Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 4, 5

Trong bất kì một giai đoạn nào của xã hội, giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng về mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội…thì ngành giáo dục càng đòi hỏi sự nâng cao về mặt chất lượng. Cùng với các cấp học khác, cấp Tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh và phát triển giáo dục, tạo một môi trường dạy học thân thiện, tích cực cho học sinh.

Ở Tiểu học, mỗi môn học có một nhiệm vụ, mục tiêu đặc trưng riêng biệt nhằm hình thành những kĩ năng khác nhau như tính toán, tư duy cụ thể, trừu tượng, khả năng diễn đạt trong nói và viết, khả năng giao tiếp hay kĩ năng ứng xử… Tuy nhiên, các môn học đều có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm mục đích cung cấp cho các em kiến thức về mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng nhân cách và trang bị cho các em tri thức cần thiết để các em có thể tiếp tục học ở các cấp học trên.

docx 30 trang SKKN Lịch Sử 05/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 4, 5
 nhóm một Lược đồ trống Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, yêu cầu các nhóm điền tên các con sông mà nhà Trần đã đắp đê vào chỗ trống.
Giáo viên treo Lược đồ trống Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, gọi hai nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh) lên tham gia trò chơi thi tiếp sức trong thời gian 2 phút đính thẻ chữ với vị trí các con sông ghi trên thẻ cho phù hợp. Nhóm nào đính đúng và nhanh là nhóm đó thắng cuộc. 
Giáo viên nhận xét và gọi một học sinh khác đọc lại để cả lớp ghi nhớ 
tên các con sông. 
5. Biện pháp 5. Chỉ đạo giáo viên sử dụng trò chơi học tập trong phân môn lịch sử 
- Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố kiến thức, kĩ năng cụ thể, hoặc có những tri thức tổng hợp như điền từ vào chỗ trống phải phối hợp
nhiều tri thức đã học, hay hoàn thành sơ đồ...
- Mỗi trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức là có thắng thua.
- Căn cứ để thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức. Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn Lịch sử trong chương trình Tiểu học.
5.1. Cấu trúc một trò chơi:
- Mục đích của trò chơi.
- Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi.
- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong khi chơi.
- Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia chơi, những trò chơi có thể tổ chức một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với khả năng và nội dung kiến thức củng cố ôn tập.
- Xác định tác dụng của trò chơi.
	5.2. Cách tổ chức trò chơi
	- Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay ở trong lớp học với thời gian
 từ 5 đến 10 phút.
- Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ tìm (quy trình, bìa giấy cũ được dán, mẫu dây thép, sợi dây, bông hoa giấy, thẻ chữ...hoặc qua mạng Internet, giáo viên xây dựng trên máy tính có thể sử dụng được nhiều lần, nhiều năm.
	- Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để thời gian quá dài ảnh hưởng đến giờ học.
	5.3. Cách tiến hành trò chơi như sau
- Giới thiệu chương trình:
- Nêu tên chương trình.
- Hướng dẫn cách chơi, vừa mô tả vừa thực hành.
- Phân nhóm chơi.
- Chơi thử (một số trưòng hợp có thể bỏ qua).
- Nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi lầm thường gặp ở phần chơi thử.
- Chơi thật, xử "phạt" những người vi phạm luật chơi. 
5.4. Một số trò chơi được sử dụng trong phân môn lịch sử
5.4.1. Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
5.4.1.1 Mục đích: Những ô chữ kì diệu cần đảm bảo cung cấp, củng cố
lại những thông tin chính xác về thời gian, địa điểm, các sự kiện lịch sử, các địa danh lịch sử nhằm mục đích giúp học sinh củng cố, ôn tập được những kiến thức lịch sử hiệu quả nhất.
5.4.1.2. Yêu cầu: Nội dung, số lượng các ô chữ cần ngắn gọn, vừa đủ với thời lượng cho phép và phong phú về hình thức nêu câu hỏi để tránh sự lặp lại, đơn điệu gây nhàm chán cho học sinh đồng thời cần có sự lựa chọn những kiến thức trọng tâm, tránh dàn trải.
5.4.1.3. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: 
- Xây dựng hệ thống ô chữ (thực hiện trên bài giảng Powerpoint)
- Xác định những kiến thức cần hệ thống
- Xác lập ô chữ hàng dọc à xác lập các ô chữ hàng ngangà tạo các nút liên kết với phần gợi mở và đáp án.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi củng cố kiến thức bằng ô chữ kì diệu:	
Bước 3: Tổng kết, đánh giá và trao thưởng cho các đội chơi.
Ví dụ về ô chữ kì diệu trong các tiết lịch sử
Bài: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
- Hệ thống ô chữ gồm 8 ô chữ hàng ngang, mỗi ô chữ được liên kết với một câu hỏi. Hình thức củng cố này được phân bố trong thời gian từ 4à 5 phút. Thông qua các ô chữ hang ngang, học sinh được củng cố lại những kiến thức liên quan đến bài học như nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, địa danh lịch sử.
- Khi thực hiện hình thức củng cố này có thể hoặc không cần thiết tổ chức dưới dạng trò chơi vì thời gian củng cố sau tiết học không nhiều. Với bài này , giáo viên cho học sinh lựa chọn cá nhânà cả lớp cùng đoán và gọi học sinh phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, GV chốt đáp án.
B
Ô
C
P
H
V
I
Ê
T
M
I
V
I
Ê
T
T
R
L
A
V
Ă
N
C
Â
U
C
H
Ơ
Đ
Ô
N
V
I
Ê
T
B
Ă
A
O
B
Ă
N
G
Ô
N
G
K
H
Ê
H
C
Đ
A
N
U
C
N
G
1
2
3
4
6
8
5
7
1
2
3
4
5
6
7
8
B
I
Ê
N
G
I
Ơ
I
7
8
6
2
1
4
3
5
Hàng ngang số 1: Gồm 6 chữ cái- đây là một loại vũ khí được dùng để đánh vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê.
Hàng ngang số 2: Gồm 8 chữ cái- Tên gọi lực lượng của ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Hàng ngang số 3: Gồm 7 chữ cái- Đây là địa điểm mà quân ta đã nổ súng
tấn công vào sáng 16 – 9 – 1950.
Hàng ngang số 4: Tên một nhân vật lịch sử đã nghiến răng nhờ đồng đội lấy lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu.
Hàng ngang số 5: Gồm 7 chữ cái- Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp
ở địa điểm này đã bị cô lập.
Hàng ngang số 6: Gồm 7 chữ cái - Tên căn cứ địa giữ vai trò trọng yếu của ta.
Hàng ngang số 8: Gồm 8 chữ cái - Đây là tên đường biên giới quan trọng của chiến dịch.
5.4.2. Trò chơi “Những mảnh ghép bí ẩn”
5.4.2.1. Mục đích: Trò chơi những mảnh ghép bí ẩn là sự phối hợp những câu hỏi gợi mở thông qua hình thức chọn lựa những mảnh ghép có chứa các con số, hình ảnh hoặc từ ngữ liên quan đến chủ đề chính nằm ẩn trong bức tranh lớn phía sau các mảnh ghép. Hình thức này cũng được sử dụng nhiều trong các sân chơi. Mỗi mảnh ghép là những thông tin liên quan đến kiến thức lịch sử nhằm mục đích tạo cho các em sự đam mê khám phá, kích thích tính tò mò, sự ham hiểu biết và khả năng thể hiện bản thân. 
5.4.2.2. Yêu cầu: GV cần lựa chọn bức ảnh lớn mang thông điệp lịch sử chính; hệ thống câu hỏi rõ ràng, tường minh nhằm mục đích xâu chuỗi các sự kiện, nhân vật, địa danh lịch sử cần củng cố, hệ thống phù hợp với thời gian cho phép ( 3-4 phút cho phần củng cố cuối bài học mới; 8à 10 phút cho phần củng cố các kiến thức trong tiết ôn tập).
5.4.2.3. Chuẩn bị:
- Soạn nội dung bằng powerpoint.
- Chuẩn bị một số thẻ điểm (sử dụng thẻ trắc nghiệm).
5.4.2.4. Cách thực hiện: Áp dụng trong phần củng cố sau bài học: 
- Thành lập đội chơi (mỗi dãy là một đội), giáo viên lần lượt gọi các cá nhân ở mỗi đội, cá nhân nào trả lời đúng đội đó được 1 thẻ điểm.
- Thông qua nội dung, cách thức thực hiện. 
- HDHS lần lượt chọn các mảnh ghép à tìm hình ảnh hoặc thông tin ẩn sau mỗi mảnh ghép để khám phá nội dung bức tranh lớn đề cập tới (cá nhân).
Ví dụ: Bài: Ôn tập cuối kì II
GV lựa chọn bức tranh chủ đạo thể hiện hình ảnh các chiến sĩ giải phóng quân lao xe tăng tiến vào dinh độc lập để tổng hợp kiến thức lịch sử của giai đoạn III được che bởi 6 miếng ghép. Các miếng ghép chứa các số từ 1à6 cho học sinh lựa chọn. Sau mỗi con số là một thông điệp lịch sử: tên nhân vật lịch sử, tên địa danh lịch sử, mốc thời gian liên quan đến sự kiên giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Học sinh chọn lựa các ô chữ, nêu những kiến thức liên quan đến những thông tin trong mảnh ghép. Thông qua việc khám phá các mảnh ghép, giáo viên giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức đã học trong cả
giai đoạn.
5.4.3. Trò chơi “Rung chuông vàng”
Bên cạnh trò chơi Ô chữ kì diệu, trò chơi Rung chuông vàng là trò chơi HS rất thích, trò chơi này không những củng cố được một khối lượng lớn kiến thức ở tất cả các bộ môn mà nó còn huy động một khối lượng lớn người tham gia chơi. Mặt khác nó rất dễ thiết kế, GV không phải mất nhiều thời gian vào việc chuẩn bị trò chơi. Chính vì vậy nó được sử dụng trong các tiết ôn tập cả chương hay cuối kì.
Để phát huy được mục đích, tác dụng và tính hấp dẫn của trò chơi này, GV có thể sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các Slide. Muốn vậy GV phải chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, tranh ảnh, đoạn phim, lược đồ có liên quan tới kiến thức bài dạy.
Ví dụ: Khi dạy Bài 20 - Ôn tập - lịch sử lớp 4. Để hệ thống lại các giai đoạn, các sự kiện lịch sử tiêu biểu, GV cho HS chơi trò chơi "Rung chuông vàng".
5.4.4. Trò chơi " Đoán tên nhân vật"
 5.4.4.1. Mục đích: Giúp học sinh nhớ được tên, một số đặc điểm và tính cách tiêu biểu của các nhân vật lịch sử.
5.4.4.2. Chuẩn bị: Hình ảnh 1 nhân vật lịch sử, các mảnh ghép có các câu hỏi.
5.4.4.3. Cách chơi: Chơi cả lớp hoặc theo nhóm.
	Chia ảnh nhân vật thành 6 mảnh ghép ứng với 6 câu hỏi, học sinh tự lựa chọn mảnh ghép, giáo viên đọc câu hỏi và sau thời gian suy nghĩ là 30 giây học sinh phải đưa ra câu trả lời. Nếu trả lời đúng một câu hỏi ở một mảnh ghép các em sẽ được 10 điểm. Sau 6 mảnh ghép học sinh phải đoán được tên nhân vật đó thì số điểm ở 6 mảnh ghép mới được chấp nhận. Nếu đoán được tên nhân vật lịch sử đó sẽ ghi được 30 điểm. Học sinh hay nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ giành phần thắng cuộc.
III. KẾT QUẢ
Qua một quá trình chỉ đạo giáo viên áp dụng các biện pháp trên vào các tiết học, tôi nhận thấy học sinh rất có hứng thú với phân môn lịch sử. Ngoài việc tự chiếm lĩnh các kiến thức, các em còn có sự say mê, ham thích, tích cực trong việc sưu tầm các thông tin, tư liệu, hình ảnh về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trên các nguồn thông tin để cùng nhau trao đổi trong các tiết học.
Thay vì là người truyền đạt các sự kiện, con số, giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp để giúp học sinh từ người bị động tiếp nhận kiến thức thành người chủ động đi tìm kiến thức, chắp nối sự kiện, khái quát vấn đề và nhận thức đúng về bài học lịch sử. Việc khơi dậy lòng tự hào và ý thức dân tộc trong mỗi trang sử không phải chỉ là học thuộc lòng những cái có sẵn, đúc kết sẵn là có thể rút ra ngay bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của lịch sử. Cái mà học sinh có thể học được ở đây là làm sao có thể cảm nhận được những hi sinh, mất mát to lớn của những người đi trước, là xương máu, là mồ hôi công sức của biết bao con người, là những chuyển biến về nhiều lĩnh vực xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóatrong các giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó ý thức được việc giữ gìn những thành quả của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc khơi gợi trong các em lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước bằng những hình ảnh thật, những thước phim sinh động thông qua những trò chơi không mang tính gò bó, khô khan sẽ đưa các em đến với những thông tin mang hơi thở thời cuộc một cách dễ dàng, gần gũi hơn.
Giữa học kì 2, sau khi giáo viên lớp 4, 5 áp dụng các biện pháp trên vào quá trình dạy học lịch sử, tôi đã khảo sát lại hứng thú học tập của học sinh
lớp 4, 5 đối với môn Lịch sử. Và kết quả thu được thật đáng mừng:
Khối
Sĩ số
HS hứng thú, yêu thích môn LS
HS học vì yêu cầu bắt buộc của GV
HS không thích học môn LS
SL
%
SL
%
SL
%
4
188
162
86.2
26
13.8
0
0
5
114
95
83.3
19
16.7
0
0

	Điều đó còn được minh chứng cụ thể hơn qua các bài kiểm tra định kì của học sinh lớp 4,5
* Kết quả kiểm tra cuối năm môn Lịch sử năm học 2015 - 2016
Khối
Sĩ số
10
9
8
7
6
5
<5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
147
51
34.7
71
48.3
11
7.5
8
5.4
4
2.7
2
1.4


5
114
62
54.9
31
27.4
10
8.8
6
5.3


4
3.5



* Kết quả kiểm tra môn Lịch sử năm học 2016 - 2017 (học kì I)
Khối
Sĩ số
10
9
8
7
6
5
<5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
188
57
30.3
55
29.3
32
17.0
17
9.0
16
8.5
11
5.9


5
114
62
43.1
53
36.8
8
5.6
11
7.6
5
3.5
5
3.5



Qua kết quả khảo sát trên , ta thấy chất lượng học của học sinh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, số lượng học sinh hoàn thành tốt đã tăng lên nhiều, không còn học sinh chưa hoàn thành môn học. Điều đó càng khẳng định việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy là đúng đắn trong việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử nói riêng và quá trình giảng dạy ở Tiểu học nói chung. Như chúng ta vẫn nói: “Nếu như thầy dạy giỏi sẽ không có trò học dốt”.
 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Muốn học sinh được khám phá môn học Lịch sử một cách hứng thú và hiệu quả thì mỗi giáo viên là một "thực tiễn giáo dục" phong phú mà ở đó, học môn Lịch sử là một quá trình khám phá, giải mã, suy ngẫm về quá khứ thông qua các nguồn sử liệu, từ đó hình thành nên nhân cách, phẩm chất, năng lực người học. Còn học sinh trở thành "nhà sử học nhỏ" thay vì là một "cỗ máy" ghi nhớ các sự kiện, đánh giá. Cần làm cho giờ học Lịch sử thành sân chơi tri thức đầy sáng tạo. Để đạt được như vậy, bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề về chuyên môn nghiệp vụ. Khi dạy các tiết học Lịch sử cần có tranh ảnh liên quan đến kiến thức Lịch sử đây là cách để tuyên truyền lịch sử hiệu quả nhất. Cần phải hướng dẫn kỹ cho học sinh sưu tầm tư liệu, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các em và quan tâm các nhóm, các học sinh yếu kém, tuyên dương, động viên những nhóm học sinh làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao để khuyến khích các em phát huy tạo niềm say mê cho các em yêu thích môn học. Kết hợp và lựa chọn sáng tạo với các phương pháp dạy học tích cực khác (dạy học nêu vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình trường học VNEN... ) mà ngành giáo dục đã và đang triển khai. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải thực hiện: Nắm vững chương trình, đặc trưng phương pháp bộ môn. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, phim để minh hoạ. Có như vậy GV tạo hiệu quả cao trong những tiết lịch sử. Một yếu tố rất quan trọng để thu hút, gây húng thú học tập cho học sinh là ngôn ngữ, giọng điệu sự nhiệt tình của giáo viên trong giảng dạy tạo không khí hào hứng tức là “truyền lửa” cho học sinh. Cần tập cho học sinh cách ghi bài và hệ thống kiến thức đã học. Một cách cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Tập cho học sinh cách tự ghi bài trên lớp, cách học và ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Đặc biệt tập cho học sinh cách lập dàn ý sau mỗi bài, mỗi phần. GV phải tập cho học sinh thói quen nhìn nhận sự kiện dưới nhiều góc độ khác nhau đặt giả thuyết khi lý giải hiện tượng. GV thường xuyên cập nhật thông tin tự tìm hiểu và áp dụng các phương pháp mới vào dạy học. 
 II. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
Sở và Bộ cần tạo điều kiện trang bị cho nhà trường các bộ tranh ảnh, các đoạn phim hoạt hình, tư liệu về nhân vật, chiến dịch, cuộc kháng chiến.
Cung cấp thêm sách tham khảo, tư liệu lịch sử cho giáo viên. 
Bổ sung các trang thiết bị hiện đại để khai thác hiệu qua các đoạn phim, tư liệu lịch sử trên mạng. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chương trình tin học, bồi dưỡng kiến thức về lịch sử cho đội ngũ giáo viên.
 PHẦN IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên sách
Tác giả
Nhà xuất bản
1
Sách giáo khoa Lịch sử - Địa lý lớp 4.5 
Nguyễn Anh Dũng
NXBGD
2
Sách giáo viên Lịch sử - Địa lý lớp 4,5

NXBGD
3
Luật GD Tiểu học

NXBGD
4
Lý luận dạy và học 
Bùi Hiển
NXBGD
5. 
Hướng dẫn sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa
Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Thị Côi 
NXBGD
6.
Tư liệu Lịch sử cấp THCS
Nguyễn Quốc Hưng, Nguyễn Hoàng Thái
NXBGD

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nan.docx