Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử cho học sinh lớp 7

Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại. Nó phản ánh toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội loài người từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết quá khứ loài người, quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay.Lịch sử cho chúng ta những bài học về cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, có ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống hiện tại và kì vọng vào tươnglai. Ngoài ra lịch sử còngóp phần to lớn vào việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Do vậy để nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn về lịch sử thì cần có sự mô tả các đối tượng, hiện tượng, quá trình, sự kiện và các mối liên hệ có tính quy luật thông qua sự tri giác ngôn ngữ và lời nói. Thông qua sự mô tả ấy học sinh có được biểu tượng sinh động, chân thực về những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian xảy ra sự kiện…Trên cơ sở đó ghi nhớ, khắc họa vào trong trí nhớ mình một cách lâu bền nhất.
docx 11 trang SKKN Lịch Sử 11/04/2025 190
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử cho học sinh lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử cho học sinh lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử cho học sinh lớp 7
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO  TRƯỜNG TRUNG HỌC ..
--- – ² ˜ ---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP MIÊU TẢ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 7
(Bộ sách Cánh diều)
Lĩnh vực: 
Họ và tên tác giả: . Đơn vị: .
Năm học: 20.- 20
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU	1
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	2
Đối tượng nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm	3
NỘI DUNG	4
Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường THCS	4
Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường THCS	4
Đặc điểm của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử	5
Các dạng miêu tả được sử dụng trong dạy học lịch sử	6
Thực trạng của việc dạy học lịch sử và vận dụng phương pháp miêu tả ở trường THCS hiện nay	6
Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường THCS	8
Một số yêu cầu cơ bản đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử	8
Thực nghiệm phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7	9
*BIỆN PHÁP 1: Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động nội khoá:
.	9
*BIỆN PHÁP 2: Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động ngoại khoá	15
*BIỆN PHÁP 3: Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động kiểm tra đánh giá	19
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục	20
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	21
Kết luận	21
Kiến nghị	23
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại. Nó phản ánh toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội loài người từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết quá khứ loài người, quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay. Lịch sử cho chúng ta những bài học về cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, có ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống hiện tại và kì vọng vào tương lai. Ngoài ra lịch sử còn góp phần to lớn vào việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Do vậy để nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn về lịch sử thì cần có sự mô tả các đối tượng, hiện tượng, quá trình, sự kiện và các mối liên hệ có tính quy luật thông qua sự tri giác ngôn ngữ và lời nói. Thông qua sự mô tả ấy học sinh có được biểu tượng sinh động, chân thực về những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian xảy ra sự kiệnTrên cơ sở đó ghi nhớ, khắc họa vào trong trí nhớ mình một cách lâu bền nhất.
Thực tế thời gian gần đây dư luận đang rung lên hồi chuông báo động về tình trạng dạy học lịch sử, trong các kì thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thì bài làm và điểm môn sử vẫn là “điểm nóng” của dư luận với nhiều bài điểm 0 hay quá nửa bài thi chỉ đạt dưới điểm trung bình. Đó quả là một thực tế đau lòng cho nền giáo dục sử học nước nhà. Đi tìm câu trả lời cho thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ cơ bản nhất là hiện nay ở các trường vẫn coi lịch sử là một môn phụ không có sự đầu tư, tập trung thỏa đáng, giáo viên chỉ chú ý truyền đạt kiến thức cơ bản mà thiếu đi các khâu tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nâng cao tính tích cực của học sinh trong học tập cho nên học sinh không nhớ được biểu tượng về nội dung lịch sử.
Nội dung lịch sử lớp 7 rất quan trọng, những nội dung này sẽ làm tiền đề cho các lớp về sau. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy, tôi nhận thấy dạy học phần này nếu không miêu tả một cách cụ thể một số nội dung lịch sử để khắc họa lâu bền trong trí óc học sinh thì hiệu quả tiếp nhận lịch sử của
học sinh không cao, thậm chí rơi vào tình trạng liệt kê sự kiện gây cảm giác nhàm chán cho học sinh và gây khó khăn cho học sinh khi học các lớp trên. Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, theo tôi việc sử dụng phương pháp miêu tả có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó lời nói giữ vai trò chủ đạo trong dạy học nói chung và môn lịch sử nói riềng.
Với những suy nghĩ đó tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Kết hợp phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử cho học sinh lớp 7” theo bộ sách Cánh Diều.
Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của dạy học lịch sử, tôi muốn nêu lên vai trò, ý nghĩa của phương pháp miêu tả, nhằm đưa ra phương pháp vận dụng cho việc giảng dạy phần lịch sử lớp 7, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Cụ thể:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
Nghiên cứu chương trình sách Cánh Diều để xác định nội dung và lựa chọn đối tượng miêu tả trong bài học.
Vận dụng phương pháp miêu tả vào dạy học phần lịch sử lớp 7
Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng phương pháp miêu tả vào giảng dạy phần lịch sử nói trên.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường THCS 
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, trao đổi, thảo luận: Áp dụng để thu thập thông tin bằng tri giác trực tiếp; trao đổi, thảo luận nhằm nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng, mong muốn của học sinh trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Phương pháp kiểm tra: Áp dụng thu thập các kết quả trong quá trình dạy học, giảng dạy có vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 theo bộ sách Cánh Diều ở trường THCS.
đài ngoài ra còn có các quan chức trông nom sản xuất nông nghiệp, các hệ thống đê điều
*Để thực hiện tốt bài dạy này, giáo viên cho học học sinh về nhà tìm hiểu trước để miêu tả, tạo biểu tượng về nhân vật Lê Hoàn, học sinh phải miêu tả được những nét cơ bản:
Tạo biểu tượng về nhân vật Lê Hoàn: Người anh hùng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, sáng lập nhà Tiền Lê. Người ái Châu (Thanh Hoá). Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông được đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn đã lập được nhiều chiến công, khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, ông phong cho Lê Hoàn là Thập Đạo Tướng Quân lúc vừa tròn 30 tuổi.
Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, quân Tống sang xâm lược nước ta. Trước tình hình nguy ngập đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Ông lên ngôi vua lấy hiệu là Đại Hành, vẫn giữ tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Ví dụ: Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) (trang 53 Lịch sử 7 bộ sách Cánh diều).
Để thực hiện tốt bài dạy: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý” (thế kỷ X-XI) giáo viên cho học học sinh về nhà tìm hiểu trước để
miêu tả, tạo biểu tượng về nhân vật Lý Thường Kiệt, học sinh phải miêu tả được những nét cơ bản:
Tạo biểu tượng về nhân vật Lý Thường Kiệt: Năm 1019 tại căn nhà của một võ quan ở Phường Thái Hoà, con trai ông Ngô An Ngữ và bà họ Hàn ra đời đặt tên là Ngô Tuấn. Do tính siêng năng, cần mẫn lại hết lòng trung thành, được vua tin yêu, thăng thưởng dần đến chức Đô tri và được ban quốc tính đổi tên là Lý Thường Kiệt.
Năm 1075, Nhà Tống do Vương An Thạch làm tể tướng âm mưu xâm lược nước ta. Thái uý Lý Thường Kiệt tây với Thái Hậu Ý Lan rằng: “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân sang đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt đem quân đánh phá các kho lương thực của địch rồi rút về nước, lập phòng tuyến sông Cầu. Chính trên phòng tuyến Sông Cầu, Lý Thường Kiệt đã cho ra đời bài thơ: “Nam quốc sơn hà” được coi là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử nước ta:
Nam quốc sơn hà nam đến cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Như đẳng hành khan thủ bài thư
Ví dụ: Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) (trang 63 Lịch sử 7 bộ sách Cánh diều).
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông thế kỷ XIII, để thấy được linh hồn của cuộc kháng chiến này, giáo viên cho học sinh chuẩn bị và miêu tả để tạo biểu tượng về vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo.
Tạo biểu tượng về nhân vật Trần Hưng Đạo: Quốc công
tiết chế, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Sinh ngày 10/12/1228 là con Anh Sinh Vương Trần Liễu.
Người dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, xem rộng biết nhiều, đủ tài văn võ, dành tâm huyết, hiểu biết của mình để viết: “Binh thư yếu lược”; “Hịch Tướng Sĩ” . Quân Nguyên Tấn công nước ta từ hai phía Bắc và Nam, tình thế hết sức nguy cấp, ông buộc cho quân ta vừa đánh, vừa rút lui, thực hiện kế hoạch “thanh giã”. Thượng hoàng Thánh Tông lo lắng, ông hỏi xem có nên hay không, ông khảng khái trả lời: “Bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng!” Năm 1288, quân Nguyên cho quân tướng sang đánh trả thù. Vua Trần hỏi ông: “Năm nay thế giặc ra sao?”, ông đáp: “Năm nay giặc đến dễ đánh”. Nắm chắc được chỗ yếu, chỗ mạnh của giặc, ông quyết định giáng cho chúng một đòn chí mạng. Chiến dịch Bạch Đằng được chuẩn bị. Tháng 4/1288 toàn bộ lực lượng thuỷ quân của giặc do Ô Mã Nhi chỉ huy đã bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng. Ông được vua Trần phong tước Đại Vương.
Ví dụ: Khi dạy bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009) (trang 41 Lịch sử 7 bộ sách Cánh diều)
Giáo viên có thể mô tả Tạo biểu tượng về nhân vật Đinh Bộ Lĩnh: Người động Hoa Lư- Ninh Bình, con trai Đinh Công Trứ, một tướng của Dương Đình Nghệ giữ chức thứ sử Châu Hoan, cha mất sớm, theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên nhờ thông minh, có khí phách và có tài thao lược, thấy nhân dân đói khổ vì loạn 12 sứ quân, ông dựng cờ khởi nghĩa mong lập nghiệp lớn.
Năm 968, sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư. Năm Kỷ Mão (979), Đinh
Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị thái giám là Đỗ Thích giết chết khi uống rượu ngủ say. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 11 năm, thọ 56 tuổi.
Một hoạt động nữa có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động ngoại khóa đối với việc dạy học lịch sử đó là việc tổ chức các buổi dạ hội. Các buổi dạ hội nhằm dựng lại miêu tả toàn cảnh một nội dung lịch sử nào đó có thể là quá trình khởi nghiệp của một triều đại hay quá trình diễn biến của một trận đánh, hay lễ đăng quang của một vị hoàng đế... Để có một buổi dạ hội lịch sử thành công cần có sự đầu tư chuẩn bị rất công phu với sự tham gia của một dàn diễn viên khá đông đảo đó là các em học sinh. Tuỳ vào khả năng, điều kiện cụ thể, tiến hành những hoạt động phù hợp để tạo nên tính hiệu quả cao nhất trong dạy học lịch sử.
*BIỆN PHÁP 3: Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng tốt hơn của quá trình giáo dục kiểm tra, đánh giá nhằm làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh, bổ sung làm sâu sắc, củng cố, hệ thống hoặc khi khái quát hóa kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn kiến thức mới.
Có hai hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá là kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Xác định hình thức kiểm tra đánh giá phải gắn liền với phương pháp tiến hành mới đảm bảo kết quả tốt. Có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của bài học bằng câu hỏi tự luận hoặc bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Trong đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến việc thiết kế một số câu hỏi liên quan đến phương pháp miêu tả để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Câu hỏi tự luận có thể sử dụng cả trong hình thức hỏi miệng và kiểm tra viết.
Ví dụ: Em hãy miêu tả công trình tiêu biểu là tượng phật bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Thuận Thành – Bắc Ninh)?
Chùa Bút Tháp hay còn gọi là Ninh Phúc Tự ở Thuận Thành – Bắc Ninh. Chùa xây từ thời vua Trần Thánh Tông, khi hòa thượng Huyền Quang đến tu, ông là một nhà sư giỏi, là một trong ba vị tổ giáo phái Trúc Lâm. Ông cho xây dựng ngọn tháp cao 9 tầng trang trí hành Hoa Sen. Kiến trúc theo kiểu: “Nội công, ngoại quốc” – chùa có tam quan, gác chuông tiền đường, cầu đá, thượng điện thích thiên am (tòa cửu phẩm), là tháp đá 13m, trong đó có tượng thờ thiền sư Chuyết Thuyết. Nghệ thuật trang trí chạm nổi trên đá ở cầu đá ở lân cận thượng điện chủ đề là tứ linh, hoa lá và có hai hình người trang trí ở tháp cửu phẩm liên hoa 9 tầng. Có pho tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Trên bức tường có cánh tay xoè ra như động tác múa và những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_phuong_phap_mieu_ta_trong_day.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử cho học sinh lớp 7.pdf