Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX

Thế kỷ XX đã đi qua, nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, khép lại một giai đoạn đầy biến động của của lịch sử xã hội loài người. Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X đều khẳng định mục tiêu đào tạo hiện nay là đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ mới "Phát triển cao về mặt trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức , có kỹ năng lao động, có tính tích cực chính trị xã hội" nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, song đều phải thực hiện theo đúng mục tiêu đào tạo chung.

Đặc điểm của việc học tập lịch sử là là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hện tại và chuẩn bị cho tương lai. Khi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, người ta có thể trực tiếp quan sát chúng trong thiên nhiên hoặc ở trong phòng thí nghiệm. Khác với giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó trong phòng thí nghiệm.

doc 42 trang SKKN Lịch Sử 19/04/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX
ta.
GV dẫn chứng thêm về tinh thần yêu nước bất khuất của các nhà thơ nhà văn tiêu biểu thời kỳ này như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...
GV lấy dẫn chứng thêm trong các tài liệu tham khảo về Nguyễn đình Chiểu, là một nhà thơ mù...song có nhiều bài thơ ca ngợi tinh thần kháng chiến của nhân dân ta, thơ văn của ông là thứ vũ khí chống kẻ thù:
“chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm 
đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
“Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ 
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” 
... “Linh hồn nay đã tách theo thần
Sáu tỉnh còn theo dấu tướng quân”
- Những lời thơ đanh thép một mặt vừa như là một thứ vũ khí đánh lại kẻ thù xâm lược đồng thời nêu cao tinh thần yêu nước, cỗ vũ thêm tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường của nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược.
I. Thực dân Pháp xâm lựợc Việt Nam.
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859.
-Nguyên nhân sâu sa: Pháp cần nguyên liêu và thị trường.
-Nguyên nhân trực tiếp: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô.
*Chiến sự ở Đà Nẵng.
 Sáng 1-9-1858, Pháp đổ 3000 quân xâm lược nước ta.
 - Sau 5 tháng thất bại Pháp phải chuyển quân vào Gia Định
2 Chiến sự ở Gia Định năm 1859 
-2-1859 Pháp chuyển quân vào Gia Định.
-17-2-1859 Pháp tấn công Gia Định.
- Nhân dân kiên quyết chống Pháp.
-Quân triều Nguyễn chống trả yếu ớt 
->tan rã.
-Rạng sáng 24-2-1861 Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà, chiếm các tỉnh Nam kì : Gia Định, Định Tường, Biên hoà, Vĩnh long.
- Ngày 5-6-1862 Pháp buộc triều nguyễn kí hiệp ớc Nhâm Tuất.
*Nội dung:
+ Nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông và Côn đảo.
+ Mở cửa biển Đà Nẵng, Ba lạt, Quảng Yên cho Pháp...
+ Cho Pháp tự do truyền đạo.
+ Bồi thờng 288 vạn lạng bạc cho Pháp.
+ Pháp trả lại tỉnh Vĩnh Longvới điều kiện triều Nguyễn ngừng chiến.
II Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam kì:
- Tại Đà Nẵng nghĩa quân cùng triều đình kháng chiến-> Pháp gặp khó khăn
- ở Nam Định , 300 học sinh do đốc học Phạm Văn Nghị tình nguyện xin vào nam chiến đấu
- Tại Gia Định và 3 tỉnh Đông Nam Kì tinh thần kháng chiến sôi nổi:
+ Nguyễn Trung Trực đốt tàu địch trên sông Nhật Tảo- mở rộng địa bàn hoạt động
+ Khởi nghĩa Trương Định:
Năm 1862 bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, Trương Định lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa ở Tân Hòa ( Gò Công)
Tháng 2/1863 Pháp tấn công nghĩa quân rút lui. Đến tháng 8/ 1864 Trơng Định anh dũng hy sinh
2 Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì
a. Hoàn cảnh:
* Nhà Nguyễn:
 - Đàn áp ngăn cản phong trào đấu tranh của nhân dân
- Thương lượng với Pháp hòng chuộc lại ba tỉnh miền Đông nam kì
* Pháp: 
- Từ 20->24-6-1867 Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam kì không tốn một viên đạn
b. Phong trào đấu tranh của nhân dân: 
- Lập nhiều trung tâm kháng chiến ở Đồng Tháp Mười , Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên
- Nghĩa quân của các lãnh tự: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm Nguyễn Trung Trực , Nguyễn Hữu Huân 
- Nhiều nhà nho đã dùng văn thơ để vạch mặt bọn bán nước 
 4 Củng cố bài học
? Hãy so sánh cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông và miền Tây Nam Kì
Trả lời: - Giống: Phong trào đấu tranh rất sôi nổi, mạnh mẽ.
 -Khác: Miền Đông nhiều trung tâm kháng Pháp hơn, miền Tây phong trào khó khăn hơn vì Pháp thành lập sẵn hệ thống chính quyền ở miền Tây
 5. Hướng dẫn về nhà:
Dựa vào bài học em hãy lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873?
Sau khi học xong bài, giáo viên đọc thêm một số tư liệu tham khảo có liên quan đến phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đó là những câu chuyện kể về những tấm gương yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm như: Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu....
4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm:
Giờ dạy học thực nghiệm được tôi tiến hành ở lớp lớp 8A và lớp đối chứng là lớp 8B trường THCS Xuân Quang - huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ. Đây là một trường thuộc xã nghèo của huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ. Người dân ở đây chủ yếu làm nghề nông thuần tuý, điều kiện học tập của các em học sinh ở đây gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường còn thiếu nhiều: phòng chức năng không có, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học rất nghèo nàn. Bên cạnh đó học sinh ngoài giờ học còn phải phụ giúp công việc gia đình, thời gian dành cho học tập của các em rất ít, gia đình nhiều em lại không quan tâm đến việc học tập của con em nên các em hầu như chưa chú trọng đến việc học của mình, hoặc nếu có thì cũng chỉ là chú trọng đến các môn văn - toán - ngoại ngữ. ..Để nêu lên tinh thần yêu nước thông qua các bài giảng trên lớp nói chung và bài giảng lịch sử nói riêng các em hiểu một cách rất chung chung. 
Nắm bắt được những đặc điểm trên của học sinh , tôi đã tiến hành bài giảng theo đúng nội dung đề tài đề ra. Bằng việc sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử như: thuyết trình kết hợp với trực quan và dạy học nêu vấn đề, trao đổi đàm thoại... tôi đã lôi cuốn được sự chú ý của các em vào bài giảng, nhất là các em rất chú ý đến đoạn tường thuật về các trận đánh lớn mà nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống trả lại kẻ thù xâm lược. Nhiều em đã tỏ rõ thái độ căm thù quân xâm lược và những tội ác dã man mà chúng đã gây ra cho nhân dân ta, đồng thời các em rất khâm phục, xúc động trước những tấm gương chiến đấu bất khuất , hy sinh quả cảm để bảo vệ tổ quốc.
Sau khi dạy xong bài, tôi có tiến hành kiểm tra , đánh giá kết quả ở lớp 8A có sĩ số học sinh là 32 em và lớp 8B với tổng số học sinh là 35 em.
Đề kiểm tra 1 tiết: "Em hãy đánh giá vai trò, thái độ của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884? Dùng những sự kiện lịch sử để làm nổi bật tinh thần yêu nước của cha ông ta qua giai đoạn lịch sử này?"
Với câu hỏi trên yêu cầu học sinh phải trả lời được các ý cơ bản sau: 
a. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta:
- 1/9/1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho công cuộc xâm lược nước ta.
- Nhân dân 2 miền nam bắc đã vùng lên đấu tranh theo bước chân xâm lựơc của Thực dân Pháp
b. Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta biểu hiện cụ thể là:
 * Giai đoạn từ năm 1858 - 1862: 
- Nhân dân miền nam cùng sát cánh với quân triều đình đứng lên chống Pháp xâm lược
+ Năm 1858: trước sự xâm lược của Thực dân Pháp, đội quân của Phạm Gia Vĩnh cùng với Quân triều đình do Ngưyễn Tri Phương xây đắp thành luỹ,bao vây địch, thực hiện “Vườn không nhà trống” giam chân địch suốt 5 tháng liền làm cho chúng bị thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh .ở miền bắc có đội quân học sinh gần 300 người do Phạm Văn Nghị xin vào nam chiến đấu. 
+ Năm 1859: Quân Pháp chiếm Gia Định, nhiều đội quân của nhân dân hoạt động mạnh làm cho quấn Pháp khốn đốn. Tiêu biểu là khởi nghĩa của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu étperăng của Pháp ngày 10/12/1861 trên sông Vàm Cỏ Đông.
* Giai đoạn từ 1862 - 1884: 
- Nhân dân tự động kháng chiến khi nhà Nguyễn đầu hàng từng bước rồi đầu hàng hoàn toàn.
+ Năm 1862: Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền đông cho Pháp và đảo Côn Lôn, phong trào phản đối lệnh bãi binh và phản đối Hiệp ước lan rộng ra 3 tỉnh miền đông, đỉnh cao là khởi nghĩa Trương Định với ngọn cờ Bình tây đại nguyên soái.. Nhân dân khắp nơi nổi dậy , phong trào nổ ra gần như tổng khởi nghĩa: Căn cứ chính ở Tân Hoà, Gò Công làm cho Pháp khiếp sợ.
+ Năm 1867: Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền tây nam kì, nhân dân miền nam chiến đấu với nhiều hình thức, phương pháp như: Khởi nghĩa vũ trang, dùng thơ văn để chiến đấu như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...).
	Thực dân Pháp cùng triều đình tiếp tục đàn áp, các thủ lĩnh đã hy sinh anh dũng và thể hiện tinh thần khẳng khái, bất khuất:
	VD: Nguyễn Hữu Huân 2 lần bị giặc bắt, được thả ra vẫn tích cực chống Pháp, khi bị đưa ra hành hình ông vẫn ung dung làm thơ.
	Nguyễn Trung Trực bị giặc bắt đem ra chém, ông đã tuyên bố: “Bao giờ người tâynhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người nam đánh tây”
+ Năm 1873: Thực dân Pháp bắc kì lần 1, nhân dân Hà Nội dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu quyết liệt để giữ thành Hà Nội: quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch ở cửa ô Thanh Hà. Pháp đánh rộng ra các tỉnh nhưng đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của nhân dân miền bắc.
+ Ngày 21/12/1873, đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích giặc ở Cầu Giấy, gíêt chết tướng Gácniê làm cho Pháp hoang mang, khiếp sợ.
+ Năm 1882. Pháp đánh Bắc kì lần 2, cuộc chiến đấu giữ thành Hà Nội của tổng đốc Hoàng Diệu bị thất thủ nhưng Hà Nội vẫn kiên trì chiến đấu với nhiều hình thức: không bán lương thực cho Pháp, đốt kho súng của giặc....
	Đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích trận cầu giấy lần 2, giết chết tướng Rivie, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân miền Bắc tiếp tục kháng chiến
+ Từ năm 1883 - 1884, triều đình Huế đã đầu hàng hoàn toàn Thực dân Pháp (thể hiện qua hai hiệp ước Hacmăng và Patơnot) triều đình ra lệnh bãi binh trên toàn quốc nhưng nhân dân vẫn quyết tâm kháng chiến, nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành phản đối lệnh bãi binh của triều đình, tiêu biểu như ở Sơn Tây - Hà Nội.
	Như vậy giặc Pháp đánh đến đâu nhân dân ta bất chấp thái độ của triều đình Nguyễn, nổi dậy chống giặc ở đó với mọi vũ khí, nhiều hình thức, cách đánh sáng tạo, đặc biệt khi triều đình Nguyễn từng bước nhượng bộ, đầu hàng Pháp thì nhân dân 2 miền Nam - Bắc tự động kháng chiến mạnh mẽ , quyết liệt hơn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, làm cho chúng mất gần 30 năm mới bình định được Việt Nam. Những sự kiện đó càng chứng tỏ thêm tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường của cha ông ta qua suốt chiều dài lịch sử, càng khẳng định câu nói của Bác là hoàn toàn đúng. ..."Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy thì tinh thần yêu nước lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ..."
5. Kết quả thực nghiệm:
	Sau khi kiểm tra , đánh giá, tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
	- Lớp 8A: Tổng số 32 bài, thu về 32 bài
	Trong đó: 	+ Loại giỏi: 05 bài	+ Loại khá: 19 bài
	+ Loại trung bình: 08	(Không có loại yếu)
	- Lớp 8B: Tổng số 35 bài, thu về 35 bài
	Trong đó:	+ Loại giỏi: Không	+ Loại khá: 18
	+ Loại trung bình: 14	+ Loại yếu: 03
* Tôi lập bảng so sánh kết quả cụ thể như sau:
Kết quả
Lớp
Tổng số bài
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung bình
Loại yếu
8A
32
05
15,6%
19
59,3%
08
25,1%
0
0%
8B
35
0
0%
18
51,4%
14
40%
03
8,6%
	
	Như vậy, kết quả trên cho thấy lớp 8A được tôi giảng bằng giáo án 1, khi kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp 8B được giảng bằng giáo án 2, điều này chứng tỏ rằng các biện pháp sư phạm mà chúng tôi đưa ra để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước là hoàn toàn đúng đắn có thể áp dụng trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông góp phần phát huy tính tích cực chủ động trong nhận thức lịch sử của học sinh giúp các em nắm kiến thức nhanh và vững chắc đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Phần kết luận
Là một đất nước traỉ qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt Nam. Nhờ có tinh thần yêu nước mà cha ông ta đã gìn giữ được toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, nhờ có tinh thần yêu nước mà chúng ta, những thế hệ sau này mới có thể được sống trong hoà bình, yên vui như ngày hôm nay. Chiến tranh Việt Nam mới chỉ lùi xa gần 1/4 thế kỷ , bao thế hệ cha anh đã ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, cảm động hơn còn có biết bao những "nghĩa trang không mộ" , đó là những dòng sông hiền hoà đã trở thành nơi yên nghỉ cho hàng ngàn chiến sỹ cách mạng, những người con kiên trung của tổ quốc, họ ngã xuống để dành lại từng tấc đất của tổ quốc, và tổ quốc mãi mãi ghi công họ.
	Trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay tinh thần yêu nước càng phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bởi chúng ta luôn gặp phải những thế lực chống phá, thù địch, âm mưu chiếm nước ta, nô dịch dân ta, vì vậy bên cạnh việc chăm lo phát triển nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, Đảng ta coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu" và "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển " nhằm đào tạo ra một đội ngũ nhân tài có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, tri thức , sức khoẻ, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nứơc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, trong đó Đảng ra rất coi trọng việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho các em học sinh, nhất là giáo dục cho các em tinh thần yêu nước.
	Việc giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước thì bộ môn lịch sử giữ vai trò chủ đạo. Người giáo viên lịch sử ngoài việc nắm vững những kiến thức lịch sử, còn phải nhập tâm với quá khứ có một thái độ chính kiến rõ ràng trong việc giảng dạy mỗi sự kiện lịch sử, như thế mới tạo ra cho các em sự rung cảm với quá khứ lịch sử để từ đó các em có thể nhận thức tốt với kiến thức lịch sử, rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua việc học môn lịch sử.
	Xuất phát từ vấn đề quan tâm của ngành giáo dục nói riêng, của đất nước nói chung đối với vấn đề giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước. Qua đề tài, tôi đã đưa ra một số biện pháp thiết thực nhằm giáo dục các em tinh thần yêu nước. Tất cả các phương pháp giáo dục mà tôi đưa ra đều dựa trên cơ sở lý luận về phương pháp dạy học lịch sử và hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông . Tôi hy vọng rằng các phương pháp đó sẽ góp phần tích cực cho công tác giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII - NXB sự thật Hà Nội - 1991
2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII - NXB sự thật Hà Hội - 1996
3. Đặng Đức An, Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội,2001.
4. Nguyễn Thị Thế Bình, Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1910 - 1945 - Luận văn Thạc sỹ
5. Cairop, giáo dục học tập 3, Nxb Giáo dục Hà Nội , 1960
6. Phan Ngọc Liên, Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, nghiên cứu giáo dục 1991, số 5.
6. Phan Ngọc Liên, Một số vấn đề giáo dục lịch sử hiện nay, nghiên cứu giáo dục 1994, số 6
7. Phan Ngọc Liên, Phương pháp luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội 2000
8. Phan Ngọc Liên (chủ biên), từ điển thuật ngữ, khái niệm lịch sử phổ thông, NxbĐHQG Hà Nội 2000
9. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Giáo dục Hà Nội 2000
10. Trịnh Đình Tùng, Bộ môn lịch sử với việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh , nghiên cứu giáo dục số 350.
11. Trịnh Đình Tùng, Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục qua bài học lịch sử, nghiên cứu giáo dục 1991, số 5.
12. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam tập II, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1999.
13. Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm,
14. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa lịch sử 8, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2006.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tinh_than_yeu_nuoc_cho_hoc_si.doc