Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4
Ngày 1 tháng 2 năm 1942 trên báo Việt Nam độc lập, phát hành tại chiến khu, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết bài “Nên học sử ta”. Mở đầu bài báo Bác viết:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta phải yêu và hiểu biết về lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Chính vì vậy mà trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục học sinh (HS) tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống của dân tộc. Học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sáng tạo của cha ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những thế hệ cha ông đã làm ra nó và ngày càng làm giàu thêm truyền thống dân tộc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4

Sau đó cho học sinh tự trình bày hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử đó. Đối với những bài học trong đó có các nhân vật có những câu nói nổi tiếng thể hiện phẩm chất cao quý của nhân vật có thể cho HS đóng vai để diễn lại. Ví dụ: Để giới thiệu về Ngô Quyền tôi yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về nhân vật này (tôi dặn HS chuẩn bị trước), kết hợp đọc thông tin SGK, kể những điều em biết về Ngô Quyền: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông là người có tài nên được Dương Đình Nghệ gả con gái cho * Dạng thứ 3: Dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh. Nội dung chính: - Nguyên nhân diễn ra cuộc khởi nghĩa. - Diễn biến của cuộc khởi nghĩa. - Kết qủa, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó. Gồm các bài dạy: “Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Trận Bạch Đằng năm 938), Buổi đầu độc lập (cuộc kháng chiến chống quân Tống), Nước Đại Việt thời Lý (cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2), Nước Đại Việt thời Trần (cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên), Chiến thắng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời kì Hậu Lê (trận Chi Lăng), Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn (Quang Trung đại phá quân Thanh). Vấn đề cần lưu ý: GV cần giúp HS khai thác tốt bản đồ, lược đồ, mô hình, sa bàn,về các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh để các em hiểu được vì sao lại diễn ra cuộc khởi nghĩa đó, ai là người chỉ huy trong trận đánh đó, kết quả ra sao và cuộc khởi nghĩa đó có ý nghĩa gì. Phương pháp dạy học đặc trưng cho dạng bài này là: Kể chuyện, quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp, tường thuật. Ví dụ: Khi dạy Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Tôi cho HS kể những điều em biết về Ngô Quyền, sau khi HS kể xong tôi hỏi: Nguyên nhân nào diễn ra trận Bạch Đằng năm 938? (HS trả lời dựa vào phần thông tin đã đọc và nghe bạn kể). Hay các em muốn biết diễn biến của trận Bạch Đằng, thì các em phải đọc thầm kênh chữ trong SGK và kết hợp quan sát tranh minh họa. Lược đồ trận Bạch Đằng năm 938 Trận Bạch Đằng năm 938 (trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) Sau đó từng nhóm HS sẽ thảo luận nội dung trong phiếu học tập như sau: Câu hỏi Trả lời 1. Lực lượng quân giặc như thế nào? 2. Tướng giặc do ai chỉ huy ? 3. Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc ? 4. Thuật lại diễn biến của trận Bạch Đằng 5. Kết quả Sau khi làm xong, các nhóm dựa vào kết quả thảo luận báo cáo kết quả làm việc của nhóm. Tôi chọn 1-2 nhóm làm tốt thi đua thuật lại diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938. Cách làm này giúp HS ghi nhớ bài tốt hơn. Hoặc khi dạy bài 7: “Chiến thắng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời kì Hậu Lê”, để giúp học sinh trình bày tóm tắt được diễn biến trận Chi Lăng, tôi xây dựng nội dung như sau: Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp về diễn biến trận Chi Lăng. a. Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân kị binh của địch vào ải. b. Liễu Thăng bị giết chết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công. c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng. d. Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù. e. Hàng vạn quân Minh bị chết, số còn lại rút chạy. Tôi tiến hành như sau: - Tôi yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK kết hợp quan sát lược đồ, thảo luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu bài tập sắp xếp các câu trên theo thứ tự thích hợp diễn biến trận Chi Lăng, - Các nhóm báo cáo diễn biến trận Chi Lăng. - Một số em trình bày tốt thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến, vừa trình bày vừa chỉ lược đồ. - Nhận xét, tuyên dương những em trình bày tốt. b.5. Phát huy tính tích cực của HS Sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến vai trò quan trọng của HS bởi GV có chuẩn bị bài tốt đến cỡ nào, có dạy hay, dạy giỏi đến bao nhiêu mà học sinh không chú ý, không tự giác, tích cực, chủ động trong học tập thì sẽ không chiếm lĩnh được kiến thức và chắc chắn tiết dạy đó sẽ không thành công. Chính vì vậy tôi đặc biệt chú ý trong việc hướng dẫn HS học tập bằng cách phát huy tính tích cực của các em. Việc phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, đó là việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đòi hỏi ở người học sinh phải độc lập, tự giác, tự tin, chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tập. Trong đó thầy, cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động học, mỗi học sinh đều có cơ hội được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển. * Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư liệu Để học sinh dễ hiểu, dễ nắm được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu. Các câu lệnh trong sách Hưỡng dẫn học đã được in nghiêng rất đễ thấy, tôi dựa vào các yêu cầu đó để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động, có thể chuẩn bị thêm hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức giúp cho các em phát huy khả năng nói, hạn chế tối đa việc học thuộc lòng và ghi nhớ máy móc. Ví dụ: bài “Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)”. Để biết được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, các em đọc thầm đoạn văn trong SGK nắm chắc nội dung kênh chữ sau đó trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi: Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào ? (Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng,). * Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể, trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ, Qua 2 bài đầu của môn Lịch sử - Địa lí tôi đã hướng dẫn cho các em kĩ năng quan sát, chỉ, mô tả, kể những sự kiện lịch sử trên bản đồ, lược đồ. Vì vậy, một số bài có bản đồ, lược đồ, tôi sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, để cho học sinh quan sát. Có thể phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp các em có ấn tượng sâu sắc và không bị quên lãng khi học xong. Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em phát huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày diễn biến theo bản đồ hoặc lược đồ. Ví dụ khi dạy bài 3: “Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)”. Khi tìm hiểu diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Để học sinh trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến, tôi xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: 1. Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào? 2. Chúng tiến vào nước ta theo mấy đường, là những đường nào? 3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đánh giặc? 4. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống? 5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? Tôi tiến hành như sau: Yêu cầu HS đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trên. HS thảo luận trình bày câu trả lời trong nhóm. Tôi chọn một số em trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến, vừa trình bày vừa chỉ lược đồ. Tôi cũng không quên nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày tốt để động viên các em. Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu. * Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh (làm bài tập trắc nghiệm). Các bài Lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Tôi nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. Bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, trình bày, nêu nội dung tranh, làm bài tập, từ đó giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh của lịch sử để lại. Ví dụ bài: “Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Các em quan sát lược đồ để biết được địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài, sông Gianh là nơi chia cắt đất nước (thế kỉ XVI). Hay bài: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập. Ngoài việc đọc thông tin SGK, các em phải quan sát, nêu nội dung tranh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận để thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử gắn liền với những nhân vật lịch sử tiêu biểu. * Phát huy tính tích cực của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh giá. Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử tôi thường tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu sắc. Phối hợp các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn. Ví dụ bài: “Nhà Hồ (từ năm 1400 đến năm 1407)”. Để tìm hiểu tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? GV cho HS làm bài tập: Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau đây cho đủ ý về tình hình nước ta cuối thời Trần: - Vua quan (1). - Những kẻ có quyền thế..(2) của dân để làm giàu. - Đời sống của nhân dân(3). (Từ cần điền: ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa). Tôi yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp để điền vào chỗ .Sau đó, tôi cho các em trình bày các ý, tôi cùng các em khác nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng. Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực. c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện dạy học môn phân Lịch sử đạt hiệu quả cần lưu ý một số điều kiện sau: Cả giáo viên và HS phải thay đổi cách suy nghĩ, nhìn nhận khi dạy và học phân môn Lịch sử, từ đó thay đổi cách dạy, cách học đối với phân môn này. Có đủ điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy học phân môn Lịch sử như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, tư liệu lịch sử. Việc giao nhiệm vụ của giáo viên phải rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ và cần có sự chuẩn bị chu đáo về đề tài làm việc. Học sinh cần đọc trước nội dung trong SGK, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ việc học môn Lịch sử đạt hiệu quả hơn. Phát huy tốt vai trò của việc dạy học theo nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của HS trong việc chiếm lĩnh kiến thức. d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp mà tôi nêu ra trong đề tài có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau. Giải pháp thứ nhất là tiền đề, là cơ sở để giáo viên và HS có thể tiến hành dạy học phân môn Lịch sử, các giải pháp sau giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học môn học này. e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu * Kết quả khảo nghiệm Sau gần một năm áp dụng đề tài vào thực tế dạy học tôi thấy học sinh hào hứng, phấn khởi khi đến giờ học Lịch sử, các em đã thay đổi cách suy nghĩ về môn học này, đây không còn là môn phụ nữa, cũng không còn là môn học khô khan và khó nuốt như trước đây. * Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Đề tài này đã được bản thân tôi vận dụng vào thực tế dạy học và mang lại kết quả khả quan. Chất lượng dạy học môn Lịch sử được nâng lên đáng kể. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm Hầu hết giáo viên ở trường tôi đã thay đổi cách suy nghĩ khi giảng dạy môn Lịch sử và đã có sự quan tâm xứng đáng đến môn học này. Chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4D, năm học 2013 -2014 được nâng lên rõ rệt Thời gian Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Đầu năm học 0 1 8 11 0% 5% 40% 55% Cuối học kì I 2 6 10 2 10% 30% 50% 10% Cuối năm học 4 8 8 0 20% 40% 40% 0% III. Phần kết luận, kiến nghị III.1. Kết luận Việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, phải được tiến hành đồng thời trên tất cả các mặt: từ việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dạy và người học đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Các mặt đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó chú ý đổi mới phương pháp dạy học cần được tiến hành một cách có hiệu quả hơn nữa. III.2. Kiến nghị Nhà trường cần đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ dạy học phân môn Lịch sử. Tổ chức thi tìm hiểu Lịch Sử địa phương, danh nhân, sự kiện lịch sử trong phạm vi nhà trường. Tổ chức các sân chơi bổ ích cho HS như Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sử, Nhà sử học nhỏ tuổi để các em vừa chơi mà vừa học. Vào những ngày lễ như dịp 22 tháng 12 nhà trường nên mời các nhân chứng sống về lịch sử để kể chuyện, ôn lại truyền thống của dân tộc để giúp các em hiểu hơn về lịch sử, có như vậy các em mới yêu mến, tự hào về cha ông, về lịch sử dân tộc mình. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn. Buôn Trấp, ngày 30 tháng 1 năm 2015 Người viết Phạm Thị Thúy Lan MỤC LỤC Nội dung Trang I. Phần mở đầu 1 I.1. Lý do chọ đề tài 1 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu 2 II. Phần nội dung 2 II.1. Cơ sở lí luận 2 II.2. Thực trạng 3 a. Thuận lợi, khó khăn 3 b. Thành công, hạn chế 4 c. Mặt mạnh, mặt yếu 4 d. Nguyên nhân 5 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đặt ra 5 II.3. Giải pháp, biện pháp 6 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 18 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 19 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 19 II.4. Kết quả 19 III. Phần kết luận, kiến nghị 19 III.1. Kết luận 19 III.2. Kiến nghị 20 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4.pdf