Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường

Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo, trong đó động cơ, ý thức học tập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập của người học. Khi người học xây dựng được cho mình động cơ học tập đúng đắn sẽ học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê. Ngược lại, việc học tập mang tính chất đối phó, miễn cưỡng thường xuất phát từ không có động cơ học tập hoặc động cơ học tập không phù hợp. Do vậy, nghiên cứu để xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo xác định mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả…”

doc 19 trang SKKN Lịch Sử 21/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường
 đình, đồng thời biểu dương hành động dũng cảm của em Trần Thị Thu Hà đã quên mình cứu hai bạn bị nạn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định truy tặng Bằng khen và hỗ trợ gia đình em với số tiền 5 triệu đồng.
Ông Bùi Văn Linh Chia sẻ mất mát với gia đình và khẳng định: “Hành động dũng cảm quên mình cứu bạn của Hà là một việc làm cao đẹp, là một tấm gương sáng cần được biểu dương và để mọi người noi theo. Việc làm cao đẹp của Hà có ý nghĩa tô thắm thêm đạo lý cao cả của nhân dân ta về lòng tương thân tương ái, quan tâm, chia sẻ lo lắng với bạn bè và truyền thống dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam qua các thời kỳ”.
Biện pháp 3: Khơi dậy niềm tự hào về quê hương, nhà trường
Vạn Lại xưa, Xuân Châu ngày nay là mãnh đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây đã từng đóng góp nhiều công sức cho cuộc kháng chiến chống thực dân, giành và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc chống giặc Minh (đầu thế kỷ 15), nửa thế kỷ Trung Hưng nhà Lê (thế kỷ 16), 9 năm kháng chiến chống Pháp để có một Điện Biên lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu (1945 - 1954). Cũng chính điều đó đã tạo nên cho quê hương một sắc thái riêng, một cộng đồng dân cư nhiều dân tộc anh em ở nhiều vùng miền về đây chung sống, hòa thuận bên nhau cần cù nhẫn nại để có một Xuân Châu hôm nay ấm no, hạnh phúc đang khởi sắc đi lên.
Trường THCS Xuân Châu tọa lạc trên mảnh đất Vạn Lại – Yên Trường. Nơi đã từng là Kinh đô của thời Lê Trung Hưng, cửa ngõ nối vùng đồng bằng Sông Chu bao la với miền núi phía Tây Thanh Hóa. Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, rồi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, năm 1954 xã Xuân Châu được thành lập. 
 	Vào tháng 4 năm 1965 với lòng hiếu học, sự quyết tâm của Cán bộ và nhân dân xã Xuân Châu, trong điều kiện khó khăn do đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ném bom Miền Bắc, trường cấp II Xuân Châu ra đời. 
Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THCS Xuân Châu có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Song, dù trong hoàn cảnh nào thầy và trò  nhà trường vẫn kiên trì bám sát mục tiêu giáo dục của Đảng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Giáo dục thế hệ trẻ trở thành lớp người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Làm nên truyền thống nhà trường, là công sức học tập của bao thế hệ học trò. Từ mái trường này, đã nuôi dưỡng bao ước mơ và giúp họ trưởng thành, bay tới mọi miền Tổ quốc, công tác, làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàng trăm học sinh của trường đã trưởng thành, người là sĩ quan cao cấp trong quân đội, người trở thành kĩ sư, bác sĩ, người trở thành các giảng viên đại học, giáo viên các trường phổ thông, người thì trở thành nhà lãnh đạo trong bộ máy của Đảng, Nhà nước .
Thông qua các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi nói chuyện, các bài dạy tích hợp các thầy cô giáo lồng ghép những nội dung về địa phương, nhà trường. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc bồi dưỡng tâm hồn, thắp sáng ước mơ, tạo động cơ, ý thức học tập cho học sinh.
Học sinh chăm sóc di tích Hành Cung – Vạn Lại
 thời Lê Trung Hưng thế kỉ XVI
Thông qua tổ chức hoạt động chính là diễn đàn tốt nhất để khơi dậy niềm tự hào về quê hương, về mái trường như: Tổ chức gặp mặt đầu xuân, kỷ niệm ngày thành lập trường, kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, thi rung chuông vàng, thi văn nghệ, thăm quan di tích lịch sử, xem phim tư liệu về Bác, giao lưu với anh bộ đội Cụ Hồ, thắp nến tri ân báo công dâng hương các anh hùng liệt sĩ vào dịp 27/7, thăm và tặng quà các Bà mẹ Việt Nam anh hùngđều tác động nhất định đến sự cố gắng phấn đấu của học sinh
 Biện pháp 4: Phát huy, khơi dậy truyền thống hiếu học của học sinh	
Trong nhà trường nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của mỗi thầy cô giáo là phải khơi dậy được niềm ham mê học tập của học sinh, phải truyền được ngọn lửa học tập trong học sinh “muốn truyền lửa phải có lửa”. Ban giám hiệu nhà trường luôn coi trọng công tác giáo dục truyền thống, lòng tự hào quê hương, ý chí quyết tâm học tập để có một tương lai tươi sáng làm rạng danh bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương. Thông qua tổ chức các chương trình hoạt động Đội như: Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân, hoạt động về nguồn, thi tìm hiểu về quê hương đất nước. 
Hàng năm nhà trường tổ chức tốt chương trình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân, các em được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với những cựu học sinh thành đạt giúp cho các em hình thành động cơ ý thức học tập, lòng tự hào về các thế hệ cha anh, về quê hương, từ đó sẽ hình thành nên những hoài bão, ước mơ trở thành những công dân tốt giúp ích cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa
Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân”
Việc thăm hỏi, chia sẻ, giúp đỡ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập sẽ giúp các em cảm nhận được sự quan tâm của nhà trường, cố gắng vươn lên trở thành người hữu ích cho xã hội
Thăm hỏi, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Tổ chức giáo dục truyền thống qua các chương trình văn nghệ , qua các cuộc thi tiếng hát dân ca, thu hút được đông đảo học sinh tham gia, các được trải nghiệm được đắm mình vào những khúc hát dân ca ngọt ngào, làm cho các em thêm yêu mái trường, yêu quê hương đất nước, khơi gợi lòng tự hào dân tộc giúp các em nuôi dưỡng ước mơ hoài bão học tập để cống hiến nhiều hơn cho quê hương đất nước.
Học sinh biểu diễn văn nghệ vui đón Trung thu
Biện pháp 5: Làm tốt các phong trào thi đua, khen thưởng. 
Công tác thi đua khen thưởng sẽ tạo những động lực cho sự cố gắng của học sinh, thúc đẩy các em tích cực học tập và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong trường học. Vì vậy, nhà trường cần phải tổ chức hết sức hợp lý mới có tác dụng động viên, khích lệ và có tính giáo dục cao.
 Tổ chức trao phần thưởng kịp thời cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh mồ côi có thành tích tốt, học sinh khá giỏi, tôn vinh học sinh đạt giải trong các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, quốc gia, tăng giá trị tiền thưởng cho các học sinh đạt giải cao, các thành tích đặc biệt. Nhà trường phối hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể đa dạng hóa các hình thức khen thưởng như: thưởng nóng, thưởng định kỳ, thưởng bằng hiện vật, tổ chức cho các học sinh xuất sắc đi thăm quan du lịchsẽ tạo động lực cho các em luôn luôn cố gắng.
 Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Ban giám hiệu nhà trường luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác thi đua khen thưởng, khuyến học khuyến tài. Hàng năm có từ 120- 150 HS được khen thưởng do đạt thành tích xuất sắc trong rèn luyện, học tập, số tiền thưởng lên đến 20 triệu đồng/ năm học.
Tuyên dương, phát thưởng cho học sinh
 IV. Hiệu quả của việc hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh 
	Trong những năm qua nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục truyền thống, lịch sử. Điều này không chỉ mang laị hiệu ứng tích cực cho học sinh mà còn tạo động lực rất lớn cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nổ lực hoàn thanh tốt nhiệm vụ. Một số kết quả nổi bật trong năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 - 2018 như sau:
1. Năm học 2016 - 2017
a) Đối với học sinh: 
 - Có 6 giải học sinh giỏi văn hóa cấp huyện: 2 giải ba, 4 giải KK
- Có 1 giải học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh
- 1 giải ba cấp huyện thi vận dụng kiến thức liên môn
- Giải ba Sáng tạo KHKT cấp huyện
 - Giải KK Sáng tạo KHKT cấp tỉnh
- Giải KK cuộc thi “Em yêu lịch sử Xứ Thanh”
- Có 4 em đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ được tỉnh Đoàn và huyện đoàn khen thưởng
b) Đối với cán bộ giáo viên:
- Có 4 GV đạt giải cấp huyện thi Dạy học tích hợp: 2 nhì, 1 ba, 1 KK
- Có 2 GV đạt giải cấp tỉnh thi Dạy học tích hợp: 1 nhất, 1 nhì. 
- Có 1 GV đạt giải cấp quốc gia thi Dạy học tích hợp 
- Có 5 SKKN đạt gải cấp huyện: 1 A, 2 B, 2C 
- Có 4 SKKN đạt gải cấp tỉnh: 1B, 3C 
- Có 4 GV có HSG cấp huyện, 1 GV có HSG cấp tỉnh
- Đạt 1 giải B cuộc thi tìm hiểu về Công tác dân vận
- Đạt 1 giải C cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống tham nhũng
- Đạt 2 giải C cuộc thi tìm hiểu bảo vệ môi trường 
c) Kết quả thi đua của cá nhân, tập thể:
 - Danh hiệu cá nhân:
+ Có 2 CBGV đạt danh hiệu CSTĐCS, 1 đ/c được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen..
+ 02 CBGV được LĐLĐ tặng giấy khen về chuyên đề “VHVN- TDTT” và chuyên đề “Xanh Sạch Đẹp”.
+ 01 CBQL được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen công dân gương mẫu
+ 2 đ/c được CĐGD tặng giấy khen, 3 đ/c được LĐLĐ huyện tặng Giấy khen đoàn viên xuất sắc.
+ 1 đ/c được Liên ngành cấp tỉnh tặng Giấy khen.
- Danh hiệu tập thể:
Trường được xếp thi đua trong tốp đầu khối THCS xếp thứ 4/ 41 trường. Đạt danh hiệu tập thể LĐTT được CT UBND huyện tặng Giấy khen; Chủ tịch UBND tỉnh tặng khen “Tập thể lao động xuất sắc”; Công đoàn được Công Đoàn Giáo dục Thanh hóa tặng Giấy khen; Đoàn đội được liên ngành Sở GD- Tỉnh đoàn tặng Giấy khen.
Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng
danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
2. Năm học 2017 – 2018 (tính đến tháng 5 năm 2018)
Đối với học sinh:
+ Thi ”Rung chuông vàng” cấp huyện “Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và lịch sử, văn hóa địa phương Thọ Xuân, Thanh Hóa”. đạt 1 giải xuất sắc trong hội thi được Ban tuyên giáo huyện ủy và Hội đồng đội Thọ Xuân tặng giấy khen.
+ Đạt 15 giải TDTT cấp huyện
+ Đạt giải Nhì sản phẩm sáng tạo khoa học cấp huyện, giải KK cấp Tỉnh.
+ Đạt 3 giải cấp huyện cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn (2 giải nhì, 1 giải KK). 
+ Đạt 2 giải cấp tỉnh cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn (1 giải ba, 1 giải KK). 
+ Đạt 1 giải thi “Chỉ huy Đội giỏi” cấp huyện
+ Đạt 12 giải học sinh giỏi văn hóa cấp huyện lớp 7,8 (1 giải nhì, 5 giải ba, 6 giải khuyến khích)
Đối với giáo viên:
+ Đạt 3 giải dạy học tích hợp cấp huyện: 2 giải nhì, 1 giải ba 
+ Đạt 2 giải dạy học tích hợp cấp tỉnh: 2 giải ba 
+ Có 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện
+ Đạt 4 giải SKKN cấp tỉnh (1 giải B, 3 giải C – Xếp thứ 2 toàn huyện )
+ Đạt 4 giải SKKN cấp huyện (1 giải B, 3 giải C )
+ Đạt 1 giải C thi tìm hiểu về công tác dân vận cấp huyện.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Giáo dục động cơ ý thức học tập cho học sinh đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thông chính trị .Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa. Lấy thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, có tính giáo dục cao thu hút học sinh.
Nhà trường có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động cơ học tập và tiến bộ. Các thầy cô giáo phải thực sự là những tấm gương sáng để học sinh noi theo, thầy cô tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.
Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang có sự thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm. Bởi vậy, học sinh thường có hành động bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân. Từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.
Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ. Học sinh biết hướng đến lý tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao. Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhở, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ. Lấy học tập tích cực làm mục đích phấn đấu. Tạo niềm vui trong học tập để bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
Làm sao để giáo dục truyền thống không chỉ là những bài giảng chỉ nằm trong sách vở, mỗi bài học không khô khan cứng nhắc và thu được hiệu quả tích cực phụ thuộc không nhỏ vào cách tổ chức thực hiện trong mỗi nhà trường và giáo viên. Về phía các nhà trường đòi hỏi cần xây dựng một kế hoạch lồng ghép cụ thể, đưa vào quy chế chuyên môn đối với giáo viên, triển khai đồng bộ trong tất cả các hoạt động giáo dục của mình, có cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, khích lệ kịp thời. Về phía giáo viên: Tất cả các môn học GDCD, lịch sử, văn học... ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống cho học sinh. Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào mà cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hoặc tích hợp liên môn hướng tới một mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Muốn giáo dục một cách hiệu quả, bản thân mỗi giáo viên cần phải có ý thức đổi mới phương pháp giáo dục, để đưa những nội dung giáo dục truyền thống vào bài học tạo sân chơi, hoạt động nhóm một cách nhẹ nhàng, sáng tạo. Ví như tại mỗi nhà trường có thể tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống bằng hình thức sân khấu hóa, ca múa nhạc, hoạt cảnh kịch, vũ điệu trẻ, trang phục, pano áp phích, loa phát thanh, thi sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh với đề tài lịch sử, giáo dục truyền thống gắn với các ngày lễ lớn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp. Với các hoạt động hướng về cội nguồn, báo công dâng hương, hội trại có thể tổ chức ở những địa điểm di tích lịch sử, những nội dung chương trình phong phú, nhiều trải nghiệm thú vị hấp dẫn lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống. 
Tóm lại, động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà được hình thành dần dần trong quá trình người học đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Từ nhu cầu với các đối tượng học tập, từ những yếu tố bên ngoài mà hình thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của người học. Đối với giáo viên có thể tạo động cơ học tập cho người học thông qua nội dung bài giảng, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm kích thích tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học viên để việc học trở thành nhu cầu không thể thiếu được của người học.
II. Kiến nghị
1. Đối với UBND huyện:
- Hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường đầu tư cơ sở vật chất phòng truyền thống, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
2.Với phòng Giáo dục và Đào tạo: 
- Tăng cường tổ chức hội thảo về việc hình thành động cơ, ý thức cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục
3. Đối với phụ huynh:
- Quan tâm, chăm sóc động viên và tôn trọng các em học sinh. Làm tốt công tác phối hợp Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong việc giáo dục con em mình.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Bùi Thị Nam

 Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
 Trần Danh Hùng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_dong_co_y_thuc_hoc_tap_cho.doc