Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8, 9

1. Lí do chọn đề tài:

Cùng với các bộ môn khoa học khác, môn Lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học, môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.

Như vậy bộ môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng không kém các môn

khoa học khác. Trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử và phát huy tính tích cực học tập của học sinh, việc cải tiến phương pháp dạy học vô cùng quan trọng bởi việc giáo dục phải tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải thông qua hành động mà hành động của bản thân là quan trọng nhất. Vì thế việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí năng lực, bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.

doc 21 trang SKKN Lịch Sử 01/06/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8, 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8, 9
ể nêu câu hỏi: Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc?”. Trong quá trình dạy học, giáo viên tuân thủ theo trình tự SGK để khai thác. Khi đã cung cấp đầy đủ kiến thức, giáo viên mới yêu cầu học sinh trả lời. Trả lời được tức là hoc sinh đã hiểu được kiến thức của tiết bài.
 	 b. Giáo viên cần xác định mối liên hệ giữa câu hỏi và sự kiện lịch sử.
Ta biết để có hiệu quả trong giờ dạy học lịch sử, phát triển năng lực tư duy cho học sinh cần sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học. Ngoài việc nêu câu hỏi (đã nói ở trên) cần xác lập mối quan hệ giữa câu hỏi và các sự kiện hiện tượng của bài.
Ví dụ khi dạy bài 14 lịch sử lớp 9: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp qua bảng sau:
TT
Các giai cấp và tầng lớp
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng
1


2


3


Đây là biện pháp tốt nhất để giáo dục, rèn luyện kĩ năng phát triển tư duy cho học sinh. Biện pháp này giúp học sinh dễ nhớ và phát triển tư duy, tính tích cực chủ động khi học ở lớp.
 	 c. Giáo viên chú ý xây dựng câu hỏi
Một hệ thống cau hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng học sinh.
Ví dụ khi dạy bài 26 lịch sử lớp 8: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX tiết 41 mục 3 cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Giáo viên hỏi: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất của phong trào Cần Vương.
(Gợi ý: người lãnh đạo, thời gian tồn tại, quy mô lớ, tính chát ác liệt, lập chiến công, tính chất là giải quyết xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quôc và phong kiến tay sai tức là mâu thuẫn dân tộc).
Hoặc ở bài 27 tiết 42 lịch sử lớp 8: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Có thể hỏi: khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? (đây là phong trào bùng nổ theo tiến trình bình định trung du và miền núi của thực dân Pháp nên phong trào không bị chi phối bởi khẩu hiệu Cần Vương mà xuất phát từ lòng yêu nước, yêu quê hương, chiến đấu để bảo vệ cuộc sống tự do, lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân).
 	 4 - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy cho học sinh:
 	4.1. Sử dụng hình vẽ tranh ảnh
Khi dạy bài 22 lớp 9: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa Cách Mạng Tháng Tám 1945. Hình 37: đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Giáo viên có thể giới thiệu đây là bức ảnh ghi lại lễ tuyên thệ của các chiến dịch trong buổi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Việt Nam giải phóng quân và ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình (Cao Bằng). Trong ảnh, người đứng giữa hàng quân, đội mũ phớt vai khoác túi là Võ Nguyên Giáp- Người được Hồ Chí Minh cử ra thành lập đội. Toàn đội có 34 người trong đó có 31 nam và 3 nữ.
Hoặc khi dạy bài 20 lịch sử lớp 9: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939. Hình 33: Cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 01-05-1938. Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết bức ảnh này được sưu tầm từ bộ ảnh tư liệu trưng bày tại bảo tang Cách Mạng Việt Nam. Giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh và nêu câu hỏi: Hãy cho biết nội dung của bức ảnh trên? (Gợi ý: đại điểm diễn ra ở đâu? Thời gian nào? Các giai cấp, tầng lớp nào tham gia? Hình thức đấu tranh?). Sau đó giáo viên cho học sinh trình bày hiểu biết của mình rồi gọi học sinh khác bổ sung, cuố cùng giáo viên nhận xét bổ sung. Việc giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác bức ảnh sẽ giúp các em hiểu trình độ giác ngộ, ý thức tổ chức, đoàn kết đấu tranh của quần chúng nhân dân cùng chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Với kiến thức này cùng với kiến thức của toàn bài sẽ giúp học sinh hiểu rõ phong trào dân chủ 1036-1939 thật sự là cuộc tập dượt lần thứ 2 chuẩn bị cho thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám 1945.
4.2. Sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa
Hình 40 bài 23 lớp 9: Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám 1945 và sự thành lập nước VNDCCH. Chủ tịch HCM đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh để nêu nhận xét về nội dung bức tranh, sau đó giáo viên kết hợp miêu tả, tường thuật Chủ tịch HCM đọc tuyên ngôn độc lạp tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Qua việc khai thác bức ảnh sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc sự kiên tiêu biểu của lịch sử dân tộc. Từ đó giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ- lãnh tụ của dân tộc giản dị, dễ gần gũi.
 	4.3. Sử dụng lược đồ, bản đồ trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy cho học sinh.
Ví dụ, khi dạy bài 30 SGK lịch sử lớp 9: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước(1973-1975). Giáo viên sử dụng lược đồ hình 77: Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975. Sử dụng ngay từ đầu để giới thiệu cách bố trí, các sư đoàn ngụy ở các khu và vị trí chiến lược của từng chiến dịch để phân tích nhấn mạnh cơ sở để Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. Giáo viên trình bày: Địch chia miền Nam thành 4 quân khu: Quân khu 1 từ Quảng Trị đế Quảng Ngãi gồm 5 sư đoàn chủ lực chiếm giữ; quân khu 2 gồm Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung từ Bình Định đến Bình thuận có 2 sư đoàn; quân khu 3 gồm miền Đông Nam Bộ gồm 3 sư đoàn; Quân khu 4 gồm các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm 3 sư đoàn. Sau đó giới thiệu vị trí chiến lược của Tây Nguyên. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, từ đây có thể tiến vào miền Đông Nam Bộ rồi vào Sài Gòn theo đường sô 14 và có thể tỏa xuống các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung theo đường số 19, số 7, số 21 và phân tích.
Khi sử dụng lược đồ chiến dịch Biên Giới Thu- Đông 1950 bài 26 tiết 33 lịch sử lớp 9 phần I. Đây là loại lược đồ trống, những nội dung cụ thể của lược đồ ở dạng mờ như địa điểm, nơi quân tấn công, đường tiến công của quân ta, quân địch rút lui, quân ta chặn đánh, những đại điểm diễn ra chiến dịch. Để khai thác lược đồ có hiệu quả, giáo viên kết hợp việc nêu câu hỏi với tổ chức cho học sinh trả như tường thuật, miêu tả cùng với chỉ lược đồ như giao nhiệm vụ: Hãy cho biết quân ta chọn cứ điểm nào để đánh trong chiến dịch biên giới? Diễn biến chiến dịch? Học sinh dựa vào SGK, lược đồ và vốn kiến thức của mình trình bày về cuộc tấn công của quân ta vào cứ điểm Đông Khê và diễn biến trên lược đồ. Giáo viên gọi học sinh khác bổ sung, sau cùng giáo viên nhận xét bổ sung (việc trình bày phải kết hợp với dùng bút dạ hoặc giáy màu đính các kí hiệu trên lược đồ).
Sau khi trình bày xong diễn biến giáo viên có thể hỏi học sinh: Em hãy so sánh cách đánh địch trong chiến dịch Việt Bắc và cách đánh trong chiến dịch Biên giới: (giáo viên cho học sinh phát biểu sau đó nêu lại những điểm chính và khẳng định sự lớn mạnh của quân ta).
 	5 - Bài tập
 Cho học sinh làm bài tập (luyện tập) sau khi tiếp thu kiến thức mới là vấn đề không thể thiếu trong tiết bài dạy lịch sử hiện nay. Bài viết này tôi không đi sâu để phân tích từng loại bài tập cũng như mức độ bài tập nhưng với một giáo viên giảng dạy môn lịch sử điều tối thiểu phải biết sử dụng các loại (dạng) bài tập trong giờ học cho phong phú, phù hợp, có như vậy mới đạt hiệu quả trong giờ dạy.
Bài tập dạng 1: Điền vào chỗ trống theo bảng:
Khi dạy bài 14, lịch sử lớp 9: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Phần III: Xã hội Việt Nam phân hóa, ta cho học sinh làm bài tập sau: Dựa vào sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam, hãy điền vào chỗ trống trong bảng sau:
Số TT
Các giai cấp, tầng lớp
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng
1


2


3


4


5


2. Bài tập dạng 2: Điền từ vào chỗ trống  (dạng này thường sử dụng đoạn văn trong SGK Lịch Sử: khi cho học sinh làm bỏ bớt một số từ hoặc sự kiện lịch sử.., học sinh bổ sung cho đúng, đủ).
Ví dụ: Hoàn thành chỗ trống  sau:
‘’Cách mạng  là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã phá tan .. nô lệ của .., đồng thời lật nhào . tồn tại ngót ngàn năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ .đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân . làm chủ nước nhà’’.
3. Dạng bài tập 3: Nối cột A với cột B sao cho hợp lí.
 Bằng hiểu biết của mình về lịch sử Việt Nam, hãy nối cột A với cột b sao cho hợp lí:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
05-1911
Việt Nam và thực dân Pháp kí hiệp định sơ bộ
06-1925
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
19-08-1945
Cách Mạng Tháng Tám thành công
25-08-1945
Tổ chức Viêt Nam Thanh Niên ra đời
06-03-1946
Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn
19-12-1946
Nguyến Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
4. Dạng bài tập 4: Cho học sinh chọn sự kiện lịch sử tiêu biểu và lý giải tại sao khởi nghĩa thắng lợi tại Huế(dạng bài tập này sử dụng sau khi bài học tổng kết vì phần chương hoặc bài học có nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu có ý nghĩa).
Ví dụ: Bằng sự hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ ngày 02-08-1945 đến ngày 21-07-1954, em hãy chọn năm sự kiện lịch sử tiêu biểu và giải thích tại sao?
5. Dạng bài tập 5: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh hùng hoặc di tích lịch sử quê hương. Dạng bài tập này giáo dục tư tưởng kính yêu, biết ơn lãnh tụ, nhân vật anh hùng và biết bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử. Từ đó tự hào về đất nước con người Việt Nam.
6. Dạng bài tập 6: Lập niên biểu (dạng tự chọn đơn vị kiến thức).
Ví dụ, sau khi học xong bài 23: Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hãy lập niên biểu về cách mạng tháng Tám năm 1945.
 *Nhận xét:
* ở dạng bài tập1: Với dạng bài tập liệt kê những thông tin lịch sử đã học ở tiết bài, phần hoặc chương: yêu cầu học sinh điền đúng 50% lượng thông tin yêu cầu. Dạng bài tập này có thể áp dụng cho các tiết bài và dạng bài.
* ở dạng bài tập 2: Dạng bài điền từ chỉ thích hợp chỉ nên áp dụng ở phần, ở đoạn văn SGK có tính chất nhận xét, kết luận. Giáo viên cần dấu những địa danh, tên riêng hoặc sự kiện, niên đại. Học sinh làm được 50 -60 % là đạt yêu cầu.
* ở dạng bài tập 3: Dạng nối cột A với cột B. Yêu cầu giáo viên khi ra bài tập cần có lượng thông tin thừa (cột A hoặc cột B thừa lượng thông tin có liên quan hoặc không hề liên quan tùy vào đối tượng học sinh khá hay trung bình)
* ở dạng bài tập 4: Cho học sinh chọn sự kiện lịch sử. Dạng bài tập này thường áp dụng ở dạng bài tổng kết, ôn tập hay dạng bài có nhiều đơn vị kiến thức mà khi đó giáo viên cần hướng học sinh vào đơn vị kiến thức trọng tâm. Dạng bài này học sinh chọn đơn vị kiến thức nào ở giai đoạn lịch sử này đều đúng nhưng quan trọng là đơn vị kiến thức nào có tính chất quan trọng, xuyên suốt thì đạt kết quả cao hơn. Dạng đề này dễ nhưng lại là dễ khó chỉ cần học sinh làm được 50- 60% là đạt.
* ở dạng bài tập 5: Áp dụng với những tiết bài văn hóa, xã hội, bài về các danh nhân văn hóa, các di tích lich sử học sinh được trình bày cảm xúc đánh giá, nhận xét của mình với vấn đề mà đề bài yêu cầu. Yêu cầu người giáo viên phải trân trọng những suy nghĩ của học sinh từ đó uốn nắn, hướng học sinh về với suy nghĩ đúng đắn có tính giáo dục: Biết ơn tổ tiên, nhớ về cội nguồn.
* ở dạng bài tập 6: Lập niên biểu Lập niên biểu (dạng tự chọn đơn vị kiến thức). học sinh chỉ cần làm được 60 - 70% là đạt yêu cầu.
Trên đây là một số dạng bài tập tiêu biểu mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS Định Liên. Do thời gian có hạn tôi không thể đi sâu phân tích tính ưu, nhược của từng dạng bài tập mà chỉ đưa ra với tính tham khảo cho đồng nghiệp.(Lưu ý: Tất cả những bài tập trên nên đưa vào bảng phụ, máy chiếu hoặc phiếu học tập để học sinh có thể trình bày luôn : trực tiếp trình bày miệng hoặc viết vào bảng, vào giấy. Học sinh sẽ hứng thú làm việc. chủ động tiếp thu kiến thức và làm được bài tập.)
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trong quá trình dạy học tôi thấy sử dụng một số biện pháp dạy học này một cách linh hoạt, hợp lí sẽ gây hứng thú học tập, phát triển tư duy học sinh. Các em chăm chú nghe giảng, xây dựng bài sôi nổi, làm bài tập và nắm bài ngay tại lớp. Chất lượng đại trà thực tế qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết của hai khối lớp 8 và 9 so với đầu năm có những tiến bộ rõ rệt.
Lớp
Tổng số học sinh
Số HS có năng lực tư duy lịch sử
Số HS không có năng lực tư duy lịch sử
8
90
47 hs= 52,2%
43 hs = 47,8%
9
100
68 hs= 68%
32 hs = 32%
Đạt được kết quả đó là do có sự cải tiến phương pháp dạy học, áp dụng hiệu quả "Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8 - 9". Kết quả này được cả Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường ghi nhận.
Là một giáo viên Văn - Sử tôi thấy bản thân còn cần phải cố gắng học hỏi, không ngừng cải tiến và đổi mới phương pháp, cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề khiến cho giờ dạy lịch sử không còn trở nên khô khan nặng nề nhằm lôi cuốn các em thêm yêu quý bộ môn lịch sử. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
2/ Kiến nghị đề xuất
* Với đồng nghiệp: Muốn phát triển tư duy cho học sinh trong học tập lịch sử, giáo viên cần:
- Giảng dạy theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm.
- Sử dụng tốt SGK trong chuẩn bị bài, trong dạy học trên lớp và hướng dẫn học ở nhà.
- Giờ học phải linh hoạt, mềm dẻo, tạo tình huống gây hứng thú cho học sinh.
- Khai thác triệt để, hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học.
- Biết xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng dạng bài phù hợp, rõ ràng, chính xác và logic.
- Có hệ thống bài tập hợp lí, vừa sức để phát triển tư duy người học.
* Với cấp trên: tôi xin kiến nghị với Phòng giáo dục, Hội đồng khoa học cấp trên tổ chức những buổi thảo luận kinh nghiệm giảng dạy, áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy, đặc biệt là nên tổ chức những hội thảo để trao đổi về những sáng kiến được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá cao hàng năm để tôi và các đồng nghiệp - những người mà tuổi nghề còn ít có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệp vận dụng vào thực tiễn giảng dạy.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Định Liên, ngày 18 tháng 04 năm 2018
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình, không sao chép nội dung
 của người khác
 Trịnh Thị Thuỷ
MỤC LỤC
 Trang 
I. MỞ ĐẦU 	1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................2 
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận 2
2. Thực trạng của vấn đề......................................................................3
3. Các giải pháp thực hiện....................................................4
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận................................................................................................17
 2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_pham_trong_giang_d.doc