Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam
Đất nước ta có một bề dày lịch sử lâu đời. Từ những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải biết lịch sử Việt Nam, yêu thích lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc. Thuở sinh thời Bác Hồ đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đúng vậy, là người con của đất nước Việt Nam thì phải biết cội nguồn của mình, biết những gì mà cha ông ta đã trải qua, biết truyền thống hào hùng của dân tộc và sự phát triển của đất nước, từ đó chúng ta mới biết kế thừa, phát huy những gì tốt đẹp tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước trong tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam

về các sự kiện, nhân vật tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử Việt Nam, đến lớp yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 thống nhất lại kết quả. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. Cuối cùng GV chốt đáp án đúng. 3.5.Giúp học sinh nắm chắc 3 yếu tố lịch sử quan trọng: thời gian, sự kiện, nhân vật. Trước khi học từng bài của phần lịch sử tôi giới thiệu cấu trúc cơ bản của một bài lịch sử lớp 4 để các em phần nào định hình được mỗi bài lịch sử bao giờ cũng liên quan đến ba yếu tố cơ bản là: Thời gian, sự kiện (Mỗi sự kiện thường có ba yếu tố: nguyên nhân, diễn biến, kết quả); Nhân vật. Vậy làm thế nào để các em có phương pháp tìm hiểu và ghi nhớ từng yếu tố một cách hiệu quả? Bản thân tôi đã làm như sau: 3.5.a.Về thời gian Khi bắt đầu giới thiệu nội dung chương trình môn lịch sử lớp 4 tôi hướng dẫn các em đọc phần mục lục cuối sách để biết rõ mốc thời gian lịch sử mà mình sẽ được học. Đồng thời giải thích kĩ các thuật ngữ chỉ thời gian như: Công Nguyên, trước Công Nguyên(TCN), sau Công Nguyên, đầu thế kỉ, giữa thế kỉ, cuối thế kỉ. Ví dụ: Dựa vào mục lục các em dễ dàng xác định mốc lịch sử được học: (từ 700 năm trước Công Nguyên đến giữa thế kỉ XIX.) Vì thời gian được viết bằng những con số chính vì vậy các em rất hay quên và hay bị nhầm nên khi dạy bài sau tôi thường nhắc lại mốc thời gian của bài trước hoặc liên hệ khoảng cách giữa sự kiện trước với sự kiện sau. Để các em dễ ghi nhớ, cứ sau vài bài tôi yêu cầu HSvnhắc lại mốc thời gian bằng cách ghi lên bảng theo cột dọc thứ tự thời gian tiếp nối, đồng thời ghi sự kiện tương ứng bên cạnh. Khi viết chữ số tôi viết to, rõ ràng (vì theo tôi sự ghi nhớ bằng mắt sẽ bền hơn sự ghi nhớ đơn thuần bằng tai). Ví dụ: Thời gian Sự kiện Năm 700 TCN Nước Văn Lang ra đời. Năm 218 TCN Nước Âu Lạc ra đời. Năm 179 TCN Quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc 3.5.b.Về sự kiện Cũng giống như yếu tố thời gian tôi cũng hướng dẫn các em xem trước phần mục lục để xác định được các sự kiện lịch sử mà mình sẽ được học trong năm học lớp 4. Ở mỗi bài lịch sử bao giờ cũng có một mốc thời gian cụ thể kèm theo là một sự kiện lịch sử và thông thường kết thúc sự kiện ở bài trước sẽ mở đầu cho nguyên nhân của sự kiện ở bài sau. Chính vì vậy khi dặn dò HS chuẩn bị bài ở nhà, các em phải đọc lại bài trước để kết nối sự kiện từ bài trước sang bài sau, có như thế các em mới ghi nhớ sự kiện một cách hệ thống, liên tục. Về sự kiện tôi chỉ yêu cầu HS nhớ được những ý cơ bản nhất chủ yếu ở phần bài học, những HS hoàn thành tốt có thế mở rộng thêm ở phần nội dung trong bài càng tốt. Khuyến khích HS vẽ sơ đồ tư duy về sự kiện đã học. Giúp cho HS phát triển khả năng thẩm mĩ do việc thiết kế sơ đồ phải có bố cục, sử dụng màu sắc, đường nét, sắp xếp các ý tưởng khoa học. Phát huy được sự tự tin, sự logic, sáng tạo và phát triển được khả năng tư duy, giúp cho HS thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học. Ví dụ: Một số sơ đồ tư duy của HS: Bài 4. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) Bài 5. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) 3.5.c. Về nhân vật. Để HS nhớ nhân vật lịch sử tôi yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, tôi cung cấp để HS biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. HS tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, tôi cho HS tự đóng vai để diễn lại. Nhân vật trong lịch sử là yếu tố các em có thể dễ nhớ hơn cả trong ba yếu tố chính của một bài lịch sử. Tất nhiên đó chỉ là những nhân vật của những sự kiện nổi bật. Ví dụ: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa hai Bà Trưng - năm 40) hay Ngô Quyền (Chiến thắng Bạch Đằng năm 938). Tuy vậy còn rất nhiều nhân vật gắn với các sự kiện không đặc biệt nổi bật các em sẽ rất dễ nhầm lẫn nhân vật của sự kiện này với nhân vật của sự kiện kia. Chính vì thế khi tìm hiểu về nhân vật tôi nhấn mạnh một số đặc điểm riêng ở nhân vật đó, tìm ra yếu tố liên quan mật thiết giữa nhân vật và sự kiện để học sinh dễ ghi nhớ. Ví dụ: Nói đến Quang Trung các em nhớ ngay đến hình ảnh “Gò Đống Đa” đó chính là sự kiện Quang Trung đại phá Quân Thanh. Hay: Đinh Bộ Lĩnh gắn với hình ảnh chú bé để tóc chỏm đào đánh trận cờ lau. Đó chính là nhân vật trong bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Với những nhân vật có tên hiệu, tôi đặc biệt nhấn mạnh để các em khỏi nhầm một nhân vật thành 2 nhân vật. Ví dụ: Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung. Vậy Thục Phán và An Dương Vương; Quang Trung và Nguyễn Huệ chỉ là một nhân vật. 3.6. Dạy lịch sử gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử, tham quan dã ngoại, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các môn học khác.. - Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi hướng dẫn HS tìm hiểu về các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử qua các hoạt động: đọc báo, xem truyền hình (các hình ảnh tư liệu), đài phát thanh tôi dặn HS vào các ngày lễ lớn cần đón xem trên ti vi vì đài truyền hình thường chiếu lại các đoạn phim tư liệu,tài liệu về các sự kiện lịch sử đó. Khi thông báo cho HS nghỉ học vào các ngày lễ lớn, kỉ niệm sự kiện lịch sử của nước nhà tôi cho HS nhắc lại: Ngày đó là ngày lễ gì? Em biết gì về ngày này? để khắc sâu kiến thức cho các em. Khuyến khích HS đón xem phim lịch sử trong nước và địa phương như: Tây Sơn hào kiệt, Lý Công Uẩn, - Gắn việc tham quan dã ngoại với việc tham quan bảo tàng, di tích lịch sử dâng hoa lên tượng anh hùng để các em cảm nhận được hồn sử: Phối hợp với hội cha mẹ HS tổ chức cho các em tham quan dã ngoại các di tích lịch sử - văn hóa, các cảnh đẹp ở địa phương, gặp gỡ các cá nhân, tập thể trực tiếp tham gia vào những sự kiện lịch sử và hoạt động xã hội; tham quan các bảo tàng lịch sử để các em được trực tiếp nắm được các sự kiện, nhân vật lịch sử. - Khi dạy các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi tổ chức cho HS kể chuyện về một nhân vật lịch sử mà em biết, kể lại một sự kiện lịch sử mà em thích nhất, giới thiệu nội dung một bộ phim lịch sử mà em đã xem, Thi “Em tìm hiểu lịch sử”, Nhà sử học tí hon, Các hoạt động được HS cả lớp tích cực tham gia tiêu biểu như em Quốc Minh, Hương Ly, Hoàng Anh, Tôi sưu tầm và cho HS xem thêm các đoạn phim tài liệu, phim tư liệu, phim lịch sử. để giúp các em hiểu rõ, nắm sâu hơn về các sự kiện và nhân vật lịch sử đã học. Đồng thời tôi lồng ghép lịch sử vào các tiết học, môn học khác nhằm thấm sâu vào các em lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó giúp các em phát huy được ý thức vai trò trách nhiệm của mình, tăng cường vốn kiến thức lịch sử, khả năng ghi nhớ lâu dài và chính xác khi nhắc đến các nhân vật hay sự kiện lịch sử ở bất kì tình huống nào. Tạo cho các em niềm yêu thích lịch sử Việt Nam. *Tóm lại: Dù tổ chức dạy học bằng hình thức nào thì khi dạy phần Lịch sử GV cần chú ý: - Tập trung vào dạy cách học lịch sử cho HS. - Tạo cho HS có nhu cầu học lịch sử và biết cách học. - Coi trọng và khuyến khích HS học tập tích cực môn lịch sử. - Tôn trọng sự chủ động và sáng tạo của HS. - Không biến giờ học lịch sử thành giờ chính trị. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để nhắc nhở HS học và chuẩn bị trước bài ở nhà, sưu tầm tài liệu phục vụ bài học. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua một năm thực nghiệm đề tài tôi nhận thấy: Đã phát huy được tính tính cực, chủ động sáng tạo của học sinh; Kích thích sự tìm tòi, khám phá và niềm yêu thích lịch sử Việt Nam ở các em. Giờ học lịch sử không khô khan như trước, học sinh rất hứng thú và yêu thích môn học. Tất cả các em đều được hoạt động theo đúng năng lực của mình, HS thực sự hứng thú học tập, nắm bài sâu hơn, chắc hơn và lâu hơn, thầy và trò hiểu nhau hơn. Bản thân các em trong tiết học lịch sử luôn mạnh dạn, tự tin đưa ý kiến, câu hỏi thắc mắc của mình đến cho GV, cho các bạn trong lớp. Điều này càng làm tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu kiến thức để giải đáp thắc mắc cho các em. Đó còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai trò của người giáo viên trong thời đại mới. Vì vậy mà các tiết thao giảng, chuyên đề về phần lịch sử của tôi được ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao. Bảng số liệu sau là một minh chứng cho kết quả của sáng kiến kinh nghiệm giữa lớp 4A dạy theo các biện pháp nêu trên và lớp 4B dạy theo cách chưa đổi mới. Kết quả học sinh yêu thích lịch sử ở lớp 4A được nâng cao rõ rệt. Mức độ của học sinh Lớp 4A Lớp 4B Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm SL TL SL TL SL TL SL TL Yêu thích hứng thú học phần Lịch sử 8 34,8% 18 78,3% 6 26,1% 8 34,8% Học chỉ vì yêu cầu của giáo viên 9 39,1% 5 21,7% 8 34,8% 10 43,5% Không thích học phần Lịch sử 6 26,1% 9 39,1% 5 21,7% III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Dạy học đối với GV chính là một sự rèn luyện toàn diện. Lịch sử là một môn học đòi hỏi trình độ hiểu biết và năng lực thực hành toàn diện. Cho nên GV phải say mê với nghề nghiệp, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nâng cao kiến thức cũng như trình độ. Để người thầy thực sự là chỗ dựa, là niềm tin vững chắc cho mỗi HS. Để giúp học sinh lớp 4 yêu thích lịch sử Việt Nam khi tổ chức hướng dẫn cho các em học lịch sử GV cần phải: - Có kiến thức, am hiểu, yêu mến và tự hào về lịch sử dân tộc, nắm vững nội dung, chương trình, mục tiêu và phương pháp dạy phần lịch sử lớp 4. - Tích cực sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài giảng. Biết liên hệ thực tế chuyển từ kiến thúc cũ giúp HS khai thác kiến thức mới một cách khoa học, hấp dẫn. Biết tổ chức các hình thức học gắn với cách xây dựng thiết kế bài tập thực hành, với hình ảnh, lược đồ, mô hình trong SGK. Giúp HS mô tả, trình bày, vẽ sơ đồ tư duy hoặc kể lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách chính xác vì lịch sử là cần chính xác tuyệt đối về thời gian, về số liệu minh chứng. Đây cũng là cách giúp các em ghi nhớ sâu sắc những sự kiện lịch sử, từ đó khi nhắc tới những sự kiện đó là các em hình dung và tái hiện được ngay. - Gần gũi với HS và có sự linh hoạt lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng HS. Đa dạng hoá các hoạt động học tập, gây hứng thú học tập cho HS. Giúp các em biết tự giác tìm tòi, khám phá, phát hiện cái hay, cái đẹp, sửa chữa điểm sai của mình. Phát huy cao độ vai trò chủ thể của HS trong hoạt động học tập. Giáo dục cho các em biết yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc. - Vận dụng dạy lịch sử bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú như dạy chính khoá, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các tiết học, môn học khác nhằm thấm sâu vào các em lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Giúp HS thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình qua việc giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Các em cần học tập tốt góp phần mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. 2. Kiến nghị Tôi muốn đề xuất với các cấp lãnh đạo ngoài việc cung cấp tài liệu hướng dẫn giảng dạy như hiện nay. Ngành nên biên soạn thêm tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức lịch sử phù hợp với từng bài, từng giai đoạn lịch sử để GV có thêm tư liệu khắc sâu kiến thức cho HS. Phòng giáo dục nên tổ chức thêm chuyên đề về môn lịch sử, cụ thể về cách dạy từng dạng bài, hướng dẫn cách kiểm tra, đánh giá phù hợp với thông tư 22. Đồng thời nên tổ chức các sân chơi về môn lịch sử cho HS vì đây là môn học giúp HS “Tìm về cội nguồn dân tộc”. Về phía nhà trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ mỗi GV cần nêu ra những vướng mắc khó khăn trong giảng dạy môn lịch sử để thảo luận tìm cách thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy phần lịch sử lớp 4. Do năng lực và thời gian còn hạn chế cho nên kinh nghiệm này chưa hẳn đã đúng hoặc phù hợp với mọi lớp, mọi trường. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp, của hội đồng khoa học các cấp để kinh nghiệm này được hoàn thiện và vận dụng vào thực tế giảng dạy tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 28 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Hoàng Thị Hường Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Lịch sử và địa lí lớp 4. Nguyễn Anh Dũng (chủ biên). Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2005. 2. Sách giáo viên Lịch sử và địa lí lớp 4. Nguyễn Anh Dũng (chủ biên). Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2005. 3. Thiết kế bài giảng lịch sử lớp 4. Nguyễn Trại (chủ biên). Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 2005. 4. Mạng Giáo dục. 5. Tạp chí Thế giới trong ta. 6. Tạp chí Giáo dục tiểu học. 7. Hướng dẫn viết SKKN của phòng giáo dục và đào tạo Hoằng Hóa. 8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV tiểu học: TH1. Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học. TH13. Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực. TH15; 16. Một số kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học; TH17. Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học; ... 9. Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim. 10. Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX của giáo sư Lê Thành Khôi. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Hường Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Hoằng Minh TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại Kết quả đánh giá xếp loại Năm học đánh giá xếp loại 1 Nâng cao hiệu quả dạy tiết luyện tập toán cho học sinh tiểu học. Sở GD&ĐT A 1996 - 1997 2 Nâng cao hiệu quả dạy mĩ thuật cho học sinh tiểu học. Sở GD&ĐT B 1996 - 1997 3 Nâng cao hiệu quả dạy khoa học cho học sinh tiểu học. Sở GD&ĐT B 1998- 1999 4 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tự nhiên và xã hội. Phòng GD&ĐT A 2000- 2001 5 Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn toán lớp 4. Phòng GD&ĐT A 2003- 2004 6 Một định hướng sáng tạo những bài toán trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5. Phòng GD&ĐT A 2004 - 2005 7 Một số biện pháp giúp HS lớp 5 học tốt môn khoa học phần con người và sức khỏe. Phòng GD&ĐT A 2005 - 2006 8 Nâng cao chất lượng giải toán về tỷ số phần trăm cho học sinh lớp 5. Phòng GD&ĐT A 2007 – 2008 9 Giải toán chuyển động đều. Phòng GD&ĐT A 2008- 2009 10 Sử dụng phương pháp dịch chuyển và ghép hình trong giải toán- Lớp 5. Sở GD&ĐT B 2010- 2011 11 Phương pháp giải bài toán có tổng các phân số trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán lớp 5. Phòng GD&ĐT A 2012- 2013 12 Sử dụng phương pháp dùng tỉ số và chia hình trong giải toán có nội dung hình học – Lớp 4; 5. Sở GD&ĐT C 2013- 2014 13 Nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 5. Phòng GD&ĐT B 2015 - 2016
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_y.doc