Sáng kiến kinh nghiệm Kể chuyện lịch sử - Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử
I. Lý do chọn đề tài
Tại bất kì đất nước nào, đổi mới giáo dục ở phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau.
Qua nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá... xong việc kể chuyện trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em cũng tạo hứng thú và yêu thích môn học .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kể chuyện lịch sử - Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử

C PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953) - Ở mục IV: “Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt”. Khi trình bày về Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1-5-1952) đã tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước và chọn 7 anh hùng, đó là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về thành tích của các anh hùng đó . Ví dụ: Anh hùng Cù Chính Lan và Nguyễn Thị Chiên. Cù Chính Lan (1930 - 1951) sinh nǎm 1930 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tuyên dương Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 13 tháng 12 năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, cách thị xã Hòa Bình 8 km về phía Nam, Cù Chính Lan đã một mình đuổi xe tǎng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt địch. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ chết sớm, nhà đông em, Cù Chính Lan phải lao động vất vả ngay từ bé dưới chế độ bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến để cùng cha nuôi sống đàn em dại. Hoàn cảnh đó đã tạo cho Cù Chính Lan những đức tính tốt như : cần cù, nhẫn nại, căm thù sâu sắc giai cấp địa chủ bóc lột và bọn thực dân cướp nước . Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Cù Chính Lan xung phong tình nguyện nhập ngũ năm 1946. Trong chiến đấu, Cù Chính Lan luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, mưu trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trận Giang Mỗ lần thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 1951, khi địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch. Lúc chuẩn bị rút thì một xe tăng địch tiếp viện tới, bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan căm giận xông lên. Anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò. Nhưng không may tiểu liên bị hóc. Chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình, rồi lại nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp, quẳng lựu đạn vào. Giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng, chuyển hướng vội vàng chạy về vị trí. Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để nó chạy thoát, Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ. Những tên giặc trong xe chết đè lên nhau. Chiếc xe dừng tại chỗ. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Tấm gương của đồng chí đã có tác dụng cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới địch. Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi. Với những đóng góp to lớn đó Cù Chính Lan đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng hai. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chính phủ và Hồ Chủ tịch truy tặng Huân chương Quân công hạng hai, Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ví dụ 3: Khi dạy bài 27 .CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) - Ở mục II.1: “Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953-1954”. Khi trình bày diễn biến giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: Bế Văn Đàn Bế Văn Đàn Sinh năm 1930 người dân tộc Tày, tham gia cách mạng năm 1949, vào Đảng cộng sản Việt Nam năm1953, hy sinh ngày 12/12/1953 ở Xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hoà), tỉnh Cao Bằng - Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu). Thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt chúng đều bị quân ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Địch liều chết nống ra. Ta kiên quyết ngăn chặn. - Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Ông vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo. - Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, ông được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân địch phản kích đợt ba, địch điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng. Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân địch Bế Văn Đàn mình đầy thương tích đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai Với những công lao to lớn Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn, ngày 31/8/1955, Quốc hội truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì. - Ở mục II.2: “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ”. + Khi giảng về phần công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên lồng ghép hình ảnh hy sinh của chiến sĩ Tô Vĩnh Diện khi đang làm nhiệm vụ bằng cách kể chuyện: Tô Vĩnh Diện(1924-1953), sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, anh xung phong đi bộ đội. Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn. Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi. Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. Anh hùng Tô Vĩnh Diện được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong; 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất + Khi trình bày về diễn biến đợt 1của chiến dịch Điện Biên Phủ. Giáo viên có thể lồng ghép hình ảnh hy sinh của chiến sĩ Phan Đình Giót khi đang làm nhiệm vụ bằng cách kể chuyện: Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì. Phan Đình Giót Anh sinh nǎm 1920 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị. Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều. Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to: "Quyết hy sinhvì Đảngvì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần. PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Bằng những biện pháp thực hiện như trên, bản thân tôi mạnh dạn áp dụng thực hiện trong giảng dạy và đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Đối với giáo viên: Qua quá trình thử nghiệm đề tài, giáo viên được phát huy mọi khả năng của mình trong quá trình dạy học, kiến thức bộ môn được củng cố và nâng cao, giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân Đối với học sinh: Các em được mở mang kiến thức, phát triển tư duy, phát huy tính độc lập sáng tạo, các em hào hứng học tập hơn, chủ động học tập. Kết quả kiểm tra nhận thức sau khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học lịch sử cho học sinh cho thấy kết quả có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như sau: Lớp SS Giỏi 8-10 Khá 7 TB 5-6 Yếu 4 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 9A 40 6 15,0% 12 30,0% 17 55,0% 0 0% 9B 39 5 12,8% 11 28,2% 18 59,0% 0 0% Tổng 79 11 17,8% 23 58,2% 35 114,0% 0 0% Phương pháp “Kể chuyện Lịch sử - một cách tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử” đã một phần gây hứng thú hơn trong tiết học, học sinh đã có sự chuyển biến hơn, tích cực học tập hơn, cảm thấy hứng thú hơn, hăng say phát biểu bài hơn. Tuy nhiên đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhất bởi vì cũng không phải tiết dạy sử nào chúng ta cũng áp dụng được một cách hiệu quả. Chính vì vậy khi dạy bất kì một tiết học nào chúng ta cũng cần kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của mình. Trên đây là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Tôi biết sáng kiến và những kinh nghiệm này vẫn chưa hoàn chỉnh nên qua đây xin được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp để chất lượng bộ môn lịch sử ngày càng cao hơn. II.KHUYẾN NGHỊ. Cần cung cấp thêm các thiết bị dạy học:máy chiếu, video, lược đồ, tranh ảnh và một số đồ dùng dạy học phục vụ cho các phân môn. Bổ sung thêm một số tiết ngoại khóa để học sinh được tham quan tìm hiểu thực tế các di tích lịch sử. Nên có phòng chức năng để thuận tiện cho việc học của bộ môn. Trên đây là một số ý kiến đề xuất của tôi, mong các cấp, các ngành cùng nghiên cứu, xem xét. Tôi chân thành cảm ơn! Cam đoan: Tôi cam đoan đây là đề tài do chính tôi viết, không sao chép của người khác. Người viết Nguyễn Thị Tuyết Mai MỤC LỤC: PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................1 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...............................2 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 2.Thực trạng4 3.Giải pháp(Nội dung ) 4 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ..........19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.“ Phương pháp dạy học Lịch sử’- tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị. (Nhà xuất bản giaos dục- 1998). 2. “ Nội dung và phương pháp dạy khoa Lịch sử”. Nhóm tác giả- phan Ngọc Liên, Nguyễn Sĩ Quế, Trịnh Đình Tùng, Đào Hữu Hậu. (Nhà xuất bản giáo dục-1999). 3.“Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT”. Tác giả PGS- TS Trần Kiều – Chủ biên. (Viện khoa học- giáo dục -1997) 4. “ Để có một giờ lên lớp đạt hiệu quả theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”. Tác giả Nguyễn Kim Phụng. 5. “ Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn của học sinh”. (Bộ giáo dục và đào tạo) 6. Nguồn Internet Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ Ngày .. tháng..năm 2023 Chủ tịch hội đồng ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN BA VÌ. Ngày .. tháng..năm 2023 Chủ tịch hội đồng Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, quê ở Xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, cô tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch. Cô đã diệt, làm bị thương và bắt 15 địch. Tháng 4 năm 1950, khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, cô bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh địch trên đường 39, cô bắn bị thương 1 tên địch, bắt sống 6 tên địch, thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, cô chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 địch có một tên trung uý. Ngày 19/5/1952, cô được bầu là chiến sỹ thi đua toàn quốc, được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Năm 1952, cô được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng khẩu súng ngắn của Người. Nguyễn Thị Chiên là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Nhà nước ta được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong bài Người cán bộ cách mạng với bút danh C.B, Hồ Chủ tịch đã viết: "Nữ anh hùng du kích Nguyễn Thị Chiên, mấy lần bị giặc bắt và tra tấn chết đi sống lại. nhưng không hề lộ bí mật: mỗi lần thoát khỏi tay địch, hoạt động càng thêm hăng". Sau Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ Thi đua toàn quốc, Anh hùng Nguyễn Thị Chiên được cử tham gia đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hòa bình châu Á – Thái Bình Dương tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại hội Hòa bình Thế giới tại Viên (Áo). Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thị Chiên công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô, được phong quân hàm trung tá năm 1984. Cô mất vào sáng ngày 1/6/2016, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội), hưởng thọ 87 tuổi.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ke_chuyen_lich_su_tao_hung_thu_cho_hoc.doc