Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 6 và 7 ở trường THCS Định Tăng
Như chúng ta đã biết, môn học lịch sử được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường, có vai trò vô cùng quan trọng, to lớn tác động tích cực đến việc hình thành nhận thức của học sinh về tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người qua từng giai đoạn. Như bác Hồ kính yêu đã từng nói :
‘‘ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam’’
Nhận thức được điều đó, bản thân tôi là một giáo viên dạy Văn - sử, tôi luôn luôn đặt ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, là người “truyền lửa” thắp sáng những ước mơ, những tình cảm tốt đẹp cho các em. Trong suốt thời gian công tác giảng dạy tôi luôn trăn trở đặt ra những câu hỏi: - Làm sao để các tiết học lịch sử nói chung và các tiết dạy lịch sử địa phương nói riêng không khô khan, giáo điều, nặng lý thuyết....
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 6 và 7 ở trường THCS Định Tăng

tham quan di tích lịch sử: Việc trải nghiệm thực tế trong quá trình đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử địa phương đã đem lại hiệu quả hiểu biết về kiến thức lịch sử địa phương rất sâu sắc trong mỗi học sinh . - Thay đổi hình thức học tập của học sinh bằng việc trãi nghiệm thực tế. - Tạo tâm lý vui sướng, phấn khởi khi tận mắt chứng kiến những danh lam thắng cảnh đẹp, những di tích lịch sử địa phương mà thầy cô giáo đã giảng dạy. - Tìm hiểu kỹ hơn sâu hơn và có những phát hiện mới mẻ về những kiến thức lịch sử địa phương thông qua các chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế. - Giúp các em hiểu sâu sắc hơn những bài học về lịch sử địa phương có trong nhà trường. - Mang lại sức khỏe sảng khoái tinh thần niềm vui và những bài học bổ ích từ những chuyến tham quan lịch sử địa phương. - Tạo cho các bạn học sinh có các kỹ năng sống tốt đẹp hơn: tự lập, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tự xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống thực tế, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước. 3.5. Giáo án thực nghiệm: Tiết 32: Lịch sử địa phương CUỘC KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Tình hình đất nước trước khởi nghĩa Bà Triệu và nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa. - Tiểu sử Triệu Thị Trinh, căn cứ và diễn biến của cuộc khởi nghĩa. - Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng kính phục, biết ơn các vị anh hùng đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, lòng căm thù quân xâm lược. 3. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ địa phương, tường thuật sự kiện lịch sử, tư duy phân tích, tổng hợp. II. CHUẨN BỊ - Máy chiếu - Các tư liệu, hình ảnh có liên quan đến khởi nghĩa Bà Triệu. III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, tường thuật, kể chuyện lịch sử, đọc thơ, vẽ tranh ảnh... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu diễn biến, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? 2. Giới thiệu bài: - HS xem một số hình ảnh liên quan đến khởi nghĩa Bà Triệu (Thanh Hóa, quê hương Bà Triệu, căn cứ Núi Nưa, Phú Điền). - Giới thiệu: Trong một ngàn năm Bắc thuộc, cùng với nhân dân Giao Chỉ và Nhật Nam, người quận Cửu Chân đã không ngừng vùng lên đấu tranh để giành độc lập tự chủ. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Tương truyền kể rằng: Bà là một người nổi tiếng xinh đẹp, đến tuổi cập kê nhiều người dạm hỏi, bà đã khảng khái nói rằng: “ tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô dành lại giang sơn, cưỡi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Năm 246, bà Triệu cùng với anh trai là Triệu Quốc Đạt đã phất cờ khởi nghĩa, nhân dân khắp nơi nổi dậy hưởng ứng. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về người anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và cuộc khởi nghĩa . 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * Hoạt động 1: Tình hình đất nước. - HS tự đọc SGK. ? Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tình hình đất nước ta như thế nào? - Tiếp tục bị nhà Đông Hán đô hộ. - Chính quyền Đông Hán tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta. - Phong trào đấu tranh của nhân dân ta tạm lắng, song sau đó lại tiếp tục bùng lên. - GV giới thiệu: Đến đầu thế kỉ III. Đất nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Ngô. ? Nêu chính sách cai trị của nhà Ngô đối với nước ta? - Chia Giao Châu thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. 11 - - Nắm quyền từ trung ương đến địa phương, thắt chặt hơn bộ máy cai trị, tìm mọi cách bóc lột, đàn áp nhân dân ta. Đóng thuế (muối và sắt), lao dịch và nộp cống (sản vật quý, sản phẩm thủ công và thợ khéo) Đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán. ? Chính sách đàn áp, bóc lột của nhà Ngô dẫn đến hậu quả gì? - Phong trào đấu tranh của nhân dân ta bùng lên, điển hình là khởi nghĩa Bà Triệu. * Hoạt động 2: Khởi nghĩa Bà Triệu. - Gv: tổ chức cho HS thi trò chơi: “ Đuổi hình bắt chữ”. Nêu những hiểu biết của em về Bà Triệu? GV : chiếu các dữ liệu (cả đúng và sai) lên màn hình . -GV: yêu cầu HS tìm các dữ liệu đúng về tiểu sử cả Bà Triệu: (Tên thật, quê quán, căn cứ khởi nghĩa...) => GV: nhận xét, kết luận về tiểu sử, về các phẩm chất của Bà Triệu, - Cho HS xem bản đồ Thanh Hóa, chỉ vị trí căn cứ núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn, Như Xuân) và các hình ảnh về ngọn núi này. ? Tại sao anh em Bà Triệu chọn núi Nưa làm căn cứ ? - GV: Năm 246, hai anh em Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248: nghĩa quân tiến đánh thành Tư Phố - HS xác định vị trí thành Tư Phố trên bản đồ (nay thuộc Thiệu Dương, TPTH), chỉ hướng mở rộng vùng hoạt động của nghĩa quân xuống Hậu Lộc. GV: Tổ chức cho HS thi làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho du khách biết về căn cứ của nghĩa quân tại Phú Điền, Hậu lộc, Thanh Hóa. GV: cho HS sử dụng máy chiếu để giới thiệu về căn cứ khởi nghĩa Bà Triệu. HS: Thể hiện phần hiểu biết của mình: Thưa các bạn! Căn cứ của nghĩa quân là ở thung lũng nhỏ giữa hai dãy núi đá vôi thấp. Phía Bắc là núi Châu Lộc. Phía Nam là đoạn cuối dãy núi chạy theo sông Mã. - Thung lũng mở rộng về phía đồng bằng ven biển, nằm ở cửa ngõ từ Đồng bằng Bắc Bộ vào Thanh Hóa à Địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho thế “côn” lẫn “thủ”. - GV tường thuật diễn biến khởi nghĩa trên bản đồ theo hiệu ứng. + Cuộc khởi nghĩa ngày càng lớn mạnh, bộ máy cai trị của bọn đô hộ ở Cửu Chân lần lượt tan rã. + Ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Giao Châu bỏ trốn, chính quyền Giao Châu có nguy cơ tan rã à Nhà Ngô cử Lục Dận đem 8000 quân sang đàn áp. Cuộc chiến đấu 2 tháng với hơn 30 trận đều thắng lợi. Lục Dận điều thêm binh tướng à Nghĩa quân Bà Triệu bắt đầu tiêu hao. Ngày 21/2 Mậu Thìn (248), Bà Triệu cùng nghĩa quân chiến đấu dũng cảm phá vòng vây, rút về núi Tùng ( thuộc xã Triệu Lộc, Hậu Lộc ngày nay) Bà Quỳ xuống vái trời đất :“ sinh vi tướng, tử vi thần”( sống làm tướng, chết làm thần ) rồi rút gươm tự vẫn. cuộc khởi nghĩa kéo dài đến 15 ngày nữa mới kết thúc. GV: Tổ chức cho hs thi đọc, ngâm thơ ca ngợi về bà Triệu và cuộc Khởi nghĩa. GV: Chia học sinh làm thành 2 đội ( mỗi đội đặt tên cho đội mình) + Tổ chức bốc thăm sắp xếp lượt chơi. Mỗi đội tìm và đọc một bài thơ, ca dao, tục ngữ, đồng dao. Ví dụ: Đội 1: đọc bài đồng dao: "Có bà Triệu tướng Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà, Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước Theo gót bà Vương" (Đồng dao) Sau đó đến đội 2 đọc bài ca dao mà đội2 sưu tầm được: ''Ru con con ngủ cho lành, Để mẹ gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi Bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng. Túi gấm cho lẫn túi hồng, Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân" ( ca dao) THẢO LUẬN NHÓM (5’) - Nhóm 1:Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thất bại của khởi nghĩa Bà Triệu? - Nhóm 2:Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Bà Triệu? - Các nhóm tìm hiểu, trình bày, nhận xét cho nhau, tự kết luận. I. Tình hình đất nước trước khởi nghĩa Bà Triệu. - Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nước ta tiếp tục bị nhà Đông Hán đô hộ. - Đến đầu thế kỉ III, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Ngô. - Nhà Ngô ra sức đàn áp, bóc lột, đồng hóa nhân dân ta. => Phong trào đấu tranh của nhân dân ta bùng lên, điển hình là khởi nghĩa Bà Triệu. II. Khởi nghĩa Bà Triệu. 1. Tiểu sử Bà Triệu: - Sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226). - Quê: làng Cẩm Trướng,huyện Quân An, quận Cửu Chân. ( nay là xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) - Bà là người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi, thẳng thắn, nhân hậu. 2. Diễn biến: - Năm 246, hai anh em Bà Triệu nổi dậy khởi nghĩa tại căn cứ Núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn, Như Xuân). - Năm 248: nghĩa quân tiến đánh thành Tư Phố, mở rộng căn cứ xuống vùng Phú Điền (Hậu Lộc). - Nhân dân tụ về dưới trướng Bà Triệu rất đông. à bộ máy cai trị của bọn đô hộ ở Cửu Chân lần lượt tan rã. - GV: tường thuật lại cuộc khởi nghĩa. - Nhà Ngô 8000 quân sang đàn áp. Cuộc chiến đấu 2 tháng với hơn 30 trận đều thắng lợi. - Lục Dận điều thêm binh tướng à Nghĩa quân bắt đầu tiêu hao. - Ngày 21/2 Mậu Thìn (248), Bà Triệu tự vẫn. - 6/3/248: Cuộc khởi nghĩa thất bại. - Các đội thi đọc thơ vê Bà Triệu. III. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 1. Nguyên nhân thất bại: - Chênh lệch lực lượng. - Giặc sử dụng binh lực uy hiếp và nhiều thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, chia rẽ nghĩa quân. 2. Ý nghĩa lịch sử: - Đỉnh cao của phong trào đấu tranh đầu thế kỉ III. - Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta. - Để lại tiếng vang muôn thuở về hình tượng anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. 3. Bài học kinh nghiệm: - Bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ và phương thức đấu tranh chống xâm lược. * Củng cố, hướng dẫn hs học bài ở nhà: HS làm bài tập: BT1: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? a, Nhà Ngô ra sức đàn áp, bóc lột, đồng hóa nhân dân ta. b, Nhân dân ta không cam chịu số phận nô lệ. c, Cả hai nguyên nhân trên. BT2: HS tường thuật nhanh diễn biến khởi nghĩa Bà Triệu. BT3: GV: cho HS về nhà vẽ tranh về hình ảnh Bà Triệu và viết lời bình cho bức tranh. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: - Việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động dạy học mà tôi đã áp dụng thực tế cho học sinh khối 6, 7 năm học 2016- 2017 này đã đem lại hiệu quả rõ rệt. - Học sinh học tập phương pháp học tập chủ động, sáng tạo và phát huy tư duy. Có hứng thú học, say mê tìm hiểu bài, nắm vững kiến thức một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao. 4.1. Kết quả đạt được: - Đề tài này được áp dụng thành công ở các lớp 6, 7 chủ yếu là chương trình lịch sử địa phương. - Năm học 2016-2017, tôi được phân công giảng dạy môn lịch sử ở lớp 6A, 7A tôi đã áp dụng đề tài này và thu được kết quả sau: - Hơn 90% HS thích học phần lịch sử địa phương, HS cho rằng các tiết lịch sử địa phương rất bổ ích, các em cảm thấy thích học và yêu thích học môn lịch sử hơn. - Dưới 10% HS còn lại ở các khối lớp học cho rằng : lịch sử địa phương là những tiết học qua loa, đại khái, khô khan, thiếu sinh động, quá nhiều mốc thời gian và khó nhớ. Lớp Sĩ số Học sinh hứng thú và hiểu bài. Học sinh không hứng thú và không hiểu bài. SL % SL % 6A 26 24 92,3 2 7,7 7A 28 26 92,8 2 7,2 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết Luận: Có những tiết “ Chương trình lịch sử địa phương” kết hợp được tất cả các hình thức dạy - học nói trên nhưng có những bài chỉ vận dụng một trong số các hình thức dạy học đó, tuỳ thuộc vào tính chất của từng bài dạy và hoàn cảnh, vị trí địa lý, điều kiện của từng địa phương. Song để đạt được điều đó người giáo viên phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ luôn chịu khó học hỏi, tìm tòi sáng tạo để tiết học thực sự đem lại sự hứng thú, tìm hiểu, học tập của các em . Chính vì điều đó, trong các tiết “Chương trình lịch sử địa phương” tôi đã sử dụng kết hợp với các hình thức và phương pháp đã nêu. tôi thấy đạt được hiệu quả nhất định. Đó là các em hào hứng sôi nổi học tập, chăm chú và thích thú, say mê với môn học hơn, đặc biệt các em rất thích học các tiết lịch sử địa phương để tự mình được khám phá và thể hiện sự hiểu biết của mình trước tập thể. Các em tự tin hơn, bớt đi sự rụt rè, nhút nhát, phát huy được năng lực chủ động sáng tạo, ít nhiều bộc lộ được năng khiếu sở trường của chính các em. 2. Kiến nghị: - Để dạy tốt các tiết lịch sử địa phương đạt hiệu quả, nhà trường cần có phòng thư viện, đồ dùng học tập như tranh ảnh, bản đồ lịch sử và phòng truyền thống, phòng chức năng, máy chiếu... - Trong kế hoạch hoạt động năm học, các nhà trường cần dành kinh phí cho các hoạt động học tập bằng hình thức tham quan du lịch, gắn với các di sản, danh lam thắng cảnh địa phương. - Từ những kết quả trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến nhỏ này trong quá trình dạy - học lịch sử địa phương nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Nhà trường và các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân.Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trịnh Văn Dung Yên Định, ngày 29 tháng 03 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết. Hà Thị Sáng. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHÀNH. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến 3 2. Thực trạng của vấn đề 3 3. Một số giải pháp đã sử dụng 4 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo. Sách lịch sử Thanh Hóa . NXB Thanh Hóa 1996. Tài liệu dạy học kiến thức địa phương Ngữ văn và Lịch sử 6,7. NXB Thanh Hóa. Lịch sử địa phương ( sách dùng trong trường THCS tỉnh Thanh Hóa.) Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THCS. NXB – ĐHQG Hà Nội. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS . Bộ GD& ĐT – 2002. Dưới đây là một số hình ảnh nhà trường THCS Định Tăng đã tổ chức cho các em đi tham quan di tích lịch sử địa phương - thành nhà Hồ ( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) và khu di tích Lam Kinh( Thọ Xuân, Thanh Hóa) trong năm hoc: 2015-2016. GV- PH cùng các HS đang tìm hiểu các hiện vật và mô hình súng thần công tại khu bảo tàng thành nhà Hồ. (Đoàn tham quan đang tiến vào khu di tích Lam Kinh.) ( Các em đang chú ý nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu giếng cổ - Khu di tích Lam Kinh) Công tác nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm nhiều năm đã được đánh giá và xếp loại cấp trường, cấp huyện. Năm học Tên đề tài, SKKN Hiệu quả. Phạm vi ảnh hưởng Số QĐ công nhận. 2011 – 2012. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 Tính sáng tạo, tính tích cực bộc lộ cảm xúc khi làm văn biểu cảm của hs. Học sinh lớp 7 Xếp loại: C cấp huyện QĐsố:132/QĐ- - PGD&ĐT 2012 - 2013. Cách phân biệt từ láy và từ ghép. Tính tích cực , tính ứng dụng HS lớp 7 Xếp loại C cấp huyện. 2014 – 2015. Ứng dụng CNTT vào dạy Ngữ văn. Tạo tính tích cực, sáng tạo, tạo hứng thú trong dạy và học. Trường THCS Định Tăng và một số đơn vị trường bạn. Xếp loại : A cấp trường: B cấp huyện. QĐ số: 138/ GDYD 2015 – 2016. Sử dụng đồ dùng trực quan ở một số tiết dạy môn lịch sử 6. Bước đầu hình thành các khái niệm lịch cho hs lớp 6, phát huy tư duy,nhận thức của hs. Hs lớp 6 Trường THCS Định Tăng. Xếp loại: A cấp trường; A cấp huyện. QĐ số: 189/GDYD 2015 – 2016. 2016 - 2017 NCKH: Tham quan di tích lịch sử tác động tích cực đến nhận thức của học sinh về lịch sử địa phương. “Một số hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 6 và 7” . Phát huy tính sáng tạo, tự nghiên cứu tự học hỏi để lĩnh hội tri thức Lịch sử của Hs. Gây hứng thú cho hs, trãi nghiệm thực tế. tự lĩnh hội kiến thức. tránh hình thức dạy học khô khan, giáo điều. Học sinh cấp THCS HS khối 6&7 trường THCS Tham gia cuộc thi NCKK đạt giải: KK Xếp loại : Loại A cấp trường, Loại A cấp huyện.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_day_hoc_lich.doc