Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học hiệu quả cho học sinh trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử ở trường THCS
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triểnnhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù tốt mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học, cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy bồi dưỡng năng lực tự học cho HS khi đang trên ghế nhà trường là một công việc rất quan trọng.
Trong dạy học muốn đạt hiệu quả cao phải hướng vào việc phát huy năng lực tự học của học sinh, phải kích thích và tạo động lực cho tự học, dạy học phải lấy tự học làm mục tiêu và động lực. Muốn tự học hiệu quả, đòi hỏi người học phải có một số kiến thức và kĩ năng cần thiết, một phần trong đó do nhà trường trang bị, một phần quan trọng hơn là sự học hỏi và rèn luyện thường xuyên của người học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 cũng chỉ rõ các nhóm năng lực mà học sinh cần đạt. Trong đó năng lực tự chủ và tự học được xem là nhóm năng lực quan trọng nhất đối với học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học hiệu quả cho học sinh trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử ở trường THCS

PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH & ĐỀ CƢƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔM LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THCS Họ và tên : Võ Thị Hạnh Phạm Thanh Hằng Đơn vị công tác : Trƣờng THCS Hƣng Dũng Năm học :2021-2022 A.PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù tốt mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học, cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy bồi dưỡng năng lực tự học cho HS khi đang trên ghế nhà trường là một công việc rất quan trọng. Trong dạy học muốn đạt hiệu quả cao phải hướng vào việc phát huy năng lực tự học của học sinh, phải kích thích và tạo động lực cho tự học, dạy học phải lấy tự học làm mục tiêu và động lực. Muốn tự học hiệu quả, đòi hỏi người học phải có một số kiến thức và kĩ năng cần thiết, một phần trong đó do nhà trường trang bị, một phần quan trọng hơn là sự học hỏi và rèn luyện thường xuyên của người học. Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 cũng chỉ rõ các nhóm năng lực mà học sinh cần đạt. Trong đó năng lực tự chủ và tự học được xem là nhóm năng lực quan trọng nhất đối với học sinh. Trong nhà trường, bộ môn Lịch sử có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử loài người trên thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi học sinh phát huy khả năng tự học. Năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022 ngành Giáo dục cũng như cả nước chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Những gián đoạn do đại dịch Covid 19 gây ra ảnh hưởng đến giáo dục mọi quốc gia. Đứng trước bối cảnh đó, với tinh thần “ tạm dừng đến trường, nhưng không dừng việc học”, các trường học trên cả nước đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến, đòi hỏi học sinh phát triển năng lực tự học của học sinh. Trong bối cảnh chung của đại dịch như vậy thì việc lựa chọn dạy học trực tuyến cũng là giải pháp tối ưu nhất của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, người giáo viên phải là người luôn tự tìm tòi, sáng tạo, chủ động truyền tải kiến thức theo hướng tích cực trên cơ sở “lấy học sinh làm trung tâm”, bằng cách đa dạng hóa các phương pháp, các cách thức tổ chức dạy học, trong đó có cả việc phát triển năng lực tự học cho học sinh. Bởi trong thực tiễn dạy học bộ môn Lịch sử tại trường THCS, nhiều giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc hướng dẫn học sinh tự học, học sinh cũng chưa thực sự phát huy tốt năng lực tự học của mình, do đó có nhiều em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, đặc biệt là đối với học sinh học lực ở mức trung bình, hoặc yếu, kém. Chính vì vậy tự học không phải là một vấn đề mới mẽ mà đến nay mới đề cập đến mà nó luôn cần thiết trong bất cứ hoàn cảnh nào, đặc biệt là trong bối cảnh khi cả đất nước phải “gồng” mình với đại dịch Co vít, ngành giáo dục nói riêng phải chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến thì vấn đề tự học đối với cả nước nói chung và trường THCS nơi chúng tôi công tác nói riêng càng được đặt ra hơn bao giờ hết. Chính vì những lí do như trên mà chúng tôi đã mạnh dạn chọn “một số giải pháp nâng cao năng lực tự học hiệu quả cho học sinh trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử ở trường THCS ” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tôi hi vọng đề tài một phần nào đó có thể vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình trong quá trình công tác và là tài liệu để đồng nghiệp tham khảo trong quá trình dạy học cả trực tiếp và trực tuyến hiện nay. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, tìm tòi những cách thức, phương pháp để phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học trực tuyến, làm cho học sinh nhận thức được tự học là quan trọng và biết cách tự học hiệu quả áp dụng cho bản thân cũng như chia sẽ với bạn bè. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng: HS trường THCS Hưng Dũng Thời gian: Năm học 2019 -2020, năm học 2021 - 2022 III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thao giảng, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 9 Qua hoạt động dạy học thực tiễn của giáo viên Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí. B.PHẦN II. NỘI DUNG Cơ sở lí luận: Khái niệm dạy học trực tuyến Các hình thức dạy học trực tuyến Quan niệm tự học: Theo Giáo sư- TSKH Thái Duy Tuyên: “ Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các nănglực trí tuệ (quan sat, so sánh, phân tích, tổng hợp” cùng các phẩm chất, động cơ tình cảm để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” Tự học tích cực là sự cố gắng, chủ động, tự giác của cá nhân để tìm hiểu những gì mình chưa biết, những gì mình cần biết mà không cần sự yêu cầu, gợi ý của bất kì ai để có hiểu biết, kĩ năng mới. Vai trò tự học: Tự học giúp con người không ngừng nâng cao hiểu biết, rèn luyện cho người học các hành vi, thái độ, giúp người học phát huy năng lực bản thân Tự học giúp người học rèn luyện tính độc lập suy nghĩ, phát triển trí thông minh, phát hiện ra những vấn đề mới Tự học có vai trò rèn luyện trí nhớ, óc tư duy, ôn luyện các kiến thức Tự học quyết định đến kết quả học tập của học sinh Chính vì vậy mà tự học có vai trò rất quan trọng “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển giáo dục tối ưu” Quan điểm hƣớng dẫn tự học Là hướng dẫn người học tự sử dụng các phương tiện tự học để tìm ra tri thức. Hướng dẫn tự học diễn ra dưới 2 hình thức: hướng dẫn tự học ở trên lớp và hướng dẫn tự học ở ngoài lớp như tham quan, nghiên cứu, ngoại khóa.. Hướng dẫn tự học của người thầy cũng đóng vai trò rất quan trọng nhằm tác động hợp lí, phù hợp với quá trình tự học của học sinh gồm ba thời kì gồm: hướng dẫn; tổ chức; trọng tài, cố vấn, kết luận và kiểm tra. Sự cần thiết hƣớng dẫn tự học Đối với môn Lịch sử việc hướng dẫ tự học ở nhà rất quan trọng vì: Nhiệm vụ chủ yếu của môn Lịch sử là nghiên cứu về những gì có thật đã diễn ra trong lịch sử xã hội từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến nay. Nên nó cũng được xem đó là một khoa học- khoa học Lịch sử. Các kiến thức về Lịch sử cũng cần được vận dụng liên hệ trong thực tiễn của cuộc sống, vì vậy ngoài kiến thức được học trong sách vở, tài liệu thi việc tự học sẽ giúp học sinh tự mình tìm tòi, tự mình khám phá thêm các nguồn tri thức không sẵn có, từ đó sẽ hình thành được năng lực tự học cho các em tốt hơn. Tự học còn giúp học sinh tự hình thành được kĩ năng giải quyết vấn đề, biến những thứ đã học thành của riêng mình nên từ đó nhớ lâu đồng thời giúp kết nối thông tin tốt hơn giữa các nội dung kiến thức tương tự nhau. Cơ sở thực tiễn: Trong bối cảnh 3 năm trở lại đây, dịch bênh Co vit 19 bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã trở thành “đại dịch” lan ra gần 200 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Trong đó Việt Nam của chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề, làm cho tất cả mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng, làm đảo lộn cuộc sống vốn bình yên của tất cả mọi người dân Việt Nam. Trong đó phải kể đến là đối với ngành giáo dục nói riêng cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, điều đó đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến việc đến trường của giáo viên và học sinh. Trong đó thành phố Vinh nói chung và trường THCS nơi chúng tôi công tác nói riêng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo sự chỉ đạo chung của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và phòng Giáo dục thành phố đối với những vùng có dịch bệnh thì phải chuyển sang học trực tuyến và đây là một vấn đề đang đặt ra thách thức đối với cả thầy và trò chúng tôi. Về phía giáo viên: Phải thích ứng với một cách dạy học mới, đặc biệt là sự thích ứng về công nghệ thông tin, làm quen với các phần mền dạy học, các phương tiện dạy học, hình thức dạy học mới đây cũng thực sự là “bài toán” cũng là khó khăn không hề nhỏ đối với giáo viên. Về phía học sinh: các em phải dần làm quen với cách học hoàn toàn mới thông qua màn hình tivi, máy tính, qua lớp học “ảo”, nên có nhiều em không thực sự tập trung cho việc học của mình. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc học tập và tiếp thu bài của học sịnh. Đứng trước thực tiễn đó, bản thân chúng tôi - những giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy cũng rất băn khoăn, trăn trở đối với sự nghiệp trồng người” của mình. Làm thế nào để giúp học sinh trong học trực tuyến có thể nâng cao được năng lực tự học cho mình là rất thiết thực trong hoàn cảnh lúc này Thực trạng của vấn đề Thuận lợi: - sự phát triển kinh tế đòi hỏi Giáo dục phải đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có khả năng chiếm lĩnh và làm chủ tri thức. Chính vì vậy phát triển năng lực tự học hiệu quả cho HS trong dạy học trực tuyến rất được quan tâm Khả năng tự học của HS đã và đang hình thành. Điều kiện dạy và học: Khó khăn: Đặc thù bộ môn. Tình hình thực tế. Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học: Lựa chọn nội dung phù hợp ở các bài, các chủ đề để hƣớng dẫn HS tự học Hƣớng dẫn HS cách khai thác tài liệu qua các trang web Trong quá trình dạy học kết hợp các phƣơng pháp dạy học để phát huy năng lực tự học của HS phương pháp dạy học dự án phương pháp dạy học nhóm phương pháp đóng vai Phương pháp sử dụng trò chơi Sử dụng các kĩ thuật tự học tích cực của bộ môn Lịch sử phát huy năng lực tự học của HS kĩ thuật sưu tầm, xử lí thông tin Kĩ thuật đọc tích cực SQ3R Kĩ thuật phân tích phim, video 4.5 Sử dụng các phần mềm hỗ trợ như padlet, azota, zoom hỗ trợ việc hướng dẫn, kiểm tra, điều chỉnh việc tự học của HS Điều kiện, kết quả khảo nghiệm, ý nghĩa khoa học của vấn đề nghiên cứu Giáo án minh họa- Hƣớng dẫn tự học qua 1 bài cụ thể Hiệu quả của sáng kiến C. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “ Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học hiệu quả cho học sinh trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử ở trường THCS ”, bản thân chúng tôi nhận thấy rằng trong bối cảnh Co vít hiện nay thì việc nâng cao năng lực tự học cho học sinh thông qua các tiết học trực tuyến là rất cần thiết, để vừa đảm bảo được mục tiêu “kép” của ngành là vừa chống dịch và vừa đảm bảo đựơc việc dạy học- học sinh không phải dừng việc học của mình. Hơn nửa vẫn phát triển được phẩm chất và năng lực cho học sinh trên tinh thần đổi mới chung của Bộ giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Thực tế của quá trình dạy học trực tuyến trong những lần dịch bệnh trong ba năm học vừa qua, đặc biệt là trong năm học 2021-2022 này thực sự là một thời gian dài đối với chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong buổi đầu tiếp cận, nhưng bằng sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề và hơn nửa là vì các em học sinh thân yêu nên chúng tôi không ngừng cố gắng, nỗ lực nhiều hơn trong việc tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp để nắm vững về công nghệ thông tin, về cách tiếp cận để làm sao đem đến cho các em học sinh những bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, cô đọng lại kiến thức nhất đối với các em thực sự là vấn đề rất mới mẽ đối với chúng tôi. Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, thì việc nâng cao năng lực tự học cho học sinh luôn được chúng tôi chú trọng hàng đầu, từ chỗ bỡ ngỡ, lạ lẫm buổi ban đầu các em đã dần quen với cách học này. Nó không những mang lại cảm hứng cho học sinh, kích thích học sinh làm việc, mà còn góp phần tạo ra không khí lớp học “ảo” sôi nổi, giúp học sinh hứng thú, tích cực và độc lập trong quá trình lĩnh hội tri thức, giúp học sinh hình thành các năng lực như năng lực tư duy tổng hợp, kĩ năng sử dụng lược đồ, khai thác tranh ảnh, phân tích vi deotừ đó cũng giúp hình thành ở học sinh phương pháp dạy học mới, từ tiếp thu thụ động sang chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức, phát huy hết khả năng tư duy và tính tích cực tự học của mình. Những kết quả trên cho thấy việc phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học trực tuyến có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận thức của học sinh, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học của ngành nói chung. Tuy nhiên, không thể có một phương pháp dạy học nào là tối ưu trong mọi tình huống. Vì vậy giáo viên vừa là nhà biên kịch đồng thời là diễn viên thật sinh động, sáng tạo trong một tiết dạy học Lịch sử, điều đó cũng góp phần đem lại hiệu quả trong dạy học lịch sử. Mặc dù trong phạm vi đề tài này tôi chỉ ứng dụng cho dạy học trực tuyến, tôi cũng hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi tích lũy được trong dạy học trực tuyến sẽ giúp đồng nghiệp, các thầy cô trong quá trình dạy học có thể tham khảo, góp ý để chúng tôi được học hỏi nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn tốt hơn. Kiến nghị, đề xuất: Đối với GV- HS; Nhà trường; Phòng và sở giáo dục.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tu.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học hiệu quả cho học sinh trong dạy học.pdf