Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua một số di tích lịch sử địa phương
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đang phấn đấu tiến lên bắt kịp bạn bè khắp năm châu để khẳng định vị trí Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng và nhà nước ta một mặt vừa xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân, xây dựng nền quốc phòng an ninh bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mặt khác Đảng và nhà nước ta luôn xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là bệ phóng để đưa dân tộc ta bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của văn minh truyền thông và tin học. Đây là phương hướng quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng để đưa đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã lựa chọn.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên, của dân tộc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua một số di tích lịch sử địa phương

ịa tại Di tích lịch sử tại Bảo tàng Đăk Lăk Hình ảnh chuyến tham quan của học sinh trường THCS Nguyễn Trãi tại bảo tàng Đăk Lăk và nhà đày Buôn Ma Thuột ngày 25/3/2018 Ví dụ : Lịch sử 9, khi dạy bài 30, mục III, phần 2, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với chiến dịch Tây Nguyên mở màn và Chiến thắng Buôn Ma thuột vào ngày 10/3/1975 thì giáo viên nên liên hệ đến các di tích lịch sử như Xe tăng, tượng đài chiến thắng. Điều đó giúp cảm thấy thiết thực, gần gũi với những sự kiện lịch sử hơn và cảm thấy tự hào hơn về quê hương của mình. Không gian trưng bày Lịch sử là một trong ba nội dung trưng bày thường xuyên của Bảo tàng. Với diện tích trưng bày hơn 700m2 hơn 400 hiện vật và ảnh tư liệu nhằm giới thiệu các giai đoạn của lịch sử Đắk Lắk từ thời đại đồ đá đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và Đắk Lắk trong giai đoạn 1975 đến nay. Đặc biệt nhất là sa bàn trận đánh Buôn Ma Thuột 10-3-1975 đã tái hiện lại trận đánh mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tạo điều kiện cho quân và dân cả nước giành thắng lợi trên chiến trường miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà. Sau năm 1954, biết Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng nên đế quốc Mĩ ra sức bình định vùng đất Bazan màu mỡ này. Đến năm 1958 Ngô Đình Diệm lê máy chém lên Đăk Lăk thực hiện chính sách tố cộng diệt cộng. Chúng đánh phá buôn làng dồn đồng bào ta vào trại tập trung trá hình. Cùng với việc đàn áp về quân sự, đế quốc Mĩ thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, miệt thị đồng bào, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Từ năm 1958- 1968, dưới sự lãnh đạo của trung ương Đảng, tỉnh ủy và mặt trận tỉnh, nhân dân Đăk Lăk vùng dậy ddấu tranh chống lại sự tàn bạo của Mĩ - Ngụy. Cuối năm 1974, căn cứ vào tình hình cách mạng cả nước Bộ chính trị đã triệu tập hội nghị lịch sử quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 và chọn Buôn Ma Thuột làm điểm quyết chiến chiến lược mở màn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam. Để giải phóng Buôn Ma Thuột, Trung ương Đảng chi viện cho Đăk Lăk sư đoàn10, sư đoàn 318, trung đoàn 95B, tiểu đoàn 196, công binh, bộ binh, pháo binh, quân và dân Đăk Lăk. Ngày 4/3/1975 với chiến dịch mở màn, quân ta tấn công trên dường số 14, 2, 7, giải phóng Đức Lập, Thuần Mẫn. 2h ngày 10/3/1975 ta tiến đánh thị xã Buôn Ma Thuột. Chỉ trong 5 ngày tiến công và nổi dậy quân ta đã làm chủ Đăk Lăk và Buôn Ma Thuột, giải phóng các huyện còn lại. Ngày 24/3 ta hoàn toàn làm chủ Đăk Lăk. Cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra gay go ác liệt, đầy gian khổ hy sinh nhưng quân và dân Đăk Lăk vẫn anh dũng ngoan cường làm nên chiến công oạnh liệt mà đỉnh cao là chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, mở màn cho chiến thắng mùa xuân năm 1975. Sau 25 năm chiến đấu gian khổ bàng chiến dịch lịch sử Buôn Ma Thuột, quân và dân Đăk Lăk đã đập tan bộ máy thống trị xiềng xích Mỹ Ngụy, giải phóng hoàn toàn Đăk Lăk. Đó cũng là nhờ vào sự đoàn kết giữa các dân tộc, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ là nhân tố quyết định đến sự thắng lợi của trận chiến.Với thành tích đó ngày 2/10/2000 chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí quyết định số 464 /KTCTN phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang cho quân và dân Đăk Lăk. Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi Đuôi máy bay của Mĩ trưng bày được xem lại diễn biến Chiến thắng tại bảo tàng Đăk Lăk Buôn Ma Thuột tại Sa bàn Hình ảnh chuyến tham quan của học sinh trường THCS Nguyễn Trãi tại bảo tàng Đăk Lăk và nhà đày Buôn Ma Thuột ngày 25/3/2018 Hình ảnh chuyến tham quan của học sinh trường THCS Nguyễn Trãi tại bảo tàng Đăk Lăk và nhà đày Buôn Ma Thuột ngày 25/3/2018 Tổ chức cho học sinh viếng thăm tượng đài Liệt sĩ huyện Krông Ana(2016-2017) Ngoài ra trong quá trình tổ chức dạy học bộ môn lịch sử, giáo viên có thể lồng ghép các câu hỏi có tính thiết thực giúp học sinh vận dụng những điều mình học vào thực tế cuộc sống trong giai đoạn hiện nay.Ví dụ : Em thấy mình cần phải có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay? Qua đó giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để từ đó các em phấn đấu hơn nữa trong học tập. Trong thời gian đầu khi chưa áp dụng đề tài thì đa số học sinh không yêu thích học tập bộ môn lịch sử bởi các em cảm nhận về lịch sử còn hời hợt đặc biệt là chương trình lịch sử địa phương. Thái độ của học sinh thay đổi một cách tích cực sau khi được trải nghiệm thực tế đặc biệt là tận mắt chứng kiến được những di tích tại địa phương. Qua kết quả trên có thể cho chúng ta thấy rằng học sinh đã có sự tiến bộ trong qúa trình nhận thức các sự kiện lịch sử, các di tích cách mạng, di tích lịch sử tại địa phương góp phần vào sự tôn tạo, ý thức bảo vệ thành quả, truyền thống cách mạng tại địa phương, phát huy được ưu thế, sở trường của bộ môn trong việc giáo dục thế hệ trẻ truyền thống đạo đức, giũ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng và dân tộc nói chung. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Cách tổ chức dạy học với di tích lịch sử địa phương mà bản thân tôi nêu trên có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, tạo cho các em học sinh một không khí thoải mái, vui nhộn, kích thích tính tư duy, trải nghiệm về những vấn đề đã học khắc sâu các sự kiện lịch sử, các em không còn căng thẳng sau giờ học nữa. Đây cũng là cách các em vừa học vừa chơi mà đem lại hiệu quả cao, xóa đi những tư tưởng cho rằng lịch sử là môn phụ, sự kiện nhiều nên học sinh không xem trọng do đó trong những năm gần đây việc học lịch sử còn thờ ơ, học sinh chỉ học để có điểm đủ điều kiện lên lớp, học sinh học theo kiểu đối phó vói giáo viên chứ không không phải muốn tìm tòi nghiên cứu để hiểu sâu hơn lịch sử nước nhà. d. Kết quả khảo nghiệm các vấn đề nghiên cứu. + Đối với giáo viên: Khi chưa áp dụng đề tài nói trên vào trong quá trình dạy học, bản thân tôi thường mắc phải một số lỗi như giờ dạy còn trầm, giáo viên chỉ nói suông, nói nhiều, học sinh làm việc ít, giờ học không sôi nổi, học sinh còn thụ động, chưa đem lại hiệu quả cao, chính vì vậy mà không khắc sâu được những vấn đề cần giáo dục cho các em học sinh. Sau khi tôi áp dụng việc dạy học với di tích lịch sử địa phương có thực tế thì kết quả dạy học của bản thân tôi có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với chuẩn bị chu đáo của bản thân, nhà trường và tổ bộ môn, học sinh thích thú đối với môn học, tích cực xây dựng bài, học sinh không còn e ngại như trước nữa, các em đã mạnh dạn hơn trong cách đưa ra nhận xét cũng như phân tích các sự kiện lịch sử, có tinh thần phối hợp, đoàn kết và hợp tác trong học tập. Điều quan trọng nhất là các em đã hiểu rõ và nắm vững các sự kiện lịch sử, kết quả học tập cũng cao hơn. Học sinh biết phân tích đánh giá sự kiện lịch sử. + Đối với học sinh: Qua việc tổ chức dạy học với di tích tại địa phương, giáo dục cho các em tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của ông cha ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm,tổ chức cho các em viếng thăm dâng hương tại các tượng đài liệt sĩ nhân dịp các ngày lế như ngày 27/7, 22/12 để giáo dục cho các em lòng biết ơn đối với cha ông ta trong kháng chiến, tổ chức cho các em tham quan thực địa để các em tiếp cận được những hiện vật cụ thể, những hình ảnh trực quan, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học này đã tạo ấn tượng tốt đối với các em học sinh, các em thấy thoải mái, vui chơi học hỏi, không còn cảm giác căng thẳng, lo sợ khi thầy cô hỏi bài, các em thảo luận, tự mạnh dạn đưa ra ý kiến tạo cho các em có cảm giác tự tin khi đứng trước đám đông. Đặc biệt các em có quyền tự hào về truyền thống yêu nước, ý chí kiên kiền bát khuất của thế hệ cha ông chúng ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tự hào vì mình được sinh ra tại mảnh đất thân yêu đầy truyền thống và nhiều di tích lịc sử như Đăk Lăk. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông cha, những anh hùng đã dũng cảm hy sinh vì độc lập cho đất nươc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hằng năm trường THCS Nguyễn Trãi thường tổ chức cho học sinh viếng thăm tượng đài liệt sĩ huyện Krông Ana, viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ xã Eana, thăm những gia đình có công với cách mạng tại xã Eana, những cựu chiến binh xã Eana để hỏi thăm tình hình sức khỏe và được nghe lại những câu chuyện trong thời chiến tranh mưa bom lửa đạn. Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi dọn vệ sinh tại Đài tưởng niệm xã Eana. Thầy và trò trường THCS Nguyễn Trãi dâng hương tại đài tưởng niệm xã EaNa ngày 27/7/2017 Thầy và trò trường THCS Nguyễn Trãi dâng hương tại đài tưởng niệm xã EaNa ngày 27/7/2017* *Kết quả khảo nghiệm đối với học sinh trong chuyến thực tế ngày 25/3/2018 đối với học sinh trường THCS Nguyễn Trãi Câu hỏi 1:Sau khi tham quan một số di tích cách mạng tại địa phương của mình, (nhà đày Buôn Ma Thuột và Bảo tàng Đăk Lăk) các em có tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta không? TSHS Có Bình thường Không 180( 100%) 140(77.77%) 40( 22,23 %) 0( 0 %) * So sánh với kết quả khi chưa thực hiện đề tài TSHS Có Bình thường Không 180( 100%) 40(22.22 %) 40(22.22 %) 80( 55.56%) Như vậy sau một thời gian giảng dạy với đề tài đưa ra, do đó trong năm học 2017- 2018 này bản thân tôi mạnh dạn áp dụng rộng rãi đề tài này vào việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi - huyện Krông Ana, đồng thời trao đổi kinh nghiệm nhỏ này đến đồng nghiệp trong nhà trường để cùng nhau phối hợp trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử tại đơn vị mình. Trong chương trình lịch sử địa phương hiện nay thì nội dung chưa phong phú và còn sơ sài, do đó trong quá trình giảng dạy bộ môn giáo viên cần phải thu thập nhiều thông tin hơn nữa để hổ trợ cho việc dạy học của mình đồng thời góp phần làm phong phú thêm chương trình lịch sử địa phương. Để áp dụng thành công đề tài này vào việc dạy học bộ môn Lịch sử trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì bản thân mỗi giáo viên bộ môn Lịch sử phải tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng những yêu cầu về kiến thức Lịch sử đối với học sinh của mình, đồng thời tạo cho mình một vốn kiến thức sâu và rộng. Có như vậy chúng ta mới có thể đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học theo phương pháp mới, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, kích thích óc sáng tạo, phát huy tính tư duy, của học sinh, đồng thời hạn chế tối đa phương pháp dạy học theo lối truyền thống. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Việc giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh thông qua chương trình lịch sử địa phương trong việc học tập bộ môn lịch sử giai đoạn như hiện nay là việc cần thiết bởi học sinh càng ngày càng nhàm chán bộ môn này vì một số lý do khác nhau, song để áp dụng nó vào thực tiễn làm sao đem lại hiệu quả cao nhất thì chính bản thân giáo viên chúng ta cần phải nắm vững kiến thức và đầu tư theo chiều sâu, chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho các em một cảm giác thoải mái, không thấy áp lực và căng thẳng trong giờ học, có như vậy các em học sinh mới phát huy hết khả năng, sự tư duy và sáng tạo của mình và kết quả học tập của các em đem lại cao hơn. Đồng thời phải tạo điều kiện cho học sinh thực tế, tham quan, trải nghiệm để học sinh có thể có có cái nhìn trực quan, có nhận định và suy nghĩ riêng của bản thân và phân tích được các sự kiện lịch sử một cách sâu sắc. Từ đó các em sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong tương lai đặc biệt là thái độ của các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chăm lo học tập để trở thành con ngoan trò giỏi không phụ lòng của gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Kiến nghị: * Đối với giáo viên: + Cần áp dụng phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực của học sinh, áp dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy và đầu tư theo chiều sâu hơn nữa để giúp học sinh chủ động nắm băt kiến thức, gây hứng thú với học sinh tạo cho các em cảm giác vừa học vừa chơi nhưng đem lại hiệu quả cao hơn. + Giáo viên nên tham mưu với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học sinh được tham quan các di tích tại địa phương, trải nghiệm thực tế, xây dựng ý thức tập thể trong quá trình học tập trên nghế nhà trường, sẽ hạn chế được việc học sinh mâu thuẩn và gây gỗ đánh nhau . * Đối với học sinh: + Trong quá trình học tập học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo, chủ động trong việc khai thác kiến thức, tiếp thu kiến thức. + Rèn luyện nhiều hơn nữa về kĩ năng đánh giá, phân tích , nhận định các sự kiện lịch sử. + Có tinh thần phối hợp, đoàn kết với các bạn học sinh để hoạt động học tập đạt hiệu quả cao hơn. * Đối với các cấp: + Cần bổ sung thêm tài liệu về lịch sử địa phương. + Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn nữa trang thiết bị dạy học như phòng máy, máy chiếu để phục vụ cho quá trình dạy học. Trong tiết học nếu giáo viên sử dụng công nghệ thông tin, hình ảnh minh họa cho tiết dạy của mình thì hiệu quả đem lại cao, học sinh cũng không bị động, khắc sâu kiến thức một cách chủ động, và điều quan trong hơn là các em có hứng thú trong học tập. + Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa để học sinh có điều kiện tham quan các di tích lịch sử tại địa phương, danh lam thắng cảnh để học sinh được học hỏi nhiều hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, song chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong đồng chí đồng nghiệp góp ý một cách chân thành để giúp tôi hoàn thiện hơn đối với đề tài này. Eana ngày 15/3/2018 Người viết Nguyễn Thị Tài NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG MỤC LỤC I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.. Trang 1 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài................................................... Trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu... Trang 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................... Trang 2 5. Phương pháp nghiên cứu.. Trang 2 II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận..............................................................................Trang 3 2. Thực trạng.................................................................................Trang 4 3. Giải pháp, biện pháp................................................................ Trang 5 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp........................................... Trang 5 b.Nội dung và cách thức thực hiện những giải pháp,biện pháp....Trang 8 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp...............................Trang 26 d. Kết quả khảo nghiệm các vấn đề nghiên cứu........................ Trang 26 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................Trang 29 1.Kết luận:................................................................................... Trang 29 2. Kiến nghị:................................................................................ Trang 30 ************************* TÀI LIỆU THAM KHẢO Cổng thông tin điện tử Lịch sử Địa phương THCS (Sở GD& ĐT Đăk Lăk) Tư liệu lịch sử nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Đăk Lăk
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tinh_than_yeu_nuoc_cho_hoc_si.doc