Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử

  1. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Hiện nay, đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường hội nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng thích ứng nhanh chóng và một nền tảng tri thức vững chắc. Trong bối cảnh đó, vai trò của giáo dục với sự nghiệp phát triển đất nước càng trở nên quan trọngvà cần thiết hơn bao giờ hết. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện, mỗi môn học, mỗi lĩnh vực lại có một vai trò nhất định.Với tư cách là một môn học trong nhà trường phổ thông, bộ môn Lịch sử cũng giống nhưcác bộ môn khác, góp phần giáo dục thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo đã xác định.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết, trong dạy học lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu như trong khoa học tự nhiên, cũng không thể tiến hành thí nghiệm để dựng lại lịch sử, bởi lịch sử là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Vì thế nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp. Chương trình lịch sử được cấu tạo từ các sự kiện từ quá khứ đến hiện tại. Cho nên quá trình học tập lịch sử bắt đầu từ việc biết và ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Mỗi sự kiện đều gắn liền với một thời gian, địa điểm và nhân vật khác nhau.

docx 13 trang SKKN Lịch Sử 28/06/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử
 giáo viên có thể dễ dàng nhận thấy, học sinh không nhớ hoặc nhớ không chính xác các sự kiện, các nội dung lịch sử, dẫn đến tình trạng sai xót, nhầm lẫn hoặc “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Xuất hiện tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, theo quan điểm cá nhân của mình, tôi cho rằng thực trạng trên là vì những lý do cơ bản sau:
Sách giáo khoa còn khá nặng về kiến thức, nội dung bài dạy dài và dàn
trải;
Cánh nhìn nhận của học sinh, phụ huynh và xã hội đối với môn học. Với
suy nghĩ Lịch sử chỉ là “môn phụ”; lịch sử không cần thiết, không thực tế với đời sống; đi học, đi làm chỉ cần giỏi Tiếng Anh, Công nghệ thông tin chứ không cần phải giỏi Lịch sử..
Một bộ phận giáo viên chưa thật sự tâm huyết với chính công việc của mình, chưa đầu tư nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra đánh giá (KTĐG) để tạo hứng thú học tập và thúc đẩy học sinh;
Ở nhiều sơ sở giáo dục, đặc biệt là những vùng khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu dạy – học của các môn học nói chung, môn lịch sử nói riêng.
Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Qua thực tế giảng dạy môn lịch sử nhiều năm ở nhà trường phổ thông, với quan điểm cá nhân “thầy cô là bạn, môn học là bạn”, tôi đã áp dụng rất nhiều phương pháp, cách làm khác nhau để kích thích học sinh học tập, ghi nhớ kiến thức. Có thể những phương pháp tôi đã thực hiện không phải là phương
pháp mới nhưng xin mạnh dạn chia sẻ trong đề tài này vì tôi nhận thấy nó phần nào giúp tôi và học sinh của tôi tháo gỡ thực trạng được nêu ở trên.
Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức theo bài, theo chủ đề, hay vấn đề lịch sử
Làm tốt công tác tâm lý cho học sinh
Đây là một trong những phương pháp và cũng là quan điểm mà tôi cho rằng rất cần thiết, quan trọng để có thể thay đổi chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử trong nhà trường. Cá nhân tôi hiểu và áp dụng phương pháp này theo hướng “đánh vào tâm lý” của học trò để khơi dậy hứng thú học tập của các em.
Trước tiên, tôi luôn quan niệm, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người thầy. Do đó, người thầy phải tạo được sức thu hút của môn học đối với học trò của mình; bởi một lẽ đơn giản, muốn học sinh học tốt, nhớ tốt kiến thức môn học thì phải khiến học sinh có hứng thú với môn học đó. Vì vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi luôn dành một khoảng thời gian để trò chuyện với học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em với môn Lịch sử và thầy cô phụ trách đứng lớp. Tôi đặt ra một vài quy định riêng của bộ môn và áp dụng cho cả năm học, cho học sinh thảo luận và đi đến thống nhất để cô trò cùng thực hiện, trong đó tất nhiên phải có quy định về vấn đề học bài cũ và ghi nhớ kiến thức.
Trong từng giờ học, tôi luôn thực hiện theo đúng quan điểm và phương châm của mình: “thầy cô là bạn, môn học là bạn” bằng cách gần gũi với trò, tạo tâm thế thật tốt cho các em, không gây căng thẳng, áp lực, tạo cảm giác uể oải, nặng nề. Vừa dạy kiến thức tôi vừa kết hợp chia sẻ về cuộc sống về tình bạn, về kĩ năng giao tiếp, ứng xử để học trò lĩnh hội thêm những tri thức phong phú khác, tuy rất nhỏ thôi nhưng thiết thực và hữu ích cho các em. Tôi nghĩ rằng, một khi học sinh cảm nhận được sự thấu hiểu, gần gũi của thầy cô và của môn học với mình thì việc thúc đẩy các em học tập sẽ không phải là vấn đề quá khó khăn nữa.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Chúng ta đều biết, quy luật nhận thức của con người là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy, muốn học sinh nhớ tốt và nhớ lâu các kiến thức lịch sử thì việc sử dụng công nghệ thông tin để tăng sự sinh động, hấp dẫn cho các bài giảng là điều vô cùng cần thiết. Trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử, cá nhân tôi đã sử dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các tiết dạy, đặc biệt là những trường hợp như:
Dạy học về các anh hùng dân tộc, chân dung các nhân vật lịch sử
Dạy học về các trận đánh lớn, các cuộc chiến tranh
Thiết kế các nhiệm vụ học tập, các trò chơi, hoạt động khởi động cho giờ học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với lời phân tích, giảng giải của giáo viên thay vì việc chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại đơn thuần sẽ giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn nội dung bài học cũng như các sự kiện lịch sử được tiếp cận trong bài.
Ví dụ, khi dạy Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925 (Lịch sử 9), trước khi tìm hiểu những hoạt động cách mạng của Người trong từng thời kì ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, tôi sử dụng CNTT trình chiếu sơ đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1941.
Khi chiếu lược đồ trên, học sinh vừa quan sát, giáo viên vừa khái quát lại hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu tiên từ 1911 đến 1918 (học sinh đã được học ở lớp 8) vừa giới thiệu khái quát cho các em chặng đường hoạt động cách mạng tiếp theo của Người. Cách làm này vừa giúp học sinh nhớ lại, tái hiện lại và khắc sâu được kiến thức cũ vừa giúp các em có hứng thú để tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức mới.
Sử dụng Infographic, mind map (bản đồ, sơ đồ tư duy)
Đây là một cách làm không mới nhưng có hiệu quả rất cao đối với việc giúp học sinh ghi nhớ sự kiện và kiến thức lịch sử. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp đòi hỏi người thầy phải rất tâm huyết và mất rất nhiều thời gian xây dựng, thiết kế. Infograpphich, mind map hay bản đồ, sơ đồ tư duy vừa phải đảm bảo khái quát được kiến thức, vừa phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ thì mới phát huy được hiệu quả ghi nhớ như mong muốn.
Ví dụ, Ở lớp 9,sau khi học xongChương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau CTTG II, giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố, khắc sâu kiến thức. GV chiếu sơ đồ như minh họa rồi yêu cầu học sinh nhắc lại, hoàn thiện những thông tin còn bỏ lửng. Cách làm nay sẽ giúp các em tái hiện lại và ghi nhớ tốt những nội dung chính của bài học.
Hay, sau khi học xong bài 14: “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”, GV hướng dẫn HS lập và giải thích sơ đồ sau (bằng cách điền vào những chỗ (..) có thể xem đây là một bài tập về nhà) để củng cố,khắc sâu kiến thức đã học
Kinh tế
Nông nghiệp
Chương trình
khai thác lần II của Pháp
Chính trị,văn
hóa,giáo dục
Xã hội phân
hóa
-Địa chủ phongkiến.
- .
- .
Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có ngày, tháng giống nhau, hay số cuối của năm giống nhau
Ví dụ, khi dạyBài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Lịch sử 9),giáo viên có thể giúp học sinh ghi nhớ mốc thời gian các sự kiện bằng cách thống kê các sự kiện theo thứ tự các tháng trong năm như sau:
Năm
Sự kiện
1944
Đầu tháng 5 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sắm vũ khí đuổi thù chung”
22/12Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập
1945
9/3 - Nhật đảo chính Pháp

12/3 – Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta
15/4 – Hội nghị quân sự Bắc Kì được triệu tập
20/4 – Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam
15/5 – Hợp nhất các Trung đội Cứu quốc quân với Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân
4/6 – Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc

Hay, sau khi học xong chương trình Lịch sử lớp 9, giáo viên yêu học sinh thống kê lại các sự kiện diễn ra vào năm 1945. Học sinh sẽ nhớ lại và thống kê được một số sự kiện như:
Chiến tranh thế giới thứ 2
Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam
Thắng lợi của cách mạng In-đô-nê- xi-a
Thành công của cách mạng Lào..
Xây dựng đề cương ôn tập cho học sinh
Đây là một khâu cực kì quan trọng trong quá trình ôn tập của học sinh, nó ảnh hưởng rất nhiều tới việc ôn tập và kết quả học tập của các em. Trong quá trình công tác và quan sát từ bạn bè đồng nghiệp, tham khảo trên mạng in-ter-net, tôi được tiếp cận với rất nhiều kiểu đề cương ôn tập khác nhau. Tuy nhiên có những đề cương quá sơ lược, không cung cấp đủ kiến thức cần thiết, ngược lại có những đề cương quá dàn trải khiến học sinh càng thêm phần “ngại” khi học và ôn thi. Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, khi xây dựng đề cương ôn tập cho học sinh tôi thực hiện theo cách như sau:
Đối với thi tự luận. Trước tiên, tôi xây dựng đề cương theo hướng bám sát sách giáo khoa, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản để học sinh ôn tập.
Sau khi học sinh đã nắm được kiến thức cốt lõi, tôi tiến hành bước hai là xây dựng đề cương nâng cao, mở rộng. Giáo viên là người tung ra vấn đề, học sinh suy nghĩ ở nhà, trao đổi, thảo luận tại lớp rồi giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi vở. Cũng có khi bước hai này tôi thực hiện bằng cách xây dựng đề kiểm tra trong đó có lồng ghép các câu hỏi cơ bản để kiểm tra kiến thức, vừa có câu hỏi nâng cao để học sinh tự tìm hướng giải quyết. Sau đó giáo viên mới chữa bài. Khi học sinh tự tìm tòi, tự giải quyết vấn đề học sinh sẽ ghi nhớ tốt hơn rất nhiều so với được cung cấp và tiếp nhận một cách thụ động.
Đối với thi trắc nghiệm. Nhiều năm qua, tỉnh Nam Định áp dụng bài thi Tổ hợp với học sinh lớp 9 theo hình thức thi trắc nghiệm. Tôi luôn quan niệm muốn làm được câu hỏi trắc nghiệm thì học sinh cũng phải đi từ kiến thức cơ bản. Vì vậy, tôi rất chú trọng công tác xây dựng đề cương. Một cách làm mà tôi đã thực hiện rất nhiều năm, mang lại hiệu quả tích cực đó là khi xây dựng đề cương ôn tập, tôi xây dựng 2 loại đề cương: một là đề cương lý thuyết, hai là đề cương trắc nghiệm. Với đề cương lý thuyết, tôi xây dựng rất ngắn gọn, tập trung vào các kiến thức cơ bản theo từng chủ đề, làm sao để học sinh có thể học nhanh nhất và ghi nhớ nhanh nhất. Sau đó, những câu hỏi thông hiểu, vận dụng tôi thiết kế dưới dạng đề cương câu hỏi trắc nghiệm để học sinh dựa vào kiến thức cơ bản tự phân tích, tự làm. Cuối cùng, tại lớp, tôi cùng các em trao đổi, phân tích làm rõ vấn đề và xác định đáp án đúng. Cách này cực kì hiệu quả và giúp các em ghi nhớ rất lâu.
Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử, sự kiện đơn lẻ
Liên hệ các sự kiện đang học với mốc thời gian đáng ghi nhớ và rất quen thuộc
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta đều có những mốc thời gian, những ngày kỉ niệm, những dịp đặc biệt quen thuộc mà chúng ta luôn ghi nhớ. Ví dụ như ngày sinh nhật của mình, sinh nhật của bạn thân, kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ hay các ngày lễ lớn của dân tộc, của nhân loại. Đây chính là một mẹo nhỏ
giúp học sinh liên hệ để ghi nhớ lâu hơn các sự kiện lịch sử được học.Từ mốc thời gian quen thuộc đó học sinh suy ra mốc thời gian các sự kiện tiếp theo. Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên cần liên hệ những sự kiện lịch sử đang học với vốn kiến thức về thời gian, sự kiện mà các em đã nhớ. Từ đó giúp các em nhớ chính xác mốc thời gian các sự kiện lịch sử, hơn nữa còn tác động đến khả năng tư duy và nhận thức của học sinh.
Ví dụ, khi dạy Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)(Lịch sử 9)
Để trình bày được diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 học sinh cần phải nhớ thời gian diễn ra các chiến dịch. Để học sinh nhớ được giáo viên giúp học sinh ghi nhớ bằng cách: Lấy chiến dịch Trung Lào (12/1953) làm mốc, sau đó cứ một tháng thì diễn ra một chiến dịch. Như vậy học sinh sẽ nhớ được Chiến dịch Thượng Lào vào tháng 1/1954 và chiến dịch Bắc Tây Nguyên là tháng 2/1954.
Khi học mục “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ” các em phải nắm vững 3 đợt tấn công của quân ta vào cứ điểm Điện Biên Phủ bằng cách: lấy sự kiện này 8/3 (ngày quốc tế phụ nữ) làm điểm tựa và suy ra cách 5 ngày quân ta mở đợt tấn công đầu tiên và đợt 1 diễn ra trong 5 ngày. Như vậy các em sẽ nhớ được đợt 1 diễn ra từ 13/3/1954 đến 17/3/1954. Cứ như vậy các em tìm cách nhớ đợt 2 và đợt 3.
Sử dụng tài liệu văn học (thơ, ca, hò vè ) gắn liền với mốc thời gian diễn ra sự kiện lịch sử
Các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc và nhân loại thường được dựng lại thành phim, được thể hiện trong thơ, ca, nhạc, hoạ, nhất là trong lĩnh vực văn học. Với những bài thơ lịch sử này dễ dàng giúp học sinh hiểu và nhớ lâu các sự kiện xảy ra.
Ví dụ, khi dạyBài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925 , để giúp học sinh ghi nhớ sự kiện tháng 7 năm 1920
Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, giáo viên sử dụng đoạn thơ sau:
“Luận cương đến Bác Hồ
Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
 Khi dạy Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Lịch sử 9) để học sinh nhớ sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, giáo viên đọc cho hcoj sinh nghe những câu thơ sau đây:
“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...” (Trích Thơ Tố Hữu)
Hay, khi dạy Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc ( 1953 – 1954),khi học mục “ Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ” để học sinh nhớ được thời gian diễn ra 3 đợt tấn công là bao nhiêu ngày giáo viên đọc cho học sinh nghe đoạn thơ:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng, đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non
Gan không núng Chí không mòn !”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu)
Như vậy thời gian diễn ra chiến dịch là 56 ngày, và từ mốc mở đầu học sinh sẽ suy ra ngày kết thúc chiến dịch là 7/5/1954.
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khi thực hiện những biện pháp trên trong quá trình dạy học tôi đã bước đầu thu được nhiều kết quả .
Học sinh đã nhớ được một cách chính xác các kiến thức lịch sử, các mốc thời gian diễn ra sự kiện lịch sử, nhiều học sinh còn nhớ cả các câu thơ và tự lấy được các câu thơ khác làm cách nhớ riêng cho bản thân.
Giờ học Lịch sử không còn buồn tẻ, chán nản mà thay vào đó không khí học tập hào hứng hơn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài, hoàn thành bài tập lịch sử được giao tại lớp và ở nhà. Đặc biệt các bạn rất hứng thú với việc tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy đề ghi nhớ kiến thức.
Kết quả học tập và thi cử của học sinh đối với môn học cũng vì vậy mà được cải thiện và giữ vững. Nhiều năm liền, Sở giáo dục tỉnh Nam Định tổ chức thi bài thi môn Lịch sử, đặc biệt là bài Tổ hợp đối với học sinh lớp 9, trong đó có môn Lịch sử, chất lượng bài thi của học sinh trường Liên Bảo luôn đứng trong top đầu của Huyện.
Khả năng áp dụng và nhân rộng
Qua quá trình thực tế áp dụng tại cơ sở, tôi nhận thấy, những kinh nghiệm mà tôi chia sẻ ở trên có tính khả thi, có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh và mọi cơ sở giáo dục phổ thông. Giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn và vận dụng phương pháp phù hợp cho từng kiểu bài lên lớp.
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan sáng kiến này không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác !
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Trần Thị Hải Ninh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_ghi_n.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử.pdf