Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học môn Địa lí và Lịch sử ở lớp 4, 5

Lâu nay trong các môn học ở Tiểu học, đa số giáo viên còn chú trọng nhiều ở môn công cụ như Tiếng việt và Toán. Do đó, giáo viên có thể dạy rất giỏi, rất tốt ở hai môn này những môn còn lại do ít được chú trọng nên giáo viên lúng túng có khi dạy chưa tốt, chưa tạo cho học sinh hứng thú trong học tập hoặc dạy qua loa nên chưa đạt được hiệu quả của tiết dạy. Với chương trình mới hiện nay mục tiêu là đào tạo ra con người phát triển toàn diện. Với lẽ đó, giáo viên cần thay đổi cách nghĩ cũng như cách dạy thế nào cho tốt tất cả các môn trong đó có môn Địa lí và Lịch sử. Tuy là hai môn ít tiết, nhưng: Môn Địa lí cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức thực tế, vốn sống sau này mà quan trọng là khơi gợi cho các em lòng yêu thích, ham muốn khám phá các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền khác nhau dựa vào việc phân tích bản đồ, lược đồ của học sinh.
doc 48 trang SKKN Lịch Sử 05/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học môn Địa lí và Lịch sử ở lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học môn Địa lí và Lịch sử ở lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học môn Địa lí và Lịch sử ở lớp 4, 5
tiếp tục như thế với các câu hỏi còn lại.
	- Giáo viên cùng học sinh làm ban giám khảo chấm và ghi điểm tùy thộc vào mức độ giải thích với từng câu trả lời của học sinh.
	- Cuối cùng giáo viên cùng ban giám khảo công bố điểm, tuyên dương đội được điểm cao.
d. Kết quả áp dụng trò chơi “Mặt xanh mặt đỏ”.
Đã áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với bài 10, bài 12; Phân môn Địa lí với bài 5, bài 16. Kết quả cho thấy các em học tập tích cực hơn, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn, không khí lớp học sôi nổi, các em nắm vững kiến thức, hăng say phát biểu ý kiến.
Trò chơi “Ai chỉ đúng”
	a. Mục đích:
	- Dùng để dạy các bài có các hoạt động làm việc trực tiếp với bản đồ, lược đồ trong môn lịch sử và địa lí lớp 4.
- Sử dụng vào các hoạt động dạy học bài mới.
	- Có thể sử dụng vào hoạt động củng cố, ôn tập.
	- Rèn trí nhớ, sự nhanh nhẹn, phát triển óc thông minh,có kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ.
	b. Chuẩn bị:	
	- Bản đồ, lược đồ cho các hoạt động.
	- Giáo viên cắt các mảnh bìa ghi tên các địa danh, tên từng vùng thuộc bản đồ, lược đồ đó.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Đồng bằng duyên hải miền Trung”, phải có lược đồ dải dồng bằng duyên hải miền Trung và các mảnh giấy ghi tên các địa danh, tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung: đồng bằng Thanh - nghệ - Tĩnh, đồng bằng Bình - Trị - Thiên, đồng bằng Nam - Ngãi, đồng bằng Bình Phú - Khánh Hòa, đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận, thành phố Đà Nẵng
	c. Cách thực hiện trò chơi:
	- Giáo viên chia lớp thành 5 - 6 nhóm (tùy vào số lượng học sinh của lớp).
	- Sau khi nghe giáo viên phổ biến luật chơi, thời gian chơi, các đội thảo luận hội ý và cử đại diện lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào đội đó phải chỉ được vị trí địa danh đó trên bản đồ, lược đồ, đồng thời nêu lên một số đặc điểm thuộc vị trí đã chỉ.
	- Đội nào chỉ đúng đạt điểm. Nêu vị trí đặc điểm thiên nhiên của vùng đó sẽ được cộng thêm điểm.
	- Đội nào chỉ sai không ghi được diểm nào.
	- Giáo viên có thể nhận xét, bổ sung thêm, cùng học sinh công bố điểm cho từng nhóm (tùy vào mức độ giải thích, trả lời) giáo viên linh hoạt ghi điểm cho từng đội, động viên khích lệ những đội trả lời chưa hoàn chỉnh.
d. Kết quả áp dụng trò chơi “Ai chỉ đúng”.
Đã áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với bài 1, bài 4, bài; Phân môn Địa lí với bài 15, bài 26. Kết quả cho thấy các em học tập tích cực, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn.Giáo viên ghi được nhiều điểm tốt cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ (tiết học sau) điều đó cho thấy các em hiểu bài và nhớ bài lâu hơn khi chưa áp dụng trò chơi học tập.
Trò chơi “Ghép từ”
	a. Mục đích:
	- Dùng để dạy các loại bài có các hoạt động minh họa bằng hình hoặc bằng sơ đồ trong sách giáo khoa thuộc môn lịch sử và địa lí lớp 4.
	- Củng cố kiến thức hiểu biết, sự nhanh nhẹn, thông minh, có kĩ năng tổng hợp thông tin thành chuỗi kiến thức liên hoàn.
	- Giúp học sinh nắm được một số sản phẩm thuộc các vùng miền khác nhau của phân môn địa lí lớp 4.
	b. Chuẩn bị:
	- Các từ cần ghép thành sơ đồ của hoạt động dạy học (2 bộ từ).
	Ví dụ: Với bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ” giáo viên cần chuẩn bị các tấm bìa ghi các từ sau: 
Gặt lúa
Tuốt lúa
Phơi thóc
Xay x¸t vµ
®ãng bao
XuÊt khÈu
- Chẳng hạn từ “Gặt lúa” ghi vào 2 mảnh bìa để 2 đội cùng chọn và sắp xếp.
	- Học sinh tìm hiểu kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa.
	c. Cách thực hiện trò chơi:
	- Sau khi cho học sinh làm việc với kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa, giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội. 
	- Giáo viên phổ biến luật chơi, quy định thời gian một cách rõ ràng.
- Sau khi phổ biến luật chơi, cách chơi, giáo viên yêu cầu các nhóm lên thực hiện (hai đội cùng thực hiện với hai nhóm giấy bìa).
	- Học sinh lên thực hiện bằng cách thi tiếp sức, hai đội thi nhau ghép chữ và dùng mũi tên để biểu diễn thành một sơ đồ.
	- Từng học sinh trong nhóm theo thứ tự lựa chọn từng thông tin trên mảnh giấy bìa để sắp xếp.
	- Ví dụ: Với bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ” các nhóm học sinh phải thực hiện bằng cách xếp thành quy trình chế như sau:
Tuèt lóa
GÆt lóa
Ph¬i thãc
Xay x¸t g¹o vµ ®ãng bao
XuÊt khÈu
	- Sau khi tiếp nối biểu diễn bằng sơ đồ trên bảng từng nhóm cử một bạn trình bày lại bằng lời mối quan hệ giữa các thông tin trên sơ đồ. Sau khi các nhóm trình bày xong, lớp có thể đặt câu hỏi để hỏi về nội dung liên quan trong sơ đồ đó.
	Ví dụ: Học sinh có thể hỏi: Để sản xuất ra hạt gạo người nông dân vất vả như thế nào? Bạn hãy đọc câu ca dao, tục ngữ nói lên điều đó?
	- Giáo viên cùng học sinh tính điểm cho phù hợp và công bố điểm cho các đội. Tuyên dương khen thưởng đội đạt diểm cao, động viên khích lệ đội còn lại.
	d. Kết quả áp dụng trò chơi “Ghép từ”:
Đã áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với bài 12, bài 14, Phân môn Địa lí với bài 4, bài 13, Kết quả cho thấy các em học tập tích cực hơn, nắm vững kiến thức và tinh thần đoàn kết, đồng đội được nâng lên.
Trò chơi “Ô chữ kỳ diệu”
	a. Mục đích:
	- Dùng để dạy các bài ôn tập, và các hoạt động củng cố cuối bài.
	- Có thể sử dụng trong hoạt động khởi động.
	- Phát triển óc thông minh, sự nhanh nhẹn, khả năng phân tích, phán đoán.
	- Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
	b. Chuẩn bị: 
	- Bảng phụ hoặc giấy rôki kẻ sẵn ô chữ đã định.
	- Nội dung câu hỏi, câu trả lời.
 	Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập (môn địa lý) bài 32- Lớp 4 có thể sử dụng trò chơi này để ôn tập. Giáo viên cần chuẩn bị Ô chữ và nột số câu hỏi như sau:
	Câu 1. Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói tới đồng bằng Nam Bộ.
	Câu 2. Vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển này.
	Câu 3. Tên một dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên mà chỉ có 3 chữ cái.
	Câu 4. Tên một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hòa.
	Câu 5. Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà của Tổ Quốc.
	Câu 6. Tên đồng bằng lớn nhất nước ta.
	Câu 7. Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn.
	c. Cách thực hiện:
	- Sau khi giáo viên tổ chức hoạt động để tìm hiểu nội dung ôn tập, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này.
	Giáo viên chia lớp thành 2 - 4 đội (tùy vào số lượng học sinh). Giáo viên đưa ra ô chữ gồm hàng ngang và hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là nội dung kiến thức đã học kèm theo lời gợi ý.
	Ví dụ: Khi giáo viên nêu “Ô số 1 hàng ngang có 6 chữ cái” kèm theo lời gợi ý: Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói tới đồng bằng Nam Bộ.
	Mỗi nhóm chơi sau khi nghe lời gợi ý xong suy nghĩ hội ý và phất cờ để giành quyền trả lời. Nhóm nào phất cờ trước, trả lời nhanh, đúng ghi được 10 điểm. Nhóm nào sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác. Trong khi các nhóm trả lời giáo viên ghi lại các từ đó lên bảng để học sinh dưới lớp đối chiếu từ đó với ô chữ đã có và kiến thức đã học xem đã đúng chưa, nếu học sinh và giáo viên nhận xét đúng thì giáo viên ghi đáp án đó vào “Ô chữ kỳ diệu”.
	Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều diểm nhất. (Từ tìm được từ hàng dọc được 20 điểm). Trò chơi kết thúc khi các ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc được đoán ra. Khi đó, giáo viên tuyên dương khen ngợi đội nào thắng cuộc, động viên, khích lệ đội còn lại. 
V
Ư
A
L
U
A
B
I
Ê
N
Đ
Ô
N
G

Ê
Đ
Ê

T
R
Ư
Ơ
N
G
S
A
P
H
A
N
X
I
P
Ă
N
G

N
A
M
B
Ô

M
U
Ô
I
 
 Ô chữ hàng dọc: Việt Nam
Trò chơi này đã áp dụng với môn Lịch sử các bài: 5, 23, 32; phân môn Địa lí với bài 8. Qua áp dụng cho thấy các em thích học môn này, chuẩn bị bài tốt, nhớ lâu và hiểu kĩ bài học.
III. KẾT QUẢ: 
 Qua nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý, đặc biệt 2 năm học vừa qua tôi đã áp dụng dạy học theo cách trình bày trên, tôi nhận thấy: Học sinh luôn khao khát, say mê môn học này. Các em luôn nêu những thắc mắc, đặt rất nhiều câu hỏi cho tôi như: Tại sao nước biển lại mặn, lại có màu xanh? Vì sao có nhật thực? Tại sao có sóng biển, Sóng Thần? chùa Một Cột nằm ở đâu trên bản đồ? Tại sao nước ta nhiều tài nguyên khoáng sản mà không phát triển bằng nước Nhật nghèo tài nguyên? Tại sao sông Bạch Đằng lại đi vào lịch sử? Tại sao chúng ta lại thắng được một đế quốc mạnh như Mĩ?,  Có rất nhiều câu hỏi của các em mà bản thân tôi không trả lời được ngay. Nhưng nhờ đó, tôi lại cố gắng tìm tòi, học hỏi, tích lũy kiến thức để làm phong phú bài dạy của mình và quan trọng là truyền cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Điều đặc biệt là, từ đó chúng tôi rút ra kết luận: Muốn dạy cho học sinh đầy đủ kiến thức của môn Lịch sử và Địa lí thì người giáo viên phải truyền thụ cho các em theo đúng Mục tiêu chương trình. Như phân môn Địa lí ở Tiểu học chúng ta phải truyền thụ cho các em theo đúng Mục tiêu chương trình sau:
Kh¸i niÖm ®Þa lÝ
H×nh thµnh
VÒ RÌn luyÖn
Kü N¨ng
Sù vËt, hiÖn t­îng ®Þa lÝ cô thÓ
cña ®Êt n­íc thÕ giíi
Kü n¨ng quan s¸t
Kü n¨ng sö dông b¶n ®å
Kü n¨ng ph©n tÝch sè liÖu
Kü n¨ng ph©n tÝch mèi quan hÖ ®Þa lÝ ®¬n gi¶n
Båi d­ìng vµ ph¸t triÓn
Th¸i ®é - Thãi quen
Ham hiÓu biÕt
Cã ý thøc vµ hµnh ®éng b¶o vÖ m«i tr­êng
Yªu thiªn nhiªn, ®Êt n­íc, con ng­êi
H×nh thµnh
kiÕn thøc
BiÓu t­îng
®Þa lÝ
Mèi quan hÖ 
®Þa lÝ ®¬n gi¶n
Môc tiªu
Ch­¬ng tr×nh
§Þa lÝ
TiÓu häc
Quan s¸t ngoµi thiªn nhiªn
Quan s¸t tranh ¶nh, m« h×nh..
X¸c ®Þnh ph­¬ng h­íng trªn b¶n ®å.
§äc ký hiÖu trªn b¶n ®å.
X¸c ®Þnh vị trÝ c¸c ®èi t­îng ®Þa lÝ trªn b¶n ®å.
TËp nhËn xÐt, so s¸nh, ph©n tÝch b¶ng sè liÖu, biÓu ®å
Ph©n biÖt nguyªn nh©n vµ kÕt qu¶
Qua dự giờ bộ môn Lịch sử và Địa lí, tôi thấy nhiều vấn đề giáo viên đã làm được cũng như còn sai sót trong khi giảng dạy môn này. Khi góp ý, giáo viên nhận ra những thiếu sót của mình và nêu ra những thắc mắc, luôn muốn học hỏi để nâng cao tay nghề. Chính vì lẽ đó mà kết quả việc học môn Lịch sử và Địa lí của học sinh 2 lớp 4, 5 được nâng lên rõ rệt thể hiện bằng bảng thống kê đánh giá dưới đây: 
Bảng thống kê đánh giá việc học môn Lịch sử và Địa lí 
Năm học: 2012-2013 (Lớp 4) và 2013 - 2014 (Lớp 5)
Thời
gian
Lớp - Sĩ số
học sinh
Không thích học
Tỉ lệ
Thích học
Tỉ lệ
Đầu năm
Lớp 4 (30)
Lớp 5 (30)
18
7
60 %
23,3%
12
23

40 %
76,7%

Cuối
kì I
Lớp 4 (30)
Lớp 5 (30)
8
1
 26,7%
3,3%
22
29

73,3 %
96,7%
Kết quả kiểm tra cuối kì II môn Lịch sử và Địa lí
Năm học: 2012-2013 (Lớp 4) và 2013-2014 (Lớp 5)
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

4

30

9 (30%)

11 (36,7%)

10 (33,3%)

0 (0%)

5

30

10 (33,3%)

12 (40%)

8 (26,7%)

0 (0%)

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ thực tiễn giảng dạy và những kết quả đạt được, tôi tự rút ra cho mình những bài học nhỏ góp phần nâng cao chất lượng Dạy - Học môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, 5 như sau:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị chu đáo cho giờ học, dự tính các tình huống xảy ra trên lớp.
- Luôn trau rồi kiến thức, luôn có ý thức học hỏi và tìm hiểu qua sách, báo, Internet, đồng nghiệp xung quanh.
- Cần biết phối hợp giữa lí thuyết và thực hành; sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học. 
- Chú trọng phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của các em. Quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu.
- Tạo cho các em ý thức quan sát cuộc sống xung quanh mình vì đây là nguồn tư liệu quí giá không chỉ phụ vụ cho môn Lịch sử và Địa lí mà cho các môn học khác.
- Khi dạy môn học này giáo viên khéo léo lồng ghép, giới thiệu một số cảnh đẹp, một số trang sử đầy tự hào của địa phương. Từ đó khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc của các em.
2. Học sinh:
- Tạo cho các em sự hứng thú trong học tập.
- Giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu về thiên nhiên, đất nước, con người cũng như lịch sử dân tộc qua tranh, ảnh, báo, mạng Internet.
- Giúp các em được tham gia đầy đủ các buổi tham quan, học ngoại khóa về các khu di tích lịch sử và cảnh đẹp của địa phương.
PHẦN C: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận: 
Phần trình bày của tôi trên đây chỉ mong muốn được góp một phần nhỏ cùng đồng nghiệp của mình dạy tốt hơn môn Lịch sử và Địa lí. Để dạy tốt môn Lịch sử và Địa lí không khó, điều then chốt và quyết định là ý thức của mỗi giáo viên khi đầu tư, chuẩn bị cho tiết dạy. Lòng yêu nghề, yêu trẻ, tâm huyết của người thầy trong việc trang bị tri thức cho thế hệ tương lai của đất nước luôn phải được thể hiện trên từng trang giáo án, lời nói, hình ảnh trong tiết dạy của giáo viên. 
Những biện pháp trình bày trên đây được tôi đúc kết kinh nghiệm từ quá trình trực tiếp giảng dạy làm giáo viên đứng lớp, đặc biệt trong 2 năm học vừa qua với một môi trường công tác, làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và cụ thể là trên thực tế kết quả học tập của học sinh trong 2 năm qua. Qua từng giai đoạn, tôi nhận thấy thầy và trò hiểu nhau hơn. Bản thân các em trong tiết học Địa lí hay Lịch sử luôn có sự mạnh dạn, tự tin khi đưa ra ý kiến, câu hỏi thắc mắc của mình đến cho thầy, cho các bạn trong lớp. Điều này càng làm tôi hứng thú không ngừng tìm tòi, nghiên cứu kiến thức trước khi lên lớp, giải đáp cho các em. Đó còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai trò của người giáo viên trong thời đại mới. 
Tôi rất thấm thía câu nói của Bác: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Chúng ta cũng vậy: “Muốn có học trò tốt, người thầy phải luôn là tấm gương sáng đối với các em”.
2. Kiến nghị:
	Để việc dạy và học môn Lịch sử và Địa lí đạt hiệu quả, ngoài các đồ dùng dạy học như: tranh ảnh, lược đồ, bản đồ mong rằng các cấp lãnh đạo bổ sung thêm một số băng đĩa tư liệu và các thiết bị nghe - nhìn. Hằng năm, thường xuyên tổ chức cho học sinh có các buổi học ngoại khóa như tham quan các di tích lịch sử và cảnh đẹp của địa phương.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự làm, không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
	Ba Vì, Ngày 04 tháng 05 năm 2014
	 Người viết
 Trương Thị Thu Hà
MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài	trang 3
2. Khách thể, đối tượng và thời gian nghiên cứu	trang 4
3. Phương pháp nghiên cứu	trang 4
4. Khảo sát thực trạng đầu năm : .................................................................. trang 4
PHẦN B: GIẢI QUẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN	trang 5
II. NỘI DUNG - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN	trang 7
 Môn Địa lí	trang 7
1. Xác định môn Địa lí có những nội dung kế thừa môn TNXH 1,2,3	trang 7
2. Xác định đầy đủ mục tiêu từng bài	trang 7
3. Nắm vững kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu	trang 12
 Môn Lịch sử	trang 18
1. Đối với giáo viên	trang 18
2. Đối với học sinh	trang 20
3. Khai thác môi trường học tập	trang 20
4. Khai thác phương tiện dạy học	trang 25
5. Phương pháp dạy học	trang 28
 Cách tổ chức 1 số “Trò chơi học tập” môn Địa lí và Lịch sử	trang 29
1. Trình tự, thao tác thực hiện “Trò chơi học tập”	trang 29
2. Cách tiến hành cụ thể 1 số “Trò chơi học tập”	trang 29
III. KẾT QUẢ	trang 40
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..trang 43
PHẦN C: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận	trang 44
2. Kiến nghị	trang 45
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ CỞ
..
Ngày  tháng . Năm 2014
Chủ tịch Hội đồng
ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
Ngày  tháng . Năm 2014
Chủ tịch Hội đồng
ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Ngày  tháng . Năm 2014
Chủ tịch Hội đồng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc
  • docbia_skkn.doc