Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 7 tại trường THCS Tiên Yên
I. Lời mở đầu
Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung ở lớp 7 nói riêng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ
Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy môn lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc.
Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục coi trọng việc dạy và học bộ môn lịch sử. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định trong hai câu thơ mở đầu trong cuốn lịch sử nước ta:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Nhưng trong thực tế cũng không ít người cho rằng; thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm tháng dài vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và
Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định lịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho học sinh, rèn tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử mà rút ra kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 7 tại trường THCS Tiên Yên

rút ra kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào tiết học lịch sử là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phương pháp thường dùng tôi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể chuyện lịch sử, sử dụng kênh hình, liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho HS, ... Qua một thời gian áp dụng tôi thấy rất có hiệu quả. Trên cơ sở đó tôi tổng hợp thành chuyên đề: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Tiên Yên” Các câu chuyện lịch sử, tranh ảnh,. không chỉ có tác dụng làm nổi bật nội dung, mà còn là nguồn tri thức không thể thiếu đựợc trong bài học. Nếu những câu chuyện lịch sử, tranh ảnh được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực chú ý quan sát, hứng thú của học sinh. II. Nội dung Kể chuyện Lịch sử trong giờ dạy: Có thể nói rằng, bất cứ nơi nào, ở đâu những câu chuyện kể luôn luôn mang lại hiệu quả. Đặc biệt là tính giáo dục của các câu chuyện, môn lịch sử cũng không là ngoại lệ. Điếu quan trọng là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để nó phát huy giá trị và không làm mất thời gian của tiết học. Khi sử dụng giáo viên phải biết chắt lọc, kể gọn và sau mỗi câu chuyện phải biết đặt những câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó giáo dục tư tưởng cho HS. Ví dụ: Khi dạy bài 9 — Nước Đại Cồ Việt thời Đinh — Tiền Lê, ở mục I 2 giáo viên có thể kể về thái hậu Dương Vân Nga: Khi đề cao võ công văn trị của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những vị anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không nhắc đến công lao cua Dương Vân Nga đối với đất nước. Cỏ thể xem Dương Vâm Nga là cái cầu nối giữa Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho côg cuộc thống nhất đất nứơc do Đinh Bộ Lĩnh khởi xưởng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấykhông được sử cũ chú ý đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà. Vốn là con của ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình rồi trở thành vợ của Đinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng đế, Dương Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa mới hoàn thành thì bị đe doạ từ nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp ngay gắt có nguy cơ xảy ra nội chiến lớn. Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận thấy chỉ có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy. Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của dòng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại một quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng tranh chấp, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga lây chiếc áo bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại tở thành vợ của Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà. Ngược lại với cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng đắn. Sử cũ chép: “Tục dân lập đền thờ tô ba pho tượng Tiên Hoàng, Đại Hành và Dương Vân Nga cùng ngồi ”. Vùng Hoa Lư còn lưu nhiều truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nằm ghi nhận công lao của bà. Đến thời Lê Mạt, An phủ sứ Lê Thúc Hiển ra lệnh cấm thờ chung ba nhân vật của sự nghiệp thống nhất hồi cuối thế kỉ thứ 10 thì dư luận dân gian đã phê phán quyết liệt. Truyền thuyết ở Hoa Lư còn kể rằng: sau khi Lê Thúc Hiển làm cái việc buộc lụa trắng vào cổ tay bức tượng Dương Vân Nga, dong tượng bà từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh về đền thờ Lê Hoàn, thì trở về kinh, viên quan họ Lê ấy đã lăn ra chết vì đứt ruột. ( Theo Các triều đại Việt Nam) Kể chuyện này giáo viên chú ý bỏ qua những đoạn đánh giá nhận xét mà tập trung vào đoạn Dương Vân Nga lấy áo bào khoác lên người Lê Hoàn, cách đối xử của mọi người đối với bà. Từ đó đặt câu hỏi để HS thể hiện ý kiến của mình đối với thái hậu Dương Vân Nga, qua đó giáo dục tư tưởng cho HS. Sử dụng hình ảnh minh họa. Hình ảnh minh họa rất có giá trị trong học tập. Nó giúp HS có thể hình dung vấn đề rõ hơn, từ đó để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ HS. Giúp HS có thể nhớ được lâu hơn. Đồng thời giúp HS không bị lạc lõng khi bắt gặp một hình ảnh nào đó mang tính lịch sử. Trong thời địa bùng nổ của công nghệ thông tin, giáo viên ngoài việc tận dụng kênh hình trong SGK thì có thể tận dụng mạng internet để có được những hình ảnh rất đẹp phục vụ cho việc dạy lịch sử. Trước hết giáo viên tìm hình mà mình cần rồi sau đó in ra giấy A4 . Tùy điều kiện mà giáo viên có thể in hình màu hay đen trắng. Nếu là hình màu thì HS dễ quan sát và thu hút HS nhiều hơn. Trong lúc sử dụng cần đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ tìm ra các vấn đề liên quan đến hình ảnh chứ không để cho HS nhìn hình chỉ vì nó lạ, đẹp. Đối với các nhân vật lịch sử có thể đặt dạng câu hỏi như: Ông là ai? Sống dưới triều đại nào? Ông có công lao gì? Ta có thể học được gì nơi ông? ... Đối với các hình là những chùa chiền có thể hỏi: tên của chùa là gì? Nó liên quan đến triều đại nào, sự kiện lịch sử nào? Qua hình đó thể hiện điều gì (liên quan đến bài học)?. và giáo dục tư tưởng cho HS. Ví dụ 1 : Khi dạy bài 10 - Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, ở mục 1 - Sự thành lập nhà Lý, có thể sử dụng hình ảnh: Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội Khi HS đọc xong mục 1 giáo viên có thể cho HS xem hình và đặt câu hỏi để HS xác định tượng trong hình là ai. Khi xác định được giáo viên lại hỏi về thân thế của họ. Từ đó giáo viên dựa vào hình để tổng kết, nêu lên công lao của Lý Công Uẩn. Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội Ví dụ 2. Khi dạy bài 12 - Đời sổng kinh tế, văn hóa, ở mục II2 giáo viên có thể sử dụng hình chùa Một Cột trong SGK trang 48 hoặc hình sau (mặt sau của chùa): Giáo viên có thể hỏi HS những hiểu biết về ngôi chùa này như: năm xây dựng, kiểu kiến trúc, sự dộc đáo của nó, ... Từ đó giáo viên khắc sâu những kiến thức liên quan làm cho HS có ấn tượng sâu sắc về ngôi chùa. Từ đây các em có thể giải đáp cho bất cứ ai hỏi về ngôi chùa, cho dù đó là người nước ngoài. Ngoài chùa Một Cột, thời Lý còn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác có thể dùng để làm nổi bật kiến trúc thời Lý như: chùa Keo, chùa Phật Tích( Bắc Ninh), chúa Thầy(Hà Tây), ... Tất cả những tấm hình này giáo viên có thể dễ dàng tìm thấy trân mạng Internet. Nhưng khi lấy trên mạng giáo viên chú ý phải lấy những hình ảnh có độ phân giải cao mới bung ra giấy A4 đẹp. Cung cấp tư, liệu cho học sinh. SGK thường cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản. Đó là một việc làm hết sức cần thiết, không cần phải bàn cải. Nhưng bây giờ thử hỏi, học xong lịch sử lớp 7 mà HS không biết nhà Lý có những vị vua nào, nhà Trần có những vị vua nào? Lý Thường Kiệt là ai? Chu Văn An là ai? Thì đã thực sự hợp lý hay chưa. Vì vậy để HS của mình có cái nhìn khái quát hơn, cụ thể hơn thì giáo viên nên cung cấp cho HS những tư liêu cần thiết. Tư liệu cung cấp cho HS phải phục vụ cho việc học của HS, tư liệu đó HS có thể sử dụng lâu dài trong cuộc sống. Khi cung cấp tư liệu giáo viên không được bắt ép HS phải có nó mà phải để cho HS hoàn toàn tự nguyện sử dụng. Giáo viên chỉ cố gắng động viên cho HS có được nó và sử dụng. Ví dụ: Khi dạy bài 8 - Nước ta buổi đầu độc lập, giáo viên có thể hỏi: từ trước đến nay nước ta có những tên gọi nào? HS sẽ trả lời nhưng chắc chắn không đầy đủ. Từ đó giáo viên cho HS thấy sự cần thiết phải biết các quốc hiệu của nước mình (như đặt ra trường hợp một người nước ngoài hỏi chẳng hạn, nếu không trả lời được thì sẽ như thế nào). Bây giờ giáo viên có thể cung cấp cho HS tư liệu về Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kì: Quốc hiệu Việt Nam Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế. Văn Lang Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Tho. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bô và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Âu Lạc o Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây. Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị diệt vong. Vạn Xuân Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt. Đại Cồ Việt Đại Cồ Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác. Đại Việt Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuôc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm. Đại Ngu Đại Ngu (nghĩa là Niềm vui lớn) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hâu Lê giành lại đôc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt. Việt Nam Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long sử dụng từ năm 1804. Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có môt bô sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam ". Điều này còn được đề cập ro ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên môt số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lô (1590) ở Hà Nôi, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngo yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tôc và địa lý (người Việt ở phương Nam). Đại Nam Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý môt nước Nam rông lớn. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến đến 1976. Nhà nước được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ta ngày nay). Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hôi khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ công hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay. Sử dụng câu hỏi nêu vân đề và liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề là một yêu cầu trong dạy học hiện nay. Và thực tế dạng câu hỏi này mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Câu hỏi dạng này có không gian sử dụng rộng. Nó được sử dụng rất hiệu quả khi đặt học sinh vào tình huống có vấn đề với những câu hỏi có vấn đề vì đã “đụng” vào sự tò mò của HS. Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nói chung và môn lịch sử nói riêng là giáo dục tư tưởng cho HS. Thông qua môn lịch sử HS sẽ được bồi dưỡng thêm các truyền thống quý báu của dân tộc, giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước mình,... Đó cũng là điều kiện, động lực để các em cố gắng sau này lớn lên sẽ ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc giáo dục tư tưởng cho HS phải được tiến hành trong từng bài học. Giáo viên có thể nêu ra các tình huống có vấn đề cũng có thể liên hệ kiến thức đang học với hiện tại để thực hiện ý đồ của mình. Khi thực hiện việc giáo dục tư tưởng cho HS, giáo viên phải để cho HS tự thể hiện ý kiến của mình. Có thể cho HS đặt mình vào tình huống để nêu lên ý kiến. Ý kiến của HS có thể phù hợp cũng có thể không phù hợp với quan điểm dạy học. Trong trường hợp đó giáo viên cần định hướng, giải thích cho HS hiểu vấn đề. Ví dụ 1. Sau khi kể cho HS nghe chuyện về thái hậu Dương Vân Nga ở bài 9 - Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (mục 2 - Tồ chức chính quyền thời Tiền Lê), giáo viên có thể đặt câu hỏi: nếu em là thái hậu thì trong trường hợp đó em có làm như thái hậu hay không? Thái hậu làm như vậy có chấp nhận được không? Trong trường hợp này giáo viên không chỉ cho một HS thể hiện ý kiến mà nên cho nhiều học sinh thể hiện ý kiến và giải thích tại sao lại làm như vậy. Trên cơ sở đó giáo viên cho HS thấy việc làm của thái hậu là phù hợp, bà biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, bà là tuy là phụ nữ nhưng có tầm nhìn xa. Đó là điều đáng quý, đáng trân trọng, . Ví dụ 2. Dạy mục 2 - Luật pháp và quân đội - bài 10 - Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước khi nói về sách lược “Ngụ binh ư nông” có thể đặt câu hỏi: quân đội ta ngày nay có thực hiện chiến lược này hay không? Sau khi cho HS thể hiện ý kiến, giáo viên có thể liên hệ đến việc thực hiện chế độ Quân nhân dự bị, việc cho học quân sự ở cấp THPT, cao đẳng, đại học của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Từ đó HS sẽ thấy được sự tiếp nối truyền thống của ông cha ta, đó là một điều nên làm. Ví dụ 3. Khi dạy bài 18 - Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV, ở mục 1 - Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ. Để làm rõ việc tại sao nhà Hồ lại thất bại dù rất cố gắng chống giặc. Giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề: Nhà Hồ tuy có nhiều chính sách quốc phòng rất hay nhưng lại dễ dàng bị quân Minh, một đội quân không mạnh bằng Mông Cồ đè bẹp trong lúc đó quân Trần lại chiến thắng một đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ? Hoặc câu: Theo em cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Hồ có gì khác nhau? HS có thể thấy được rằng nhà Trần biết dựa vào kinh nghiệm của ông cha, có chiến lược chiến thuật hợp lí, đặc biệt biết dựa vào nhân nhân, được nhân dân ủng hộ còn nhà Hồ lại không có được những điều trên nên nhanh chống thất bại. Từ đó giáo viên cho HS thấy được giá trị của tinh thần đoàn kết, vai trò của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo viên cũng có thể lien hệ đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này. Trong bất cứ bài lịch sử nào giáo viên cũng đưa ra được câu hỏi nêu vấn đề và giáo dục tư tưởng cho HS. Điều quan trọng là giáo viên phải vận dụng đúng lúc, đúng chỗ mới mang lại hiệu quả cao.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx