Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử cấp THCS

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, do tác động của xã hội, sự ứng dụng và phát triển của khoa học tự nhiên ngày càng chiếm ưu thế nên xu hướng học tập của học sinh chưa có sự cân đối giữa các môn khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội.

Mặt khác, do nhu cầu học tập của học sinh cũng như gia đình trong định hướng phát triển tương lai, nghề nghiệp của con em mình sau này, coi trọng các môn khoa học tự nhiên hơn các môn khoa học xã hội.

Do đặc trưng của các môn học xã hội thường mang tính hàn lâm, lý luận, có nhiều sự kiện đặc trưng nhất là môn học lịch sử nên chưa tạo được sự đam mê, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh học tập môn lịch sử còn thụ động, máy móc, học vì điểm số chứ chưa ý thức được vai trò của tự học của cá nhân trong việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức.

Một số giáo viên chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo lối mòn cũ, chưa vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nên không tạo được sự hứng thú, đam mê cho học sinh trong học tập nói chung và môn học lịch sử nói riêng.

doc 30 trang SKKN Lịch Sử 25/04/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử cấp THCS
trình dạy học giáo viên không nên thiên về tiếp thu kiến thức mà phải uốn nắn cho các em cách tự học hiệu quả cho cả ở trên lớp và ở nhà. Luôn tạo tâm lý thoải mái, động viên khích lệ học sinh tham gia học tập tích cực. Khi đã ý thức được điều này các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức. Làm được hài hòa giữa các giải pháp và biện pháp nêu trên chắc chắn cả người dạy và người học đều đạt được kết quả như mong muốn.
Giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử nói riêng cũng như các bộ môn học khác nói chung có dạy gì thì cũng trên cơ sở kiến thức nền tảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, có thêm phần nâng cao cho học sinh. Giáo viên phải luôn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo để học sinh không bị nhàm chán. Mục tiêu cuối cùng là giúp các em có thể hệ thống lại kiến thức và vận dụng làm bài nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Để thực hiện các giải pháp, biện pháp trên giáo viên phải xác định mục tiêu dạy học, số lượng học sinh giỏi bộ môn các cấp, tỉ lệ trung bình . Mục tiêu này phải được thể hiện cụ thể từ kế hoạch của cá nhân, đến tổ chuyên môn và kế hoạch của nhà trường, đồng thời phải nêu được biện pháp để thực hiện được mục tiêu Xây dựng chỉ tiêu phải hợp lí, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường, khả năng của học sinh và năng lực của giáo viên. 
Giáo viên phải tâm huyết với nghề, kiên trì trong dạy học với mọi đối tượng học sinh. Phải có mục tiêu kế hoạch riêng của mình bao gồm kế hoạch ngắn hạn cụ thể và tổng quát dài hạn trên cơ sở đó sẽ triển khai thực hiện như thế nào, phối hợp cùng các giáo viên khác ra sao để vừa đạt được mục tiêu của mình mà không làm ảnh hưởng đến việc học chung các môn học khác. Giáo viên phải tự trang bị các sách tài liệu tham khảo và sưu tầm nội dung, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học hiệu qủa. Tự đặt mục tiêu cho mình và phấn đấu để thực hiện hoàn thành mục tiêu đó. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, đi thực tế gia đình học sinh; tìm hiểu tâm lý học sinh ...từ đó, xác định nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. Bên cạnh đó giáo viên phải thường xuyên kiểm tra để nâng cao chất lượng bộ môn.
 Học sinh phải luôn nâng cao ý thức phấn đấu trong học tập, có mục tiêu, thời gian biểu cụ thể, hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa học tập, sinh hoạt, giải trí và lao động giúp đỡ gia đình đồng thời không ảnh hưởng đến việc học tập các môn khác. Luôn có thái độ tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập. Học và vận dụng kiến thức làm bài kiểm tra, hiểu bài chứ không phải học thuộc lòng, học vẹt, học theo lối mòn cũ, máy móc, rập khuôn kiến thứcMuốn vậy lại đòi hỏi ở người giáo viên phải sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để đạt hiệu quả như mong muốn.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi và hiệu quả ứng dụng
*Kết quả khảo nghiệm
Qua thực tế dạy học của bản thân tôi nhận thấy ở các em phải có sự đam mê tìm hiểu, học hỏi, sự hứng thú với các môn học mới đem lại hiệu quả học tập. Cũng thông qua quá trình vận dụng kiến thức, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong công tác giảng dạy mà tôi nhận thấy kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu này có sự tích cực hơn trong dạy học thông qua một số câu hỏi khảo nghiệm thực tế một số học sinh cụ thể như sau:
1. Hãy cho biết ý kiến của em về môn học lịch sử:
A. Rất thích 	1/10
B. Thích	 	4/10
C. Không thích	5/10
2. Vì sao em thích học môn lịch sử ?
A. Thầy, cô dạy sinh động, dễ hiểu	5/10
B. Có nhiều sự kiện mà chỉ học môn lịch sử mới biết	10/10
C. Giúp ta hiểu biết thêm về cội nguồn dân tộc	8/10
3. Vì sao em không thích học môn lịch sử ?
A. Do đặc thù bộ môn không giống các môn học xã hội khác, nhiều kiến thức trong một tiết học, rất khó ghi nhớ	7/10
B. Bài học lịch sử phải tư duy logic nhiều	3/10
4. Khó khăn của em trong môn lịch sử là gì:
A. Quá nhiều sự kiện, khó ghi nhớ	6/10
B. Mất rất nhiều thời gian để học	4/10
5. Sự giảng dạy của thầy, cô giáo môn lịch sử theo em là:
A. Sinh động, dễ hiểu	5/10
B. Bình thường	4/10
C. Khô khan, khó hiểu	1/10
6. Cách tự học của em trong môn học lịch sử là:
A. Học thuộc lòng	3/10
B. Nắm các nội dung, sự kiện chính và hướng đến hiểu biết lịch sử	2/10
C. Viết nội dung chính của bài, của chương ra giấy sau khi đã học.	1/10
D. Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa 	4/10
7. Phương pháp tự học ở nhà có giúp em tiếp thu bài học dễ dàng không:
A. Có	7/10
B. Không	3/10
8. Theo em, hiệu quả tự học của học sinh có khả quan không?
A. Có	7/10
B. Không	3/10
C. Dựa vào nhiều yếu tố khác	0/10
9. Nếu chủ động vận dụng các phương pháp tự học mà thầy, cô giáo đã hướng dẫn của môn lịch sử vào các môn học khác có đạt hiệu quả không?
A. Có	8/10
B. Không	2/10
10. Hiệu qủa của môn học lịch sử theo em là dựa vào:
A. Thầy, cô giáo hướng dẫn cách tự học cho em trong môn lịch sử	8/10
B. Tự học theo cách học của bản thân	2/10
11. Em thích học lịch sử theo phương pháp nào trên lớp ?
A. Thống kê sự kiện theo thời gian bằng phương pháp thảo luận nhóm 6/10
B. Trả lời vấn đáp với thầy, cô giáo	2/10
C. Trình bày hiểu biết của em về nội dung bài học mới trước khi thầy, cô hướng dẫn học tập	2/10
12. Em không thích cách dạy học môn lịch sử nào của thầy, cô trên lớp:
A. Luôn kiểm tra bài cũ đầu giờ học	8/10
B. Luôn yêu cầu học sinh phải trả lời vấn đáp 	5/10
C. Luôn yêu cầu học sinh phải trình bày hiểu biết của em về nội dung bài học mới trước khi thầy, cô hướng dẫn học tập	5/10
D. Ít khi kiểm tra bài cũ	3/10
13. Trong các dạng bài ôn tập lịch sử trên lớp, em muốn thầy cô dạy học theo cách nào ?
A. Ôn tập theo y hệt câu hỏi trong sách giáo khoa	5/10
B. Luôn yêu cầu học sinh tự trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa rồi chữa bài 	5/10
C. Hướng dẫn cho học sinh trả lời các câu hỏi rồi chữa bài	8/10
D. Hướng dẫn sơ lược toàn bộ rồi giao cho học sinh về nhà làm vào vở 0/10
14. Trong các dạng bài có nội dung về diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch, em muốn thầy, cô giáo dạy học theo cách nào ?
A. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 	10/10
B. Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và trình bày diễn biến theo lược đồ trong sách giáo khoa 	2/10
C. Hướng dẫn cho học sinh học diễn biến bằng hình thức trình bày nội dung theo tranh minh họa	10/10
D. Hướng dẫn sơ lược rồi giao cho học sinh về nhà tự trình bày 	0/10
15. Em có thích cách học lịch sử bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo không?
A. Rất thích	10/10
B. Không thích	0/10
16. Em thích cách học lịch sử bằng hình thức nào?
A. Hỏi, đáp giữa thầy cô giáo và học sinh	4/10
B. Giao việc về nhà	2/10
C. Thảo luận nhóm 	5/10
17. Em có thích cách học lịch sử bằng hình thức kể chuyện theo tranh minh họa không?Vì sao?
A. Rất thích, vì bài học sinh động, hấp dẫn	7/10
B. Không thích vì phải chuẩn bị hình ảnh minh họa, mất thời gian 	3/10
18. Em thích học phần nào trong tiết học lịch sử nhất? Vì sao?
A. Phần vào bài (khởi động) vì bài học sinh động, hấp dẫn ngay từ đầu 8/10
B. Phần tìm hiểu kiến thức, vì được nghe thầy, cô giáo kể chuyện lịch sử 5/10
C. Phần củng cố, vì giờ học kết thúc	2/10
19. Em có thích cách học lịch sử bằng hình thức giao việc của thầy, cô giáo không?Vì sao?
A. Rất thích, vì em thích học theo nhóm	4/10
B. Không thích, vì em còn phải học các môn học khác	6/10
20. Hãy nêu những kiến nghị của em đối với thầy (cô) giảng dạy môn lịch sử hiện nay để nâng cao chất lượng bộ môn? 
Kết quả trên sẽ giúp giáo viên nắm được các thông tin về ý thức học tập, thái độ của học sinh đối với bộ môn, từ đó có định hướng về phương pháp, nội dung dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh và lựa chọn đối tượng để bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đạt hiệu quả.
*Giá trị khoa học 
Đề tài nghiên cứu của bản thân là không mới nhưng nếu người dạy không có biện pháp duy trì và phát huy vai trò tự học của học sinh trong môn học thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng dạy học nói chung. Qua ý thức tự học của học sinh, giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá học sinh và lựa chọn được được ngũ học sinh giỏi có chất lượng làm cơ sở, nền tảng cho học sinh phấn đấu học tập sau này.
Với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trên, chất lượng học tập bộ môn lịch sử ở các lớp tôi đảm nhiệm đạt hiệu quả cụ thể như sau:
*Kết quả chất lượng môn lịch sử trong 3 năm học từ 2015 đến học kì 1 năm học 2017 - 2018:
Năm học
Tổng số HS
Giỏi
Tỉ lệ
%
Khá
Tỉ lệ
%
TB
Tỉ lệ
%
Yếu-
Kém
Tỉ lệ
%
Trên TB
Tỉ lệ
% 

2015
-2016
Khối 6
(97)

34

20.61

30

18.18

29

17.58

4

2.42

93

95.87
Khối 9
(187)

65

34.76

58

31.02

57

30.48

7

3.74

180

96.26

2016 -2017
Khối7
(93)
28
30.11
38
40.86
27
29.03
0
0

93

100
Khối 9
(158)

26

16.46

63

39.87

66

41.77

3

1.9

155

98.1

2017-2018
(học kì 1)
Khối 7
(69)

20

28.99

24

34.78

20
28.99

5

7.24

64

92.76
Khối 9
(149)

33
22.15

44

29.53

61

40.94

11

7.38

138

92.62
* Kết quả học sinh giỏi bộ môn lịch sử năm học 2014 - 2018:
Năm học
HSG cấp trường
HSG cấp huyện
HSG cấp tỉnh
2014 - 2015
5
3
3 (3 giải ba)
2015 - 2016
6
2
2 (2 giải khuyến khích)
2016 - 2017
6
3
2 (1 giải ba, 1 giải khuyến khích)
2017 - 2018
8
4
Chưa dự thi
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận
Môn lịch sử là môn học có tầm quan trọng nhất định trong hệ thống giáo dục của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Nó không chỉ là môn học tái hiện lại lịch sử theo thời gian, không gian mà còn là môn học tác động giáo dục rất lớn trong việc giáo dục lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ. Bởi quá khứ hào hùng của dân tộc, của ông cha khiến thế hệ trẻ hôm nay tiếp bước noi theo. Việc nâng cao nhận thức cho các em trong học tập bộ môn lịch sử không chỉ để nâng cao chất lượng học tập mà còn nâng cao vị thế của bộ môn trong trường học, nâng cao chất lượng đầu vào của các trường chuyên nghiệp. Đòi hỏi người giáo viên trong quá trình dạy học phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học bên cạnh sự tâm huyết, nhiệt tình. Do đó, vai trò của giáo viên trong việc thiết kế xây dựng kế hoạch, thiết kế bài giảng là một vấn đề cần nhiều thời gian và tư liệu để thực hiện, đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo chứ không theo một khuôn mẫu rập khuôn. Song để thực hiện được yêu cầu đề ra thì ngoài yếu tố của người thầy học sinh đóng vai trò quyết định thành công hiệu quả của chất lượng bộ môn. Do đó, trong quá trình giảng dạy cần linh hoạt, sáng tạo dựa trên thực tế học lực của học sinh, ra đề kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh, luôn tạo điều kiện để các em phát huy năng lực bản thân qua đó nâng cao chất lượng dạy học đại trà và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên lựa chọn được đội tuyển để bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi các cấp.
Xây dựng kế hoạch và mục tiêu phấn đấu cụ thể, phải luôn học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, liên tục, luôn tự đổi mới phương pháp dạy học, luôn giữ động lực phấn đấu cho bản thân trong suốt quá trình giảng dạy, tâm huyết với nghề bởi đây là điều kiện cần thiết đầu tiên cho sự thành công trong dạy học.
Phải phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học để vận dụng phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Không nên gây áp lực cho học sinh trong kiểm tra, thi cử làm cho học sinh dễ bị tâm lý dẫn đến kết quả ngược lại không như mong muốn. Thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, kích thích sự ham học của các em góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Không tham lam nhồi nhét kiến thức song cũng cần mạnh dạn cung cấp những kiến thức nâng cao và kiến thức khoa học lí luận bộ môn để làm nền tảng nhận thức cho học sinh. Chú ý rèn luyện kĩ năng song song với dạy kiến thức tăng cường tối đa việc trao đổi giữa thầy và trò tạo động lực bằng cách kích thích nhu cầu tự học của bản thân. 
Có sự tư vấn kịp thời cho học sinh, giúp các em yêu thích bộ môn từ đó hình thành ở các em ý thức tự giác cao trong học tập, luôn xác định yếu tố tự học của mình là cái gốc để tạo sự thành công. Song không giao khoán cho học sinh nội dung học tập ở nhà mà phải có sự định hướng tránh sự nhàm chán nâng cao chất lượng học tập hiệu quả. Giáo viên kết hợp lồng ghép việc truyền thụ kiến thức trên lớp với việc giáo dục tinh thần tự giác tự học của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Có như thế học sinh mới thêm yêu thích bộ môn và phát huy được tinh thần tự giác trong việc tự học.
	2. Kiến nghị
Trên cơ sở của thực tế giảng dạy của bản thân, đề tài này sẽ tiếp tục bổ trợ thêm cho đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy học phát huy vài trò tự học của học sinh trong môn lịch sử cấp THCS. Song rất cần có sự phối hợp của cha mẹ học sinh, những người trực tiếp quản lý con em của mình ngoài giờ học trên lớp. Chính họ sẽ cùng góp vào sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường bởi giáo dục toàn diện cần có cả gia đình, nhà trường và xã hội. 
Trên đây là những vấn đề cơ bản về một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học của bản thân trong môn lịch sử cấp THCS tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn mà tôi đã đúc kết trong quá trình thực tiễn để chia sẻ cùng đồng nghiệp. Rất mong sự góp ý nhiều hơn để cùng hướng đến mục tiêu giáo dục hiện nay.
	Buôn Trấp, tháng 3 năm 2018
	Người viết
	Nguyễn Thị Minh Tính
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học tích cực ở trường phổ thông - NXB GD 
2. Tài liệu sách giáo khoa lịch sử, hướng dẫn học khoa học xã hội lớp 6,7,8,9 - NXB GD năm 2017
3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử trung học cơ sở - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2017
4. Tâm lý giáo dục lứa tuổi học sinh ở trường phổ thông 
	5. Tư liệu dạy học tham khảo
MỤC LỤC
Nội dung
Số trang
I. Phần mở đầu
1- 2
1. Lý do chọn đề tài
1 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
1
3. Đối tượng nghiên cứu
1
4. Giới hạn của đề tài
2
5. Phương pháp nghiên cứu.
2
II. Phần nội dung
2 - 21
1. Cơ sở lý luận
2
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2 - 5
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
5 - 21
a. Mục tiêu của giải pháp
5
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
5 - 21
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 21 - 22
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
22 - 26
Phần kết luận, kiến nghị
26 - 28
1. Kết luận
26 - 27
2. Kiến nghị
27 - 28

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_phat.doc