Sáng kiến kinh nghiệm Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS
Theo tôi mọi người trong cuộc sống cần phải hiểu biết về kiến thức lịch sử, như hiểu về tổ tông và cội nguồn của mình. Chính vì lẻ đó Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã mở đầu lịch sử Việt Nam bằng hai câu thơ:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Thật vậy lịch sử chính là cội nguồn của dân tộc, nó là con thuyền quá khứ đưa ta đến bến bờ hiện tạivà tương lai tươi sáng. Chúng ta ngược dòng thời gian trở về quá khứ hào hùng của dân tộc, ngay từ thuở ban đầu dựng nước và giữ nước, bằng sức chiến đấu kiên cường và ý chí bền bỉ của dân tộc ta đã lập nên chiến công hiển hách phá tan mọi âm mưu mọi xâm lược của ngoại ban, xây dựng và bồi đắp nên một nền văn hóa rực rỡ. Do đó là con dân của một dân tộc anh hùng thì việc mỗi người cần phải hiểu biết về kiến thức lịch sử là vô cùng quan trọng. Vì vậy nhà trường chịu trách nhiệm cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, giúp các em có những hiểu biết về quá khứ, truyền thống của dân tộc, tự hào về thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS

ánh giá, so sánh các nhân vật lịch sử, biết yêu ghét phân minh đối với các nhân vật lịch sử. Từ đó góp phần xây dựng, phát triển nhân cách cho các em. - Mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử, họ thường là cá nhân xuất sắc của một giai đoạn, một thời kì lịch sử. Vì vậy khi xây dựng biểu tượng nhân vật lịch sử thường gắn với chiến công, cống hiến của họ đối với giai đoạn lịch sử, điều đó sẽ giúp học sinh nắm chắc các giai đoạn lịch sử và tiến trình lịch sử hơn. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRONG VIỆC KHẮC HỌA BIỂU TƢỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy môn lịch sử Đây là một yêu cầu rất quan trọng khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử. Trước tiên tư liệu chúng ta tiếp cận phải có tính tin cậy cao, đầy đủ và cùng một tính chất, chúng ta không được“ tô hồng” hay“ bôi đen” nhân vật lịch sử. Khi nhận định về nhân vật lịch sử cần có tính khách quan, công bằng để cho học sinh có cách nhìn đúng đắn.Tài liệu, sự kiện chính xác yêu cầu người giáo viên phải biết vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học lịch sử, được nhiều người công nhận. Tính đầy đủ ở đây là chọn lựa một số sự kiện điển hình nhất vừa sức tiếp thu của học sinh làm nổi bật được bản chất của nhân vật. Truyền thống quê hương gia đình dòng họ là quan trọng nhưng không phải là bất biến, càng không thể phủ nhận ý trí vươn lên của những người từ tầng lớp cần lao. @ Như vậy trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử thì yếu tố chính xác, đầy đủ và khoa học đóng góp một vai trò rất quan trọng. Một số biện pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy môn lịch sử. Kết hợp sử dụng văn thơ trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử Người xưa thường nói: “ Văn, sử bất phân” là nhấn mạnh tới mối quan hệ máu thịt giữa các lĩnh vực nhận thức này. Dẫu rằng đặc trưng của văn học là hư cấu, nhưng vẫn có thể nhận ra sự thực lịch sử đằng sau những tác phẩm văn học. Điều này đòi hỏi người giáo viên luôn biết tìm tòi, khám phá để có kiến thức về xã hội, đặc biệt những bài văn thơ liên quan đến bài học lịch sử nói chung và nhân vật lịch sử nói riêng. Hơn nữa giáo viên cũng cần biết sử dụng kiến thức đúng lúc, đúng chỗ, biết vận dụng và kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tạo cho học sinh có cái nhìn tổng quát nhiều chiều trên phương diện lịch sử. Một điều tôi nhận thấy rằng: thường các nhân vật lịch sử lại chính là đề tài cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Ví dụ: Lịch sử 9- Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954). Khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ, để học sinh hiểu rõ thời gian diễn ra chiến dịch và hiểu thêm về những gian khổ, hy sinh mà quân đội và nhân dân ta đã trải qua, giáo viên chỉ cần đưa một số câu thơ của nhà thơ Tố Hữu minh họa sau: “Năm mươi sáu ngày đêm,/ khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.../ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn!/ Những đồng chí, thân chôn làm giá súng/ Đầu bịt lỗ châu mai/ Băng mình qua núi thép gai/ Ào ào vũ bão/Những đồng chí chèn lưng cứu pháo/Nát thân, mắt nhắm, còn ôm./ Những bàn tay xẻ núi, lăn bom/ Nhất định mở đường cho xe ta tiến lên chiến trường tiếp viện.” -“Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát.” -"Mường Thanh Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng". Hay khi những bài liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta có thể yêu cầu học sinh nhớ đến những bài thơ văn viết về Người để tạo khắc họa biểu tượng cho các em. Khi dạy bài 16 : Hoạt động vủa Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 (lịch sử 9) Dạy phần I : Nguyễn Ái Quốc ở Pháp giáo viên có thể tích hợp: Tháng 7- 1920 Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê- nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba Giáo viên đọc câu thơ “Luận cương đến với Bác Hồ / Và Người đã khóc / Lệ Bác Hồ rơi trên chữ LêNin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin” (Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên @ Chính những vần thơ này sẽ tạo ra ấn tượng cho học sinh, giúp các em hứng thú say mê lĩnh hội kiến thức sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử. Kết hợp việc khắc hoạ biểu tượng nhân vật lịch sử thông qua lời bình Trong giờ học lịch sử yếu tố quan trọng để góp phần tạo nên hứng thú học tập cho học sinh để các em tích cực, chủ động sáng tạo thì bản thân người giáo viên ngoài việc nắm vững kiến thức thì cần biết sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học và các phương pháp truyền đạt. Điều tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn ở đây chính là vừa giảng vừa bình luận trên cơ sở khách quan, chân thực. Chính điều này tạo ra cho học sinh cái nhìn về nhân vật lịch sử sâu sắc và toàn diện hơn, mà không gò bó bỡi kiến thức có sẵn Người giáo viên được xem là “kỹ sư tâm hồn” nên ở góc độ này việc bình luận nhân vật lịch sử cần khách quan, chân thực, đồng thời hiểu rõ .Việc giáo dục học sinh phải phục vụ đường lối của Đảng và chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Yếu tố quan trọng nhất trong lời bình là phải giáo dục được lòng yêu nước, yêu lao động biết trân trọng và biết ơn thế hệ cha ông chúng ta. Khi bình giảng, đánh giá về một hành động của nhân vật phải xem xét “cái nghĩa”của hành động ấy. Một hành động cụ thể của nhân vật lịch sử luôn có nội dung và ẩn ý ở đằng sau. Bởi vì hành động của con người không phải là một phản xạ bất kì mà là những quyết định được định hướng trước. Vì vậy những hành động của nhân vật giáo viên cần bình luận và định hướng cho học sinh nhận thức về những hoạt động có tính bản chất của nhân vật lịch sử trong một thời điểm lịch sử cụ thể. Ví dụ: Trong bài phong trào dân tộc và dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925 (Lịch sử 9). Khi nói về Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứư nước, ngoài việc cung cấp cho các em học sinh về những sự kiện cơ bản thì tôi bình luận thêm: Khác với các nhà yêu nước trước kia như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối khác, thường sang Trung Quốc và Nhật Bản để tìm đường cứu nước bởi đó là những nước đồng chủng, đồng văn, nhưng ngay từ đầu Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức rằng: “Muốn đánh thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ về kẻ thù đó” nên Người muốn sang tận bên nước Pháp để tìm hiểu, điều này dẫn tới hướng ra đi của Nguyễn Ái Quốc khác với các vị tiền bối trước kia. Về tư thế ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc cũng khác biệt: Nếu như trước đây các chí sĩ tìm đường cứu nước thì ít nhất phải thi cử đỗ đạt thì lời hiệu triệu mới có kết quả cao, như Phan Bội Châu từng nói: Ba tấc lưỡi gươm mà súng Một ngòi lông mà trống mà chiêng. Riêng Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng Như vậy, thông qua việc lời bình, so sánh thì học sinh ngoài việc nắm các sự kiện lịch sử cơ bản thì học sinh nhận thức được rằng: Không phải ngẫu nhiên mà hướng ra đi và tư thế ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối, dẫn tới kết quả cũng sẽ khác, điều này tạo nên sự mới mẽ trong nhận thức của học sinh. Sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu liên quan đến khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử Có thể nói đây là cách hay và hiệu quả nhất giúp học sinh hiểu về nhân vật lịch sử thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, bởi đây là những hình ảnh mang tính trực quan sinh động, đặc biệt là những thước phim tư liệu. Đây là những bằng chứng sống nên nó mang tính thuyết phục cao. Các tranh ảnh, tư liệu có thể có ở ngay trong sách giáo khoa hay trong bảo tàng, trên mạnggiá trị khoa học của những bức tranh thước phim này là ở đối với chỗ nó không chỉ có ý nghĩa đối với nhân vật mà còn đối với vận mệnh của đất nước của dân tộc. Trước hết cần chọn những tranh ảnh phản ánh những sự kiện lịch sử đang học. Từ những hình ảnh,thước phim tư liệu giáo viên giải thích các hoạt động của nhânvật để rút ra kết luận khái quát bài học cho cuộc sống hiện tại. Với những yêu cầu như vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận thức những nét cơ bản về sự kiện được phản ánh trong tư liệu chứ không sa vào miêu tả chi tiết. Ví dụ : khi giảng bài 23 lớp 9 ở phần Nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ra đời giáo viên có thể sử dụng hình ảnh về “ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đọc bản tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình”. Thông qua bức tranh này giáo viên hướng dẫn học sinh tìm những chi tiết điển hình nhất đó là: hình ảnh Hồ Chí Minh với dáng người gầy nhỏ, đôi mắt sáng, mặc áo kaki sẫm màu, mỉm cười xuất hiện trên lễ đài cùng đông đảo quần chúng nhân dân. Một chi tiết điển hình là khi đang đọc bản tuyên ngôn Bác dừng lại hỏi “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” thì lúc đó cả rừng người đồng thanh nói:“rõ”.Trên cơ sở đó học sinh thấy được toàn dân Việt Nam đoàn kết xung quanh Đảng và Bác Hồ. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên cuộc chiến thắng thần thánh của dân tộc ta. Từ những hình ảnh trên giúp các em hiểu rõ và sâu sắc hơn, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của các em. Xác định không gian, thời gian hoàn cảnh lịch sử trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử. Nếu không có biểu tượng về không gian và thời gian thì học sinh sẽ không khôi phục được bức tranh của quá khứ một cách sinh động và hiệu quả. Trong bài 27 lịch sử 9: Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp kết thúc (1953-1954). Trong chiến dịch Điện Biên Phủ khi hoàn cảnh quyết chiến giữa ta và thực dân Pháp đã xuất hiện những người anh hùng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” như: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót. Hay để làm nổi bật sự tài tình trong lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ tổng tư lệnh đứng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp chúng ta cần làm rõ về bối cảnh của việc ta mở chiến dịch lịch sử này: Sau khi địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20-11, Tổng quân ủy đã nhận định âm mưu của địch và cử ngay cơ quan tiền phương lên Tây Bắc chuẩn bị chiến trường cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị đã thông qua phương án với dự kiến địch sẽ tăng cường thành tập đoàn cứ điểm thì trận Điên Biên Phủ sẽ là trận đánh lớn nhất từ trước đến nay. Kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ đã được Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị phê duyệt. Tháng 12-1953 Bộ Chính trị chỉ định Đảng ủy mặt trận và Bộ chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bí thư Đảng ủy và Chỉ huy trưởng chiến dịch. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Qua quá trình áp dụng một số phương pháp trên tôi nhận thấy là học sinh tự tin hơn, linh hoạt hơn trong học tập, các em mạnh dạn trao đổi với bạn bè và thầy cô. Qua tiết dạy sử dụng kiến thức khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử tôi nhận thấy học sinh hứng thú ham học, say mê học tập môn lịch sử từ đó thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy. Số học phát biểu tăng lên, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, giúp lớp học sinh động hơn. Sử dụng phương pháp này tôi thấy kết quả khả quan hơn, các em nắm vững về kiến thức lịch sử, từ đó giúp các em làm bài hiệu quả hơn. Chất lượng giáo dục qua các năm. Năm học Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 2021-2022 212 160( 75.4) 42( 19.8) 9(4.3) 1(0.4) 2022-2023 199 183( 91.96) 11 (5.53) 4 (2.1) 1(0.5) KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: Qua áp dụng đối với các lớp 6, 7, 9 tại trường THCS Hựu Thành A trong những năm học qua tôi nhận thấy bước đầu sáng kiến có tính hữu dụng cao. có thể mở rộng trong chương trình học từ lớp 6 đến lớp 9. Áp dụng sáng kiến này làm cho tiết học lịch sử được phong phú, sinh động, kích thích hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Có thể sử dụng kiến thức cho nhiều môn học, nhiều bài học khác nhau trong nhà trường. KẾT LUẬN Với những giải pháp đã đưa trên tôi hi vọng rằng sáng kiến này có thể đáp ứng được phần nào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong trường THCS góp phần vào sự nghiệp đổi mới toàn diện giáo dục chung của cả nước với mục tiêu giáo dục kiến thức kết hợp với giáo dục nhân cách cho học sinh, tạo hứng thú và kích thích khả năng tìm tòi ham khám phá của các em. Việc áp dụng sáng kiến này theo tôi là rất phù hợp với đối tượng học sinh ở độ tuổi THCS, điều này sẽ giúp các em tiếp cận tốt nhất, hiệu quả nhất bài học lịch sử, các em sẽ nắm rõ nhân vật lịch sử kích thích tối đa khả năng khám phá của các em và từ đó sẽ giúp các em hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và nhân loại. Vì vậy việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử có vai trò to lớn trong dạy học lịch sử là còn đường ngắn nhất giúp học sinh không quay lưng lại với môn học có sứ mệnh cao quý này. Việc xây dựng nhân vật lịch sử trong bài giảng chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ nội dung bài giảng lịch sử, góp phần kích thích tạo nên sự tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động dạy- học thông qua đó hình thành cho các em thái độ, tư tưởng tình cảm đóng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách. Dạy học nghề cao quý, việc dạy tốt, dạy hay để các em có hứng thú say mê học tập, nâng cao hiểu biết phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết nghề nghiệp. Người giáo viên cần là tấm gương sáng về tinh thần tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo, bằng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, kết hợp với việc giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong bài giảng lịch sử. KIẾN NGHỊ Đối với giáo viên Giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cần phải học tập nắm vững kiến thức để tránh tình trạng nhầm lẫn trong dạy học lịch sử. Đồng thời cần có sự hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là môn khoa học xã hội và nhân văn. Giáo viên cần cung cấp những kiến thức mới mẽ, hấp dẫn gây ấn tượng để giúp các em tích cực và chủ động hơn trong giờ học lịch sử khiến giờ học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với yêu cầu của nội dung bài học, từng nhân vật lịch sử. Không nên gò bó áp đặt, giáo viên đặt những câu hỏi có tình huống để học sinh phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Tuy nhiên giáo viên cũng cần có định hướng để học sinh có nhận thức đúng đắn về lịch sử nói chung và nhân vật lịch sử nói riêng. Phải biết tích hợp giáo dục kiến thức lịch sử với giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua việc nhận thức đánh giá về vai trò vị trí của các nhân vật lịch sử. Đồng thời, giúp các em có cái nhìn nghiêm túc, xoá dần sự nhìn nhận lịch sử là một môn phụ của đa số các em học sinh cũng như quan niệm của xã hội. Đối với học sinh Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Trao đổi học hỏi với bạn bè, sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến kiến thức lịch sử. Đối với trƣờng Trang bị thêm phòng chức năng bộ môn lịch sử. Trang bị thêm tranh ảnh, đồng dùng dạy học. Tuy nhiên bản thân xây dựng sáng kiến này chỉ bằng sự hiểu biết chủ quan của cá nhân trong quá trình giảng dạy. Do vậy trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để phương pháp này thực hiện hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao hơn Xin chân thành cám ơn. Duyệt của tổ chuyên môn Hựu Thành, ngày tháng năm 2023 Người viết Trần Anh Tuấn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_khac_hoa_bieu_tuong_nhan_vat_lich_su_t.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS.pdf