Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

"Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân". Đó là lời trích dẫn trong bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi tới Hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội khoa học Lịch sử, Bộ GD&ĐT, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, trường Đại học KHXH&NV(ĐHQGTPHCM),đại học Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27.3.2008

Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn là, do quan niệm môn lịch sử và một số môn khác như Địa lí, Giáo dục công dân chỉ là "môn phụ" nên không được phụ huynh và học sinh (ngay cả một số nhà quản lí) coi trọng, trong các giờ học trên lớp cũng như ở nhà, các em học sinh không ưa thích với môn sử. Điều này đã chi phối rất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên, kết quả là nhiều giờ học trở nên khô khan, tẻ nhạt.

doc 24 trang SKKN Lịch Sử 02/04/2025 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
ữ Lênin
 Bốn bức tường im 
 Nghe Bác lật từng trang sách gấp 
 Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin 
 Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc 
 Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” 
 Hình của Đảng lồng trong hình của nước 
 Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
 	Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã trở về quê hương đó là niềm vui mừng khôn xiết đối với đồng bào cả nước. Nhưng không chỉ con người mới cảm được nhận niềm vui mừng mà cả cảnh vật cũng thế. Vậy để giúp học sinh dễ nhớ thời gian trở về nước của Bác trong bài 22 ( Lịch sử 9)  “ Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” giáo viên sử dụng đoạn thơ:	 “ Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
 Sáng rừng biên giới nở hoa mơ
 Bác về Im lặng. Con chim hót
 Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
 Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
 Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người
 Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
 Mà đến bây giờ mới tới nơi!”
 (Theo chân Bác - Tố Hữu)
Giáo viên cũng có thể đọc đoạn trích trong bài thơ Theo chân Bác của nhà Tố Hữu khi dạy bài 23 “ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” để học sinh biết được giờ phút thiêng liêng khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và niềm hân hoan, vui sướng của hàng triệu trái tim con người Việt Nam: 
 “ Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờchim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây.
Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới tới đây! ”
 (Theo chân Bác - Tố Hữu)
Hay khi dạy bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953 -1954”. Giáo viên chỉ đọc một đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu nhưng đã khắc họa được muôn vàn khó khăn, gian khổ của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
 “Năm mươi sáu ngày đêm, 
 Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt...
 Máu trộn bùn non
 Gan không núng
 Chí không mòn!
 Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
 Đầu bịt lỗ châu mai
 Băng mình qua núi thép gai
 Ào ào vũ bão
 Những đồng chí chèn lưng cứu pháo”
 	 (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
 Mặc dù khó khăn, gian khổ nhưng quân dân ta vẫn lạc quan yêu đời:
	 “Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
	Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát”
 (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
 Dạy xong diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ giáo viên đọc đoạn thơ sau sẽ khắc họa được ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp - đó là chiến thắng " Lẫy lừng năm Châu, chấn động Địa Cầu". Chín năm (từ 1945 - 1954) chiến đấu chống thực dân Pháp mới làm nên chiến thắng lẫy lừng để đưa đất nước ta bước sang thời kì mới - miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN:" Chín năm làm một Điện Biên
 Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
Khi dạy bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)” khi nói tới sự kiện ngày 2/9/1969 nhà thơ Tố Hữu viết: 
 	“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
 Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
 Bác đã đi rồi sao, Bác ơi
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
	Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
 	Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười".
 	 (Bác ơi - Tố Hữu)
Lắng nghe đoạn thơ trên chắc chắn không một em nào không nhớ đến sự mất mát lớn của dân tộc ta, đó là ngày 2/9/1969 Bác Hồ đã mãi mãi đi xa, để lại nỗi tiếc thương khôn nguôi giữa lúc sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước đang giành được những thắng lợi ngày càng lớn: nhân dân miền Nam đang thắng lớn trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ " và thắng lợi bước đầu trong chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mĩ, đây là một tổn thất to lớn cho dân tộc Việt Nam.
Tới bài 30 “ Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)” giáo viên cũng có thể lồng ghép thơ vào bài dạy: 
Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa
 	 (Toàn thắng về ta - Tố Hữu)
Như vậy việc lồng ghép kiến thức văn học vào bài giảng lịch sử là một trong những cách mà giáo viên thực hiện phương pháp dạy học liên môn. Với phương pháp này, giáo viên đã giúp các em học môn lịch sử với tâm trạng thích thú, dễ nhớ và hăng say lĩnh hội kiến thức hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ đưa ra một số ví dụ tiêu biểu nhất về việc lồng ghép kiến thức văn học vào dạy và học lịch sử ở cấp THCS, tôi tin chắc có rất nhiều giáo viên lịch sử đã đang và sẽ vận dụng phương pháp này để làm phong phú hơn phương pháp dạy học lịch sử của mình để nhằm một cái đích cuối cùng là “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 Đối với nhà trường
 Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ chung của năm học để giáo viên nắm bắt và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho môn học của mình.
 Đầu năm học chuyên môn nhà trường, bộ phận thiết bị, thư viện cần có kế hoạch mua sắm bổ sung các loại tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
 Đối với giáo viên
 Công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao.
	 Để nâng cao chất lượng môn lịch sử mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến thức, tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu tham khảo lịch sử, các tài liệu của môn văn để hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử.
Phối hợp với các phương pháp khác để phát huy tối ưu hiệu quả của việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử.
 Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy lịch sử để học sinh thấy được ngoài lời giảng, lời giải thích, thuyết trình của giáo viên qua tiết học lịch sử các em còn tận mắt được xem những hình ảnh sống động, những thước phim tư liệu lịch sử quí báu của nhân loại và của dân tộc .
* Đối với học sinh
 Xây dựng cho bản thân một kế hoạch, thời gian biểu cụ thể, hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa học tập, sinh hoạt, giải trí và lao động giúp đỡ gia đình đồng thời không ảnh hưởng đến việc học tập các môn khác.
 Ngoài ra để phát huy tốt hiệu quả của giờ học lịch sử có sử dụng kiến thức văn học, học sinh cũng phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu thêm các tư liệu tham khảo, nắm vững hoặc yêu thích kiến thức văn học có như vậy khi giáo viên lồng ghép văn học vào bài dạy lịch sử mới đạt hiệu quả cao nhất.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu trong công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử nói riêng, từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy mỗi giáo viên cần phải chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo từ việc soạn giáo án, chuẩn bị phương tiện và đồ dùng cần thiết cho tiết dạy. Chuẩn bị kiến thức văn học phù hợp với nội dung bài học, dự kiến sẽ lồng ghép văn học vào sự kiện, nhân vật lịch sử nào, vào thời điểm nào cho hợp lý. 
Trong phần hướng dẫn học sinh học tập ở nhà giáo viên phải nhắc nhở học sinh khi học tập ở lớp cũng như ở nhà ngoài việc học tốt môn lịch sử cần phải có sự đam mê văn học để khi học lịch sử khi giáo viên yêu cầu các em sẽ giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. 
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 	Từ thực trạng về ý thức cũng như về chất lượng học tập của học sinh tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu phía học sinh. Cụ thể tôi đã phát câu hỏi để cho các em phát biểu cảm nghĩ của mình khi học lịch sử.
 Em có cảm nhận như thế nào khi học môn lịch sử?
	Tôi đã áp dụng câu hỏi này cho tất cả các khối lớp từ khối 6 đến khối 9 ở trường THCS Buôn Trấp.
	Khối 6: 316 em
	Khối 7: 280 em
	Khối 8: 283 em
	Khối 9 : 266 em
	Với số lượng 1145 học sinh. Khi tổng hợp tôi thu được kết quả như sau : 
	+ 60% học sinh cho rằng lịch sử là môn học bổ ích nhưng khô khan, thiếu sinh động, quá nhiều mốc thời gian - khó nhớ.
	+ 40% học sinh thích học môn lịch sử.
 	Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng sự mâu thuẫn giữa nhận thức là môn học bổ ích nhưng các em lại không thích học. 
	Khi giảng dạy nội dung một bài học lịch sử người giáo viên không chỉ tập trung khai thác đủ nội dung kiến thức của bài một cách rập khuôn theo SGK, SGV hoặc sách hướng dẫn là thoả mãn với công việc mà đòi hỏi phải tìm tòi, cập nhật thông tin vận dụng vào nội dung bài giảng một cách sinh động nhiều phương pháp khác nhau để lôi cuốn học sinh vào bài học với một không khí nhẹ nhàng, thoải mái.
 * Về ý thức thực hiện
Học sinh khối 6,7,8,9 có ý thức tự giác tìm hiểu các kiến thức lịch sử, kiến thức văn học liên quan đến bài học trước khi đến lớp.
Trên lớp học sinh học tập tích cực, chủ động hơn, hầu hết học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài học ngay tại lớp, nhớ lâu những sự kiện những nhân vật lịch sử có liên quan đến kiến thức của môn ngữ văn và các môn học khác.
 	Học sinh có phương pháp học tập phù hợp, hiểu bài nên hứng thú học tập cũng được nâng lên đáng kể. Số lượng học sinh thích học môn lịch sử và tự chuẩn bị, sưu tầm thơ văn phục vụ cho bài học trên lớp.
*Kết quả đạt được:
 	 Sau khi lồng ghép kiến thức văn học vào dạy học lịch sử tôi thấy học sinh hứng thú với môn lịch sử hơn, nhận thức của các em về môn lịch sử có sự chuyển biến rõ rệt. Để nắm bắt tình hình sau khi đã lồng ghép kiến thức văn học vào các
bài học cụ thể một cách hợp lý tôi tiến hành điều tra lấy ý kiến đối với những đối tượng học sinh ban đầu với kết quả đạt được cụ thể như sau: 
 	 89% học sinh thích học môn lịch sử, cho rằng lịch sử là môn học bổ ích, các em cảm thấy thích học và yêu môn lịch sử vì thông qua môn học này giúp các em có thêm niềm đam mê môn ngữ văn cũng là một môn học xã hội.
 	11 % học sinh cho rằng lịch sử là môn học bổ ích nhưng khô khan, thiếu sinh động, quá nhiều mốc thời gian - khó nhớ.
	II. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vận dụng kiến thức văn học trong khi dạy lịch sử. Nếu sử dụng không đúng cách, không đúng chỗ sẽ làm giảm chất lượng bài giảng, mất thời gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, phải có kỹ năng khi lồng ghép kiến thức văn học. Biết cách để lồng ghép và hướng dẫn học sinh lồng ghép kiến thức để nắm được những nội dung của các sự kiện, các nhân vật lịch sử. Từ đó biết phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
Ngoài ra, để tạo hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn lịch sử giáo viên cần phải nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ cho việc dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách lôi cuốn học sinh. Ngoài ra, hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và năng động để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong quá trình học. Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình trạng học sinh thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp là rất nhiều. Điều này không chỉ riêng tôi mà rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó tôi mạo muội đưa ra một số kinh nghiệm để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung. Việc lồng ghép kiến thức văn trong giảng dạy lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú, tạo niềm say mê cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử đang xu hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn lịch sử nói riêng 
 2. Kiến nghị
 	- Đối với nhà trường: 
 	Cần mua thêm một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến bộ môn lịch sử trong thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh tham khảo thêm.
 	Trong các phong trào thi đua của nhà trường như chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Đoàn các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường nên tổ chức các cuộc thi có liên quan đến môn lịch sử .
 	Với phương châm“Trăm nghe không bằng mắt thấy” là giáo viên dạy lịch sử tôi kiến nghị trong các tiết học ngoại khóa, tiết học lịch sử địa phương nhà trường nên tổ chức cho học sinh đi thực tế, sau đó viết bài thu hoạch, tổ chức giờ ngoại khoá, những buổi đi thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương nhằm giáo dục lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc để các em có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay.
- Đối với giáo viên:
Cần có sự đầu tư, chú trọng hơn nữa trong giảng dạy, giáo dục học sinh; quan tâm đổi mới phương pháp dạy học.
Cần trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tham khảo qui trình lồng ghép kiến thức văn học của bạn bè đồng nghiệp để làm giàu thêm kinh nghiệm cho bản thân.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn bè, đồng nghiệp bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Xin trân trọng cảm ơn ! 
 Người viết
 Trương Thị Lan Anh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tác giả
1
Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử
Phan Ngọc Liên
2
Đại cương lịch sử Việt Nam
Đinh Xuân Lâm
3
Tư liệu lịch sử 6,7
Nghiêm Đình Vỳ
4
Tư liệu lịch sử 8,9
Phan Ngọc Liên
5 
Thần đồng Việt Nam
Quốc Chấn
6
Tập thơ “Từ ấy”; “ Việt Bắc”
Tố Hữu
7
Tác phẩm “Tắt đèn”
Ngô Tất Tố
8
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh
9
Sách giáo khoa 6,7,8,9
Phan Ngọc Liên cùng nhiều tác giả khác
10
Một số tư liệu thơ, văn tham khảo khác
Trên mạng Internet

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_long_ghep_van_hoc_trong_da.doc