Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 8, 9 ở trường THCS Thiệu Hòa, Thiệu Hóa
1.1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử là một trong những môn quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HS nói chung và HS THCS nói riêng, bởi qua môn này HS hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước. Ngoài ra còn giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm, gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm với bản thân, quê hương, đất nước. HS học Lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ, hay để biết những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “Lịch sử là tấm gương soi”. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, mỗi con người Việt Nam chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình, bởi vậy chúng ta chỉ có thể khép lại quá khứ chứ không thể quên quá khứ.
Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để có thể giúp các em HS học tốt hơn về môn học này. Thời gian gần đây, qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên để làm cho HS hứng thú học Lịch sử, biết và hiểu Lịch sử là rất khó, và từ những hiểu biết đơn giản để học giỏi Lịch sử, cũng như để trở thành HSG môn Lịch sử lại càng khó hơn. Để thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao trình độ nhận thức của HS, trang bị cho các em có được những năng lực cần thiết của một HSG bộ môn thì việc phát hiện và bồi dưỡng là rất quan trọng đối với người GV Lịch sử ở các trường phổ thông, đặc biệt đối với bậc THCS lại càng quan trọng hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 8, 9 ở trường THCS Thiệu Hòa, Thiệu Hóa

nhớ nhiều kiến thức Lịch sử hơn những người học nhiều. Thật ra vấn đề này phần nhiều phụ thuộc vào cách thức ghi nhớ của từng người, có càng nhiều cách thì càng nhớ được nhiều kiến thức. Để giúp HS ghi nhớ kiến thức Lịch sử thật nhiều và bền vững, tôi thường hướng dẫn HS các cách thức như sau: Để ghi nhớ các sự kiện HS có thể lấy ngày sinh hay những ngày kỷ niệm quan trọng của mình, của người thân mà trùng với ngày diễn ra các sự kiện để làm mốc ghi nhớ sự kiện đó. Cũng có thể lấy những sự kiện Lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện Lịch sử dân tộc và ngược lại. Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có ngày, tháng giống nhau, hay số cuối của năm giống nhau, những sự kiện diễn ra trên một địa phương Từ đó, suy nghĩ, sáng tạo ra những cách nhớ mới cho riêng mình. Sau khi đã đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể, chúng ta phải tìm cách ghi nhớ theo hướng ngược lại là đi từ hệ thống, khái quát trở về cụ thể bằng việc xem lại mục lục của sách giáo khoa, xem trong chương trình đã học có bao nhiêu chương (hay giai đoạn Lịch sử), nội dung xuyên suốt của mỗi giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện tiêu biểu cho nội dung đó... Công đoạn này rất có ý nghĩa, nó giúp HS nắm một cách bao quát những nội dung, giai đoạn Lịch sử, tránh được việc lẫn lộn các giai đoạn, sự kiện Lịch sử với nhau. Trong quá trình học bài, HS cũng cần nhớ tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều HS học thuộc nội dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”- nghĩa là lạc đề. HS cần nắm khung, tức là dàn ý, của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống, nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. Điểm tiếp theo là các em phải nắm chốt. Chốt là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm. 2.3.2.5. Hướng dẫn cho HS cách làm bài Lịch sử. Để thành công trong việc thi HSG môn Lịch sử cũng như bất kỳ những môn học nào khác, HS cần phải chú ý đến cách làm bài thi. Trong thực tế, nhiều HS học đã gặp thất bại vì nhiều nguyên nhân như lạc đề, trình bày thiếu hoặc thừa so với yêu cầu của đề ra, bài làm bị chắp vá thiếu sự lôgic...Thậm chí có những em HS rất giỏi, nắm rất chắc nội dung bài học nhưng làm bài thi không đạt kết quả cao. Vì vậy cách làm bài thi là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả cuối cùng của các thí sinh dự thi. Bài làm là sản phẩm, là cơ sở thực tiễn để đánh giá trình độ, năng lực của HS qua kỳ thi. Để giúp HS có kỹ năng làm bài tốt theo tôi người GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau đây : a) Xác định nội dung, yêu cầu của đề bài. Điều đầu tiên trước khi làm bài, HS cần đọc kỹ đề, dành một ít thời gian để suy nghĩ về yêu cầu của đề ra. Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ đề bài hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian mà câu hỏi yêu cầu là từ năm nào đến năm nào? Như vậy sẽ tránh được sự lạc đề hoặc trình bày thiếu ý. Ví dụ: Xác định nội dung câu hỏi “Trình bày khái quát về tình hình Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay”. Với câu hỏi này HS phải xác định được vấn đề cần trình bày ở đây là những nét tiêu biểu của tình hình châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến nay. b) Lập dàn ý cho bài làm. Dù có thuộc đến mấy cũng không nên viết ngay vào giấy thi, mà cần viết dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của câu hỏi. Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những ý chốt - nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó, ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe lên trong đầu để khỏi quên. Nếu không viết dàn ý thì khi viết qua, chợt nhớ ra chi tiết đã bỏ sót thì không thể bổ sung vào khi trang giấy đã kín đặc. Làm được như vậy thì trong quá trình bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng, tránh được tình trạng bài làm bị chắp vá, bổ sung tùy tiện, không đảm bảo tính logic, tính Lịch sử. Ví dụ: Khi gặp câu hỏi “Trình bày những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Tại sao nói những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này là bước chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam? ”[15] Với câu hỏi này, trước khi làm bài có thể lập dàn ý vắn tắt như sau: Những hoạt động ở Pháp: 18/6/1919: Gửi yêu sách lên Hội nghị Véc-xai. 7/1920: Đọc luận cương về dân tộc và thuộc địa của Lênin. 12/1920: Tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua. Năm 1921: Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. Năm 1922: Ra báo Người cùng khổ. Những hoạt động ở Liên Xô: 6/1923: Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân. Học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin. Năm 1924: Dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản. Những hoạt động Trung Quốc: Cuối năm 1924 : Đến Trung Quốc. 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên. Mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng, Phát hành sách Đường cách mệnh. Những dẫn chứng để chứng tỏ những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở nước ta. (Chủ yếu là những hoạt động ở Liên Xô và Trung Quốc) c) Phân bố thời gian một cách hợp lý. Phân bố thời gian là yếu tố giúp HS hoàn thành bài thi đúng kế hoạch, đảm bảo giải quyết hết các câu hỏi của đề bài, do vậy khi làm bài, HS có thể dựa vào thời gian cho phép của buổi thi để thông qua nội dung các câu hỏi mà phân chia cho hợp lý, sau đó ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào dàn ý để nhắc nhở bản thân chú ý thời gian trong quá trình làm bài. Khi làm bài thì không nhất thiết phải di tuần tự từ câu 1 đến câu cuối cùng, mà cứ câu nào dễ thì làm trước, câu khó làm sau, nhưng nhớ làm câu nào phải làm cho hoàn chỉnh. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài, nên nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề cần trình bày để tiết kiệm thời gian. Phải tính toán thời gian làm sao khi viết bài xong vẫn còn 10 đến 15 phút để đọc lại lần cuối rồi mới nộp bài, trong khi đọc, rà soát bài làm sẽ phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn và chỉnh sửa kịp thời. Vì vậy có thể nói rằng đọc lại bài làm là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn. Cho HS làm đề thường xuyên cũng là cách để các em phân chia thời gian sao cho hợp lí giữa từng câu, từng ý trong câu. Những câu dễ mang tính nhận biết thường có điểm thấp (1-2 điểm), đa số HS đều làm được, nếu các em phân chia thời gian không hợp lí sẽ dễ sa đà làm dài dòng tốn thời gian, trong khi những câu hỏi khó, điểm cao(4-5 điểm) thì bỏ lại. Ví dụ: Khi gặp câu hỏi: Tháng 7/1995 Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN). Sự kiện này đã tạo ra những thuận lợi và thách thức gì cho chúng ta ?[16] Câu này chỉ 2,0 điểm, HS chỉ cần nêu: 1. Thuận lợi, 2. Thách thức là đủ. Và cũng nội dung kiến thức đấy, nhưng ở dạng câu hỏi: Trình bày quá trình thành lập tổ chức ASEAN? Mục tiêu hoạt động của khối ASEAN hiện nay là gì?(5.0 điểm) thì HS phải nêu được bối cảnh Đông Nam Á sau khi giành được độc lập, nhu cầu hợp tác giữa các nước, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, quá trình mở rộng của tổ chức d) Cách viết và trình bày bố cục của bài thi. Viết nhanh là kỹ năng cần thiết nhưng cố gắng viết đúng chính tả, viết rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp, sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội nên trong khi làm bài có thể trình bày một cách có hệ thống, nếu thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể đánh kí hiệu 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng. Làm bài thi môn Lịch sử cũng gần giống như làm một bài văn – tức là khi trình bày bài làm (trả lời câu hỏi) cần phải đi tuần tự từ mở bài đến thân bài và kết luận. Trong đó: Phần mở bài thường trực tiếp đi thẳng vào vấn đề hoặc đề cập chi tiết liên quan sau đó dẫn dắt vấn đề cần trình bày, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào. Phần thân bài là phần giải quyết những vấn đề đặt ra, chứa đựng những nội dung cơ bản của bài làm. Phần kết luận phải nêu lên các luận điểm, quan điểm chủ đạo, khái quát vấn đề đặt ra (có liên hệ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm) Ví dụ: Xây dựng bố cục khi trình bày “Nội dung cơ bản của văn kiện được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng 2/1930?” Với ví dụ này, sau khi đọc kỹ đề, xác định nội dung cần trình bày, lập dàn ý...thì HS xây dựng bố cục cần trình bày như sau: Phần mở đầu: Đặt vấn đề, giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần giải quyết đó là tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, nhiều văn kiện do Người soạn thảo được thông qua. Vậy nội dung ý nghĩa của tài liệu ấy, văn kiện ấy như thế nào? Đó là vấn đề cần giải quyết trong bài. Phần thân bài: Phần chủ yếu quan trọng nhất của bài, tập trung trình bày các sự kiện, ý tưởng ... nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra. Với ví dụ trên thì phần này có một số điểm cần chú ý giải quyết như sau: - Đôi nét về hoàn cảnh, điều kiện Lịch sử ra đời của Đảng: Nêu ngắn gọn không đi vào chi tiết, mà chủ yếu nêu rõ sự ra đời của Đảng là một tất yếu Lịch sử. - Nội dung cơ bản của văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị nhất trí thông qua. - Phân tích giá trị, ý nghĩa của tài liệu, văn kiện: Được xem như là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Kết luận: Không tóm tắt những ý đã trình bày ở thân bài mà cần nêu lên luận điểm đánh giá ý nghĩa, tác dụng của văn kiện đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2.4.1. Kết quả thực hiện Bằng những biện pháp thực hiện như trên, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng thực hiện trong nhiều năm qua và đã mang lại kết quả nhất định. Đối với GV: Qua quá trình thử nghiệm đề tài, GV được phát huy mọi khả năng của mình trong quá trình dạy học, kiến thức bộ môn được củng cố và nâng cao, GV rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Kết quả của trò là niềm vui, niềm động viên lớn lao nhất đối với người GV. Vì vậy, làm cho GV trở nên yêu nghề hơn, tự tin hơn, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với HS: Các em được mở mang kiến thức, phát triển tư duy, phát huy tính độc lập sáng tạo, xóa bỏ được kiểu học nhồi nhét, học tủ, học vẹt, học đối phó. Qua đó tạo niềm say mê hứng thú học tập bộ môn, HS không chỉ hiểu, biết, mà nhận thức Lịch sử một cách sâu sắc. Qua các thế hệ học trò cho thấy số lượng HSG bộ môn đạt tỷ lệ tương đối cao, có nhiều em đạt giải HSG cấp tỉnh. Cụ thể: THỜI GIAN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Năm học 2009-2010 1 HS đạt giải Ba cấp Huyện (Cấp tỉnh đạt giải Ba) Năm học 2010-2011 02 HS đạt giải cấp Huyện (1 giải Ba, 1 KK), 1 giải Ba cấp Tỉnh Năm học 2012-2013 1 HS đạt giải Ba cấp Huyện (Cấp tỉnh đạt giải Ba) Năm học 2016-2017 1 HS đạt giải Ba cấp Huyện (Cấp tỉnh đạt giải KK) Các năm học khác Thường xuyên có giải hoặc bám giải trong các kỳ giao lưu, chính thức 2.4.2. Bài học kinh nghiệm - Trước khi mong muốn HS yêu môn Lịch sử, GV phải tâm huyết với nghề và hăng say với công tác giảng dạy. - Xây dựng đội tuyển phải trên tinh thần tự nguyện. - Kế hoạch và phương pháp ôn hợp lí. - Kỹ năng nhớ và kỹ năng viết. - Cách trình bày, phân chia thời gian - Tâm lí khi dự thi - Nguồn động viên, hỗ trợ từ phía gia đình các em. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Để làm tốt việc tuyển chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử có thể có nhiều cách làm khác nhau, nhưng với bản thân tôi nghĩ rằng GV phải biết cách tuyển chọn những HS có năng khiếu, hứng thú với môn học và định hướng các em vào đội tuyển ngay từ đầu cấp. Trong quá trình thực hiện GV vận dụng linh hoạt, có sự điều chỉnh, bổ sung, ứng dụng những kinh nghiệm như trên thì kết quả đem lại rất khả quan, chất lượng ôn thi từng bước được nâng cao. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được qua quá trình thực nghiệm trong nhiều năm làm công tác bồi dưỡng HSG, cũng như qua tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp cùng bộ môn trong cụm và Huyện. Tôi biết sáng kiến và những kinh nghiệm này vẫn chưa hoàn chỉnh nên qua đây xin được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp để việc dạy học môn Sử và đặc biệt là bồi dưỡng HSG môn Sử ngày càng tốt hơn. 3.2. Kiến nghị : - Phòng GD & ĐT cần làm tốt hơn nữa công tác ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, thời gian thi để HS tham gia ôn luyện và dự thi có hiệu quả. - Nhà trường cần tăng cường bổ sung CSVC, trang thiết bị, tài liệu hỗ trợ để phục vụ công tác ôn thi HSG. - Hội cha mẹ HS kết hợp với chi hội khuyến học trường tìm nguồn hỗ trợ, động viên khen thưởng kịp thời những GV và HS có thành tích nổi bật trong các kỳ thi. Trên đây là một số nội dung, giải pháp mà bản thân tổ chức thực hiện trong công tác bồi dưỡng HSG ở trường THCS Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa nhằm tích cực nâng cao chất lượng mũi nhọn của đơn vị nhà trường. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong sự nhận xét, góp ý của các đồng nghiệp để nội dung nghiên cứu, các biện pháp, cách làm của mình được hoàn chỉnh hơn và có thể được ứng dụng trong thực tế công tác bồi dưỡng HSG. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Doãn Hùng Thanh Hóa, ngày 01 tháng 4 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Phạm Hồng Cường MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Đặc điểm chung 3 2.2.2. Mục đích yêu cầu 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Phát hiện và tuyển chọn HSG môn Lịch sử 2.3.2. Bồi dưỡng HSG bộ môn Lịch sử 8 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 2.4.1. Kết quả thực hiện 2.4.2. Bài học kinh nghiệm 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 20 3.2. Kiến nghị QUY ƯỚC VIẾT TẮT 1. Giáo viên : GV 2. Học sinh : HS 3. Sáng kiến kinh nghiệm : SKKN 4. Khuyến khích : KK 5. Cơ sở vật chất : CSVC 6. Học sinh giỏi : HSG 7. Sách giáo khoa : SGK 8. Nhà xuất bản : NXB TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nói về giáo dục Việt Nam đầu năm mới. 2. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb. ST, H.1990, tr.39 3. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh, một con ngườiSdd. tr.85 4. SGK Lịch sử 8 (Tái bản lần thứ chín) – NXB Giáo dục.tr.134 5. SGK Lịch sử 8 Sdd.tr.125 6. SGK Lịch sử 8 Sdd.tr.130 7. SGK Lịch sử 9 (Tái bản lần thứ chín) – NXB Giáo dục. 8. SGK Lịch sử 8 Sdd.tr.129 9. SGK Lịch sử 8 Sdd.tr.127 10. SGK Lịch sử 9 Sdd.tr.140+141 11. SGK Lịch sử 9 Sdd.tr.122 12. Hồ Chí Minh.Tuyển tập. Tập 1, NXB Sự thật Hà Nội, 1980, tr. 270. 13. SGK Ngữ văn lớp 11 – NXB Giáo dục 14. Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn – Phạm Khắc Hòe, NXB Thuận Hóa. 15+16. Đề thi HSG Lịch sử THCS các năm học.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chon_va_boi_duong_h.doc