Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua dạy - Học ngoại khóa Lịch sử địa phương - Trường THCS Lê Hữu Lập
Lòng yêu quê hương là một biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính. Từ thủa bé thơ, mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết, và là tri thức ban đầu về quê hương. Các môn học về địa phương ở trường phổ thông, trong đó có những tiết học Lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt thông qua đó giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh của mình.
Lịch sử địa phương là bức tranh thu nhỏ của Lịch sử dân tộc và minh họa, cụ thể hóa, làm phong phú lịch sử toàn quốc. Lịch sử địa phương mặc dù chiếm thời lượng rất ít (chỉ 1 tiết đối với khối 6, 8 và 2 tiết ở khối 7, 9 ) trong toàn bộ khóa trình Lịch sử ở trường THCS, song lại có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết dạy đó. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua những tiết học về Lịch sử địa phương chưa thực sự được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy hoặc bỏ qua (có nhiều nguyên nhân).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua dạy - Học ngoại khóa Lịch sử địa phương - Trường THCS Lê Hữu Lập

nghĩ và hành động của bản thân: Tỏ lòng cảm phục, biết ơn, tuyên truyền cho người thân những hành động đẹp, hữu ích - Giáo viên cung cấp thêm: Hiện nay, để tưởng nhớ đến công ơn của ông, tên của ông được vinh danh đặt cho 1 con đường ở quận Bình Tân (Tp.Hồ Chí Minh), một tuyến phố ở Thành phố Thanh Hóa, một tuyến phố ở thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa. Hằng năm, vào dịp lễ tết, chính quyền và nhân dân địa phương thường đến viếng mộ ông để tỏ lòng tôn kính, tri ân đối với người con trung hiếu, yêu nước thương dân của quê hương Hậu Lộc. Sau đó giáo viên cung cấp cho các em một số hình ảnh: - Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình. - Khu mộ thờ Phạm Bành tại quê nhà - xã Hòa Lộc, Hậu Lộc. Phạm Bành và Đinh Công Tráng họp bàn kế hoạch và chỉ đạo khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) Khu mộ thờ Phạm Bành tại quê nhà - xã Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa * HOẠT ĐỘNG 2: 2. Đồng chí Lê Hữu Lập. - Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, phân tích. - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV yêu cầu trưởng nhóm 2 trình bày bài thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Hữu Lập cho cả lớp nghe. Bài thuyết trình được trình bày trong 6 phút như sau: (Đây là sản phẩm của học sinh) Lê Hữu Lập quê ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường (nay là xã Xuân Lộc) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Ông nội đã từng làm quan án sát ở Nghệ An. Nhưng chán nản với cảnh quan trường ông bỏ về quê làm nghề dạy học. Bố là Lê Cơ cũng là một nhà giáo có tiếng đức độ lúc bấy giờ.... Năm 1923, anh theo cụ Đinh Chương Dương ra đi hoạt động cách mạng. Năm 1924 anh đựơc cụ đưa sang Trung Quốc tham gia vào tổ chức"Tâm tâm xã". Cũng năm ấy, đồng chí Nguyễn Ái Quốc sau bao nhiêu năm đi tìm đường cứu nước đã bí mật về Trung Quốc để bắt liên lạc với những người Việt Nam yêu nước ở đây. Các Đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Lê Hữu Lập, Lê Duy Điếm..... là những người đầu tiên được đồng chí Nguyễn Ái Quốc tuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên . Được đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giác ngộ, đào tạo, Lê Hữu Lập nhanh chóng trở thành người cộng sản kiên cường. Ở Thanh Hoá, anh là Bí thư đầu tiên của Tỉnh Bộ lâm thời, cũng như Tỉnh Bộ chính thức. Tháng 2 - 1927 Kỳ Bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội Trung kỳ ra đời do Vương Thúc Oánh làm bí thư, Ban chấp hành có Lê Hữu Lập, Trần Văn Cung. Anh còn hoạt động tích cực để đẩy mạnh quá trình phân hoá "Tân Việt" ở Thanh Hoá, để một bộ phận ngả sang VNTNCMĐCH và đến năm 1930 gia nhập Đảng cộng sản. Từ năm 1929 - 1930 Lê Hữu Lập 3 lần được cử sang Thái Lan hoạt động, ở các tỉnh Phi - Chít, U Đôn (miền Đông Bắc). Tháng 3 năm 1930 đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Thái Lan mở Hội nghị đại biểu của VNTNCMĐCH ở U - Đôn bàn tiến tới thành Lập Đảng cộng sản. Anh được tham dự hội nghị này và là người tích cực tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản. Vì thế anh trở thành đảng viên Đảng cộng sản tại đây. Tháng 3 - 1930 anh bí mật về nước thành lập ra chi bộ Cự Đà (xã Hoàng Vinh huyện Hoàng Hoá tỉnh Thanh Hoá). Có thể kết luận rằng Lê Hữu Lập là người sáng lập ra thanh niên trong tỉnh Thanh Hoá rồi đến Quảng Trị. Năm 1934 anh được cử về Nghệ An xây dựng phong trào sau cuộc đàn áp của địch 1930 - 1931. Đang công tác ở huyện Nghi Lộc thì anh lâm bệnh, buộc anh phải rời nhiệm vụ. Các đồng chí ở Nghệ An bố trí anh điều trị ở nhà thương Vinh với cái thẻ căn cước mang tên Nguyễn Thụ. Nhưng do gian khổ trong hoạt động, do bệnh tật quá nặng, vào một ngày cuối thán 6 năm 1934 anh trút hơi thở cuối cùng. Được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giác ngộ và đào tạo, Lê Hữu Lập đã học được người nhiều đức tính và nghệ thuật cách mạng cao. Đó là lòng tận tuỵ hy sinh vì nhân dân, là tấm lòng yêu nước thương đồng chí như ruột thịt, là khả năm tuyên truyền giác ngộ quần chúng, khả năng xây dựng phong trào trên một địa bàn lớn, đó là tài nghệ hoạt động che mắt địch mà cả cuộc đời hoạt động anh chưa một lần bị bắt. Lê Hữu Lập xứng đáng là người học trò nhiệt thành của Bác Hồ kính yêu. Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên yêu cầu những học sinh khác trong nhóm nêu những nội dung cơ bản bằng một số câu hỏi: Câu hỏi 1: Nêu rõ một số nét tiêu biểu về tiểu sử của đồng chí Lê Hữu Lập? Câu hỏi 2: Nêu những hoạt động cách mạng tiêu biểu của đồng chí Lê Hữu Lập? Câu hỏi 3: Hãy rút ra những đóng góp tiêu biểu của đồng chí Lê Hữu Lập đối với sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước? Câu hỏi 4: Qua việc tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng đồng chí Lê Hữu Lập em hãy đánh giá về nhân vật lịch sử này của quê hương Hậu Lộc? Em nên có những suy nghĩ và hành động gì trước sự hi sinh của ông? Ở mỗi câu hỏi, giáo viên yêu cầu 1 đến 2 em trả lời, nhận xét rồi trên cơ sở đó giáo viên chốt những nội dung cơ bản nhất. * Vài nét tiểu sử: Lê Hữu Lập lúc nhỏ tên là Độ (ngoài ra còn một số tên gọi khác như: “Cậu Ấm”, Hoàng tức Thoại, tức Hoàng Lùn), sinh năm 1897 ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), là con một gia đình nho học có khí tiết. Ông nội đã từng làm quan án sát ở Nghệ An. Nhưng chán nản với cảnh quan trường ông bỏ về quê làm nghề dạy học. Bố là Lê Cơ cũng là một nhà giáo có tiếng đức độ lúc bấy giờ. Tiếp thụ truyền thống gia đình, lớn lên anh nhanh chóng tỏ ra là người trọng lẽ phải, sớm có ý trí chống ngoại xâm cứu nước. * Những hoạt động tiêu biểu: Năm 1923 anh theo cụ Đinh Chương Dương ra đi hoạt động cách mạng. Năm 1924 anh đựơc cụ đưa sang Trung Quốc tham gia vào tổ chức"Tâm tâm xã". Được đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giác ngộ, đào tạo, Lê Hữu Lập nhanh chóng trở thành người cộng sản kiên cường. Ở Thanh Hoá, anh là Bí thư đầu tiên của Tỉnh Bộ lâm thời, cũng như Tỉnh Bộ chính thức. Tháng 2 - 1927 Kỳ Bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội Trung kỳ ra đời do Vương Thúc Oánh làm bí thư, Ban chấp hành có Lê Hữu Lập, Trần Văn Cung. Từ năm 1929 - 1930 Lê Hữu Lập 3 lần được cử sang Thái Lan hoạt động, ở các tỉnh Phi - Chít, U Đôn (miền Đông Bắc). Tháng 3 - 1930 anh bí mật về nước thành lập ra chi bộ Cự Đà (xã Hoàng Vinh huyện Hoàng Hoá tỉnh Thanh Hoá). Năm 1934 anh được cử về Nghệ An xây dựng phong trào sau cuộc đàn áp của địch 1930 - 1931. Nhưng do gian khổ trong hoạt động, do bệnh tật quá nặng, vào một ngày cuối tháng 6 năm 1934 anh trút hơi thở cuối cùng. * Đánh giá: - Đồng chí Lê Hữu Lập là thanh niên cộng sản yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, là người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của quê hương Hậu Lộc nói riên, của tỉnh Thanh Hóa nói chung. - Đồng chí Lê Hữu Lập đã hi sinh cả cuộc đời mình vì sự nghiệp chung của quê hương, đất nước. Những đóng góp của đồng chí đã làm góp phần làm đẹp thêm quê hương Hậu Lộc yêu dấu của chúng ta hôm nay và mai sau. Giáo viên cung cấp thêm một số tư liệu: - Tư liệu 1: Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, được thêm một số kiến thức cả về nho học và tân học, anh càng say sưa suy nghĩ về con đường hoạt động tìm chí hướng. Thông thường ở thời kỳ đó, với cái bằng tiểu học, anh có thể được bổ dụng đi làm trợ giáo hoặc thư ký cho các công sở Pháp hoặc Nam triều để kiếm một cuộc sống sung túc. Nhưng anh coi cái bả vinh hoa phú quý do bọn Tây, bọn vua quan đem lại là một sự đê hèn, nhục nhã. Bởi lẽ đó, mặc dù có một tấm bằng trong tay và được phong hai tiếng “Ấm sinh” (tên gọi đương thời thường được dùng cho các con quan lại từ ngũ phẩm trở lên. Lê Hữu Lập tuy không phải con quan nhưng do kính trọng cụ Lê Cơ và lại là cháu nội của quan án nên được phong là “Ấm sinh”), song anh vẫn cùng bà con dân làng tham gia lao động, hòa mình với quần chúng trong các công việc đồng áng, phu phen tạp dịch ở vùng nông thôn đồng chua nước mặn. Cuộc sống lầm than khổ cực của nông dân, cảnh tô cao, tức nặng của giai cấp địa chủ phong kiến, cảnh bị đánh đập, cùm kẹp càng khắc sâu hận mất nước của người thanh niên yêu nước Lê Hữu Lập. - Tư liệu 2: Lê Hữu Lập, người chiến sỹ cộng sản lớp trước, người con thân yêu của nhân dân Thanh Hóa đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp của Đảng, của nhân dân. Từ buổi mở đầu, tuổi trẻ Lê Hữu Lập đã chọn được con đường đi đúng đắn do Bác Hồ vạch ra cho thanh niên nước ta. Bằng sự nỗ lực của bản thân, của tổ chức, Lê Hữu Lập đã vận dụng một cách nghiêm túc, sáng tạo và hoạt động ngoan cường với tinh thần xung kích cách mạng theo con đường cứu nước của Bác Hồ. Ba mươi bảy tuổi đời, độ tuổi tràn đầy nghị lực, Lê Hữu Lập là một trong những người chiến sỹ cộng sản lớp trước của tỉnh nhà đã cống hiến xuất sắc cuộc đời của tuổi trẻ cho sự nghiệp vinh quang của Đảng và đã hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động và sự cống hiến của đồng chí Lê Hữu Lập đã góp phần viết nên những trang sử mở đầu rực rỡ trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa. - Tư liệu 3: Hiện nay, để tưởng nhớ đến công ơn của đồng chí Lê Hữu Lập, tên của ông được vinh danh đặt tên cho đường phố, tên trường tại Thanh Hóa và một số thành phố trên cả nước - Tư liệu 5: Những năm 90 của thế kỉ XX, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã quyết định thành lập các trường THPT và THCS trong tỉnh với qui định gắn với mỗi tên trường được thành lập là tên của những nhân vật lịch sử, danh nhân, chiến sĩ cách mạng để tưởng nhớ công ơn của các nhân vật lịch sử, danh nhân, chiến sĩ cách mạng ấy. Tháng 3 năm 1998, tại Hậu Lộc, một ngôi trường mới được thành lập ngay trung tâm Huyện với tên: Trường THCS Lê Hữu Lập – Ngôi trường mang tên ngườ thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, hiện nay trường THCS Lê Hữu Lập đã và đang đạt được nhiều thành tích nổi bật, chất lượng đại tà luôn đứng đầu trong các trường cấp Huyện và luôn đứng tốp đầu về chất lượng mũi nhọn trong các trường trong Tỉnh Thanh Hóa. Đó là những thành tích tri ân sâu sắc của Thầy và trò Nhà trường đối với người thanh niên cộng sản đầu tiên của Thanh Hóa mà trường mang tên. Giáo viên hỏi: Là 1 học sinh được học tập và rèn luyện dưới mái trường mang tên người thanh niên cộng sản đầu tiên của huyện Hậu Lộc nói riêng, của Thanh Hóa nói chung – Trường THCS Lê Hữu Lập, em có suy nghĩ và hành động như thế nào trong thời kỳ hiện nay? Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời theo định hướng giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước gắn với những hành động cụ thể nhằm xây dựng quê hương, đất nước trong thời kỳ mới ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn. Sau đó giáo viên cung cấp cho các em một số hình ảnh: Ảnh: Chiến sĩ cộng sản Lê Hữu Lập. Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập tại quê nhà (xã Xuân Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa). Một số hình ảnh về ngôi trường mang tên đồng chí Lê Hữu Lập. Ảnh chân dung đồng chí Lê Hữu Lập Bia tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập Các đồng chí lãnh đạo Huyện Hậu Lộc dâng hương Khu tưởng niệm đồng chí Lê Lữu Lập Lễ khánh thành Khu tưởng niệm đồng chí Lê Lữu Lập Một góc ngôi trường THCS Lê Hữu Lập Đồng chí Vũ Thị Hà – Phó CT UBND Huyện chúc mừng tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên Trường THCS Lê Hữu Lập nhân ngày 20/11 Đoàn viên thanh niên và học sinh trường THCS Lê Hữu Lập lao động dọn vệ sinh khu Tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập Hoạt động của thầy và trò trường THCS Lê Hữu Lập, chào mừng Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Để thấy được tính hiệu quả khi sử dụng tài liệu tham khảo vào bài giảng, tôi đã tiến hành thực nghiệm. Trước và sau khi dạy tiết Lịch sử địa phương, tôi khảo sát các lớp 11 mà tôi phụ trách bằng 2 câu hỏi: Câu 1: “Em có hiểu biết gì về nhân sĩ yêu nước Phạm Bành”? Câu 2: “Khi được trúng tuyển và học tại trường THCS Lê Hữu Lập, em có hiểu biết gì về người mang tên ngôi trường thân yêu của mình”? Kết quả tôi đã khảo sát được là: Lớp/ Sĩ số Trước khi học Sau khi học Số HS biết 1 chút Số học sinh không biết gì Số HS biết rõ (Điểm khá, giỏi) Số HS đạt điểm TB SL % SL % SL % SL % 8A (33) 6 33 27 67 30 91 3 9 8B (24) 4 17 20 83 21 88 4 12 8C (28) 5 18 23 82 25 89 3 11 Như vậy, kết quả trên cho thấy, sau khi học xong tiết lịch sử địa phương, hầu hết các em học sinh có thêm những hiểu biết một phần nào đó về địa phương nơi mình đang sinh sống. Qua đó, các em càng thêm yêu quê hương mình, có ý thức học tập tốt và sống có trách nhiệm hơn với bản thân và quê hương, đất nước mình hơn. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh qua tiết dạy lịch sử địa phương là việc làm cần thiết đối với môn học Lịch sử trong trường THCS, nó giúp cho học sinh tiếp thu được một phần kiến thức Lịch sử địa phương. Qua những nhân vật, những sự kiện lịch sử, sự hy sinh của các anh hùng dân tộc, học sinh được bồi dưỡng thêm tinh thần anh dũng, sự gan dạ, lòng trung thực và hiểu biết hơn về quê hương mình. Từ đó, các em cảm thấy tự hào về quê hương mình, sống có ích, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước mình hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước qua 1 tiết học ngoại khóa lịch sử địa phương lớp 8 tại trường THCS Lê Hữu Lập. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học và đồng nghiệp để đề tài được vận dụng vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao. 3.2. Kiến nghị. Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua tiết học ngoiaj khóa Lịch sử địa phương - Trường THCS Lê Hữu Lập”, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử cần xây dựng kế hoạch tổ chức tiết học Lịch sử địa phương có hiệu quả cao phát huy tính tích cực đối với các em. - Nhà trường giúp đỡ nhóm Lịch sử (về kinh phí) tổ chức một số tiết học ngoại khóa về lịch sử địa phương. - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Pgongf GD&ĐT Hậu Lộc cần bổ sung tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Thanh Hóa, tổ chức hội thảo chuyên đề về dạy học Lịch sử địa phương và thống nhất nội dung chương trình dạy Lịch sử địa phương trên địa bàn tỉnh nhà. Trên đây là một vài đề xuất kiến nghị của bản thân tôi trong sáng kiến giáo dục này. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của nhà trường, đồng nghiệp để sáng kiến đạt hiệu quả. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Hậu Lộc, ngày 20 tháng 03 năm 2018 CAM KẾT KHÔNG COPPY Người viết Vũ Ngọc Ba TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thanh Hải và Vũ Quý Thu (chủ biên, 1996), Lịch sử Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa. 2. Hoàng Tiến Tựu (Chủ biên, 1990), Địa chí Hậu Lộc, NXB khoa học xã hội Hà Nội. 3. GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên, 2007), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học sư phạm. DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Vũ Ngọc Ba Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lê Hữu Lập TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Sử dụng tài liệu tham khảo, nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phần Lịch sử Việt Nam, giai đoạn 1858 - 1918 Ngành Giáo dục Huyện Hậu Lộc B 2015 - 2016 ...
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giao_duc_long_yeu_que_huon.doc