Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 theo mô hình dạy học mới VNEN

Trong bài “Nên học sử ta” ghi trên báo “Việt Nam Độc lập” Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà việt Nam”

Đất nước ta, nhân dân Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước với nhiều chiến công hiển hách, lẫy lừng. Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta phải yêu và hiểu biết về lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Chính vì vậy mà trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục học sinh (HS) tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống của dân tộc. Lịch sử là chiếc nôi để các em hiểu biết và hướng về cội nguồn lịch sử dân tộc. Dạy học lịch sử không chỉ khơi dậy các nhân vật, sự kiện lịch sử mà làm tái hiện lại một cách sống động lịch sử hào hùng của dân tộc. Lịch sử không thể tái hiện lại trước mắt học sinh ở trong phòng thí nghiệm hoặc trong thực tiễn mà thông qua việc tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

doc 21 trang SKKN Lịch Sử 05/03/2025 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 theo mô hình dạy học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 theo mô hình dạy học mới VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 theo mô hình dạy học mới VNEN
a địch và cách chọn vị trí tiêu diệt địch của ta một cách đơn thuần mà còn phải giúp các em phân tích để thấy âm mưu thâm độc của địch và bằng nghệ thuật quân sự tài tình Lý Thường Kiệt đã đập tan âm mưu của chúng. Thông qua lược đồ HS tường thuật lại diễn biến của trận đánh trên sông Như Nguyệt.
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Loại kênh hình thứ hai là tranh, ảnh tư liệu: Đó là tranh ảnh về các cuộc kháng chiến, về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân, về các thành tựu kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật của mỗi triều đại ứng với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Đối với loại bài này người giáo viên phải am hiểu đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật của mỗi thời kỳ mới có thể hiểu và khai thác tốt kênh hình phục vụ việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Việc khai thác tranh ảnh thể hiện các thành tựu văn hoá như điêu khắc, kiến trúc, các giá trị văn hoá phi vật thể là khó khăn hơn cả với người giáo viên vì đây là những lĩnh vực không dễ hiểu và càng không dễ chuyển tải đến học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Vì vậy giáo viên cần có sự đầu tư sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, chuẩn bị chu đáo các tư liệu về các giá trị văn hóa của các nhà nghiên cứu Lịch sử có ở trên sách báo và trên các trang mạng. Những chứng cứ sát thực không dàn trải. Tất nhiên khi diễn đạt ý này cho học sinh tiểu học phải bằng thứ ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp với nhận thức của các em, đặc biệt phải bằng các hình ảnh tư liệu trực quan.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê” tôi cho HS quan sát tranh, ảnh về văn miếu Quốc Tử giám, các tấm bia tiến sĩ trong văn miếu để HS hiểu hơn về trường học và việc tổ chức thi cử ở thời Hậu Lê.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
 Bia tiến sĩ trong Văn Miếu
	Loại kênh hình thứ ba là ảnh chân dung nhân vật lịch sử: Đây là ảnh của các nhân vật lịch sử trong loại bài dạy về nhân vật lịch sử. Số bài dạy về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong chương trình Lịch sử lớp 4 không nhiều. Cái mới của loại bài này so với chương trình cũ là dạy nhân vật lịch sử thông qua và gắn liền với sự kiện lịch sử chứ không thuần tuý kể về nhân vật lịch sử như trong chương trình cũ. Vì vậy, việc khai thác ảnh chân dung của nhân vật phục vụ bài dạy phải đảm bảo nguyên tắc: Làm nổi bật tư chất, nhân cách nhân vật nhưng không tách rời nhân vật lịch sử ra khỏi mối quan hệ với thời đại của nhân vật và sự kiện lịch sử mà nhân vật có vai trò quyết định.
Ví dụ khi dạy một số bài: “Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê (giới thiệu chân dung nhân vật Nguyễn Trãi), Phong trào Tây Sơn và Vương triều Tây Sơn (giới thiệu anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung). Đây là những bài gắn với sự kiện và giai đoạn lịch sử với sự xuất hiện của các nhân vật Lịch sử tiêu biểu, vì vậy giáo viên cần sử dụng triệt để các hình ảnh, chân dung các nhân vật lịch sử và có sự so sánh vai trò của họ ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau.
 Nguyễn Trãi
2.3.4.Biện pháp 4: Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến vai trò quan trọng của HS bởi GV có chuẩn bị bài tốt đến cỡ nào, có dạy hay, dạy giỏi đến bao nhiêu mà học sinh không chú ý, không tự giác, tích cực, chủ động trong học tập thì sẽ không chiếm lĩnh được kiến thức và chắc chắn tiết dạy đó sẽ không thành công. Chính vì vậy tôi đặc biệt chú ý trong việc hướng dẫn HS học tập bằng cách phát huy tính tích cực của các em.
Việc phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, đó là việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đòi hỏi ở người học sinh phải độc lập, tự giác, tự tin, chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tập. Trong đó thầy, cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động học, mỗi học sinh đều có cơ hội được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển.
* Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư liệu.
Để học sinh dễ hiểu, dễ nắm được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu. Các câu lệnh trong sách Hướng dẫn học đã được in nghiêng rất dễ thấy, tôi dựa vào các yêu cầu đó để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động, có thể chuẩn bị thêm hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức giúp cho các em phát huy khả năng nói, hạn chế tối đa việc học thuộc lòng và ghi nhớ máy móc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)”. Để biết được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, các em đọc thầm đoạn văn trong sách nắm chắc nội dung kênh chữ sau đó trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi: Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào ? (Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng,)...Phải có sự liên kết giữa các triều đại, thời gian nguyên nhân sụp đổ,để HS nắm vững kiến thức.
	*	Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể, trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ, 
Qua 2 bài đầu của môn Lịch sử - Địa lí tôi đã hướng dẫn cho các em kĩ năng quan sát, mô tả, kể những sự kiện lịch sử trên bản đồ, lược đồ. Vì vậy, một số bài có bản đồ, lược đồ, tôi sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, để cho học sinh quan sát. Có thể phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp các em có ấn tượng sâu sắc và không bị quên lãng khi học xong.
Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em phát huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày diễn biến theo bản đồ hoặc lược đồ.
Ví dụ khi dạy bài 3: “Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)”. Khi tìm hiểu diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Để học sinh trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến, tôi xây dựng hệ thống câu hỏi như sau và tổ chức cho HS thảo luận, trình bày trong nhóm trước khi trình bày cả lớp:
	1. Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào? Chúng tiến vào nước ta theo mấy đường, là những đường nào?
	2. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đánh giặc?
	3. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống?
	4. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu.
	*Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh (làm bài tập trắc nghiệm).
Các bài Lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. 
Ví dụ bài: “Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập”. Ngoài việc đọc thông tin SGK, các em phải quan sát, mô tả khí thế oai phong khi Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận để thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Hay bài: “Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Các em quan sát lược đồ để biết được địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài, sông Gianh là nơi chia cắt đất nước (thế kỉ XVI).
Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử gắn liền với những nhân vật lịch sử tiêu biểu.
	* Phát huy tính tích cực của học sinh qua hình thức tự học tập và tự đánh giá.
Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử tôi thường tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu sắc. Phối hợp các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn.
Ví dụ bài: “Nhà Hồ (từ năm 1400 đến năm 1407)”.
Để tìm hiểu tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? GV cho HS làm bài tập: Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau đây cho đủ ý về tình hình nước ta cuối thời Trần:
- Vua quan
.
- Những kẻ có quyền thế
.. của dân để làm giàu.
- Đời sống của nhân dân
....................................

(Từ cần điền: ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa).
Tôi yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm. Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực.
2.3.5. Biện pháp 5: Tạo điều kiện cho học sinh học tập qua việc tiếp xúc các nguồn sử liệu; qua các hoạt động ngoại khóa.
 Lịch sử đã đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại dấu vết của nó qua kí ức của nhân loại. Ngày nay, ngoài những hình thức dạy học truyền thống, ở những trường học có điều kiện người ta hết sức quan tâm đến các hình thức tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, khu di tích, Các em sẽ hứng thú hơn với Lịch sử nước nhà, hình thành thói quen tự giác tìm hiểu Lịch sử quốc gia. Tất cả các kiến thức ấy sẽ thấm dần vào nhận thức của học sinh một cách tự giác chứ không phải nhồi nhét một cách thụ động, tiêu cực.Tuy nhiên không phải trường nào, địa phương nào cũng có hay cũng tổ chức được hoạt động dạy học này nên chúng ta có thể giới thiệu cho HS những hình ảnh, sự kiện, nhân vật cuộc kháng chiến thông qua tài liệu mà GV tìm kiếm và tái hiện nó bằng hình ảnh trên máy chiếu.
 Ví dụ khi dạy Bài 3: “Buổi đầu độc lập” (Từ năm 938 đến năm 1009) Tôi đã lồng ghép cho HS xem một thước phim tư liệu về cảnh Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được Thái hậu Dương Vân Nga trao áo long bào, mời lên ngôi vua và chỉ huy binh sĩ đánh tan quân Tống xâm lược lần thứ nhất năm 981 để giữ yên bờ cõi. HS đã rất hào hứng lắng nghe, quan sát, hiểu được bối cảnh lên ngôi của Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và thuật lại được diễn biến, kết quả ý nghĩa của trận đánh của ông). Hoặc khi dạy bài 7: Chiến thắng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV).Nhân vật lịch sử gắn liền với Lịch sử địa phương, tôi báo cáo với nhà trường, phối hợp đại diện cha mẹ học sinh và ban quản lí di tích Lịch sử Lam kinh cho các em đến tham quan bảo tàng Lịch sử để được nghe và hiểu thêm về Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hiểu thêm về Lịch sử địa phương, về mảnh đất Thọ Xuân không chỉ là mảnh đất địa linh nhân kiệt anh hùng mà còn là một điểm đến hấp dẫn của mọi người . Những dấu vết cổ xưa của lịch sử phong kiến vẫn được nhân dân bảo tồn, giữ gìn và tu sử lại, khang trang nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ xưa của từng triều đại Tiền Lê và Hậu Lê (Đền thờ của vua Lê Hoàn – xã Xuân Lập; Khu Di tích Lịch sử Lam Kinh (Đền thờ vua Lê Lợi Xã Xuân Lam).
Bên cạnh những giờ học trên lớp chật hẹp, các tiết học ngoại khóa là điều cần thiết để giải tỏa những căng thẳng và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho học sinh. Vì vậy, tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về Lịch sử hay cho học sinh thăm quan các khu di tích lịch sử tại địa phương để tìm hiểu về các thế hệ cha ông thuở trước. Tất cả các kiến thức ấy sẽ thấm dần vào nhận thức của học sinh một cách tự giác chứ không phải nhồi nhét một cách thụ động, tiêu cực
Vẫn biết phương pháp trên mang lại hiệu quả giáo dục tích cực nhưng trên thực tế, việc tổ chức cho học sinh thăm quan các khu di tích lịch sử, bảo tàng hay các địa danh là điều không dễ gì để thực hiên. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi thường tổ chức các buổi triển lãm tranh ảnh lịch sử theo giai đoạn. (Phần lớn tranh ảnh là do tôi sưu tầm trên mạng, trên sách báo), tổ chức các trò chơi “Theo dòng lịch sử” dưới hình thức “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia” để củng cố kiến thức lịch sử cho học sinh. Tổ chức các buổi kể chuyện lịch sử cho học sinh nghe. (Nguồn truyện lấy từ cuốn Đại Việt sử kí toàn thư, Các triều đại Việt Nam) nhằm tăng sự hứng thú học Lịch sử cho học sinh trong lớp và mở rộng ra cả toàn trường.
2.4. Kết quả đạt được:
Sau khi đã vận dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được dụng vào thực tế dạy học tôi nhận thấy: Cả GV và HS đã thay đổi cách nghĩ về môn Lịch sử từ đó cũng thay đổi cách dạy, cách học theo hướng tích cực. Giờ học Lịch sử không còn nhàm chán, nặng nề, khô khan, nhiều học sinh ham thích học vì giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp. Môn học này không còn là môn học “khó nuốt” nữa.
GV đã biết vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với từng loại bài, không thiết phải rập khuôn và gói gọn kiến thức trong sách giáo khoa. Biết cách sử dụng các đồ dùng dạy học môn Lịch sử nhuần nhuyễn, biết cách khai thác đồ dùng dạy học một cách hiệu quả.
 Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Đề tài này đã được bản thân tôi vận dụng vào thực tế dạy học và mang lại kết quả khả quan. Chất lượng dạy học môn Lịch sử được nâng lên đáng kể.
Chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4, năm học 2017 -2018 và hơn một học kì năm học tiếp theo được nâng lên rõ rệt.Cụ thể: Kết quả được kiểm chứng qua gần hai năm học với tổng số 30 em.
Thời gian
2018-2019
Kết quả đạt được
Hoàn thành Tốt
 Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
Đầu năm học( Khảo sát qua phiều bài tập.)
3
10
19
63,3
8
26,7
Cuối học kì I
8
26,7
18
60
4
13,3
Cuối năm 
17
57
13
43
0
0

3. KẾT LUẬN
 3.1. Kết luận.
 Một dân tộc phát triển là một dân tộc biết gìn giữ và phát huy những truyền thống lịch sử. . Nhiệm vụ ấy đang đặt nặng trên “đôi vai” ngành giáo dục nước nhà, mà cụ thể là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo chúng ta. Dạy học sinh biết, hiểu, tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc là góp phần giữ gìn, phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thành một khối đoàn kết vững chắc.
 Dạy học lịch sử cần được vận dụng bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú. Lịch sử là cần chính xác tuyệt đối về thời gian, về số liệu minh chứng. 
Việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, phải được tiến hành đồng thời trên tất cả các mặt: từ việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dạy và người học đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Các mặt đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi vì không có biện pháp nào là vạn năng cả. Người giáo viên cần khéo léo kết hợp để tạo ra hiệu quả cao cho tiết học. 
Khảo sátt, kiểm tra và đánh giá là khâu then chốt trong quá trình dạy học. Đánh giá vừa mang mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức được hình thành ở học sinh, vừa giúp giáo viên điều chỉnh được hoạt động dạy học của mình.
3.2. Kiến nghị.
Nhà trường cần đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ dạy học phân môn Lịch sử.
Tổ chức thi tìm hiểu Lịch Sử địa phương, danh nhân, sự kiện lịch sử trong phạm vi nhà trường.
Tổ chức các sân chơi bổ ích cho HS như Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sử, Nhà sử học nhỏ tuổi để các em vừa chơi mà vừa học.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa để các em được trải nghiệm thực tế.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 16 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc