Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước

1.1. Lý do chọn đề tài:

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng của nhà trường để hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ của một năm học. Đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công việc cần thiết trong quá trình nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường và địa phương. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước là công việc khó khăn, vất vả với giáo viên trực tiếp giảng dạy và ôn luyện trong khi đó, bộ môn Lịch sử trong nhà trường THCS là một trong các môn học có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ những kiến thức về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại góp phần đào tạo ra những con người toàn diện, hài hoà, năng động, sáng tạo, có lòng yêu nước, yêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nhất là trong thời kì đổi mới và hội nhập như hiện nay.

doc 20 trang SKKN Lịch Sử 11/05/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước
học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Chính vì thế, để tiến hành quá trình ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho đội tuyển học sinh giỏi của trường THCS Nội Trú Bá Thước, tôi đã lập một kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, chi tiết, chia ra nhiều giai đoạn hoặc chia theo chủ đề kiến thức để ôn tập nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống, đầy đủ, chặt chẽ và chuyên sâu theo các chủ đề. Chẳng hạn chương trình lich sử ở lớp 8 có các chủ đề: Cách mạng tư sản, phong trào công nhân, cách mạng vô sản, chủ đề về phong trào kháng Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Những kiến thức lịch sử được đề cập và ôn tập từ các chủ đề là công cụ giúp học sinh giải quyết tốt các loại đề thi. Sau khi dạy xong một chủ đề, tôi yêu cầu học sinh phải dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, nhìn nhận vẫn đề đó, đặc biệt là ý nghĩa của sự kiện lịch sử trong mối quan hệ víi giai ®o¹n tr­íc hoÆc sau sù kiÖn lÞch sö được đề cập trong chủ đề ôn tập.
 Tuy nhiên, khi dạy cần phải đảm bảo việc cung cấp kiến thức cơ bản theo phân phối chương trình về tiến trình lịch sử của thế giới, dân tộc và địa phương. Trên cơ sở nền tảng kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức –kĩ năng của Bộ giáo dục và Đầo tạo đã ban hành, các em sẽ có kiến thức hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về lịch sử đã được ôn tập. Từ đó, các em sẽ nắm chắc bản chất các sự kiện, hiện tượng lịch sử, các vấn đề lịch sử mà tôi đã thông tin, để các em có đủ sự tự tin, có được tính sáng tạo khi giải quyết các dạng đề thi. 
Để đạt được các yêu cầu trên, trong chương trình ôn tập và bồi dưỡng, tôi đã kết hợp dạy kỹ hệ thống kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng việc lựa chọn những sự kiện, những vấn đề lịch sử trọng tâm cho các em rồi tiến hành mở rộng kiến thức bằng các chủ đề nâng cao. Các chủ đề kiến thức trong đè cương ôn tập, bồi dưỡng của tôi đi sâu làm rõ được hoàn cảnh lịch sử, nội dung bản chất của các vấn đề lịch sử, các giai đoạn lịch sử; mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai đảm bảo cho học sinh đạt được mức độ về kiến thức lo-gíc là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo, chứ không phải nhồi nhét kiến thức cho học sinh. 
Thực tế, để cung cấp kiến thức, tài liệu tham khảo lịch sử chuẩn cho học sinh là rất khó bởi vì trên thị trường hiện nay sách tham khảo khá phong phú, hay dở đan xen, nhưng với học sinh trường THCS Nội Trú thì thời gian học tập của các em có hạn, nên tôi phải bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục ban hành, chọn và mua các sách tham khảo hợp lý để sưu tầm, chọn lọc kiến thức và đưa vào trong đề cương ôn tập một cách có hệ thống để các em ôn tập hiệu quả nhất.
Trong quá trình ôn luyện, ngoài kiến lịch sử đã được định hướng, tôi còn quan tâm cả điều kiện hoàn cảnh gia đình, cách học, quá trình tự học của các em học sinh, coi việc tự học của học sinh là quyết định sự thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tư vấn cho các em cách sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý và hiệu quả, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, giải trí, luôn chú ý kết hợp các biện pháp về tâm sinh lý nhất là sau các kì thi học sinh giỏi sẽ khó tránh khỏi có những em thành công và có những em thất bại, nên tôi đã lường trước một cách khéo léo trong việc xử lý các tình huống này, để cho các em lựa chọn ra phương hướng, kế hoạch và mục tiêu phấn đấu trong các kì thi tiếp theo. 
Như vậy, việc soạn đề cương ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử cã nhiÒu c¸ch kh¸c nhau, nh÷ng n¨m gÇn ®©y t«i ®· so¹n ®Ò c­¬ng theo cấu trúc lô gíc như đã trình bày ở trên. Theo cách ôn tập và bồi dưỡng như vậy tôi thấy các em học sinh khi tham gia dự thi HSG các cấp đạt hiệu quả tốt.
* Hướng dẫn cho học sinh các yêu cầu, kĩ năng cần thiết.
Đối với học sinh giỏi môn lịch sử, ngoài các kiến thức cơ bản và nâng cao đã được tôi hướng dẫn học, tôi còn hướng dẫn các em phải đảm bảo được những yêu cầu và rèn luyện kỹ năng sau:
+ Kĩ năng nhớ, biết tư duy lô gic lịch sử: 
- Hướng dẫn học sinh cách lập niên biểu lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam và sau đó liên hệ các mốc thời gian sự kiên trùng ngày / tháng/ năm lịch sử có thể là lịch sử Việt Nam – Thế giới, Lịch sử Việt Nam – Việt Nam, có thể liên hệ các mốc thời gian lịch sử quan trọng trong chương trình với các ngày lễ, ngày sinh của người thân trong gia đình hay các sự kiện, nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Ví dụ:
Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ năm 1789 (Lịch sử thế giới - Lớp 8) với Quang Trung đại phá quân Thanh (Lịch sử Việt Nam – lớp 7)...
- Hướng dẫn cho các em cách học về ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa, các cuộc chiến tranh, các cuộc kháng chiến. Cụ thể là:
 Với ý nghĩa lịch sử thì trả lời câu hỏi: Làm được gì? Đánh đuổi ai? Kết thúc cái gì? Để làm gì? Bảo vệ được cái gì?...
 Về nguyên nhân thắng lợi thì cần chỉ ra được: Ai lãnh đạo? Ai ủng hộ? Ai giúp đỡ ( nguyên nhân quan / khách quan)
+ Kĩ năng giải các loại đề thi. 
Hướng dẫn học sinh giải đề thi tôi cho rằng đây là công việc rất cần thiết trong quá trình bồi dưỡng HSG lịch sử, bởi qua việc giải thử các loại đề thi học sinh sẽ nắm được rất nhiều kiến thức và kĩ năng cần thiết về cấu trúc đề thi, dạng đề thi, nội dung kiến thức trọng tâm của đề thi, có thêm kĩ năng làm bài, nhất là sau khi giáo viên trả bài và nhận xét kết quả của bài thi thử mà các em học sinh đã làm.
+ Kĩ năng làm bài thi lịch sử:
- Kĩ năng đọc và hiểu đề bài.
Sau khi đã có đề thi, việc đầu tiên là phải dành thời gian hợp lí đọc thật kỹ từng chữ, từng câu, tứng về trong câu hỏi của đề để xác định tính chính xác yêu cầu đề ra về: Nội dung, phạm vi, thời gian, không gian của lịch sử được đề cập trong đề. Luôn nhắc nhở các em gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
Đề thi HSG lịch sử có nhiều dạng khác nhau, có thể là: Loại đề hệ thống kiến thức lịch sử, loại đề nhận thức lịch sử, hay ®Ò trình bày, so sánh, phân tích, đánh giá, chứng minh hay giải thích lịch sử. Xác định được yêu cầu của đề bài, dù thuộc kiến thức cũng không viết ngay vào giấy thi mà phải tìm ý chính, vấn đề chính cần quan tâm, ghi lại và lựa chọn rồi sắp xếp ý quan trọng cần giải quyết vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi. Trong việc xây dựng dàn ý bài thi chỉ cần phác thảo nét chính theo cấu trúc: Mở bài nêu ngắn gọn, xúc tích việc đặt vấn đề trong câu hỏi. Thân bài tuỳ thuộc dạng đề thi có thể trình bày theo ý, tiểu mục mà đề thi yêu cầu giải quyết. Kết bài chủ yếu nêu các luận điểm, quan điểm lịch sử hay liên hệ thực tế, rút kinh nghiêm trong cuộc sống
Phân tích đề đúng sẽ tránh được trường hợp lạc đề, lệch đề. Cấu tạo đề thi học sinh giỏi hiện nay rất nhiều câu, nhiều dạng đề, đòi hỏi học sinh phải tư duy và xử lý nhanh các kỹ năng phân tích đề, phân bố thời gian, xác định nội dung lịch sử yêu cầu của câu hỏi.
- Kĩ năng viết và làm bài:
Sau khi đã phân tích và lập dàn ý cho đề thi thì việc viết bài là rất quan trọng. Vì thế thực hiện khâu viết bài hay lµ häc sinh biết sử dụng triệt để các thao tác phân tích, tổng hợp để đánh giá, nhận định về một sự kiện hay vấn đề lịch sử, biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài. Hơn nữa, học sinh ấy phải biết trình bày một bài làm sử có hệ thống vµ tÝnh logic lÞch sö. Chính vì thế trong ôn luyện tôi đã hướng dẫn, nhắc nhở học sinh phải lưu ý các yêu cầu, kĩ năng sau:
 Trong quá trình làm bài phải nhớ phân bố thời gian cho hợp lí để tránh trường hợp thừa hoặc thiếu giờ làm bài. Căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian phù hợp, tôi luôn nhắc nhở các em nên giành nhiều thời gian cho câu hỏi nhiều điểm.
 Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng dạng đề để lựa chọn cách trình bày theo dạng bài viết theo cấu trúc diễn dịch hay qui nạp hoặc có thể đi thẳng vào vấn đề của yêu cầu đề ra, không được trình bày dài dòng, dẫn đến lạc đề, đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiến thức đã học theo ý đồ của câu hỏi.
Học sinh phải biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề thi, không được phép làm bài theo kiểu nhớ mang máng. Một bài sử hay là bài viết của học sinh đó biết thổi hồn vào những con số, phải tái hiện được sự kiện, hiện trượng, vấn đề lịch sử mà đề thi yêu cầu.
Về hình thức, xác định một bài làm lịch sử hay và khoa học thì chữ đẹp bao giờ cũng dễ gây được thiện cảm trong người đọc, tôi yêu cầu học sinh trong bài viết phải luôn chú ý tới hình thức trình bày. Tuyệt đối không viết tắt, luôn nhớ: viết ®úng, đủ, rõ ràng, lời văn giản dị, trình bày khoa học. Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng và lùi vào đầu dòng. Có thể viết tắt những chữ thông dụng, không dùng những kí hiệu tắt trong bài thi, nếu trong bài thi có chữ viết sai thì dùng bút gạch đè lên, không nên xoá lem nhem, không dùng bút tẩy, nếu trót thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối bài và chú giải , tôi luôn nhắc học sinh trong bài thi không dùng hai màu mực để trình bày bài viết.
Để thực hiện được các yêu cầu và kĩ năng trên, tôi luôn nhắc các em phải có được tâm lí bình tĩnh, tự tin, sáng suốt, chủ động để viết bài một cách hiệu quả.
- Kĩ năng đọc lại và sữa bài thi:
Trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh các kÜ n¨ng cÇn thiÕt cña mét häc sinh giái lÞch sö, tôi còng thường xuyên quan tâm, h­íng dÉn c¸c em viÖc ®ọc lại và sửa bài cho học sinh. Bài viết cần phải được sửa chữa, chỉ bảo cụ thể, để phát huy những cái hay, sửa sai kịp thời những cái dở, để có sự nhìn nhận đánh giá một cách công bằng, khách quan mỗi khi tuyển lựa đội tuyển chính thức đi dự thi. Sau khi dạy một xong mét chñ đề, hay một giai đoạn lịch sử, tôi thường tổ chức kiểm tra để chấm và sửa bài cho học sinh. Kiểm tra để sửa bài cho học sinh nhiều cách khác nhau, có thể giao bài tập để các em về nhà làm, quy định thời gian nộp bài, nhưng theo tôi, tốt nhất là cho học sinh làm bài kiểm tra ngay trên lớp bồi dưỡng. Ngoài ra, tôi còn giao cho c¸c em bé ®Ò thi tham kh¶o để viết bµi rồi say đó tôi định hướng kiến thức, các em phát hiện ưu điểm, hạn chế bài viết của bản thân sau đó c¸c em viết lại mét c¸ch nhuần nhuyễn. Với các cách rèn luyện như vậy sẽ giúp học sinh có được khả năng trình bày, diễn đạt và tạo thêm kỹ năng ứng phó tốt với với mọi loại đề thi nhất là ý thức trọng kĩ năng đọc và sữa bài viết của mình.
Khi häc sinh ®i thi häc sinh giái c¸c cÊp, t«i lu«n nh¾c nhë c¸c em khi viết xong bài, giµnh kho¶ng 3 – 5 phút đọc lại bài, sửa chữa những kiến thức sai sót, nhầm lẫn nếu có rồi mới nộp bài thi cho giám khảo. Đọc lại bài vµ sửa bµi thi còng là mét trong nh÷ng khâu rất quan trọng để bài thi đạt được kết quả tốt hơn.
Sáng kiến “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8, lớp 9 cấp huyện ở trường THSC Dân tộc Nội Trú Bá Thước” được tôi tiến hành nghiên cứu qua các tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo và những tư liệu có liên quan phục vụ cho việc giảng dạy môn lịch sử để qua đó, tôi biên soạn, xây dựng đề cương ôn tập, bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi lịch sử khối lớp 8 và lớp 9 của trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước.
 Thực hiện các biện pháp như đã nói ở trên trong ôn luyện học sinh giỏi lịch sử tôi thấy các em học sinh thật sự đam mê học lịch sử, tự giác trong học tập và qua các kì thi học sinh giỏi các cấp bản thân các em đã khẳng định được vi trí của mình.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến khinh nghiệm:
Trong c¸c n¨m häc võa qua, đảm nhận việc dạy bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử của trường THCS Dân tộc Néi Tró B¸ Th­íc tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm cña b¶n th©n và qua thực tế áp dụng nội dung của sáng kiến này vào dạy học và ôn luyện cho đội tuyển, tôi thấy chất lượng giảng dạy, ôn luyện ngày càng hiệu quả hơn, nhất là ý thức tự giác trong học tập của các em học sinh, các em đã có được một số kĩ năng cơ bản, thói quen và năng lực tự học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Quá trình thực hiện ôn tập như nói ở trên đã giúp các em nắm được bản chất các sự kiện lịch sử, rút ra qui luật, bài học lịch sử của quá khứ, có suy nghĩ và hành động đúng trong cuộc sống. Qua việc nêu gương học tập và chất lượng giải trong các kì thi học sinh giỏi các cấp thực sự đã có tác động đến tính cảm, đem lại niềm vui, tạo được sự hứng thú trong học tập cho học sinh vµ khi tham gia dù thi häc sinh giái c¸c cÊp m«n lÞch sö c¸c em ®· đạt hiệu quả khá tốt.
Áp dụng thực hiện sáng kiến “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước” các năm học vừa qua có nhiều học sinh của nhà trường tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp đã đạt được kết quả cao. 
Bảng Kết quả thi HSG cấp huyện lớp 8 và lớp 9 cấp huyện của trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước từ năm 2011 đến năm 2016.
 Lớp/giải
Năm học
 Lớp 8 cấp huyên

 Lớp 9 cấp huyện
 Lớp 9 cấp tỉnh

2011 - 2012
Nhất 
Nhì 
Ba
KK
Nhất 
Nhì 
Ba 
KK
Nhất 
Nhì
Ba
KK

1
1
3

1
2
3


1

2012 - 2013

1
1
3
2
1
3
4



2
2013 - 2014
1
2
2
4
1
2
1
3



1
2014 – 2015
2
2
1
2
1
1
1
5




2015 - 2016
1
2
3
3
1
2
2
4



1
 Tổng
4
8
8
15
5
7
9
19





 36 
 40
 5

Qua bảng thống kê HSG các năm, tỉ lệ HSG luôn tăng lên. Điều đó cho thấy kết quả mang lại của sáng kiến là khả quan, mang lại hiệu quả rõ ràng, góp phần cùng với nhà trường và phòng giáo dục Bá Thước hoàn thành các chỉ tiêu chuyên môn trong phong trào thi đua của năm học. Điển hình là các em học sinh: Quách Thị Thư, Hà Thị Kim Thi, Bùi Bích Phương, Lê Vi Thu, Nhữ Thị Bích Hà. 
3. KẾT LUẬN
Từ thực tế giảng dạy và ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước từ nhiều năm nay, tôi đã rút ra kinh nghiệm muốn đạt được kết quả tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử thì giáo viên  phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy, ôn luyện cũng như nhạy bén trong việc tiếp cận yêu cầu các dạng đề thi của các kỳ thi học sinh các cấp. Ngoài ra, việc tổ chức chọn lựa và thành lập đội tuyển học sinh giỏi sớm, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng đội dự tuyển, rồi đội tuyển chính thức cũng là khâu hết sức quan trọng và cần thiết để cho các em học sinh đạt được kết quả cao trong thi cử.
Trên đây là một số kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi bộ môn Lịch sử được tôi đúc rút từ thực tế giảng dạy và ôn luyện trong nhiều năm qua mà tôi đã và đang sử dụng trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi bộ môn Lịch sử lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước. Quá trình nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm và thực hiện dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để tôi hoàn thành tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước trong thời gian tiếp theo. 
 Bá Thước, ngày 10 tháng 5 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 

 Hà Thị Xuyến

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh.doc
  • docbia_skkn.doc
  • docmuc_luc.doc