Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú giúp học sinh lớp 6 yêu thích phân môn Lịch sử theo hướng nâng cao hiệu quả bài học
Môn Lịch sử lẽ ra là môn học rất hấp dẫn đối với đa số học sinh vì các em luôn có nhu cầu khám phá những gì mà nhân loại hay cha ông chúng ta đã trải qua trong tiến trình lịch sử, đồng thời bất kỳ một công dân của quốc gia nào cũng đều phải biết và hiểu lịch sử của đất nước mình, tổ tiên mình cũng như lịch sử các quốc gia khác trên thế giới. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Được học môn Lịch sử, học sinh mới biết được nguồn gốc dân tộc, biết những chiến công oanh liệt của các thế hệ ông cha trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Học lịch sử, học sinh sẽ được bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Từ đó cũng có ý chí, bản lĩnh và có mục tiêu rèn luyện phấn đấu. Cho nên có thể nói môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng tình cảm và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai.
Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Thực trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Do đó, rất cần tập trung nghiên cứu để tìm ra biệnpháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trong nhà trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú giúp học sinh lớp 6 yêu thích phân môn Lịch sử theo hướng nâng cao hiệu quả bài học

nhóm đọc SGK, quan sát hình 3,4, lược đồ hoàn thành phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Nội dung Trả lời Thời gian Địa bàn Tổ chức nhà nước Âu Lạc Nhà nước Âu Lạc có điểm gì giống và khác so với nước Văn Lang Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi gợi mở liên quan. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - GV mô tả và cung cấp thêm thông tin về thành Cổ Loa. - GV định hướng thảo luận: Nước Âu Lạc thời An Dương Vương có thế mạnh hơn Văn Lang, xây dựng thành Cổ Loa kiên cố và nhiều vũ khí tốt, vì sao lại mất nước? - Rút ra bài học kinh nghiệm về bảo vệ đất nước. Để tạo không khí sôi nổi, hấp dẫn, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh giáo viên có thể cho các em hóa thân thành các nhân vật lịch sử như: Vua Hùng, An Dưng Vương, Mỵ Châu, Trọng Thủy.... Sản phẩm Bảng phụ 2 Nội dung Trả lời Thời gian Khoảng năm 208 TCN. Địa bàn Mở rộng hơn so với nước Văn Lang. Tổ chức nhà nước Âu Lạc Không có gì thay đổi so với thời Hùng Vương, quyền hành của nhà vua được mở rộng hơn. Chuyển kinh đô xuống vùng Cổ Loa. Nhà nước Âu Lạc có điểm gì giống và khác so với nước Văn Lang Quyền lực của nhà vua được tăng cường hơn. Vị trí đóng đô có sự dịch chuyển từ miền núi Phong Châu xuống miền đồng bằng vùng Cổ Loa. Sức mạnh quân sự của Nhà nước Âu Lạc được để cao với việc xây dựng hệ thống thành luỹ và tạo nhiều loại vũ khí lợi hại,... Hoạt động 3. 3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc - Mục tiêu: HS mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. - Nội dung: HS khai thác hình ảnh và hợp tác để rút ra kiến thức về đời sống vật chất và tinh thần. - Sản phẩm học tập: HS hoạt động, tiếp thu kiến thức và học sinh mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. - Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (7 phút) - Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình 5,6,7,8 trả lời câu hỏi, ghi vào giấy khổ to (khăn trải bàn): + Nhóm lẻ: trình bày đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. + Nhóm chẵn: trình bày đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc thông qua 1 số câu hỏi gợi mở. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Cuối bài giáo viên liên hệ thực tiễn: Ngày nay để tưởng nhớ công lao của Hùng vương, An Dương Vương nhân dân ta đã làm gì? HS: Lập đền thờ, đặt tên cho những con đường, những ngôi trường GV: Là học sinh em phải làm gì để xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng dân tộc? Học sinh: Phấn đấu học tập và rèn luyện tốt trở thành con ngoan trò giỏi, sau này góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Sản phẩm: - Đời sống vật chất + Nghề nông trồng lúa nước cùng với việc khai khẩn đất hoang, làm thủy lợi. + Nghề luyện kim với đúc đồng và rèn sắt đạt nhiều thành tựu rực rỡ (trống đồng, thạp đồng). + Ăn: cơm nếp, cơm tẻ. + Ở: nhà sàn. + Đi lại bằng thuyền. + Mặc: nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, đeo các đồ trang sức. - Đời sống tinh thần + Tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên. + Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu + Các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa nước. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS, hoàn thành bài tập thông qua trò chơi “Đẩy lùi dịch bệnh”. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập (đáp án in đậm của các câu hỏi trắc nghiệm). d. Tổ chức thực hiện - GV nêu thể lệ trò chơi. - Nội dung các câu hỏi trong trò chơi (trả lời đúng mỗi câu góp phần tiêu diệt được 1 con Virus Covit 19). Câu 1: Nhà nước Văn Lang đựợc chia thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là A. Lạc hầu. B. Lạc tướng. C. Bồ chính. D. Quan lang. Câu 2: Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời vua Hùng là A. vua đứng đầu đất nước nắm mọi quyền hành. B. giúp việc cho vua có các Lạc Hầu, Lạc Tướng. C. cả nước chia thành nhiều bộ do lạc tướng đứng đầu. D. tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, vua có nhiều quyền hành hơn. Câu 3: Địa bàn của nước Văn lang chủ yếu ở đâu? A. Lưu vực các dòng sông lớn ở nước ta ngày nay. B. Lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. C. Lưu vực các dòng sông lớn ở Nam Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. D. Lưu vực các dòng sông lớn ở Trung Bộ và Nam Trung Bộ ngày nay. Câu 4: Căn cứ vào đâu khẳng định cư dân Văn Lang có khiếu thẩm mĩ cao? A. Công cụ lao động. B. Cách xây dựng nhà ở. C. Các nghi thức thờ cúng. D. Sự đa dạng về đồ trang sức. Câu 5: Nhạc cụ tiêu biểu nhất của cư dân Văn Lang là A. Trống đồng. B. khèn. C. sáo. D. đàn bầu. Câu 6: Nhà nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179TCN. B. Từ năm 258TCN đến năm 179TCN. C. Từ năm 208TCN đến năm 179TCN. D. Từ năm 208TCN đến năm 43TCN. Câu 7: Điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương là A. giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. B. vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. C. cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. Câu 8: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử. 1. Sự phát triển của sản xuất nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm là cơ sở cho sự ra đời của Nhà nước Văn Lang. 2. Nhà nước Văn Lang là kết quả sự hợp nhất của nhiều quốc gia nhỏ với nhau. 3. Xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giấy là những phong tục lâu đời của người Việt cổ. 4. Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt cổ. 5. Nhà nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối thời đại Hùng Vương song có sự thay đổi về nơi định đô và phát triển hơn về sức mạnh quân sự. 6. Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc. A. Đúng: 1, 3, 4,5,6; Sai: 2. B. Đúng: 1,2,4,6; Sai: 3,5. C. Đúng: 2, 3, 4,5; Sai: 1,6. D. Đúng: 1,3,5; Sai: 2,4,6. * GV giáo dục về phòng chống dịch bệnh hiện nay qua trò chơi. Câu 9: bài tập 1/64. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp. c. Sản phẩm: Bài tập nhóm. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (3 phút) - Yêu cầu các nhóm đọc SGK, trả lời câu hỏi: Bài tập 3/64: Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm có ý nghĩa như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV quay trở lại phần khởi động, lý giải được ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng. Kết hợp cho HS nghe bài hát Dòng máu Lạc hồng. ? Sau khi nghe bài hát: Dòng máu Lạc hồng em có suy nghĩ gì? (GV giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho học sinh). Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh - Học bài, hoàn thiện bài tập 2/64 SGK, làm bài tập trong sách bài tập. - Xem trước bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc, chuẩn bị nội dung bài học theo phiếu bài tập sau: PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ Chính sách bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc Về bộ máy cai trị Về kinh tế Về văn hóa - xã hội Những chuyển biến về kinh tế của nước ta thời Bắc thuộc Về kinh tế Về xã hội ------------------------- 2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trong điều kiện dạy học ngày nay với các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính, ti vi thì việc áp dụng sáng kiến này vào quá trình dạy học có tính khả thi cao. Giáo viên có thể tạo các trò chơi, trình chiếu ngữ liệu có liên quan ngay trên máy chiếu để học sinh dễ dàng quan sát và học tập làm theo. Bên cạnh đó, thư viện nhà trường cũng đã đầu tư rất nhiều phương tiện phục vụ cho việc học như sách tham khảo, tranh ảnh minh họa và các đồ dùng học tập khác giáo viên và học sinh có thể tìm mượn hoặc tự trang bị khi cần thiết. 2.5. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. Khi áp dụng sáng kiến này, bước đầu tôi nhận thấy được một số kết quả sau: - Thu hút được sự chú ý tập trung của học sinh cả lớp, đa số các em đều tích cực và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của tiết học mà giáo viên yêu cầu. - Học sinh hiểu sâu về các nội dung kiến thức của bài học hơn. - Học sinh biết chủ động trong học tập và yêu thích bộ môn hơn. - Các kĩ năng quan sát, giao tiếp, khả năng trình bày và diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh ngày càng tiến bộ. - Chất lượng điểm kiểm thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ I khối 6 mà tôi giảng dạy cao, vượt chỉ tiêu đăng ký. Tỉ lệ đánh giá mức độ Tốt - Khá ngày càng tăng, mức độ Đạt ngày càng giảm xuống, không có học sinh đánh giá mức độ Chưa đạt. * Kết quả đối chứng - Điều tra theo mức độ ham thích bộ môn Lịch sử của học sinh khối 6 Tổng số học sinh Thích Không thích Bình thường Trước khi áp dụng biện pháp SL TL SL TL SL TL 81 25 30,8 % 26 32,2 % 30 37 % Sau khi áp dụng biện pháp 81 55 68 % 12 14,8 % 14 17,2 % - Thống kê đánh giá mức độ thông qua kết quả kiểm tra giữa kì I năm học 2023-2024 khi đã áp dụng biện pháp Tổng số HS Tốt Khá Đạt Chưa đạt 81 SL TL SL TL SL TL SL TL 35 43,2 % 25 30,8 % 21 26 % 0 0 % Trong năm học 2023-2024 này, tôi đang tiếp tục áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào trong tiết dạy của mình và thấy học sinh rất hứng thú với môn học. Từ những kết quả đó tôi nhận thấy mình đã thành công khi áp dụng đề tài này và sẽ tiếp tục áp dụng trong những năm học tới. 3. Những thông tin cần được bảo mật (không) 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của Phòng giáo dục về công tác chuyên môn. Tạo điều kiện để giáo viên được tập huấn, tiếp cận đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp soạn giảng theo chuỗi các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh. - Giáo viên cần tích cực phát huy đặc thù của bộ môn để học sinh hứng thú với môn học thông qua thực hành, gắn giảng dạy với thực tiễn. - Thiết kế giáo án phù hợp với đối tượng học sinh, tạo mọi điều kiện nâng cao hoạt động nhận thức cho học sinh. Phát huy khả năng tư duy của học sinh từ thấp đến cao, tránh hình thức học thuộc lòng máy móc. - Học sinh yếu kém thường khả năng tiếp thu kém nên giáo viên cần chắc lọc những kiến thức cơ bản và trọng tâm nhất cho các em - Tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. - Tạo không khí học tập vừa nghiêm túc vừa gần gũi, thoải mái để học sinh có hứng thú, tự tin bộc lộ hết khả năng, sáng tạo của bản thân. - Tăng cường giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở tại lớp cũng như ở nhà, từ đó học sinh rèn luyện khả năng tự học và sáng tạo. - Sưu tầm, xây dựng nhiều tình huống thực tiễn cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống, tạo hứng thú với môn học cho học sinh. - Quan tâm phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề khó mà học sinh thường mắc phải. - Hướng giúp đỡ học sinh yếu kém ở bộ môn, hướng dẫn học sinh phương pháp học, cần tránh ràng buộc yêu cầu quá nhiều, phải lồng ghép chơi với học, rèn luyện kỹ năng trong quá trình học. - Tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Nguyễn Thị Thắm 22/10/1983 Trường TH&THCS Đại Tân Giáo viên Đại học Tham gia dự giờ và áp dụng sáng kiến. Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm rất mong sự đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong công tác giáo dục. Đại Tân, ngày 20 tháng 03 năm 2024 Người viết sáng kiến Lâm Thị Hương Nhiên CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú giúp học sinh lớp 6 yêu thích phân môn Lịch sử theo hướng nâng cao hiệu quả bài học Thời gian họp: . Họ và tên người nhận xét: .. Học vị: ...Chuyên ngành: Đơn vị công tác: . Địa chỉ: ... Số điện thoại cơ quan/di động: Chức trách trong Hội đồng sáng kiến: NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TT Tiêu chí Nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng 1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải pháp mang tính mới hoàn toàn. 2 Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào. 3 Lợi ích của sáng kiến: - So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó); - Số tiền làm lợi do sáng kiến mang lại (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể. Đánh giá chung (Đạt hay không đạt): THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Họ, tên và chữ ký)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_giup_hoc.doc