Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học các dạng bài ôn tập Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Điền Trung - Bá Thước

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng là dạy cho học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, khả năng tư duy logic, phán đoán, kĩ năng giải quyết vấn đề, phân loại và khái quát hóa kiến thức… chứ không phải chỉ dạy học truyền thụ kiến thức. Thông qua kiến thức môn học giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, kĩ năng thuyết trình, tích cực, tự giác trong học tập.

Trong đổi mới chương trình hiện nay, có đổi mới phương pháp dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đạt hiệu quả thì nhất thiết phải đổi mới phương tiện dạy học, phải tìm ra những công cụ dạy học thích hợp. Trong các phương tiện, công cụ dạy học thì phiếu học tập là một phương tiện rất cần thiết và quan trọng đối với nhiều bài học. Bởi vì khi sử dụng phiếu học tập, học sinh phải tích cực tìm tòi, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức mới, hình thành và rèn luyện các kĩ năng cũng như khả năng khái quát hóa kiến thức.

doc 20 trang SKKN Lịch Sử 21/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học các dạng bài ôn tập Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Điền Trung - Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học các dạng bài ôn tập Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Điền Trung - Bá Thước

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học các dạng bài ôn tập Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Điền Trung - Bá Thước
...................làm trận địa quyết chiến. Ngày 19 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn nhử địch vào...................................và đánh cho chúng tan tành chỉ còn vài nghìn quân chạy bộ về nước.
Ví dụ: Phiếu học tập số 2
Dạng nối: 
Ví dụ: Phiếu học tập số 1
	Có cột I ghi chép các Nhân vật lịch sử, Cột II ghi chép các Sự kiện lịch sử. Hãy nối ý ở cột I và II sao cho tương ứng:
Cột I
Cột II
Nhân vật lịch sử
Sự kiện lịch sử
1. Rôbexpie
2. Saclơ
3. Napôlêông
4. Oasinhtơn
5. Crômoen
6. Lui XVI
7. Tôn Trung Sơn
8. Minh Trị
... người thiết lập chế độ độc tài ở Pháp cuối thế kỉ XVIII
... người đứng đầu nền chuyên chính Giacôbanh
... Vua bị xử tử trong cách mạng thế kỉ XVII
... người tổ chức đội quân “sườn sắt”
... Vua bị xử tử trong cách mạng Pháp 1789
... Lãnh tụ giải phóng dân tộc của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
... là người thực hiện cuộc Duy Tân ở Nhật bản
... Tổng thống đầu tiên ở Trung Quốc

Ví dụ: Phiếu học tập số 2
Hãy nối thời gian với sự kiện cho đúng về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài:
Thời gian
Sự kiện
12 - 1920
Gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc xai, đòi các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng, tự quyết cho dân tộc Việt Nam.
7 - 1920
Đọc bản Sơ thảo Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
1924
Tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp (Tua).
6 - 1919
Tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva.

4. Sử dụng phiếu học tập trong bài ôn tập:
	Trong thực tế giảng dạy tôi đã sử dụng phiếu học tập trong bài ôn tập nhằm kiểm chứng tác dụng tích cực của phiếu học tập đối với bài ôn tập. Với khuôn khổ của đề tài. Sau đây là bài ôn tập chương II và chương III.
BÀI 17. ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Học sinh củng cố và khái quát được: 
- Những kiến thức cơ bản về lịch sủ dân tộc thời Lý, Trần, Hồ (1009 - 1400).
- Những thành tựu chính về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục của Đại Việt trong các thế kỉ từ XI - XIV, dưới thời Lý, Trần, Hồ.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng lập bảng hệ thống, thống kê, sử dụng các lược đồ, tranh ảnh và phân tích các thông tin. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các bảng thống kê kiến thức về thời Lý, Trần, Hồ:
- Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Các thành tựu kinh tế, văn hóa, giáo dục.
- Phiếu học tập các dạng.
- Máy chiếu
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị nội dung ôn tập, sách giáo khoa, sách bài tập, bút dạ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thảo luận nhóm, kĩ thuật XYZ, sử dụng bản đồ, đàm thoại, thuyết trình, hợp tác.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1 phút).
2. Khởi động: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì trị vì của ba triều đại: Lý - Trần - Hồ. Trong khoảng 5 thế kỉ đó, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là những thành tựu trong sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Hôm nay,chúng ta cùng ôn lại những chặng đường lịch sử hào hùng ấy.
Hoạt động 1: 
Cá nhân/Lớp
Giáo viên nêu câu hỏi: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV chúng ta đã học qua những vương triều nào, quốc gia Đại Việt đã phải đương đầu với những thế lực ngoại xâm nào?
 HS: Trình bày nội dung yêu cầu
 GV: Ghi lại các kiến thức nội dung cần ôn tập lên bảng. 
 Nội dung ôn tập:
- Các vương triều: Lý - Trần - Hồ
- Chống xâm lược Tống (1075 - 1077), Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287 - 1288)
Hoạt động 2: 
Nhóm 
 Bước 1: GV: Chia lớp ra thành 4 nhóm. Trong mỗi nhóm lại chia thành các bàn và giao nhiêm vụ cho các nhóm. 
 Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập số 1
 Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2 
 Nhóm 3: Hoàn thành phiếu học tập số 3 
 Nhóm 4: Hoàn thành phiếu học tập số 4 
Giáo viên phát phiếu học tập nhỏ cho các bàn trong quá trình học sinh nghiên cứu hoàn thành phiếu học tập. 
 GV: Treo lược đồ kháng chiến chống Tống thời Lý 
 Lược đồ kháng chiến chống Mông - Nguyên
 Yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 7 phút.
* Nội dung 1: Thời Lý - Trần, nhân dân ta đã đương đầu với những cuộc xâm lược nào?
Phiếu học tập số 1:
Nhóm:........................Bàn:....................................Lớp:................................
Hoàn thiện bảng hệ thống kiến thức theo mẫu sau:
Tên cuộc
kháng chiến
Thời gian
Vương triều
Người lãnh đạo
Tướng giặc
Lực lượng 
quân xâm lược

Chống Tống





Chống Mông- Nguyên

Lần 1





Lần 2





Lần 3
Phiếu học tập số 2:
Nhóm:Bàn:.Lớp:
Hãy nêu đường lối chống giặc, những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước trong mỗi cuộc kháng chiến.
Chống Tống
Chống Mông - Nguyên
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Đường lối chống giặc




Những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước.





Phiếu học tập số 3:
Nhóm:Bàn:.Lớp:
Nêu một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến.
Chống Tống

Chống Mông - Nguyên

Lần 1
Lần 2

Lần 3

Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc.




Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.


Phiếu học tập số 4
Nhóm:..Bàn:.Lớp:..
 Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về kinh tế theo mẫu sau:
Thành tựu
Thành tựu thời Lý
Thành tựu thời Trần - Hồ
Nông nghiệp


Thủ công nghiệp



Thương nghiệp

Bước 2:
 Các nhóm làm thảo luận, làm việc theo nhóm và hoàn thành nội dung theo yêu cầu của phiếu (7 phút).
Bước 3:
 HS: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
 GV: Nhận xét và chuẩn xác kiến thức
Phiếu chuẩn kiến thức số 1
Tên cuộc
kháng chiến
Thời gian
Vương triều
Người lãnh đạo
Tướng giặc
Lực lượng 
quân xâm lược
Chống Tống

1075- 1077
Lý
Lý Thường Kiệt
Quách Quỳ
10 vạn bộ binh, 1 vạn kị binh, 20 vạn dân phu.
Chống Mông- Nguyên
Lần 1
1258
Trần
Trần Thái Tông
Trần Thánh Tông
Ngột Lương Hợp Thai

3 vạn

Lần 2

1285
Trần
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Hưng Đạo
Thoát Hoan
50 vạn

Lần 3

1287- 1288
Trần
Trần Hưng Đạo
Thoát Hoan
30 vạn quân, hàng trăm chiến thuyền, thuyền lương.

Phiếu chuẩn kiến thức số 2
Chống Tống
Chống Mông - Nguyên
Lần 1
Lần 2
Lần 3

Đường lối chống giặc
Chủ động đánh giặc, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta
Rút khỏi Thăng Long, quân Mông Cổ thiếu lương thực, ta phản công

Tiêu hao sinh lực địchrồi tổ chức phản công, đánh địch ở nhiều nơi
Chủ động mai phục tiêu diệt đoàn thuyền lương, mở cuộc phản công trên sông Bạch Đằng
Những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước
Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên,Tông Đản, Thân Cảnh Phúc
Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông
Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần BìnhTrọng,Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư

Phiếu chuẩn kiến thức số 3
Chống Tống
Chống Mông - Nguyên
Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc
Các tầng lớp nhân dân, đồng bào dân tộc đoàn kết chiến đấu với quân triều đình...
Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện “vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình đánh giặc...
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
 - Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh...

Phiếu chuẩn kiến thức số 4
Thành tựu
Thành tựu thời Lý
Thành tựu thời Trần - Hồ

Nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc sở hữu của Vua. Hàng năm nhà vua tổ chức cày tịch điền. 
- Khuyến khích khai khẩn đất hoang, đào kênh mương.

- Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích đất.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng đất tư của địa chủ ngày càng nhiều.

Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp dân gian phát triển mạnh, với nhiều nghề, có nhiều công trình lớn: chùa Diên Hựu, chuông Quy Điền
- Do nhà nước quản lí và mở rộng, gồm nhiều nghành nghề khác nhau: dệt, gốm

Thương nghiệp
Trao đổi buôn bán được mở rộng, Vân Đồn là nơi buôn bán với nước ngoài
Trao đổi buôn bán mở rộng, nhiều trung tâm kinh tế mọc lên, xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán với nước ngoài: Thăng Long, Vân Đồn

 
Bước 4: HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Giáo viên:	- Giáo viên hệ thống lại các kiến thức cơ bản nhất từ thế kỉ X đến XV.
	- Căn dặn về nhà cần nắm vững nội dung kiến thức đã được ôn tập.
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
	Với việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập vào bài ôn tập tôi nhận thấy học sinh đã thực sự hứng thú, chủ động trong học tập, tích cực hơn trong xây dựng bài đồng thời học sinh có khả năng khái quát hóa, tổng hợp một lượng kiến thức lớn. Cũng chính vì thế mà chất lượng học tập đã có chuyển biến tích cực.
Quá trình dạy học tại trường tôi đã thực nghiệm chéo ở 2 lớp với trình độ học lực, ý thức học tập của học sinh tương đương nhau để kiểm nghiệm về hiệu quả của việc sử dụng phiếu học tập đối với bài ôn tập chương II và chương III.
Cách thức tiến hành như sau :
Lớp
Phương pháp thực hiện
Bài dạy
7A
Dạy bài ôn tập với các dạng phiếu học tập
Bài 17. Ôn tập chương II và chương III
7B
Dạy bài ôn tập không sử dụng phiếu học tập
Bài 17. Ôn tập chương II và chương III
	
	Tôi kiểm chứng kết quả sau mỗi bài kiểm tra, giữa lớp dạy bài ôn tập có sử dụng phiếu học tập và dạy bài ôn tập chỉ hệ thống hóa kiến thức bằng cách cho học sinh trả lời câu hỏi qua bài ôn tập chương II và chương III.
	Kết quả thu được như sau:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
7A
(Bài dạy sử dụng phiếu học tập)
40%
37%
20%
3%
7B
(Bài dạy không sử dụng phiếu học tập)
20%
25%
45%
10%
	
	Như vậy, với việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập đối với bài ôn tập tôi nhận thấy hiệu quả rất rõ rệt. Không chỉ ở kết quả của bài kiểm tra mà thông qua ý kiến học sinh đều có chung một kết luận là tiết học sôi nổi, hứng thú hơn, hiểu bài tốt hơn và đạt kết quả cao ở bài kiểm tra, chính điều này cũng tạo điều kiện cho đồng nghiệp ở các môn học khác áp dụng để có một giờ ôn tập đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Bài học kinh nghiệm.
4.1. Đối với giáo viên:
Để áp dụng có hiệu quả phiếu học tập trong các tiết ôn tập người giáo viên cần chú ý đến các yêu cầu sau :
- Cần xác định rõ yêu cầu, mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ở những lớp học khá hơn giáo viên có thể xác định mục tiêu kiến thức kỹ năng trên chuẩn quy định.
- Đầu tư nghiên cứu các dạng phiếu học tập phù hợp với các đối tượng khác nhau để khi thực hiện trên các đối tượng học sinh khác nhau tránh được tình trạng nhàm chán do quá khó hoặc quá dễ.
- Trong quá trình sử dụng phiếu học tập cần chú ý rèn luyện kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình trước tập thể đồng thời giáo viên theo dõi để kịp thời động viên các nhóm làm việc và có thể cho điểm cao nếu nhóm làm tốt.
- Thiết kế phiếu học tập trên PowerPoint và in ra cho từng nhóm để bài học đạt hiệu quả cao hơn.
4.2. Đối với học sinh.
	Với vai trò là chủ thể trong quá trình dạy học, học sinh cần:
- Chuẩn bị bài ở nhà chu đáo
- Trong các tiết học, học sinh phải có kỹ năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và hợp tác nghiên cứu tìm tòi để hoàn thành phiếu học tập nhằm khắc sâu kiến thức hơn.
5. Phần kết luận, kiến nghị.
5.1. Kết luận:
 Có thể nói rằng việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong các tiết ôn tập một cách có hiệu quả không phải là việc dễ làm, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Với các đối tượng học sinh khác nhau thì người giáo viên phải biết cách thiết kế sử dụng các dạng phiếu khác nhau để nâng cao hiệu quả của tiết học. Tùy vào dạng bài, khối lượng kiến thức khác nhau để có phiếu học tập phù hợp. Sự thành công của việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập đòi hỏi ở người giáo viên sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc để tìm tòi cả về hình thức với nội dung cũng như nghệ thuật xử lý tình huống sư phạm.
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh được học hỏi, giao lưu với các học sinh khác trong lớp. Khi giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng: 
- Nhiệm vụ giao cho cá nhân, nhóm nào? 
- Nhiệm vụ gì?
- Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
- Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? (thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào từng nhiệm vụ, nội dung cụ thể; ở trên lớp thì thời gian thường trong khoảng 5-10 phút)
- Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? 
- Sản phẩm cuối cùng cần có là gì? (phần trình bày của học sinh, kết quả thảo luận của nhóm, 1 báo cáo ngắn của cá nhân, nhóm...).
- Cách thức trình bày, đánh giá sản phẩm như thế nào? 
	Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đồng thời khi thảo luận đòi hỏi ở học sinh sự tự tin, tích cực học tập một cách nghiêm túc. Chính sự kết hợp một cách hiệu quả giữa người dạy và người học sẽ mang lại sự thành công cho mỗi tiết học.
	Mặc dù đề tài này bản thân tôi mới chỉ thực hiện ở phạm vi nhỏ ở trường mình công tác, nhưng đã được sự đồng tình ủng hộ của đồng nghiệp và sự hứng khởi học tập của các em học sinh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kinh nghiệm ít ỏi của bản thân chưa phải là một khuôn mẫu chung. Do thời gian và những hạn chế của bản thân nên không thể tránh được những thiếu sót, vì vậy rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
5.2. Những kiến nghị đề xuất:
Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và góp phần hình thành kỹ năng cho học sinh trong quá trình học tập nhất là các tiết ôn tập các môn học nói chung và lịch sử nói riêng , tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
* Đối với Phòng GD&ĐT:
Trong các đợt chuyên đề cần tăng cường thêm thời gian học tập, chú trọng vào việc áp dụng phiếu học tập trong những bài dạy cụ thể, đặc biệt là những tiết ôn tập, giành nhiều thời gian cho các giáo viên tham gia tập huấn có thời gian bàn bạc góp ý kiến và rút được kinh nghiệm cho mình. 
* Đối với các trường THCS: 
- Khuyến khích giáo viên thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy một cách hiệu quả.
- Tạo mọi điều kiện về đồ dùng dạy học để giáo viên sử dụng mang lại hiệu quả cho tiết dạy. 
- Tăng cường trao đổi nội dung, phương pháp giảng dạy các tiết ôn tập trong các nhóm, tổ để đúc rút kinh nghiệm. 
 Trên đây là những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn bản thân trong quá trình dạy học lịch sử, góp phần giải quyết những hạn chế của bộ môn. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều nên có thể còn có những điểm chưa sâu, chưa toàn diện. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
Điền Trung, ngày 10 tháng 5 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Quách Văn Long

Đỗ Đăng Khải

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học học sinh ở trường trung học. PGS. TS Nguyễn Đức Thành - NXB Giáo dục 2005.
2. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử Trung học cơ sở - NXB Giáo dục.
3. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị NXB Giáo dục.
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông - Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen - Nguyễn Hải Châu.
5. Tài liệu BDTX Giáo viên THCS - NXB Giáo dục
6. Sách giáo khoa Lịch sử 7 - NXB Giáo dục.
7. Sách giáo viên Lịch sử 7 - NXB Giáo dục

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_phieu.doc