Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt tiết lịch sử địa phương lớp 6 và 7 ở trường THCS

a/ Tầm quan trọng của vấn đề dược nghiên cứu:

Lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc cung cấp tri thức cho học sinh, vừa góp phần không nhỏ vào việc bổ sung, đính chính hoàn thiện lịch sử dân tộc. Đồng thời có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh ở trường phổ thông. Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ biện chứng với nhau, nằm trong cặp phạm trù “cái chung và cái riêng”. Vì lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc, bất kì một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xãy ra đều mang tính chất địa phương, tùy theo phạm vi ảnh hưởng lớn hay nhỏ. Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng việc dạy học lịch sử địa phương cho học sinh phổ thông là một việc làm hết sức cần thiết. Để làm được việc đó mỗi giáo viên chúng ta cần phải đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn về lĩmh vực này.

doc 22 trang SKKN Lịch Sử 03/04/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt tiết lịch sử địa phương lớp 6 và 7 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt tiết lịch sử địa phương lớp 6 và 7 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt tiết lịch sử địa phương lớp 6 và 7 ở trường THCS
rên lược đồ các địa danh văn hóa Sa Huỳnh để học sinh quan sát.
? Đặt trưng nổi bật của văn hóa Sa Huỳnh là gì?(mai táng mộ chum)
- Giáo viên: Giới thiệu tranh mộ chum-giải thích: Trong và ngoài mộ chum có chứa nhiều đồ tùy táng với các chất liệu đá, đá quí, thủy tinh, đồng, sắt và gốm, bên cạnh đó có cát trắng và ít tro than. Theo các nhà nghiên cứu có thể do hỏa táng hoặc hình thức mộ tượng trưng.
Thảo luận nhóm: Cuộc sống của cư dân Sa Huỳnh? Theo em nghĩ kinh tế đa thành phần là gì?
- HS thảo luận sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Cả lớp bổ sung, nhận xét
- Giáo viên chốt ý: Chủ yếu là nghề trồng lúa bên cạnh đó kết hợp với các nghề thủ công... và biết khai thác nguồn lợi của rừng, của biển, quan hệ giao lưu buôn bán với cư dân trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa.
- Giáo viên: niên đại kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh là niên đại mở đầu cho văn hóa Cham-pa(lớp 7)
3.Văn hóa Sa Huỳnh:
a. Đặc điểm chung:
- Gồm hai giai đoạn
- Rất nhiều di tích cư trú và di tích mộ táng được phát hiện rải rác trên đất Quảng Nam→ Quảng Nam là địa bàn quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh.
b. Đặc trưng chủ yếu:
- Mai táng mộ chum
- Công cụ chủ yếu đồ rèn sắt.
- Cư dân sống bằng nghề trồng lúa, xe sợi, dệt vải, làm gốm, đồ trang sức
4. Hệ thống lại kiến thức:( 5 phút)
Câu 1: Quảng Nam thời Tiền-Sơ sử các nhà khảo cổ học đã phát hiện những di tích nào? Ở đâu?
Câu 2: Theo em việc phát hiện các di tích trên đất Quảng Nam chúng ta đã nói lên điều gì?(chứng tỏ Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung là một trong những chiếc nôi của loài người....).
Câu 3: Là người dân sống trên đất Quảng Nam, em suy nghĩ trách nhiệm của mình phải làm gì đối với những di tích được phát hiện?( giữ gìn, bảo vệ, phát huy...) 
5. Hướng dẫn làm việc ở nhà:( 2 phút)
 Trong dịp nghĩ hè của năm học này, nếu có điều kiện, các em sẽ cố gắng đi tham quan ở những vùng di tích(hoặc bảo tàng lịch sử) có liên quan đến nội dung của tiết học để hiểu biết thêm.
*/ Đối với tiết lịch sử địa phương lớp 7:Theo phân phối chương trình gồm 3 tiết nhưng tôi chỉ soạn minh họa một tiết dạy cụ thể, đó là:
Tiết 68 Bài: DI TÍCH VĂN HÓA CHAM PA THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII
I/ Mục tiêu: Sau khi học bài này học sinh nắm được những mục tiêu sau:
1. Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh thấy được những công trình kiến trúc độc đáo của địa phương mình trên cơ sở các di tích lich sử ở quê hương Quảng Nam
- Thấy được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc góp phần minh họa, củng cố, khắc sâu những tri thức lịch sử địa phương cho học sinh
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến về quê hương, địa phương mình và tình cảm trân trọng biết ơn các thế hệ cha ông đi trước đã góp phần mồ hôi, xương máu, công sức, của cải... làm nên những trang sử vẽ vang của địa pphương
- Trách nhiệm của các em đối với việc giữ gìn, phát huy các di tích lịch sử địa phương trong hiện tại cũng như mai sau
3. Về kĩ năng:
- Rèn học sinh kĩ năng quan sát, xác định trên lược đồ các địa danh có các khu di tích trên
II/ Các bước chuẩn bị:
1. Về phương pháp: Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh...
2. Phương tiện, tài liệu dạy học:
a. Giáo viên:
- Lược đồ hành chính Quảng Nam
- Tranh ảnh, tài liệu về các công trình kiến trúc của văn hóa Cham-pa
b. Học sinh:
- Nghiên cứu tài liệu giáo khoa giáo viên giao ở tiết học trước.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến bài học
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(4 phút) Giáo viên giải đề kiểm tra thi học kì II và nhận xét ưu điểm, tồn tại việc làm bài của học sinh
3. Hoạt động bài mới:
a. Giới thiệu bài(1phút) “Một điểm đến hai di sản văn hóa”. Đó chính là vùng đất Quảng Nam của chúng ta, nơi đã có hai công trình kiến trúc văn hóa độc đáo được UNESCO công nhận vào năm1999 đó chính là di tích Mỹ Sơn(thuộc văn hóa Cham-pa và phố cổ Hội An. Hôm nay các em cùng tìm hiểu về các di tích văn hóa cham-pa độc đáo này
b. Vào bài:
? Theo em di tích văn hóa Cham-pa gồm có những khu di tích nào?(Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương)
* Hoạt động 1: Cá nhân ( 10 phút)
1 Di tích Trà Kiệu:
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được di tích Trà Kiệu là công trình nghệ thuật có phong cách nổi tiếng nhất của Cham-pa
? Di tích Trà Kiệu hiện nay đang ở đâu? Đó là công trình gì của người Chăm?(ở Duy Sơn-Duy Xuyên; kinh đô đầu tiên của Cham-pa)
? Công trình di tích Trà Kiệu được xây dựng như thế nào?(Qui mô lớn, gồm thành quách lâu đài, đền thờ tôn giáo)
? Vì sao Trà Kiệu là công trình nổi tiếng của nghệ thuật Cham-pa?(kiến trúc và điêu khắc độc đáo)
1. Di tích Trà Kiệu:
- Nay thuộc Duy Sơn-Duy Xuyên-Quảng Nam
- Là kinh đô đầu tiên của vương quốc Cham-pa.
- Được xây dựng qui mô lớn, có kiến trúc điêu khắc nổi tiếng
* Hoạt động 2 Cá nhân/cả lớp( 12 phút)
+ Mục tiêu: Học sinh thấy được khu di tích Mỹ Sơn là khu thánh địa của Ấn Độ giáo là một công trình có sức hấp dẫn lôi cuốn các nhà nghiên cứu cũng như du khách trong và ngoài nước.
? Di tích Mỹ Sơn hiện nay ở đâu và được xây dựng như thế nào?(Duy Phú-Duy Xuyên; được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII....)
- Giáo viên: Giới thiệu tranh di tích Mỹ Sơn để học sinh quan sát
- Hiện nay tai di tích Mỹ Sơn chỉ còn lại 20 ngôi tháp và không ngôi nào còn nguyên vẹn, nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh tàn phá(minh họa thêm sự tàn phá của thực dân Pháp và My)
? Tại sao ngày nay di tích Mỹ Sơn trở thành vùng đất tham quan du lịch nổi tiếng của các du khách?(quan điểm kiến trúc, phản ảnh tư tưởng xã hội của nhân dân thời kì phong kiến)
- Giáo viên: Sau năm 1975 di tích Mỹ Sơn được bảo vệ trùng tu. Ngày 1-12-1999 UNESCO công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới.
2. Di tích Mỹ Sơn:
- Ở Duy Phú-Duy Xuyên-Quảng Nam
- Được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII gồm tất cả 70 kiến trúc. Nhưng hiện nay chỉ còn 20 ngôi tháp không nguyên vẹn
- Ngày 1-12-1999 UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
* Hoạt động 3: Cả lớp ( 10 phút) 
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được di tích Đồng Dương là một trong những công trình lớn của văn hóa Cham-pa
? Khu di tích Đồng Dương nay thuộc địa phận nào của tỉnh ta? Được xây dựng vào năm nào?(Bình Định- Thăng Bình; xây dựng năm 875 dưới triền vua In-đra-var-man II
? Tại sao nói di tích Đồng Dương là một thành phố như thành phố của thần In-đra? (Vì được trang hoàng lộng lẫy với một tổng thể lâu đài, chùa miếu lớn nhất và quan trọng nhất của Cham-pa)
- Giáo viên: Hiện nay toàn bộ khu di tích đã bị chiến tranh và con người biến thành bình địa.
? Ngoài các khu di tích ở trên, ở đất Quảng Nam em còn biết những di tích nào khác của nền văn hóa Cham-pa?( Tháp Bằng An, tháp Chiên Đàng, tháp Khương Mỹ)
- Giáo viên: Hiện nay muốn tham quan các hiện vật lưu giữ của Cham-pa. các em sẽ đến viện bảo tàng điêu khắc Cham-pa ở Đà Nẵng. Bảo tàng được xây dựng năm 1915 và được trưng bày với khoảng 300 tác phẩm
3.Khu di tích Đồng Dương:
- Ở Bình Định- Thăng Bình-Quảng Nam
- Được xây dựng năm 875 dưới triều vua In-đra-var-man II
- Là tổng thể lâu đài, chùa miếu lớn nhất và quan trọng nhất của Cham-pa
4. Hệ thống lại kiến thức:( 5 phút)
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về văn hóa Cham-pa? Xác định trên bản đồ Quảng Nam địa điểm có các di tích đó?
Câu 2: Qua tìm hiểu về nền văn hóa Cham-pa, em có nhận xét gì về trình độ phát triển của văn hóa Cham-pa?( nền văn hóa rực rỡ, phong phú...)
Câu 3: Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịc sử , danh lam thắng cảnh ở địa phương mình?( Đi tham quan, giữ vệ sinh môi trường, tố giác những kẻ phá phách di sản, chống mê tín dị đoan, tham gia lễ hội...)
5. Hướng dẫn về nhà:(2 phút) 
Trong dịp nghĩ hè của năm học này, nếu có điều kiện, các em sẽ cố gắng đi tham quan ở những vùng di tích(hoặc bảo tàng lịch sử) có liên quan đến nội dung của tiết học để hiểu biết thêm.
 Như vậy, để có được hai tiết soạn giảng theo phương pháp mới này, tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và đưa vào áp dụng giảng dạy ở trường mà lâu nay chưa thực hiện được, tôi đã thấy thành công ban đầu so hẳn với cách dạy cũ không có tài liệu.
Trên đây, chỉ là hai tiết soạn giảng minh họa cho các tiết lịch sử địa phương của lớp 6 và 7. Tôi xin được giới thiệu để giáo viên tham khảo soạn giảng các tiết còn lại theo tài liệu đã có sẵn ở phần a 
6. Kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình áp dụng những kinh nghiệm của mình vào nhiều năm giảng dạy tiết lịch sử địa phương lớp 6 và lớp 7, đã không ngừng góp phần quan trọng vào việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị, lòng yêu quê hương, càng tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc mình. Với lòng tự hào, hãnh diện về địa phương mình như vậy, các em cảm thấy mình có trách nhiệm nhiều hơn đối với thế hệ cha ông đi trước. Đó là giữ gìn, phát huy những gì mà ông cha ta đã để lại cho địa phương mình. Từ đó, chất lượng bài dạy của tôi ngày càng được nâng cao hơn, học sinh cảm thấy thích thú,ham muốn hơn khi học tiết lịch sử địa phương. 
 Trên thực tế qua các lần kiểm tra tôi đã so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rút ra được kết quả như sau:
*/ Lần kiểm tra thứ nhất:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém


SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8/5(Đối chứng)
40
6
15%
12
30%
16
40%
6
15%
0
0%
8/4(Thực nghiệm)
40
11
27,5%
17
42,5%
12
30%
0
0%
0
0%
*/ Lần kiểm tra thứ hai:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém


SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8/5(Đối chứng)
40
8
20%
12
30%
17
42,5%
3
7,5%
0
0%
8/4(Thực nghiệm)
40
13
32,5%
19
47,5%
8
20%
0
0%
0
0%
 Qua kết quả trên, cho tôi thấy rằng, trong quá trình giảng dạy lịch sử địa phương, người giáo viên nên không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm nhiều tài liệu mới, nhiều phương pháp mới để áp dụng giảng dạy, tất yếu sẽ đem lại kết quả hữu hiệu nhất như ta mong muốn. Với tiết dạy lịch sử địa phương trên, không những đem lại kết quả khả quan cho bạn trong dạy và học lịch sử mà tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú cho các em học lịc sử, các em không còn thụ động, nhàm chán chỉ ngồi nghe giáo viên trình bày rồi viết vào vở nữa. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho tất cả các học sinh cả lớp đủ mọi trình độ đều hăng hái tham gia sôi nổi, nhiệt tình, không rụt rè, nhút nhát để góp ý kiến xây dựng bài học.
 Như vậy, một tiết học ngắn ngủi, khi chúng ta biết sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhiều tư liệu lịch sử mới lạ ngoài sách giáo khoa mà đặc biệt tài liệu về lịch sử địa phương mình, là không phải tăng cường thông tin truyền đạt về mặt số lượng mà chính là phát triển chất lượng cho các em. Nghĩa là tư duy nguồn thông tin có sử lí và chọn lọc một cách khoa học sẽ phù hợp với trình độ của học sinh, chính vì vậy mà bài giảng trên lớp trở nên ngắn gọn, sinh động và sâu sắc hơn.
7. Kết luận:
Việc giảng dạy và đào tạo bộ môn lịch sử hiện nay ở trường phổ thông là một trong những bộ môn có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng rất cần được quan tâm và chú trọng, song người giáo viên phải biết tổ chức lớp học như thế nào để học sinh ham mê, hứng thú học tập là một vấn đề còn nan giải, đặc biệt lại là môn lịch sử địa phương. Nếu chỉ biết truyền thụ kiến thức, giao cho học sinh ngồi làm việc một cách thụ động, tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả học sinh nhàm chán, tiết học đơn điệu, kiến thức nghèo nàn.... Nếu dạy theo kiểu đó thì không thể xem là một tiết dạy lịch sử hấp dẫn lôi cuốn học sinh theo phương pháp dạy học hiện đại được, bởi vì lượng thông tin kiến thức cung cấp nghèo nàn, không phát huy được tính tích cực khi học sinh độc lập tư duy, sáng tạo làm việc. Xuất phát từ việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người giáo viên dạy sử phải biết phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trên lớp để học sinh tìm tòi khám phá, chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có như vậy mới khai thác được nội dung tài liệu giáo khoa, vừa sưu tầm những tranh ảnh lịch sử ở bên ngoài để đưa vào nội dung bài học, tạo nên một hiệu quả tổng hợp trong quá trình dạy và học lịch sử địa phương. Củng cố kiến thức cơ bản cho các em, vừa nắm vững được kiến thức lịch sử địa phương vừa giáo dục đạo đức truyền thống yêu quê hương, tự hào về quê hương của mình, vừa gây hứng thú học tập và kết quả tiếp thu bài tốt.
Nhưng trong quá trình thực hiện tiết dạy lịch sử địa phương, một số điều mà giáo viên cần lưu ý:
- Cần biết chắc lọc những lượng thông tin nào được tiến hành trong bài giảng, giáo viên không nên ôm đồm nhiều lượng kiến thức, dẫn đến tiết học nặng nề, phức tạp mà cần phải đưa ra những thông tin cần thiết sắp xếp cho phù hợp vừa đảm bảo thời gian vừa đảm bảo nội dung bài học chính xác, chất lượng tiết học đạt hiệu quả cao.
- Tài liệu phải chính xác, khoa học, có tác dụng giáo dục, tránh cục bộ cá nhân chủ nghĩa.
- Đối tượng chủ yếu là học sinh ở địa phương do đó khi giảng dạy, giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ, văn phạm rõ ràng, trôi chảy, mạch lạc, chặt chẽ nhằm tăng tính hấp dẫn
 Nói tóm lại: Việc giảng dạy tiết lịch sử địa phương ở lớp 6, 7 trường THCS được xem là một chuỗi kiến thức liên hoàn, là “Tài liệu sống” giúp các em dần dần làm quen với những kiến thức lịch sử mới lạ. Với việc áp dụng tiết dạy theo kiểu tiến hành này, các bạn sẽ góp phần không nhỏ vào việc đào tạo cho các em lòng tự tin vào sự nghiệp cách mạng, biết ơn những công lao của các thế hệ cha ông đi trước, các em sẽ cố gắng học tập và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống quý báu của lịch sử địa phương quê mình.
8. Đề nghị:
Đó chỉ là những kinh nghiệm sưu tầm, đúc kết của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy tiết lịch sử địa phương ở trường, chắc có lẽ không tránh phải những sai sót. Điều mong muốn chung của toàn thể giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử hiện nay là: Đề nghị ngành GD-ĐT mở chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn về tiết dạy này. Đồng thời, cung cấp, cập nhập những tài liệu, thông tin, tranh ảnh, thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ cho tiết dạy. Có như vậy, tiết dạy học lịch sử địa phương ngày càng được hấp dẫn ,lôi cuốn học sinh học tập và chất lượng đạt cao hơn. 
9. Phần phụ lục:
Một số tranh ảnh sử tham khảo giảng dạy lịch sử địa phương lớp 6:

Mộ chum(văn hóa Sa Huỳnh- Tiên Phước- quảng Nam)

 Phật viện Đồng Dương
 (văn hóa Đồng Dương-Thăng Bình)
Một số tranh ảnh sử tham khảo giảng dạy lịch sử địa phương lớp 7:
Chùa Cầu (Hội An)
Phố cổ Hội An
Tháp Bằng An(Điện Bàn)
 Tháp Khương Mỹ
 (Tam Xuân 1-Núi Thành)
Tháp Chiên Đàn (Phú Ninh)
Khu di tích Mĩ Sơn
(Duy Xuyên)
Sinh thực khí nữ (Yoni) và nam (Linga) tại Mỹ Sơn.

Sinh thực khí nữ (Yoni) tại Mỹ Sơn.

Bảo tàng Chăm
(Đà Nẵng)
Vũ nữ Trà Kiệu
(Quảng Nam)
10 tài liệu tham khảo:
1/ Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Văn Đoàn“Giáo trình lịc sử địa phương”- Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng- – Xuất bản tháng 5-2001
2/ Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Văn Đoàn “ Tài liệu dạy học lịch sử địa phương thành phố Đà Nẵng” – Sở GD-ĐT thành phố Đà Nẵng – – Xuất bản tháng 11-2001
3/ Tác giả: Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh, Nghiêm Đình Vì...“ Tài liệu SGK, SGV Lịch sử lớp 6,7” – NXB Giáo Dục – Xuất bản tháng 6- 2003 
4/ Tác giả Hà Nhật Thăng, Phạm Văn Hùng...“ Tài liệu SGK, SGV Giáo dục công dân lớp 7”- NXB Giáo Dục- Xuất bản tháng 6- 2003 
5/ Một số tài liệu, thông tin tham khảo khác...
11. Mục lục:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_day_tot_tiet_lic.doc