Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch sử

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên có nhiều người tài giỏi, đánh Bắc, dẹp Nam, yên dân, trị nước tiếng để muôn đời[1]. Chính vì vậy, cần phải chăm lo “phát triển tinh thần yêu nước của dân ta”, làm cho lòng yêu nước của mỗi người không “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”, mà phải được đem ra “thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), đã chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội"[2]. Do đó, phải khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh, vật chất và tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần tự hào dân tộc,…của toàn dân, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong thập kỷ tới.

doc 33 trang SKKN Lịch Sử 07/07/2025 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 9, qua các bài học Lịch sử
m liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó khi thấy lực lượng của Việt Minh ít, quân Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bại. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt, quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn chốt giữ.Nhận lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, tạo điều kiện các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, anh đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. 
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng không bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, anh không ngần ngại chạy lại cầm hai chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn nói: “Kẻ thù trước mắt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, anh bị thêm hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Sự hy sinh của Bế Văn Đàn đã trở thành tấm gương tiểu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Khi hy sinh, anh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đại hội mừng công của đơn vị Bế Văn Đàn được truy tặng danh hiệu Huân chương Chiến công hạng Nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì.
Phụ lục 04:
Quyết định của Võ Nguyên Giáp	
 Trước khi đến Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác ở
Khuổi Tát. Bác hỏi:
 - Chú đi xa vậy chỉ đạo các chiến trường có trở ngại gì không. 
 - Đại tướng trả lời:
 - Chỉ ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cần thiết, khó xin ý kiến của Bác.
 - Tướng quân tại ngoại. Bác trao cho chú toàn quyền, có vấn đề gì khó khăn thì cứ quyết định, có gì báo cáo sau.
 Khi chia tay, Bác nhắc: Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, không chắc thắng, không đánh.
 Khi đến Sở chỉ huy, Đại tướng thấy ai cũng phấn khởi và chung ý kiến: Cần đánh nhanh, thắng nhanh trong lúc địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự. Ta có thể giành thắng lợi quân sự trong vài ngày đêm.
 Chỉ riêng Đại tướng thấy rằng đánh nhanh, thắng nhanh là rất mạo hiểm vì so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường chênh lệch, không thể tiêu diệt địch chỉ trong vài ngày. Tuy vậy, đồng chí chưa có cơ sở để bác bỏ ý kiến đó. 
 Lúc này quân ta tập trung kéo pháo vào trận địa. Công việc rất khó khăn vì pháo phải kéo bằng tay, những cỗ pháo nặng trên hai tấn đi trên những cung đường mới mở, gập ghềnh, cheo leo, vượt qua những dốc cao 30, 40 độ, có khi lên đến 60 độ. Trong thời gian chờ đợi nổ súng, những tin tức ta thu được cho thấy rằng Pháp đã thêm xe tăng, pháo, xây thêm công sự kiên cố, hàng rào thép gai, bãi mìn không ngừng được mở rộng. Trong khi đó, pháo ta đặt trên trận địa dã chiến, địa hình trống trải, nếu bị phản pháo hoặc bị máy bay ném bom sẽ bị tổn thất lớn
 Với người chỉ huy cao nhất trận địa mới nhận nhiệm vụ hơn 10 ngày vẫn văng vẳng lời Bác dặn: “Chỉ được thắng không được bại vì bại là hết vốn”.
Đêm 25 -1 đầu Đại tướng đau nhức, y sĩ Thùy phải buộc một nắm ngải cứu lên
đầu của Người.
 Sáng 26- 1, Đảng ủy mặt trận họp. Đại tướng phân tích những khó khăn và kết luận: Nếu đánh sẽ thất bại
 Nhưng cuộc họp Đảng ủy không dễ dàng bởi bây giờ tinh thần bộ đội đang lên rất cao, phải giải thích với họ như thế nào. Có nhiều ý kiến cho rằng: lần này ta có ưu thế pháo binh, có khả năng sẽ thắng.
 Đại tướng nhắc lại câu nói của Bác “Có chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh” và đề nghị mọi người trả lời câu hỏi: Nếu đánh có dám chắc thắng 100% không?
 Làm sao mà dám chắc thắng 100%. Cuối cùng cuộc họp nhất trí chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, quyết định hoãn tiến công, ra lệnh cho bộ đội lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra.
 Sau này Đại tướng có nói lại rằng: “ Mấy vạn quân đã dàn trận rồi, sắp nổ súng rồi mà lại ra lệnh rút quân ra. Trong quân nhiều người nói đây là lệnh của Việt gian. Đây là quyết định lớn nhất và khó khăn nhất trong đời cầm quân của tôi”.
Phụ lục 05:
Vụ án phố Ôn Như Hầu
Vụ án phố Ôn Như Hầu là vụ án xảy ra tại Hà Nội năm 1946. Sở Công an Bắc Bộ điều tra và thu thập được nhiều chứng cứ, bao gồm các vũ khí, xác chết và phòng tra tấn tại trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng, chứng tỏ tổ chức này âm mưu đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đó đã lập Chuyên án số 7 phố Ôn Như Hầu phá vỡ âm mưu này.
Theo những kết quả điều tra và những kiến giải của Công an Nhân dân Việt Nam trong thời điểm đó, những tổ chức thực hiện kế hoạch đảo chính này do Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng thuộc Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam phối hợp với thực dân Pháp, dự định tiến hành vào ngày 14/7/1946. Cụ thể hơn, kế hoạch của Việt Quốc và Việt Cách là dự định nhân ngày Quốc khánh nước Pháp (14/7), khi quân đội Pháp sẽ diễu binh trên một số đường phố lớn ở Hà Nội, người của Quốc dân Đảng sẽ ném lựu đạn vào quân Pháp, từ đó tạo cớ cho phía Pháp tấn công bao vây các cơ quan Trung ương, bắt cán bộ lãnh đạo và nhân viên Chính phủ, lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dịp đó Quốc dân Đảng sẽ tuyên bố đảo chính, lập Chính phủ mới.
Do lực lượng công an đã điều tra, thu thập thông tin nên sớm phát hiện âm mưu của Việt Quốc, Việt Cách. Ngày 12/7/1946 lực lượng công an nhân dân đã tiến hành khám xét trụ sở bí mật của Quốc dân Đảng ở số nhà 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân). Cùng ngày, công an tấn công một loạt cơ sở khác của Quốc dân Đảng ở Hà Nội, trong đó có nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội). Tiếp sau Hà Nội, lực lượng công an nhân dân đã tiến hành khám xét các cơ sở của Việt Quốc, Việt Cách ở Hải Phòng và một số tỉnh khác ở miền Bắc. Trong quá trình khám xét trụ sở của Việt Quốc, Việt Cách, công an đã thu được nhiều vũ khí, truyền đơn, tài liệu, giấy bạc giả, dụng cụ tra tấn... Việc phá vụ án này có ý nghĩa to lớn góp phần củng cố chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới còn non trẻ, để từ đó chuẩn bị bước vào cuộc chiến tranh chống lại sự tái xâm lược của thực dân Pháp trong giai đoạn 1946 - 1954.
Phụ lục 06: 
Giới thiệu vài nét về Trường Sa và Hoàng Sa
Hoàng Sa năm 1974, đặc biệt là trận chiến bi hùng của các chiến sĩ Hải quân tàu HQ 604 tại đảo đá Gạc Ma năm 1988. Hình ảnh “Vòng tròn bất tử Gạc Ma” đã gieo vào lòng các em học sinh một sự xúc động mãnh liệt. Câu chuyện này dựa theo lời kể của chiến sĩ Hải quân Nguyễn Văn Lanh- người sống sót trở về từ tàu HQ 604 tại Trường Sa năm 1988 (đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-3-2014).
 Đầu tháng 3 -1988, ba tàu Hải quân HQ 604, 605, 505 được lệnh ra bảo vệ
nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đảo trước sự lăm le chiếm đóng bất hợp
pháp của Trung Quốc.
Ngày 13-3 các chiến sĩ tàu HQ 604 hạ xuồng chuyển vật liệu lên đảo chìm Gạc Ma, còn việc bảo vệ lá cờ Tổ quốc do thiếu úy Trần Văn Phương đảm nhiệm, phải đục san hô để cắm cờ. Trung tá Trần Đức Thông yêu cầu các chiến sĩ cứ tập trung làm nhiệm vụ mặc kệ tàu Trung Quốc cứ lảng vảng quanh đó.
Rạng sáng 14-3-1988 thì các tàu chiến Trung Quốc đã áp sát đảo. Đó là các
biên đội tàu chiến thực sự với hỏa lực mạnh, trong khi các tàu Việt Nam là tàu hải vận chở binh sĩ và vật liệu xây dựng, lương thực tiếp tế cho các đảo chứ không phải là tàu chiến. Trước tình hình không cân sức này, các thuyền trưởng ra lệnh cho các tàu: Kiên quyết giữ vững chủ quyền.
Tại bãi đá Gạc Ma, nhóm bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của thiếu úy Trần Văn Phương vẫn kiên cường bám trụ trên bãi san hô. Tình hình diễn biến càng căng thẳng, quân Trung Quốc đổ bộ xâm chiếm đảo. Trên bãi san hô Gạc Ma, các chiến sĩ Việt Nam đã quây thành vòng tròn bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc (Sau này người ta gọi vòng tròn thiêng liêng ấy là “vòng tròn bất tử”). Trên đảo, đa số là lính công binh chỉ có cuốc, xẻng, xà beng trong tay. Trung tá Thông kêu gọi anh em trên tàu HQ 604 bơi vào đảo tiếp ứng cho đồng độiLúc này lính Trung Quốc đổ bộ dày đặc lên đảo với súng AK sáng quắc lưỡi lê cố tràn vào vòng tròn giật cờ Việt Nam.
 Các chiến sĩ Việt Nam chỉ có cuốc xẻng cố quyết tử giữ cờ, mỗi khi lính Trung Quốc tràn vào đều bị đánh bật ra. Đến lúc chúng xả đạn vào vòng tròn mới áp sát được chỗ Thiếu úy Trần Văn Phương. Bất ngờ lính Trung Quốc nổ súng thẳng vào đầu thiếu úy Phương, anh ngã xuống nhưng vẫn ôm chặt lá cờ. Quân Trung Quốc xông vào giật cờ nhưng chiến sĩ Lanh giằng được, một tay ôm cờ, một tay cầm xà beng đánh lại. Thấy khó hạ gục người chiến sĩ công binh ấy, quân Trung Quốc đâm anh từ phía sau rồi bắn thẳng vào anh bằng AK.
Lúc ấy cuộc chiến diễn ra rất quyết liệt, quân ta quyết tử bám trụ đảo. Thuyền
trưởng Vũ Phi Trừ quyết định cho tàu ủi lên bãi đá nhưng vừa lúc đó quân Trung Quốc bắn pháo 12 ly 7 và đại liên dữ dội vào tàu HQ 604. Tàu HQ 604 mất dần dưới mặt biển mang theo Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Trung tá Trần Đức Thông và các chiến sĩ. Máu xương của các anh đã hòa vào muôn trùng sóng vỗ vì hai tiếng thiêng liêng chủ quyền Tổ quốc.
 Sự hi sinh oanh liệt của 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 tại đảo đá Gạc Ma vẫn in đậm mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, thôi thúc bao trái tim của các thế hệ trẻ Việt Nam sống sao cho xứng đáng với sự hi đó. Nối tiếp cha mình, con trai lớn của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ là Vũ Hải Đăng đã tham gia lực lượng Hải quân giữ chủ quyền biển đảo, hiện anh đang công tác tại Lữ đoàn hải quân 125, đơn vị trước đây cha anh đã từng công tác, chiến đấu .Còn con gái của thiếu úy Trần Văn Phương là Trần Thị Thủy tiếp bước cha mình trở thành sĩ quan hải quân, thuộc Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân. Chị tâm sự với vong linh người bố khi tàu đi Trường Sa: “ Bố ạ, con đã đến Trường Sa, tàu đi ngang qua Gạc Ma, nơi bố và đồng đội đã ngã xuống.
 Chúng con thả vào biển những bông hoa tưởng nhớ. 
 Cố nhủ lòng đừng khóc nhưng nước mắt vẫn cứ trào ra”.
Phụ lục 07:
Nội dung Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
 Hồ Chí Minh "nhấn mạnh truyền thống đoàn kết" trong Đảng; yêu cầu "thực hành dân chủ" rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh "tự phê bình và phê bình"; mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần "đạo đức cách mạng", giữ gìn Đảng thật "trong sạch".
Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong "sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; khẳng định đây là "đội hậu bị của Đảng", là người chủ tương lai của đất nước; yêu cầu Đảng phải chăm lo "bồi dưỡng đạo đức cách mạng" cho họ.
Hồ Chí Minh viết rằng nhân dân lao động "bao đời chịu đựng gian khổ", bao nhiêu năm "bị nhiều áp bức bóc lột bởi phong kiến thực dân". Ông ca ngợi nhân dân Việt Nam rất "anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù", "luôn đi theo và rất trung thành với Đảng". Đảng phải có kế hoạch tốt để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Hồ Chí Minh dự báo cuộc chiến tranh Việt Nam có thể kéo dài nhưng "nhất định thắng lợi". Sau khi chiến tranh kết thúc, cần ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Hồ Chí Minh nói về phong trào cộng sản thế giới: Mong muốn các đảng anh em đoàn kết, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau, nâng cao "tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản". Ông bày tỏ sự đau lòng trước những bất hòa giữa các đảng anh em.
Liên quan đến hậu sự của ông, Hồ Chí Minh căn dặn chớ nên tổ chức "điếu phúng linh đình", để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân; căn dặn hỏa táng thi hài để vừa "tốt về mặt vệ sinh", lại không tốn đất.
Hồ Chí Minh nói lên mong muốn cuối cùng trước lúc mất là mong muốn toàn Đảng, toàn dân Việt Nam "đoàn kết phấn đấu", "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", "góp phần xứng đáng" vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Phụ lục 08: 
Chùm tranh Thảm sát Mĩ Lai
(Ảnh: Ronald L. Haeberle)
Giới thiệu về tác giả bức ảnh:
 Những bức ảnh này do nhà nhiếp ảnh Ron Hacberle chụp khi ông tham gia
chiến dịch với tư cách phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ
cho thống kê quân sự - “đếm xác”. Ông đã cung cấp những tấm ảnh này cho nhà
báo Seymou Hersh nhằm vạch trần tội ác của lính Mĩ tại Mĩ Lai.
 Nội dung bức ảnh: Bức ảnh này chụp lại những hành động của đại đội Charlie thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 20 sư đoàn 23 của quân đội Mĩ khi tấn công vào những thường dân thuộc làng Mĩ Lai huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra ngày 16-3-1968. Binh sĩ Mĩ đã xả súng giết chết người già, phụ nữ, trẻ em. Những cơ thể phụ nữ còn hằn dấu vết bị làm nhục. 504 người dân thường thiệt mạng, không một lính Mĩ nào bị bắn. Quân đội Mĩ che đậy vụ việc hơn một năm rưỡi, cho đến khi nhà báo Seymou Hersh điều tra ra và cho công chúng cả thế giới biết sự thật. Vụ thảm sát Mĩ Lai là một vết nhơ đối với nước Mĩ.
Khoảng 7h30 sáng ngày 16/3/1968, hàng trăm lính Mỹ đã đổ bộ trực thăng xuống bên ngoài làng Sơn Mỹ.
Tại đây, theo lệnh của cấp trên, lính Mỹ đã tiến hành một vụ thảm sát kinh hoàng có thể coi là đen tối và ghê rợn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Trong ảnh: Thi thể của các nạn nhân chồng chất trên một con đường ở thôn Mỹ Lai sau vụ thảm sát ngày 16/3/1968 của lính Mỹ.
Lính Mỹ tay giết hại từ người già đến trẻ con, từ đàn ông đến đàn bà trong thôn Mỹ Lai - Quảng Ngãi
Lính Mỹ đã sát hại các dân thường, đốt phá nhà cửa và sát hại bất cứ sinh vật sống nào như bò, lợn, gà mà họ gặp trên đường đi. 
 Đây có thể coi là vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ, lính Mỹ đã sát hại 503 người. 
 Quân đội Mỹ đã che giấu vụ việc và thậm chí coi đó là một "thắng lợi".Người dân Mỹ chỉ biết về vụ thảm sát ghê rợn này hơn một năm sau đó khiphóng viên 
tự do Seymour Hersh phanh phui sự việc. 
 Hersh viết: "Nhiều người dân đã bị tập hợp thành những nhóm nhỏ, trong khi nhiều người bị đẩy xuống mương trước khi bị lính Mỹ bắn chết, có người bị giết hại ngay tại nhà hoặc trúng đạn lạc. Một số phụ nữ trẻ và bé gái thậm chí bị cưỡng hiếp". 
 Rất ít người may mắn sống sót. Trong ảnh: Ông Đỗ Chúc và con trai Đỗ Ba là hai trong số ít những người may mắn sống sót sau vụ thảm sát. (Ảnh: AFP)
50 năm sau, vụ thảm sát vẫn rất ám ảnh. Trong ảnh: Tại đài tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai ở Quảng Ngãi. (Ảnh: AFP)
Triển lãm hình ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai - một vết hoen ố trong lịch sử quân đội Mỹ - tại San Diego, Mỹ. (Ảnh: KPBS)
Phụ lục 9:
Mĩ mém bom B - 52 ở Hà Nội tháng 12/1972
Máy bay B-52 Mỹ rải bom xuống Hà Nội tháng 12/1972
Xác máy bay B-52 của Mỹ bị bắn rơi tháng 12/1972
Một góc phố Khâm Thiên sau trận ném bom của Mĩ tháng 12/1972
Bệnh viện Bạch Mai sau trận ném bom của Mĩ tháng 12/1972

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_bao_ve_to_quoc_cho_hoc.doc