Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở
Lịch sử địa phương giảng dạy trong nhà trường là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương, qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó quê hương cho học sinh, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước, nhận thức đúng đắn mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Từ đó các em sẽ thấy môn lịch sử thật gần gũi, không hề xa lạ hay khó hiểu, khó học có thể tăng hứng thú của các em với bộ môn và nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
Trong chương trình lịch sử THCS đã được bố trí 07 tiết dạy lịch sử địa phương, được phân bố như sau: lớp 6: 01 tiết (tiết 35); lớp 7: 03 tiết (tiết 68, 69, 70); lớp 8: 01 tiết (tiết 52) và lớp 9: 02 tiết (tiết 51, 52). Các tiết học lịch sử địa phương thường được bố trí ở cuối chương trình học, khi đã hoàn thành các bài học chính khóa có trong sách giáo khoa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở

ân trên đất Vĩnh Phúc mới chấm dứt.) Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại sự kiện cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử Trịnh Văn Cấn đã được học trong chương trình Lịch sử lớp 8. Nhân đó, giáo viên cũng có thế giới thiệu về tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng với người lãnh đạo Nguyễn Thái Học, người thị trần Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường vì đây là phần kiến thức đã được giảm tải trong chương trình học lịch sử lớp 9. Cuối buổi học, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về phong trào yêu nước của nhân dân Vĩnh Phúc thời kì này. Thảo luận xem vì sao các phong trào yêu nước của nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung đều bị thất bại và rút ra bài học (chưa có đường lối cách mạng đúng đắn và chưa có giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo. Các phong trào còn nổ ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết nên thực dân Pháp dễ dàng đàn áp. Tuy thất bại nhưng các phong trào trên đã thể hiện lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân dân Vĩnh Phúc, làm cơ sở cho những chiến thắng về sau.) * Đối với lớp 9: Đây là khối lớp mà có thể đưa kiến thức lịch sử địa phương tích hợp với kiến thức bài học được nhiều nhất, có nhiều thuận lợi nhất. Vì nội dung kiến thức của khối lớp 9 là phần lịch sử hiện đại cả thế giới và Việt Nam. Có nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử đang diễn ra học sinh đang được chứng kiến và tham gia vào; các tài liệu lịch sử địa phương có liên quan cũng khá phong phú, dễ tìm nên việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử địa phương thuận lợi hơn ở các khối học khác. Đưa kiến thức lịch sử địa phương vào giảng dạy lịch sử lớp 9, có tác dụng rất lớn tới việc giúp học sinh nắm chắc, hiểu sâu, nhớ lâu hơn kiến thức, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế và định hướng được các suy nghĩ, hành động của học sinh khi tham gia vào các hoạt động chính trị-xã hội. - Các biện pháp chủ yếu được dùng khi giảng dạy lịch sử địa phương ở lớp 9: Đối với phần lịch sử thế giới, do chính sách ngoại giao mở cửa đất nước tăng cường mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới nên đã có nhiều các công ti của các quốc gia đến sản xuất, kinh doanh tại Vĩnh Phúc. Khi dạy các bài 8: Nước Mĩ; Bài 9: Nhật Bản và Bài 10: Các nước Tây Âu, giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm những công ty, nhà máy của các nước trên đang hoạt động tại Vĩnh Phúc cũng như những đóng góp của các công ty đó đối với sự phát triển của tỉnh (Ví dụ như 2 công ti lớn của Nhật: Hon đa và Toyota ở thành phố Phúc Yên đã có đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, hỗ trợ sự phát triển của giáo dục, văn hóa tỉnh). Còn ở Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai, giáo viên nên để phần củng cố để học sinh liên hệ đến tác động của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật đến địa phương em, từ đó có thể rút ra bài học để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cuộc cách mạng (hướng dấn học sinh hoàn thành bài thu hoạch ở nhà, giáo viên thu lại làm bài kiểm tra 15 phút.) Bài viết của học sinh về tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đến địa phương. Ảnh: tác giả Đối với phần lịch sử Việt Nam, có rất nhiều bài có thể tích hợp kiến thức lịch sử địa phương vào nội dung giảng dạy. Giáo viên lưu ý, vì nội dung phần lịch sử Việt Nam rất dài nên giáo viên chỉ có thể giới thiệu khái quát, không đi vào phân tích cụ thể lịch sử địa phương mà nên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu để đến tiết lịch sử địa phương sẽ phân tích sâu hơn. Ví dụ như ở Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, giáo viên cũng chỉ giới thiệu với học sinh đến năm 1931, ở Vĩnh Phúc cơ bản thành lập được các chi bộ cộng sản ở các huyện. Ở bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, giáo viên cũng chỉ khái quát về cuộc nổi dậy giành chính quyền của nhân dân Vĩnh Phúc đến ngày 24/8/1945, cơ bản các huyện trong tỉnh đã giành chính quyền, chỉ còn thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên) chưa giành được chính quyền do quân Tưởng ngăn cản. Trong các Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950); Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953); Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954), giáo viên tập trung giới thiệu các hoạt động của quân dân Vĩnh Phúc phối hợp với nhân dân cả nước chống Pháp: như chiến thắng Khoan Bộ (năm 1947), chiến dịch Trần Hưng Đạo (năm 1951) hay sự đóng góp của nhân dân Vĩnh Phúc trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử khi giảng về các sự kiện trên. Bước sang giai đoạn chống Mĩ, khi giảng Bài Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mỹ cứu nước (1965 - 1973), đến nội dung miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, giáo viên liên hệ đến sự kiện nhân dân xã Sơn Lôi (Bình Xuyên), Tiền Châu (Phúc Yên) bắn rơi máy bay Mĩ, liên hệ đến anh hùng Nguyễn Viết Xuân với câu khẩu hiệu bất hủ “Nhằm thẳng quân thù! Bắn” để bổ sung kiến thức cho bài học. Đến giai đoạn đất nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội, khi dạy Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH (từ năm 1986 đến năm 2000), giáo viên cũng chỉ liên hệ đến những thành tựu nổi bật của Vĩnh Phúc đã đạt được trong thời kì đổi mới, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Với việc đưa kiến thức lịch sử địa phương vào bài học, giáo viên sẽ giúp bài học sinh động hơn, dễ hiểu hơn, thu hút được sự chú ý của học sinh vào bài học, từ đó nâng cao chất lượng giờ học. Khi dạy đến tiết lịch sử địa phương (tiết 51), giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả nghiên cứu, sưu tầm của mình về phong trào đấu tranh của nhân dân Vĩnh Phúc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (từ năm 1945 đến năm 1975, qua việc hoàn thành bảng niên biểu về Vĩnh Phúc trong cách mạng tháng Tám 1945 (học sinh làm việc theo nhóm) Thời gian Nơi giành chính quyền 17/8/1945 19-20/8/1945 21/8/1945 22/8/1945 24/8/1945 30/8/1945 9/1945 ( Gợi ý sản phẩm) Thời gian Nơi giành chính quyền 17/8/1945 Huyện Lập Thạch 19-20/8/1945 Huyện Kim Anh, Đa Phúc, Yên Lãng 21/8/1945 Huyện Vĩnh Tường 22/8/1945 Huyện Yên Lạc 24/8/1945 Huyện Bình Xuyên và Tam Dương 30/8/1945 UBND cách mạng lâm thời tỉnh Phúc Yên thành lập 9/1945 UBND cách mạng lâm thời tỉnh Vĩnh Yên thành lập Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét về cuộc cách mạng tháng Tám ở Vĩnh Phúc (thực hiện đúng sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, cuộc cách mạng diễn ra nhanh chóng, quy mô toàn tỉnh, huy động đông đảo nhân dân tham gia) Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những thắng lợi lớn trong lịch sử dân tộc từ năm 1945 đến năm 1975 (thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975). Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã sưu tầm được giải quyết câu hỏi: Vậy tình hình tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đó như thế nào? Nhân dân Vĩnh Phúc đã có đóng góp như thế nào vào những thắng lợi đó của dân tộc? (Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) tại Vĩnh Phúc đã có hơn 6 nghìn trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt hơn 15 nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí của địch. Tiêu biểu có các trận đánh lớn như: Khoan Bộ trên dòng sông Lô (xã Phương Khoan, Sông Lô) năm 1947, trận Xuân Trạch (Xuân Hòa, Lập Thạch) năm 1950, trận núi Đanh (Vĩnh Yên) năm 1951... Có 69 xã được công nhận là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huyện Bình Xuyên có xã Quất Lưu,Đạo Đức, Sơn Lôi, Tam Hợp, Hương Sơn, Tân Phong, Thanh Lãng, Phú Xuân. (Chú ý: trong chương trình lịch sử 9, chiến dịch Trần Hưng Đạo có diễn ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được giảm tải, nên giáo viên giới thiệu khái quát về chiến dịch này và về nghĩa trang quốc gia Trần Hưng Đạo tại xã Tam Hợp, Bình Xuyên) Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ngoài việc góp sức người, sức của chi viện cho miền Nam, quân và dân Vĩnh Phúc đã anh dũng chiến đấu 738 trận chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mĩ, bắn rơi 120 máy bay Mĩ (có 2 chiếc B52 và 1 chiếc F111). Tiêu biểu là ngày 17/10/1972 quân dân xã Tiền Châu (Phúc Yên) bắn rơi 1 chiếc F111, đây là chiếc máy bay thứ 4 000 của Mĩ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam. Với thành tích này Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Tiền Châu đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cũng với nhân dân và lực lượng vũ trang xã Phúc Thắng (Phúc Yên), huyện Kim Anh (nay thuộc Hà Nội) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.) Cuối giờ học, giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về thành tích của địa phương minh (xã) trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cho học sinh nghe và học bài hát “Cùng anh tiến quân trên đường dài” viết về anh hùng Nguyễn Viết Xuân của nhạc sĩ Huy Du. Ở tiết 52, giáo viên tập trung cho học sinh nắm được những nét khái quát về Vĩnh Phúc trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975-2005), nhất là những thành tựu của Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới đất nước. Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu, trả lời câu hỏi theo từng nhóm: Nhóm 1. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (năm 1978) và biên giới phía Bắc (1979), nhân dân Vĩnh Phúc đã có đóng góp như thế nào? Nhóm 2. Em biết gì về chủ trương “khoán 10” và Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc? Nhóm 3: Nêu những thành tựu nổi bật của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới? (1. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc, nhân dân Vĩnh Phúc đóng góp sức người, sức của góp phần vào thành công của hai cuộc chiến đấu. 2.Tỉnh Vĩnh Phú (cũ) là địa phương đầu tiên thực hiện “khoán hộ” (khoán 10), thực hiện đổi mới trong nông nghiệp do đồng chí Kim Ngọc, nguyên Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú (1958-1978) khởi xướng từ những năm 60 của thế kỉ XX, đem lại luồng gió mới cho nền kinh tế nước ta thời kì đó đang gặp khủng hoảng vì nền kinh tế tập trung, bao cấp.) 3.Từ năm 1997-2007, nhân dân Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa- hiện đại hóa: Tốc độ phát triển kinh tế cao nhất nước (15%); Sản xuất công nghiệp đứng thứ 7 cả nước, thứ 3 miền Bắc; là một trong những thành viên của Câu lạc bộ 1000 tỉ; du lịch phát triển; văn hóa, giáo dục ngày càng tiến bộ (năm 2012 là tỉnh có điểm thi bình quân vào Đại học cao nhất nước); đời sống người dân ngày một nâng cao (thu nhập bình quân trên đầu người đạt 2300 đô-la Mĩ); trật tự an ninh được giữ vững. Bộ mặt của tỉnh ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại, văn minh.) Cuối giờ, giáo viên tổ chức cho học sinh thuyết trình về sự đổi thay của quê hương mình trong công cuộc đổi mới đất nước. Nếu có điều kiện và thời gian có thể tổ chức cho học sinh thi thực tế trong một nhà máy, xí nghiệp hoặc khu công nghiệp của huyện. Điều này có tác dụng hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh định hướng con đường xây dựng tương lai cho mình. Như vậy, nếu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cùng với việc tổ chức tốt các tiết học lịch sử địa phương sẽ tạo cảm giác thoải mái cho học sinh. Qua việc thấy lịch sử của địa phương mình gắn liền với lịch sử đất nước, học sinh sẽ thấy lịch sử thật gần gũi và thiết thực, không cảm thấy lịch sử dài, khó, khô khan. Từ đó sẽ tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng bộ môn học. * Những lưu ý khi thực hiện giờ dạy lịch sử địa phương: - Giáo viên cần lựa chọn nội dung để sử dụng giảng dạy, tránh ôm đồm kiến thức. Những nội dung được lựa chọn phải gần gũi với chương trình học và với thực tế ở tỉnh, huyện, xã học sinh. - Giáo viên nên lấy tài liệu ở sách Lịch sử đảng bộ các xã, huyện và tỉnh. Sưu tầm thêm tài liệu ở trong các sách tham khảo có viết về lịch sử của tỉnh. - Nên giao nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương cho học sinh ở các tiết học có nội dung liên quan đến địa phương sau đó tổng hợp, khái quát ở giờ lịch sử địa phương cuối năm. - Kết hợp với sử dụng tranh ảnh, video cùng lời nói sinh động để tăng sự hấp dẫn khi giảng dạy lịch sử địa phương. - Kết hợp với Nhà trường, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên trong các hoạt động trải nghiệm thực tế để tích hợp lịch sử địa phương. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Tôi đã áp dụng soạn, giảng bài về lịch sử địa phương trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở năm học 2017-2018 và học kì I năm học 2018-2019 và đã mang hiệu quả thiết thực. Học sinh rất hứng thú với các tiết học lịch sử địa phương, các em ngạc nhiên, háo hức tự hào về những đóng góp của quê hương đối với dân tộc.Từ đó, các em thấy môn Lịch sử dễ học, dễ nhớ chứ không “sợ” bộ môn như trước kia nữa. Ngoài việc có thể áp dụng cho bộ môn Lịch sử, các kiến thức của lịch sử địa phương còn rất hữu ích cho các bộ môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lí, Sinh học, Công nghệ khi giảng dạy những nội dung chương trình liên quan đến địa phương. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi thấy học sinh hứng thú hơn với môn học lịch sử, khả năng thực hành với môn học cao hơn. Các em không còn sợ môn lịch sử, không chỉ thấy đây là một môn học khô khan với toàn những số liệu, nhân vật, sự kiện. Thông qua việc sưu tầm, nghiên cứu, trao đổi và vận dụng kiến thức về lịch sử địa phương, các em thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa lịch sử và cuộc sống và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện, nhân vật lịch sử đối với cuộc sống hiện tại, thấy được lịch sử là một bộ phận của cuộc sống, không tách rời cuộc sống. Từ đó, chất lượng môn học cũng được nâng cao hơn. - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến; - Giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu về lịch sử địa phương (Lịch sử đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc; Lịch sử đảng bộ huyện Bình Xuyên; tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương Vĩnh Phúc) - Giáo viên phải linh hoạt sử dụng các phương pháp tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh khi học về lịch sử địa phương. - Giao nhiệm vụ cho học sinh phải rõ ràng, có hướng dẫn cụ thể về cách thức sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép lịch sử địa phương. - Học sinh cần tích cực, chủ động khi nghiên cứu, sưu tầm lịch sử địa phương, chú ý lắng nghe hướng dẫn của giáo viên và thực hành theo hướng dẫn, vận dụng kiến thức của các bộ môn Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Sáng kiến “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi giảng dạy lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở” của tôi có thể áp dụng cho các giáo viên dạy lịch sử các trường THCS trong huyện; tích hợp với môn Địa lí, Giáo dục công dân và Ngữ văn, Sinh học, Công nghệ.... Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_khi_g.docx