ thông tin,... 2. Bài học kinh nghiệm - Muốn học sinh yêu thích môn Lịch sử, bản thân người giáo viên Lịch sử phải yêu thích nó, tâm huyết với nghề. - Học sinh cần phải biết sưu tầm kiến thức lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng - Cần có sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Ban Giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh và toàn xã hội. C. KẾT LUẬN 1. Giá trị của sáng kiến trong phạm vi áp dụng Trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường THCS nói chung và bộ môn Lịch sử lớp 7 nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề - Định hướng phát triển năng lực học sinh là một trong những biện pháp quan trọng để hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực và phẩm chất cần thiết, giúp học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập, ngày càng yêu thích bộ môn Lịch sử hơn. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và học sinh trường TH&THCS Trung Thành chúng tôi nói riêng, đồng nghiệp và học sinh trường bạn nói chung thực hiện việc dạy học theo chủ đề môn Sử lớp 7 giảm bớt khó khăn. Về phía bản thân tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện sáng kiến này, đồng thời không ngừng học hỏi đúc rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Đề xuất các nội dung để phát huy hiệu quả mở rộng phạm vi áp dụng của sáng kiến 2.1. Đối với cấp trên - Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên. - Cần bổ sung các thiết bị dạy học hiện đại, video thước phim tư liệu lịch sử cho các Nhà trường. 2.2. Về phía Nhà trường - Trang bị phòng học chức năng cho bộ môn Lịch sử. - Tổ chức các buổi ngoại khóa lịch sử cho học sinh. 2.3. Đối với Tổ bộ môn Thường xuyên tổ chức các chuyên đề tiếp cận phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử. 2.4. Đối với Giáo viên - Tích cực theo học các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học. - Cần tiếp cận và nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề tiếp cận phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử. Xây dựng chủ đề trong dạy học và dạy học theo chủ đề là vấn đề không mới và là xu thế chung của các mô hình giáo dục tiên tiến nhưng chưa được phát huy triệt để lợi thế. Vì thế, các phòng GD&ĐT, các Nhà trường cần tích cực và sáng tạo trong triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải kiên trì mục tiêu dạy học theo chủ đề để đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề để hướng dẫn học sinh cách học và trên hết là để nâng cao chất lượng giáo dục. Bằng sáng kiến của mình, tôi rất mong muốn được đóng góp một phần nhỏ cùng với các bạn đồng nghiệp để học sinh yêu thích học môn Lịch sử hơn. Trong quá trình viết, không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Trong thời gian tôi làm sáng kiến tôi đã nhận được không ít sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, của tổ chuyên môn và sự tạo điều kiện của nhà trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Trung Thành, ngày 16 tháng 4 năm 2021 HỘI ĐỒNG KHCN HUYỆN ĐÀ BẮC Xếp loại : .. NGƯỜI VIẾT Xa Thị Thủy
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_chu_d.docx