Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh thêm yêu môn Lịch sử
- Lý do chọn đề tài
Trongbối cảnh hiện nay giáo dục luôn là một trong những vấn đề được cả xã hội quantâm. Nó cũng đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người dạy và người học, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có những trangbị phù hợp với xu thế mới, từngbước thay đổi về nhận thức, phươngpháp để đạt được những kết quả nhất định.
Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Sử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của con người. Sinh thời, Bác Hồ từng dạy :
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Nếu ở nhà trường, học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ biết quý trọng những gì cha ông đã gây dựng nên. Qua đó hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh thêm yêu môn Lịch sử

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER VINH NGUYỄN THỊ KIM OANH MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỌC SINH THÊM YÊU MÔN LỊCH SỬ. ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHỆ AN - 2021 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay giáo dục luôn là một trong những vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nó cũng đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người dạy và người học, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có những trang bị phù hợp với xu thế mới, từng bước thay đổi về nhận thức, phương pháp để đạt được những kết quả nhất định. Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Sử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của con người. Sinh thời, Bác Hồ từng dạy : “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Nếu ở nhà trường, học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ biết quý trọng những gì cha ông đã gây dựng nên. Qua đó hình thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất nước. Tầm quan trọng của môn Lịch sử là hết sức to lớn và rất quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ nước nhà. Tuy vậy, thực tế cho thấy trong những năm gần đây học sinh THCS mà đặc biệt là giới trẻ, đều xem môn học lịch sử là một môn học nhàm chán và không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay đặc biệt là học sinh THCS đều có một câu hỏi là “ Học lịch sử để làm gì ? và tại sao phải học môn học lịch sử ?” lịch sử là môn học rắc rối với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dòng. Học lịch sử là không cần thiết và học là chỉ lấy điểm cho qua thôi. Vậy thì do đâu mà mà học sinh lại đưa ra ý kiến như vậy? Có phải là do học sinh hiện nay chưa nhận thức được ý nghĩa của môn học lich sử, lịch sử nghiên cứu cái gì? Do đó không xác định được mục đích học tập, không có phương pháp học tập đúng, từ đó nảy sinh quan niệm sai lầm về vai trò ý nghĩa môn học lịch sử. Hay là do tình trạng xem thường môn lịch sử như là môn phụ đã dẫn đến việc hạ thấp chất lượng dạy học môn lịch sử, làm ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Ở trường PT Hermann Gmeiner Vinh trong những năm gần đây tình trạng học sinh các khối 6,7,8 tỏ ra không thích thú, chán học môn lịch sử, dẫn đến chất lượng điểm thi và điểm tổng kết học kì không cao, ảnh hưởng chung đến chất lượng đại trà của nhà trường. Điều này gây không ít khó khăn cho tôi khi đảm nhận dạy lịch sử khối 9.Vậy làm thế nào tạo được sự hứng thú học tập trong giờ dạy lịch sử? đó là câu hỏi thường trực làm tôi trăn trở. Từ những trăn trở, băn khoăn đó tôi đã quyết định áp dụng một số các giải pháp mới trong năm học 2020-2021 bước đầu thấy được những hiệu quả thiết thực. Những thành quả bước đầu đó được tôi đúc rút thành đề tài SKKN “Một số giải pháp giúp học sinh thêm yêu môn lịch sử ”. Mục đích của việc nghiên cứu Nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khơi dậy niềm say mê, tìm tòi tiếp thu kiến thức của học sinh, tạo sự hứng thú trong giờ học lịch sử. Nhiệm vụ và phương pháp nghên cứu của đề tài Nhiệm vụ: Phân tích thực trạng dạy và học môn lịch sử tại trường PT Hermann Gmeiner Vinh từ năm học 2019- 2020 đến năm học 2020-2021. Phương pháp: Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của nhà nước và của bộ, sở,phòng giáo dục và đào tạo. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học. Phương phát quan sát. Phương pháp điều tra bằng phiếu. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động tạo hứng thú học tập trong dạy và học môn lịch sử lớp 9 ở trường PT Hermann Gmeiner Vinh. Phạm vi nghiên cứu : các tiết dạy môn lịch sử khối 9 tại trường PT Hermann Gmeiner Vinh trong năm học 2020-2021. Đóng góp của đề tài Góp phần cùng với nhà trường, gia đình giúp học sinh nhìn nhận đúng vai trò, vị trí môn học.Thông qua việc yêu thích môn học giáo dục, bồi dưỡng xây đắp lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh. Chia sẻ với thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch sử tại các trường trung học cơ sở một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử ở trường học. Bố cục đề tài MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương I. Cơ sở khoa học về sự yêu thích Lịch sử. Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Chương II: Thực trạng, giải pháp trong việc tạo sự yêu thích học tập môn Lịch sử ở trường PT Hermann Gmeiner Vinh. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm trong việc tạo hứng thú học tập môn lịch sử ở trường PT Hermann Gmeiner Vinh. Thực trạng Nguyên nhân những hạn chế Một số kinh nghiệm rút ra Các giải pháp giúp học sinh thêm yêu môn lịch sử ở trường PT Hermann Gmeiner Vinh. Giải pháp tạo ấn tượng của người thầy. Giải pháp tạo sự mới lạ trong giờ dạy lịch sử. Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học. Giải pháp sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử. Giải pháp đổi mới khâu kiểm tra đánh giá. Giải pháp xây dựng vở bài tập lịch sử . Kết quả áp dụng các giải pháp. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị Dự kiếntài liệu tham khảo cho sáng kiến kinh nghiệm. CTGDPT 2018 tổng thể. CTGDPT 2018 Môn Khoa học xã hội. Phan Ngọc Liên- Nghiêm Đình Vỹ – Nguyễn Đình Lễ (1996), Thuật ngữ , khái niệm lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. Phan Ngọc Liên, SGK, SGV Lịch sử 9, Nxb Giáo dục. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), Lịch sử địa phương Nghệ An, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Kế hoạch thực hiện đề tài +Tháng 11/2021 - tháng12/2021. Lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương. +Tháng 12/2021 - tháng1/2022. Viết bản thảo chương 1. +Tháng 2/2022. Viết bản thảo chương 2. +Tháng 3/2022. Hoàn chỉnh sáng kiến kinh nghiệm.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_them_ye.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh thêm yêu môn Lịch sử.pdf