Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại

Dạy học là một hoạt động sáng tạo, ng ười giáo viên với những kiến thức về khoa học cơ bản và khoa học sư phạm cùng những kinh nghiệm tích luỹ được trong thời gian dạy học của mình mà vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh cụ thể, lựa chọn những con đường và biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Có rất nhiều con đường và biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử. Để đạt được điều đó còn phải phụ thuộc vào khả năng sư phạm và vận dụng phương pháp dạy học hợp lí của mỗi người giáo viên.

Điều này có nghĩa là người thầy phải biết vận dụng nhuần nhuyễn, khéo léo, sáng tạo nhiều phương pháp dạy học khác nhau để phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh.

doc 23 trang SKKN Lịch Sử 02/04/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại
ờng đá lăng mộ không chỉ khẳng định giá trị về mặt văn hóa mà còn là một nguồn tư liệu quý giá, giúp chúng ta khôi phục lại lịch sử thế giới cổ đại. Giáo viên tiến hành miêu tả kết hợp với phân tích khái quát để học sinh thấy được đây là bức tranh miêu tả tiến trình sản xuất nông nghiệp của cơ dân Ai Cập thời cổ đại.
Cuối cùng giáo viên phát vấn học sinh một số câu hỏi để học sinh rút ra kết luận như:
- Những hình ảnh khắc trên bia mộ phản ánh điều gì?
- Tại sao kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước lại phát triển ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Những thuận lợi và khó khăn của con người khi sinh sống ở lưu vực các con sông?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt và kết luận.
Hình 9: Bia đá khắc luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà).
Đây là cái cột tròn bằng đá lửa, cao gần 2m được các nhà khoa học xác định là bia đá khắc bộ luật của vua Ham-mu-ra-bi trị vì ở Ba-bi-lon từ năm 1792 đến năm1750. Bia được chia thành hai phần rõ rệt: Phần trên là hình trạm nổi khắc hình vua Ham-mu-ra-bi. Phần dưới của bia chia làm nhiều ô khắc những điều luật do vua Ham-mu-ra-bi đặt ra cho ba-bi-lon. Hiện nay bia khắc bộ luật Ham-mu-ra-bi được trưng bày trong bảo tàng Lu-vơ-rơ (Pháp).
Kinh nghiệm sử dụng và khai thác:
 Bức ảnh Bia đá khắc luật Ham-mu-ra-bi được sử dụng khi dạy mục 2 - xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
 Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh bia đá khắc luật Ham-mu-ra-bi trong SGK. Sau đó giáo viên giới thiệu đôi nét về bộ luật này.
Để học sinh thấy được giá trị của bộ luật Ham-mu-ra-bi, GV yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ in nghiêng trong SGK và trả lời câu hỏi gợi mở như:
- Qua hai bộ luật trên, theo em người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào?
- Những ưu điểm của bộ luật này là gì?
- Bộ luật Ham-mu-ra-bi đã khẳng định quyền hành của nhà vua như thế nào?
Sau khi HS trả lời, GV miêu tả, phân tích và kết luận.
Tiết 5 - bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây.
Dạy bài này giáo viên tiến hành khai thác và sử dụng kênh hình:
Hình 10: lược đồ các quốc gia cổ đại.
 Nội dung cần khai thác: Các quốc gia cổ đại phương Đông cổ đại đầu tiên xuất hiện ở lưu vực những con sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ Mặc dù thuộc hai khu vực có đặc điểm địa lí khác nhau châu Á và châu Phi, nhưng các nhà nước cổ đại ra đời ở lưu vực các con sông này đều có niên đại xuất hiện gần nhau.	
Các quốc gia cổ đại phương Tây là thuật ngữ chỉ các quốc gia cổ đại nằm ven biển Bắc Địa Trung Hải (khu vực Nam Âu) ra đời vào đầu thiên niên kỉ I TCN. Đó là hai quốc gia Hi Lạp và La Mã (Rô ma). Hai quốc gia này gồm nhiều bán đảo và nhiều đảo nhỏ khác nhau trên biển Địa Trung Hải.
Kinh nghiệm khai thác và sử dụng: Lược đồ các quốc gia cổ đại được 
sử dụng khi dạy về sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
 Trước khi khai thác nội dung lược đồ, giáo viên giải thích các kí hiệu trên lược đồ, đặc biệt là ranh giới giữa các quốc gia. Sau đó giáo viên đưa ra
Các câu hỏi để học sinh trả lời (yêu cầu 1 học sinh lên bảng chỉ lãnh thổ của các quốc gia và so sánh với lãnh thổ hiện nay). Các câu hỏi gợi mở như sau:
	- Các quốc gia cổ đại phương Đông được ra đời ở khu vực nào?
	- Quá trình hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm gì giống và khác nhau?
	- Em có nhận xét gì về phạm vi lãnh thổ của các quốc gia cổ đại phương Đông với lãnh thổ hiện nay?
	- Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô-ma ra đời ở khu vực nào? Điều kiện tự nhiên có đặc điểm gì? Có gì khác với các quốc gia cổ đại phương Đông?
	Sau khi học sinh lên bảng trình bày, hoặc có thể làm việc theo nhóm, rồi lần lượt lên bảng trình bày. Giáo viên kết luận lại như nội dung trên.
Tiết 6 - Bài 6: Văn hóa cổ đại.
 Hình 11 - Chữ tượng hình Ai Cập (khắc trên tường lăng mộ vua Ram-xét VI)
	Nội dung khai thác: 
	Trong ảnh, nhìn vào ta thấy như một bức họa tổng hợp nhiều hình vẽ, được sắp xếp theo thứ tự nhất định để gợi lên cho người đọc một sự vật nhất định nào đó. Người Ai Cập viết chủ yếu trên giấy Pa-pi-rút. Ngoài ra họ còn khắc chữ trên đá, trên tường của các lăng mộ hoặc các công trình kiến trúc khác. Những kí hiệu tượng hình để biểu đạt một từ, một khái niệm, dần đần được dùng để biểu đạt âm tiết. Từ đó người Ai Cập sáng tạo ra hệ thống mẫu tự với hình và kí hiệu tượng âm.
	Kinh nghiệm sử dụng: Chữ tượng hình Ai cập (khắc trên lăng mộ vua Ram-xét VI) được sử dụng khi dạy mục 1 - Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?
	Sau khi miêu tả khái quát có phân tích, GV hỏi học sinh:
	- Theo các em, cơ dân cổ đại phương Đông sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa gì?
	- Tại sao nói, sáng tạo ra chữ viết là thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất?
	Cuối cùng, giáo viên tóm tắt và kết luận.
Hình 12: Kim tự tháp Ai Cập.
	Nội dung khai thác: Đây là công trình vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Để có những tảng đá này, người ta phải lấy đá cứng ở núi, mài thành những phiến đá nhẵn rồi chuyên chở qua sông Nin, qua sa mạc, kéo lên cao xếp thành hình tháp. Việc xây dựng các kim tự tháp vào thời điểm cách chúng ta từ 5000 đến 6000 năm, trong điều kiện kĩ thuật hết sức thô sơ đã cho thấy sự vĩ đại về sức sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại. Để xây dựng các kim tự tháp, hàng chục vạn nô lệ đã chết ở đây.
Hình 13 - Thành Ba-bi-lon với cổng đến I-sơ-ta.
	Nội dung khai thác: Thành Ba-bi-lon có tên trên bản đồ thế giới cổ đại vào khoảng nửa sau thế kỉ III TCN và được xem như một biểu tượng sáng chói của nền văn minh thời cổ đại. Khi vua Na-bu-cô-đô-nô-rô lên ngôi đã tiến hành xây dựng lại thành phố, đến đài, cung điện, vườn treo, đường rước và đặc biệt là cổng đền I-sơ-ta.
	Thành Ba-bi-lon có mặt bằng hình chữ nhật với chu vi 13 km, được bao bọc bởi hào nước sâu. Ngoài 9 cửa chình trên tường thành ngoại. thành Ba-bi-lon còn có 250 tháp canh và 100 cửa đồng ở bêb trong - nơi trao đổi mua bán và đi lại. Cổng đền I-sơ-ta nằm ở phí bắc của thành nội cao 12m, được xây bằng những viên gạch lưu li mầu với những chạm khắc nổi hình thú vật như bò rừng, rồng
	Kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình:
	 Hình ảnh Kim tự tháp Ai Cập và thành Ba-bi-lon với cổng đền I-sơ-ta được sử dụng khi giảng dạy mục: 1 - Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?
	Trước hết, giáo viên yêu cầu HS quan sát toàn cảnh bức ảnh kim tự tháp Ai Cập và thành Ba-bi-lon với cổng đền I-sơ-ta. Sau đó giáo viên tập trung vào miêu tả kết hợp với phân tích Kim tự tháp và thành Ba-bi-lon. Trong quá trình miêu tả giáo viên có thể đặt một số câu hỏi để học sinh suy nghỉ trả lời:
	- Kim tự tháp được xây dựng để làm gì và bằng nguyên liệu gì?
	- Sự vĩ đại của Kim tự tháp được thể hiện như thế nào? (về quy mô, xây dựng, mài đá, tính toán).
	- Em có nhận xét gì về Kim tự tháp?
	- Thành Ba-bi lon được xây dựng ở đâu?
	- Các em biết gì về vườn treo Ba-bi-lon?
	Sau khi học sinh trả lời, giáo viên miêu tả và nhấn mạnh giá trị văn hóa của các công trình kiến trúc trên đối với lịch sử văn minh nhân loại.
Hình 14 - Bình gồm Hy Lạp
Đây là chiếc bình gốm Hi Lạp, được làm từ thế kỉ V TCN. Trên nền men, người ta vẽ tranh mô tả những câu chuyện truyền thuyết, thần thoại, những cảnh sinh hoạt đời thường của người Hi Lạp. Bình có hình dáng hài hòa, cân xứng, thân phình rộng, cổ eo thắt lại, miệng và đáy tròn có đường gờ nổi rõ, hai bên có hai quai dùng để cầm, đồng thời cũng để trang trí.
Hình 15 - Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)
	Nội dung: Đền Pác-tê-nông là kiệt tác của kiến trúc đền thờ cổ đại hy Lạp. Đền được khởi công xây dựng năm 447 đến năm 432 TCN thì hoàn thành. Đền có chiều dài 70m, rộng 31m và cao khoảng 14m. Đên Pác-tê-nông có 3 bậc, đứng từ xa có thể trông thấy toàn bộ ngôi đền. Nếu đi sâu nghien cứu từng chi tiết, người ta càng ngạc nhiên và vô cùng thán phục sự sáng tạo của người thiết kế đền Pác-tê-nông. Những bức phù điêu tuyệt vời do Phi-đi-át sáng tạo và học trò của ông thể hiện đã mô tả sự xuất hiện của nữ thần, như những bức tranh thêu kì ảo, lộng lẫy, làm cho ngôi đền trở thành một trong những công trình kiến trúc có sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên. Giữa biển Địa Trung Hải và bầu trời xanh bao la, ngôi đền làm bằng đá cẩm thạch trắng nổi lên như một kì quan tuyệt mĩ. Đây cũng là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Hình 16 - Khải hoàn môn ở kinh thành Rô-ma
	Nội dung khai thác: Khải hoàn môn là một công trình kiến trúc được xây dựng làm biểu tượng vinh quang cho những chiến thắng lớn trong chiến tranh hoặc công lao đặc biệt xuất sắc của một vị tướng nào đó. Việc xây dựng Khải hoàn môn phải được Viện nguyên lão phê duyệt. Vì vậy, trong thời kì đế chế Rô-ma, chỉ có các hoàng đế, các vị tưởng giỏi mới được vinh dự xây dựng Khải hoàn môn. Trong lịch sử Rô-ma, người ta đã xây dựng gần 350 Khải hoàn môn như thế. Mỗi khải hoàn môn là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Rô-ma cổ đại.
Hình 17- Tượng lực sĩ ném đĩa.
Đây là tác phẩm đầu tiên của nghệ thuật kiến trúc diễn tả sức mạnh kết hợp với cái đẹp. Cơ tay, cơ chân lực sĩ ném đĩa được miêu tả rất sống động và đúng như thật. Theo truyền thuyết, Mi-rông không chỉ là nghệ sĩ thiên tài mà còn là một nhà thơDo đó, trong bức tượng lực sĩ ném đĩa, vừa có quan niệm thẩm mĩ vừa có hình ảnh thức của đời thường. Mặt khác, với tượng lực sĩ ném đĩa, Mi-rông đã tách ra khỏi đề tài thần thánh, đề cao giá trị con người, đề cao cuộc sống.
	Kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình Hình:14-15-16-17.
	Bình gồm Hi Lạp, Đền Pác-tê-nông, Khải hoàn môn và tượng lực sĩ ném đĩa được sử dụng khi giảng dạy mục 2 - người Hi Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?
	Các kênh hình này chủ yếu mang tính chất minh họa, để khẳng định những thành tựu văn hóa to lớn mà dân Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đã cống hiến cho nhân loại. Sau khi miêu tả, nếu có thời gian và tùy từng điều kiện cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi để các em rút ra nhận xét như sau:
	- Các công trình kiến trúc và điêu khắc trên nói lên điều gì? - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Hi Lạp và Rô-ma có đặc điểm gì khác với kiến trúc điêu khắc phương Đông cổ đại?
	Các thành tựu văn hóa thời cổ đại phản ánh điều gì? Em có nhận xét gì?
	Cuối cùng, giáo viên so sánh và rút ra nhận xét, kết luận.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 Sau khi áp dụng kinh nghiệm khai thác kênh hình có hiệu quả trong phần lịch sử thế giới ở chương trình lịch sử lớp 6 trong qúa trình dạy học từ bài 3 đến bài 6 (SGK Lịch sử 6) GV đã tiến hành khảo sát bằng phiếu học tập qua một câu hỏi được khảo sát tại lớp 6A1 và lớp 6A2 trong năm học 2015 – 2016. (Câu hỏi này cũng đã được khảo sát ở lớp 6A1 và lớp 6A2 khi chưa vận dụng kinh nghiệm khai thác kênh hình trong giảng dạy đã được thống kê trong phần hai, ở mục thực trạng để có số liệu so sánh với kết quả sau khi áp dụng đề tài này trong dạy học).
Để đối chiếu với kết quả sau khi áp dụng kinh nghiệm khai thác kênh hình có hiệu qủa, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 6A1 và lớp 6A2 một tiết lịch sử lớp 6 :tiết 3 . Bài 3 – Xã hội nguyên thủy.
	Sau khi dạy xong, giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS làm vào giấy, thời gian 5 phút: 
Hãy quan sát hình 3, hình 4, hình 5 trang 8 và trang 9 SGK lịch sử 6 – bài 3 – Xã hội nguyên thủy, em có nhận xét gì?
- Kết quả sau khi khảo sát:
 KẾT QUẢ HỌC SINH NẮM BẮT KIẾN THỨC LỊCH SỬ SAU KHI GIÁO VIÊN ÁP DỤNG KINH NGHIỆM KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
L
ớ
p

Sĩ số
Số HS trả lời mức độ: Giỏi
(8 – 10 điểm)
Số HS trả lời mức độ:
 Khá
(6.5 – 7.5 điểm)
Số HS trả lời mức độ: T.Bình
(5 – 6.4 điểm)
Số HS trả lời mức độ: Yếu
(3.5 - 4.5 điểm)
Số HS trả lời mức độ: Kém
Dưới 3.5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
40
13
32.5
22
55
5
12.5
0
0
0
0
6A2
39
12
30.8
21
53.8
6
15.4
0
0
0
0

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: 
3.1. Kết luận: kinh nghiệm khai thác kênh hình có hiệu quả trong dạy học lịch sử không ngoài mục đích là tổ chức cho học sinh lĩnh hội một vốn kiến thức lịch sử, về bức tranh sinh động điển hình về một sự kiện, một hiện tượng lịch sử, một thời kỳ lịch sử. Để sử dụng tốt phương pháp này ngoài kiến thức lịch sử sâu, rộng, đòi hỏi người thầy phải có tâm huyết với nghề và phải sử dụng phương pháp dạy học một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn và khoa học.
	Việc khai thác nội dung kênh hình có hiệu quả trong dạy học lịch sử có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là cung cấp cho học sinh vốn kiến thức lịch sử, địa lý mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách và phát triển tư duy cho học sinh. Từ việc quan sát, HS sẽ đi tới công việc của tư duy trừu tượng. Bản thân tranh ảnh, lược đồ không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như các em không được quan sát trong nhứng tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể. Như vậy tư duy của HS sẽ dần dần phát triển trong những tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh, lược đồ, HS được rèn luyện kĩ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ, từ đó khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú, trong sáng. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử, giáo viên luyện cho học sinh khả năng quan sát các vật thể một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát rút ra những kết luận lịch sử. Nhờ những việc làm thường xuyên như vậy, mà thao tác tư duy được rèn luyện, khả năng phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng lên.
3.2. Đề xuất, kiến nghị:
	Để áp dụng kinh nghiệm khai thác kênh hình có hiệu quả trong dạy học lịch sử một cách phổ biến trong quá trình giảng dạy, tôi có những đề xuất và kiến nghị như sau:
 Hằng năm Phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo nên tổ chức các buổi thảo luận và trao đổi kinh nghiệm về việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử ở cấp THCS, sau đó sẽ áp dụng một số tiết dạy thực nghiệm có vận dụng phương pháp khai thác kênh hình lịch sử trong dạy học. Qua đó sẽ góp phần bồi dưỡng thêm kinh nghiệm và phương pháp khai thác kênh hình có hiệu quả nhất trong quá trình dạy học.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do bản thân lựa chọn và tự nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, không sao chép nội dung sáng kiến của người khác, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Ban Giám Hiệu nhà trường
	HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 12/4/2016
Người thực hiện
 Nguyễn Xuân Trà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp luận sử học – GS Phan Ngọc Liên chủ biên – NXB GD năm 2001.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III (2004 - 2007), môn lịch sử - Bộ GD&ĐT – Vụ Giáo dục trung học – quyển 1 và quyển II.
Những vấn đề chung đổi mới giáo dục THCS môn lịch sử - NXB giáo dục năm 2007.
Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử ở THCS – Bộ GD&ĐT- NXB GD 1999.
SGK lịch sử 6 – Bộ GD&ĐT – NXB GD năm 2012.
sSGV lịch sử 6 – Bộ GD&ĐT – NXB GD năm 2012.
Phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị chủ biên – NXB giáo dục năm 1998.
http: violet.vn. (thư viện trực tuyến violet).
Tư liệu lịch sử 6 – NXB Giáo Dục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_trong.doc