Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Lịch sử bằng Sơ đồ tư duy
Lịch sử lớp 4 là một phân môn của môn “Tự nhiên và xã hội lớp 4”. Mục tiêu được xác định là:
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:
+ Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX.
+ Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta.
Quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau; Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trongquá trình học tập và chọn thôngtin để giải đáp; Nhận biết đúng các sự kiện lịch sử; Trìnhbày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ … ; Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Lịch sử bằng Sơ đồ tư duy

đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Lịch sử bằng Sơ đồ tư duy”. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng đạt hiệu quả tích cực đáng ghi nhận trong dạy Lịch sử lớp 4. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử 4, trên cơ sở đó tôi sử dụng kĩ thuật dạy học mới giúp học sinh lớp 4 học tốt môn lịch sử theo hướng tích cực giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử và nâng cao hiểu biết về kĩ thuật dạy học mới để đưa chất lượng dạy học môn Lịch sử có kết quả cao. Với đề tài này, tôi nghiên cứu và áp dụng dạy thử nghiệm ở khối lớp 4 tại trường Tiểu học Xuân Lẹ bắt đầu từ năm học 2013 – 2014. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu lý thuyết (kĩ thuật sơ đồ tư duy), thực nghiệm, đối chiếu, so sánh, tổng kết. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này tôi nghiên cứu ứng dụng việc ứng dụng kĩ thuật dạy học tích cực – Kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy trong phân môn Lich sử, từ đó tổng kết cách thực hiện và nhân rộng việc ứng dụng kĩ thuật vào dạy Lịch sử giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử và đạt kết quả cao trong học tập. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: Điều tra, khảo sát thực tế dạy Lịch sử tại đơn vị trường Tiểu học Xuân Lẹ Nghiên cứu lý thuyết về kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy Thống kê, xử lý số liệu Thực nghiệm Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Cơ sở lý luận Sơ đồ tư duy (lược đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Đặc biệt, sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy là chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương và giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu, nhớ sâu. Thực trạng dạy phân môn Lịch sử lớp 4 tại trường Tiểu học Xuân Lẹ Với thực tế của nhà trường là trường vùng giáo dục gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên thường xuyên thiếu, nhà trường đã cố gắng phân công nhóm giáo viên dạy lớp 4 là những người nắm vững nội dung và phương pháp phù hợp với lớp 4 và có kinh nghiệm qua nhiều năm dạy lớp 4, 5. Tuy nhiên, chất lượng cuối năm chưa cao, số học sinh đạt kết quả hoàn thành tốt còn thấp, vẫn còn nhiều học sinh chưa nhớ được các sự kiện lịch sử tiêu biểu, các nhân vật lịch sử và không kết nối, không xâu chuỗi được các sự kiện lịch sử, đặc biệt là các em rất mau quên các sự kiện, các nhân vật đã học. Kết quả kiểm tra định kì cuối kì 2 của phân môn Lịch sử trong năm học 2012- 2013 như sau của khối 4 như sau: Điểm kiểm tra định kì cuối kì 2 Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm dưới 5 10% 15% 65% 10% Một số giáo viên cũng áp dụng cách dạy linh hoạt nhưng chủ yếu vẫn là học sinh làm việc với sử liệu sau đó thảo luận cặp hoặc nhóm rồi báo cáo kết quả thảo luận. Việc kiểm tra bài cũ vẫn chủ yếu thiên về việc yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng phần tóm tắt cuối bài đã học. Với cách dạy học này học sinh không hứng thú với môn Lịch sử là điều dễ hiểu. Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn nhà trường đã nhiều lần sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm với mục đích tìm cách dạy như thế nào để học sinh hứng thú học Lịch sử. Chỉ sau khi nhà trường được tập huấn các kĩ thuật dạy học tích cực theo dự án SEQAP tôi nhận thấy kĩ thuật này rất phù hợp với môn Lịch sử nên tôi mạnh dạn áp dụng. Các biện pháp đã áp dụng vào dạy Lịch sử 4 Các bước chuẩn bị của thầy, trò Giáo viên nghiên cứu và nắm vững kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy”: Muốn áp dụng được thì giáo viên phải được tập huấn hoặc tự học và tham khảo các đồng nghiệp về kĩ thuật này để làm chủ kĩ thuật. Sử dụng thành thạo phần mềm imindmap 5 để vẽ sơ đồ tư duy: Muốn vẽ được sơ đồ tư duy và trình chiếu hoặc vẽ các sơ đồ tư duy rồi in ra sử dụng trong các hoạt động dạy thì giáo viên phải sử dụng thành thạo phần mềm vẽ sơ đồ. Đây là một phần mềm rất nặng máy, khởi động khá lâu và người sử dụng phải biết lưu dưới dạng file ảnh để có thể dán sang word. Hướng dẫn học sinh làm quen và học cách vẽ sơ đồ tư duy với sơ đồ tư duy qua các bước: Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu sơ đồ tư duy bắt đầu từ bài lịch sử lớp 4 đã học trước đó được giáo viên vẽ sẵn. Chú ý là học sinh phải được chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như giấy A4, giấy bìa, bút màu, bút chì sẵn sàng cho việc vẽ sơ đồ. Bước 2: Cho học sinh tập thiết kế sơ đồ tư duy dạng đơn giản bằng cách cho học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy do thầy vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung Việc cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy nên được tổ chức vào các buổi chiều để học sinh có đủ thời gian thực hành. Học sinh cần được trao đổi cách vẽ sơ đồ cùng nhau, đồng thời nhắc học sinh sử dụng màu sắc hợp lý cùng việc có thể dán tranh ảnh loại nhỏ liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử để cho người đọc dễ nhớ, dễ nhận ra đối tượng. Bước 3: Học sinh thực hành vẽ trên giấy A4, giấy bìa, bảng nhóm thể hiện nội dung của một bài cụ thể đã học, chú ý chỉ viết những nội dung chính, ngắn gọn, khi trình bày phát triển thêm. Kiểm tra bài cũ bằng Sơ đồ tư duy Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường đơn giản là yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằngcách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi hoặc đọc thuộc lòng phần tóm tắt cuối bài trước. Giáo viên sẽ đánh giá, nhận xét mức nắm kiến thức của các em đồng thời khuyến khích và nhắc nhở thêm các em. Cách làm này dẫn đến phần lớn học sinh “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Việc dùng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin. Ví dụ: Trước khi dạy bài 13 “Nhà Trần và việc đắp đê”, thay vì việc yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi hoặc đọc thuộc lòng phần tóm tắt của bài trước tôi treo bảng phụ có sẵn sơ đồ tư duy còn thiếu thông tin cho học sinh hoàn thành rồi hs đó nêu lại nội dung bài trước theo sơ đồ: Học sinh được mời lên đã điền khá đầy đủ nội dung của bài “Nhà Trần thành lập”, sau đó một em đứng tại chỗ nhìn vào sơ đồ nói được rõ ràng nội dung chính của bài học trước. 2.2.3. Dạy bài mới có ứng dụng Sơ đồ tư duy Với học sinh lớp 4, khả năng độc lập làm việc để hoàn thành sơ đồ tư duy chưa cao, tôi để các em hoạt động theo hình thức học nhóm. Sau khi giáo viên giao nhiệm vụ, các nhóm làm việc với sử liệu rồi vẽ sơ đồ tư duy, giáo viên phải chú ý hướng dẫn các nhóm hoạt động chậm và các nhóm còn phân vân với các ý hoặc từ khóa cũng như nhóm viết các ý quá dài. Sau khi sơ đồ hoàn thành, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm. Giáo viên hướng dẫn lớp thảo luận để bổ sung cho hoàn thiện sơ đồ để chốt lại kiến thức bài học. Giáo viên sẽ dùng sơ đồ tư duy chuẩn bị trước đó để củng cố lại kiến thức và cho một học sinh nhắc lại. Ví dụ dạy bài Nước ta cuối thời Trần, tôi đã dùng sơ đồ dưới đây để rút ra nội dung bài học: Dưới đây là một kế hoạch bài học minh họa việc kiểm tra bài cũ và dạy bài mới có ứng dụng Sơ đồ tư duy: MỤC TIÊU Lịch sử NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ Hiểu: Mục đích của việc đắp đê Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Quan tâm đến việc đắp đê phòng lũ lụt: Lập chức quan Hà đê sứ; năm 1428 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Một Sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ Một Sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung bài học Học sinh: Chuẩn bị bút, giấy bìa lịch (chuẩn bị theo nhóm) để vẽ sơ đồ tư duy CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 7p 1. Kiểm tra bài cũ - Gv treo bảng phụ có sơ đồ tư duy và yêu cầu 1 hs lên điền nội dung còn thiếu vào sơ đồ; 1hs nhìn sơ đồ để nêu tóm tắt nội dung bài trước: Nhà Trần thành lập - Hoàn thiện Sơ đồ trên bảng rồi trình bày nội dung chính của bài trước 15p 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài - Nêu tên bài, và nhiệm vụ tiết học Bầu nhóm trưởng, thư ký Thảo luận nhóm và vẽ sơ đồ tư duy thể hiện 3 nội dung mà thầy đã nêu yêu cầu. b. Hướng dẫn hs học bài mới Hai em đọc tiếp nối cả bài Hoạt động nhóm: Chia lớp làm 4 nhóm Yêu cầu các nhóm chú ý thảo luận ba vấn đề: + Nhân dân ta đắp đê để làm gì? + Nhà Trần đã có những biện pháp gì để thúc đẩy việc đắp đê? + Kết quả thu được ra sao? Chú ý nhắc và giúp đỡ các nhóm vẽ dùng màu sắc sao cho hợp lý, lựa chọn viết các nội dung thật ngắn, gọn nhưng đầy đủ 13p Các nhóm trình bày kết quả trên bảng lớp Các nhóm nhận xét, bổ sung vào các sơ đồ chưa hoàn thiện Một em lên dựa vào sơ đồ tư duy đã hoàn thiện (Sơ đồ hoàn thiện nhất) tóm tắt toàn bộ nội dung bài Giáo viên nhận xét, bổ sung và dùng sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trước tóm tắt lại nội dung bài - Trình bày nội dung trên sơ đồ tư duy. - Lắng nghe gv tóm tắt đối chiếu với kết quả của cả nhóm đã thảo luận và ghi vào sơ đồ 2p Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học Dặn chuẩn bị tiết sau Thảo luận nhóm để vẽ Sơ đồ tư duy 2.3.4. Dùng sơ đồ tư duy cho bài ôn tập Lịch sử lớp 4 có các bài ôn tập là bài 6, bài 20 và bài tổng kết (Bài 29), giáo viên có thể ứng dụng sơ đồ tư duy cho cả 3 bài. Với thế mạnh của sơ đồ tư duy là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đường nối là sự diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tương đương, cộng them màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, sẽ giúp học sinh nhìn thấy “Bức tranh tổng thể” cả một phần kiến thức đã học. Có nhiềucách xây dựng sơ đồ tư duy, nhưng trước tiết ôn tập, cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuẩn bị ở nhà, đến giờ ôn tập học sinh lập sơ đồ rồi trao đổi với nhau rồi đối chiếu với sơ đồ của thầy đã lập (sơ đồ mở: thiếu nhánh, thiếu thông tin.. ) nhằm để gợi ý cho học sinh bổ sung dưới sự gợi ý của thầy: + Còn sót sự kiện, các nhân vật lịch sử nào đã học không? + Cách trình bày đã hợp lý chưa? Vị trí các thôngtin như thế nào? + Vẽ sơ đồ như vậy có dễ hiểu và dễ nhớ không? + Màu sắc đã hợp lý chưa? Đã làm nổi bật nội dung cơ bản chưa? + Nhìn tổng thể có hợp lý không, có hấp dẫn được mọi người không? Ở bài 20 (Trang 53) tôi đã dùng sơ đồ tư duy dưới đây gợi ý cho học sinh hoàn thiện sơ đồ của mình: Với cách lập BĐTD như trên tiết ôn tập rất sôi động, học sinh rất hứng thú rất nhớ các sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu biểu và đặc biệt là kĩ năng nói của học sinh được nâng cao. Kết quả đạt được Sau hai năm học áp dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy tôi nhận thấy việc dạy – học môn lịch sử đã có sự tiến bộ rõ rệt mà Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn nhà trường cùng giáo viên dạy khối 4 ghi nhận. Đầu tiên là không khí học tập sôi nổi trong tiết lịch sử, học sinh được khám phá được tự mình sáng tạo sơ đồ qua việc tìm hiểu sử liệu. Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức được học. Kết quả kiểm tra định kỳ cao hơn hẳn, phần lớn học sinh đã biết viết phần tự luận sau khi được học bằng sơ đồ tư duy. Dưới đây là bảng số liệu ghi lại kết quả trước và sau khi ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy - học Năm học 2012-2013 (Chưa dùng sơ đồ tư duy) Năm học 2013-2014 (Áp dụng sơ đồ tư duy) Năm học 2014-2015 (áp dụng sơ đồ tư duy) Điểm KT cuối kì II Điểm KT cuối kì II Điểm KT cuối kì II Điể Điể Điể Điể Điể Điể Điể Điể Điể Điể Điể Điể m 9, m 7, m 5, m m 9, m m 6, m m 9, m m m 10 8 6 dưới 10 7,8 7 dưới 10 7,8 6,7 dưới 5 5 5 10% 15% 65% 10% 13% 17% 70% 0 14% 16% 70% 0% Kết luận và kiến nghị Kết luận Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học tích cực, nó thích hợp cho nhiều môn học trong đó có phân môn Lịch sử. Việc áp dụng vào dạy Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 4 nói riêng đem lại hiệu quả rất tốt. Cách làm này không chỉ giúp học sinh nhớ lâu mà nó đem lại niềm hứng thú học môn Lịch sử - môn học mà nhiều người kêu ca là nhàm chán- và giúp học sinh phát triển tư duy và kĩ năng nói cùng khả năng viết tự luận trong các bài viết, bài kiểm tra. Nếu áp dụng cách làm tôi đề xuất chắc chắn rằng chất lượng dạy-học Lịch sử sẽ đạt được kết quả tốt hơn hẳn cách làm trước đây và có thể nhân rộng cách làm này trong khối lớp 4, 5 cho các trường khu vực giáo dục thuận lợi cũng như khu vực giáo dục gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để áp dụng được thì đòi hỏi giáo viên phải thành thạo công nghệ thông tin và sử dụng tốt phần mềm imindmap 5 chuyên dùng cho việc vẽ sơ đồ tư duy cùng với đó là cơ sở vật chất của nhà trường phải có đủ đèn chiếu, laptop .. Kiến nghị Đối với giáo viên: Cần mạnh dạn ứng dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào thực tiễn dạy học đặc biệt là kĩ thuật Sơ đồ tư duy vào dạy học trong đó có dạy Lịch sử. Muốn vậy giáo viên cần phải tự bồi dưỡng để nắm vững các kĩ thuật dạy học tích cực đồng thời nâng cao trình độ tin học ứng dụng để đáp ứng được việc dạy học trong thời kì mới. Đối với nhà trường và Phòng giáo dục: Có kế hoạch tập huấn kịp thời cho giáo viên kĩ thuật dạy học trang bị đủ sơ sở vật chất cho việc dạy và học, đặc biệt là phòng vi tính và bổ sung thiết bị, sách .. cho nhà trường. Nhân rộng việc áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy cho nhiều trường cùng áp dụng đồng thời có tổ chức hội thảo cụm để giáo viên có cơ hội cùng chia sẻ với đồng nghiệp. Xuân Lẹ ngày15/3/2016 . Người thực hiện Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi thực hiện, không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN Vi Hoàng Thành MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang 1.1 1.2 Phần 1: Đặt vấn đề 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1 Cơ sở lý luận 2 2.2 Thực trạng dạy Lịch sử tại trường Tiểu học Xuân Lẹ 2 2.3 Các biện pháp đã áp dụng vào dạy Lịch sử Lớp 4 3 2.3.1 Các bước chuẩn bị của thầy và trò 3 2.3.2 Kiểm tra bài cũ bằng Sơ đồ tư duy 3 2.3.3 Dạy bài mới có ứng dụng Sơ đồ tư duy 4 2.3.4 Dùng sơ đồ tư duy cho bài ôn tập 7 3 Kết quả đạt được 9 Kết luận và kiến nghị 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_mon_l.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Lịch sử bằng Sơ đồ tư duy.pdf