Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống yêu nước trong giảng dạy lịch sử
Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị Trung ương Đảng phát động cho toàn Đảng toàn dân ta đã bước sang năm thứ ba.
Như chúng ta đã biết tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rất nhiều lĩnh vực như: tư tuởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào giải phóng dân tộc, về giáo dục đào tạo . . .
Chúng tôi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ thông qua các bài lịch sử giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh Trung học cơ sơ trong bối cảnh hiện nay.
* Thế giới: có nhiều đổi thay, song cuộc đấu tranh cho độc lập tự do và CNXH vẫn diễn ra gay gắt, các thế lực đế quốc và bọn phản động đang ra sức kích động lôi cuốn các dân tộc vào cơn lốc mới. Do đó, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn từng tấc núi, tấc sông vẫn luôn phải đặt ra không một phút lơ là…
Nhất là hiện nay thế giới và khu vực đang tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định, đặc biệt khi chúng ta vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều thời cơ lắm thách thức, mở cửa kinh tế chúng ta đón gió bốn phương trong đó có cả gió lành và gió độc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống yêu nước trong giảng dạy lịch sử

ghĩa cho học sinh. Đó là: Những bài về lao động sản xuất, sáng tạo văn học, nghệ thuật. Những bài về đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Hai loại bài trên thể hiện rõ vai trò quyết định, công lao to lớn của quần chúng nhân dân trong công cuộc xây dựng giữ nước. Những bài về các anh hùng dân tộc, các chiến sỹ cách mạng những nhân vật lịch sử biết dựa vào quần chúng nhân dân, hành động hợp quy luật phát triển của xã hội, thể hiện tài trí của mình trên các lĩnh vực đời sống. Những bài về lịch sử địa phương, hoặc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào giảng dạy các bài lịch sử dân tộc có liên quan. Ví dụ 1: Những bài về lao động sản xuất, sáng tạo văn học, nghệ thuật Trong chương trình loại tài liệu này không nhiều, đặc biệt trước cách mạng mà nó tập trung nhiều vào thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Trong các bài học về chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp lần thứ 1 và thứ 2 (lịch sử lớp 8,9) trong thời kỳ chiến tranh thế giới, chủ trương và hành động cướp bóc của Pháp, Nhật chúng ta có thể sử dụng nhiều tài liệu của Hồ Chí Minh để giáo dục học sinh lòng căm thù cướp nước. Như khi trình bày về thực dân Pháp cướp ruộng đất của nông dân, lập đồn điền trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai. Giáo viên trích dẫn câu: Khi Pháp đánh chiếm thuộc địa này, chiến tranh đã làm cho nông dân bỏ làng mạc của họ. Sau đó họ trở về thì thấy ruộng đất của họ bị bọn chủ đồn điền theo sau là quân đội chiến thắng chiếm mất, thậm chí chúng chia nhau cả những đất đai mà nông dân bản xứ cày cấy từ bao đời nay. Như vậy nông dân lại biến thành nông nô và buộc phải cày cấy ruộng đất từ chính mình cho bọn chủ nước ngoài. Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ, đặt vấn đề, trao đổi, thảo luận để tìm hiểu nội dung bài học. Tùy theo yêu cầu và trình độ từng đối tượng học sinh, nhận thức của từng lớp học, từng vùng khác nhau, các năm học khác nhau mà “đặt vấn đề” với những câu hỏi sau đây: Vì sao nông dân phải rời làng mạc của họ ? Mối quan hệ của bọn chủ đồn điền và quân đội xâm lược như thế nào trong việc cướp ruộng đất của nông dân ? Việc nông dân phải cày cấy ruộng đất của mình cho bọn chủ đồn điền thể hiện tình hình của đất nước như thế nào ?Qua trao đổi thảo luận các vấn đề trên, học sinh sẽ hiểu rõ hơn tình hình cuộc sống của nhân dân, đa phần bị mất ruộng đất khi đất nước bị xâm lăng. Học sinh cũng học thức rằng phát huy truyền thống dân tộc, lòng yêu nước họ sẽ vùng dậy đấu tranh chống bọn thực dân, bọn chủ đồn điền, tay sai nhằm giải phóng tổ quốc và giành quyền làm chủ ruộng đất từ lâu đời của mình. Giáo viên có thể kết luận đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nông dân. Ví dụ 2: Những bài về đấu tranh chống xâm lược Được đề cập trong rất nhiều loại tài liệu để từ việc giáo dục truyền thống đến giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Ví dụ như lịch sử lớp 9 khi trình bày về cuộc đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Trung Quốc đưa về nước xử án một cách bí mật, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc một đoạn tài liệu Hồ Chí Minh: “Bọn mật thám bắt cụ Phan Bội Châu ở Thượng Hải. Cụ là một nhà lão thành yêu nước xuất dương từ hai mươi năm nay, người ta đưa cụ về Bắc Kỳ để xử án. Mặc dù, chính phủ Pháp giữ bí mật vụ bắt bớ này nhưng người dân ai cũng biết tin, một phong trào phản đối sôi nổi khắp nơi” Trong khi giảng, giáo viên đọc cho học sinh nghe để minh họa cụ thể về phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thả Phan Bội Châu. Sau khi trình bày xong, giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh, trao đổi, thảo luận 1 số vấn đề : “Phan Bội Châu là ai ? Vì sao thực dân Pháp bắt cụ và định xử án bí mật ? Vì sao chúng không dám xử án công khai? Vì sao nhân dân nổi dậy mạnh mẽ ? Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân là gì ?” Kết quả của cuộc đấu tranh? Cuộc đấu tranh của nhân dân đòi thả cụ Phan Bội Châu chứng tỏ điều gì? Chúng ta học tập được bài học gì qua cuộc đấu tranh của nhân dân ? Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phát huy tính tích cực để tiếp thu phát huy kiến thức mới, đào sâu suy nghĩ những vấn đề cơ bản được đặt ra. Bồi dưỡng tình cảm, qua đó rèn luyện bồi dưỡng lòng kính yêu các nhà yêu nước, truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân và suy nghĩ trách nhiệm nhiệm của mình đối với đất nước ngày nay. 3.2 Giáo dục truyền thống yêu nước trong các hoạt động ngoại khóa: Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Trong phạm vi chuyên đề này chúng tôi nêu sơ bộ một số vấn đề: + Giới thiệu các hoạt động ngoại khóa như: hành quân theo bước chân người anh hùng, về thăm di tích lịch sử địa phương. Hình thức này học sinh chăm chú, say mê hứng thú học tập hơn, lĩnh hội kiến thức một cách sinh động cụ thể mà bài học trên lớp không có điều kiện thực hiện. Niềm vui sướng, sự rung cảm những ấn tượng khó phai khi được tận mắt chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, những văn hóa dân tộc, điều đó làm tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Học sinh được bồi dưỡng ý thức trân trọng di tích lịch sử, các em hiểu rõ được di tích lịch sử là những di sản văn hóa quý hiếm của nhân loại cần được bảo vệ. Qua sách báo ti vi các em biết rõ cuộc xâm lược, chiến tranh hủy diệt con người, của cải, tàn phá cả di tích lịch sử: như năm 1968 đế quốc Mỹ ném bom bắn phá “Thánh địa Mỹ Sơn” làm hư hại nặng nề khu di tích quý hiếm. Học sinh cần có ý thức trách nhiệm và nhiệt tình tham gia bảo vệ, ngăn ngừa những việc làm vô tình hay hữu ý ảnh hưởng đến di tích như chăn thả trâu bò, vẽ bậy, hái hoa các em tích cực tham gia các buổi lao động công ích do đoàn đội tổ chức phát động, làm vệ sinh, chăm sóc cây tại khu di tích lịch sử mà mỗi trường trung học cơ sở đảm nhận trách nhiệm chăm sóc bảo vệ một di tích lịch sử ở địa phương: như trường THCS Kim Đồng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc khu nhà số 54 Trần Bình Trọng- Quận Hải Châu nơi họp đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạnh thanh niên. Với hình thức này, tác dụng giáo dục tư tưởng đạt hiệu quả cao hơn, biểu hiện cụ thể là học sinh biết rút ra những bài học từ quá khứ cho cuộc sống hiện tại, đặt biệt từ chỗ hiểu rõ ý nghĩa của khu di tích, học sinh sẽ được bồi dưỡng ý thức tôn trọng, giữ gìn di sản văn hóa của ông cha ta để lại. III. KẾT QUẢ. Trong thời gian qua chúng tôi luôn vận dụng phương pháp đổi mới giáo dục theo hướng tịch cực hóa, sử dụng nhiều hình thức biện pháp để liên hệ giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh bước đầu thu được kết quả sau: Học sinh rất chăm chú, hứng thú nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, lớp học sôi nổi sinh động ,có khả năng vận dụng kiến thức, biết phân tích, so sánh kết luân và rút ra nhận thức đúng đắn, các em thích học bộ môn Sử hơn trước. Với những vấn đề nêu trên chúng tôi đã áp dụng tiến hành dạy một giờ minh họa thao giảng cụm : Bài NƯỚC ÂU LẠC, đã được bạn bè đồng nghiệp đồng tình ủng hộ và đánh giá hiệu quả cao. Tuy nhiên với nội dung đề tài rất rộng, chắc chắn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập một cách chi tiết, những thiếu sót không thể tránh khỏi .Vì vậy kính mong sự đóng góp ý kiến của ban chỉ đạo và bạn bè đồng nghiệp, để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy trong những năm tới. IV . Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Đề nghị Bộ giáo dục cung cấp băng hình, phim tư liệu, phục vụ cho giảng dạy. Phần minh họa: TIẾT 17 BÀI 15: NƯỚC ÂU LẠC (TT). I Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: HS thấy rõ : Giá trị của thành Cổ Loa: là một công trình kiến trúc độc đáo,thể hiện tài năng quân sự của cha ông ta. Do chủ quan ,mất cảnh giác,nước Âu Lạc rơi vào tay củaTriệu Đà,mở ra thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc – Thời Bắc thuộc. 2/ Thái độ tình cảm: Giáo dục cho học sinh biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng trong lịch sử,giáo dục cho HS ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù. 3/ Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng: - Mô tả thành Cổ Loa theo sơ đồ. - Nhận xét, đánh giá ,bước đầu tìm hiểu vể bài học lịch sử. II Đồ dùng dạy học: - Sơ đồ khu thành Cổ Loa. - Tranh ảnh về dấu tích của thành Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương. - Truyện Mị Châu- Trọng Thủy, Nỏ thần. - Lược đồ thể hiện cuộc xâm lược Âu Lạc của Triệu Đà. III.Các bước tiến hành: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Nước Âu Lạc thành lập trong hoàn cảnh nào? Em biết gì về tên Âu Lạc? 3/ Bài mới: Vào bài: Liên hệ hai câu chuyện truyền thuyết Mị Châu- Trọng Thủy, Nỏ thần để vào bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành Cổ Loa GV có thể hỏi HS về Kinh đô của nước Âu Lạc(Phong Khê).Nêu lên quyết tâm mới của An Dương Vương. ? Cổ Loa được xây dựng ở đâu, vào thời gian nào? GV: Trước đây có tên Khả Lũ hay Chạ ChủàTK XV xuất hiện tên gọi Cổ Loa. ? Vì sao khu thành có tên gọi là Cổ Loa hay Loa Thành? - Thành có nhiều lớp quanh co như hình xoáy trôn ốc. GV dùng sơ đồ khu thành Cổ Loa và nhắc HS xem SGK ?Mô tả cấu trúc của thành Cổ Loa theo sơ đồ ? ( ? Chất liệu chính để xây thành? ? Có mấy vòng thành? ?Tổng chiều dài các vòng thành? ? Chiều cao,chiều rộng của thành? Ngoài lũy đất bên ngoài mỗi vòng thành còn có đặc điểm gì?) Hs trình bày theo sơ đồ, GV sử dụng sơ đồ và phương pháp đàm thoại gợi mở để làm rõ cấu trúc độc đáo lợi hại của Loa thành . * Giáo dục môi trường: cha ông ta đã biết dựa vào thiên nhiên, hai vòng thành ngoài nhân dân ta lợi dụng những gò đất cao có sẵn trong tự nhiên rồi nối chúng với nhau . 2. Dùng sơ đồ mặt cắt ngang một đoạn lũy thành trình bày về cấu trúc, có hào sâu bao quanh,chất liệu chính để xây thành là đất nên thành xây xong lại đổ ( nước ta khí hậu nóng ẩm mưa nhiều,lại có một mùa lũ lụt), nhân dân ta sáng tạo ra cách cho thêm gốm vỡ vào,chân thành sử dụng lớp đá tảng làm móngàchắc chắn .( nhân dân thần thánh hóa: thần Rùa Vàng giúp sức). àRút ra sự thật lịch sử: đó là công sức của nhân dân. 3. Hào rộng ,sâu, nối liền với nhau và nối với Đầm Cả vừa nối với sông Hoàng. ? Vai trò của hệ thống hào nước? HS: bảo vệ cho kinh thành,nơi luyện tập chiến đấu của thủy quân,vừa là hệ thống giao thông thủy trong thời bình. ? Nơi ở và làm việc của Vua được bố trí ở đâu?Nhận xét? ? Em có nhận xét gì về cấu trúc của thành Cổ Loa? HS trả lời GV nhấn mạnh cấu trúc lợi hại của thành,đây là công trình qui mô nhất của nước Âu Lạc. ? Ngoài ý nghĩa kinh đô, Cổ Loa còn có vai trò gì ? - Căn cứ quân sự vững chắc lợi hại để bảo vệ đất nước. ? Việc nhân dân ta đã xây dựng một công trình như vậy vào thế kỉ III-II TCN cho thấy điều gì? - Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây dựng độc đáo của cha ông ta, trình độ phát triển của nước Âu Lạc * Giáo dục lòng tự hào dân tộc: cho HS xem hình ảnh về dấu tích của thành Cổ Loa, và qua câu ca dao cuối bài chứng tỏ trên 2000 năm rồi Cổ Loa vẫn tồn tại, thêm một biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ rất đáng tự hào. * Giáo dục ý thức bảo vệ di tích lịch sử.Liên hệ thực tế trường Kim Đồng. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực lượng quốc phòng của nước Âu Lạc - Quân thành: khu thành quân sự phục vụ chiến đấu. ? Vì sao người ta còn gọi Cổ Loa là một quân thành? - Cấu trúc độc đáo có tác dụng phòng thủ tốt và phục vụ chiến đấu. - Ở đây có một lực lượng quân đội lớn . - Có cả bộ binh và thủy binh, trang bị vũ khí đồng như giáo ,rìu chiến,dao găm, nỏ GV: cho HS xem hình ảnh vũ khí đồng Cổ Loa. GV: giới thiệu :hiện nay các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật được ở khu vực chân thành Cổ Loa những loại vũ khí như dao,rìu, giáoviệc phát hiện kho mũi tên đồng hàng vạn chiếc ở Cầu Vực,qua đó giảng về sự lợi hại của cây nỏ thời Âu Lạcà nhân dân ca ngợi thành nỏ thần và thêu dệt thành chuyện thần Rùa Vàng. - Giới thiệu thêm về Cao Lỗ, vị tướng giỏi thời Âu Lạc nổi tiếng về làm lẫy nỏ và Nồi Hầu. ? Qua phần vừa tìm hiểu,em hãy nêu những điểm tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với Văn Lang ? - Có thành trì vững chắc, có lực lượng quân sự hùng mạnh hơn , nhiều tướng giỏi, vũ khí tốt. Chuyển ý: * Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ của nước Âu Lạc GV: trình bày về việc Triệu Đà lâp nước Nam Việt đem quân đánh xuống Âu Lạc, thể hiện tư tưởng “bành trướng” của bọn phong kiến phương Bắc. GV chỉ dẫn trên bản đồ và giảng về việc nhân dân ta đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu Đà. ? Những nguyên nhân nào giúp nhân dân Âu Lạc đánh bại Triệu Đà giữ vững nền độc lập của đất nước? - Thành trì kiên cố lợi hại, vũ khí tốt,tướng giỏi, đoàn kết,chiến đấu dũng cảm GV nhấn mạnh :Triệu Đà không từ bỏ âm mưu xâm lược Âu Lạc. ? Theo chuyện Trọng Thủy-Mị Châu thì Triệu Đà đã làm gì để chiếm Âu Lạc? HS dựa theo nội dung truyện trả lời. ? Câu chuyện trên cho chúng ta biết sự thật lịch sử gì? -Triệu Đà không đánh thắng về quân sự thì dùng mưu kế. - Dùng gián điệp, tìm hiểu bí mật quân sự của Âu Lạc - Chia rẽ nội bộ,sau đó tổ chức tấn công. ? Triệu Đà có đạt được ý muốn của mình không? ? Vì sao An Dương Vương thất bại? - Chủ quan, ỷ vào sức mạnh quân sự,không dựa vào dân - Không cảnh giác trước kẻ thù ? Thất bại của An Dương Vương dẫn đến hậu quả gì? - Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, mở đầu thời kì Bắc thuộc hơn 1000 năm trong lịch sử dân tộc. GV :trong hơn 1000 năm bị đô hộ,nhân dân ta không ngừng đấu tranh giành độc lập. * Hoạt động 4: Rút ra bài học kinh nghiệm. * Thảo luận nhóm: thất bại của An Dương Vương và sự sụp đổ của nước Âu Lạc đã để lại cho chúng ta bài học gì? HS trả lời,GV chốt lại các ý chính qua đó giáo dục cho HS thấy vai trò của đoàn kết toàn dân,đặc biệt là tinh thần đề cao cảnh giác với kẻ thù.Ngay cả thời bình,phải luôn đề phòng âm mưu “diễn biến hòa bình.” 4.Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng: a. Thành Cổ Loa: - Được xây dựng ở Phong Khê(Cổ Loa-Đông Anh-Hà Nội) vào thế kỉ III đến thế kỉ II TCN. - Cấu trúc kiên cố, độc đáo gồm ba vòng thành khép kín có hào sâu bao quanh. * Ý nghĩa:Vừa là kinh đô, vừa là quân thành. à + Là công trình qui mô, đồ sộ nhất của nước Âu Lạc. + Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây thành của nhân dân ta. b.Lực lượng quốc phòng: - Có cả bộ binh và thủy binh. - Nhiều loại vũ khí bằng đồng. 5.Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? - Năm 181-180 TCN.Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc nhưng thất bại. - Năm 179TCN, An Dương Vương chủ quan,mắc mưu kẻ thù. àÂu Lạc rơi vào ách đô hộ của Nhà Triệu. Bài học kinh nghiệm: - Tuyệt đối cảnh giác với kẻ thù.. - Phải xây dựng khối đoàn kết nội bộ và dựa vào dân để đánh giặc. * Sơ kết bài học: So với nước Văn Lang ,Âu Lạc đã tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ,quân đội hùng mạnh,tướng giỏi, nhưng vì chủ quan An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù nên để “cơ đồ đắm biển sâu”,để đất nước ta rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm.Bài học giữ nước đầu tiên còn để lại ý nghĩa đến ngày hôm nay. GV đọc cho HS nghe đọan thơ củaTố Hữu “ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu” 4/ Củng cố : Cho HS chơi trò chơi ô chữ . Nếu còn thời gian cho các em trả lời câu hỏi : Mô tả thành Cổ Loa theo sơ đồ? Vì sao nước Âu Lạc sụp đổ? Bài học giữ nước đầu tiên để lại đến ngày nay? 5/ Dặn dò: - Hướng dẫn học bài. Dặn dò việc ôn tập chuẩn bị cho thi học kì I *********************************
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_truyen_thong_yeu_nuoc_trong_g.doc