Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả trong môn Lịch sử 6 - Trường THCS Dân Lý

Là ngư­ời giáo viên trực tiếp cầm phấn giảng dạy bộ môn Lịch sử,bản thân tôi rất băn khoăn về vấn đề học tập bộ môn này của các em. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử là cả một vấn đề rất nan giải.

Từ đó đặt ra yêu cầu đối với cả người dạy và người học là: Trò thì hứng thú, say mê, Thầy thì thì phát huy được tính tích cực ở trò, phải khơi dậy được niềm đam mê ở trò... Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu về một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lư­ợng dạy học ở bộ môn Lịch sử.

Ngày nay giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình . Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” - Đại hội IX

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh thì giáo dục còn có sứ mệnh giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, đào tạo ra những con người biết làm việc trong môi trường hợp tác, hòa nhập quốc tế và công nghệ cao; hướng tới đào tạo người công dân toàn cầu.

doc 14 trang SKKN Lịch Sử 03/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả trong môn Lịch sử 6 - Trường THCS Dân Lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả trong môn Lịch sử 6 - Trường THCS Dân Lý

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả trong môn Lịch sử 6 - Trường THCS Dân Lý
u hoặc đưa ra những giải pháp, những kiến nghị, những quan niệm mới
 Trong quá trình dạy học, giáo viên thường sử dụng cả 2 hình thức thaỏ luận sau:
- Thảo luận theo nhóm: Học sinh làm việc thành từng nhóm khoảng từ 4-6 người một nhóm. Các nhóm có thể thảo luận những vấn đề khác nhau. Khi thảo luận trong nhóm, tất cả mọi người đều phải tham gia kể cả các em vốn ít nói, dè dặt đều có cơ hội trình bày ý kiến của mình. Sau khi đại diện các nhóm lên báo cáo, giáo viên sẽ là người tổng kết thảo luận.
- Thảo luận cả lớp: được tiến hành để tăng số lượng học sinh tham gia, tăng giá trị nhận thức, thúc đẩy việc suy nghĩ có phê phán. Áp dụng hình thức này, giáo viên phải bao quát được toàn bộ lớp học, tránh tình trạng một số em ngồi chơi, gây mất trật tự trong lớp.
b. Quy trình chung:
 Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận
 Chọn nội dung thảo luận thích hợp với học sinh. Trước khi đưa ra vấn đề  thảo luận, giáo viên phải nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ suy nghĩ gì về vấn đề này. Nếu có thể, giáo viên giao nhiệm vụ trước cho học sinh chuẩn bị ở nhà. Những nhiệm vụ này phải cụ thể, sát với nội dung thảo luận.
 Bước 2: Tiến hành thảo luận
- Mở đầu thảo luận, giáo viên thông báo về vấn đề cần thảo luận, hình thức và cách thức thảo luận.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm làm việc độc lập.
- Đại diện nhóm đưa ra ý kiến của nhóm mình để thảo luận trước cả lớp.
Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên làm nhiệm vụ quan sát theo dõi, giúp đỡ khi cần thiếtvà khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân học sinh.
 Bước 3: Tổng kết và đánh giá thảo luận.
- Giáo viên hoặc học sinh tổng kết thảo luận và trình bày những ý kiến đã được thống nhất của tập thể học sinh. Sau cuộc thảo luận có thể kết thúc mở, tức là không nhất thiết phải đi tới việc xác định đúng hoặc sai.
- Giáo viên đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần thái độ làm việc chung của các nhóm, của cá nhân.
c. Một số lưu ý
- Đối với học sinh lớp 6, giáo viên cần chọn vấn đề thảo luận hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống của học sinh và cũng có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Giáo viên phải xác định rõ mục đích thảo luận để từ đó xác định nội dung, hình thức và thời điểm thảo luận cho phù hợp.
- Khi thảo luận, không nên gò ép, áp đặt học sinh nói theo ý của giáo viên. Cần động viên các em mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm riêng. Ý kiến của các em dù chưa đúng vẫn nên trân trọng và phân tích góp ý để các em đi tới được nhận thức đúng.
2.4. Một số giải pháp cụ thể :
a. Chuẩn bị :
- Theo tôi đặc thù khối 6 ở Trường Trung học cơ sở Dân Lý thì mỗi lớp có 36 bạn nên chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn là 6 bạn học sinh (để tránh di chuyển nhiều tốn thời gian và ồn ào mất trật tự, chỉ 2 bàn quay mặt lại là được).
- Mỗi nhóm phải có 2 bảng phụ, kích thuớc không nhỏ và cũng không quá to, quy định cỡ 60cm -80cm là vừa + bút lông xóa được, 1 cây màu đỏ và 1 cây màu xanh hoặc đen.
- Giáo viên phân nhóm và có nhóm trưởng để điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt.
b. Cách thức hoạt động :
* Đối với giáo viên.
- Nghiên cứu bài học và lựa chọn nội thảo luận nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung trọng tâm, có tính tư duy mà học sinh nếu giải quyết độc lập sẽ gặp khó khăn.
- Thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp mà sau khi trả lời hết hệ thống câu hỏi, học sinh sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra. Chú ý câu hỏi phải từ dễ đến khó, các nội dung đặt ra phải gắn liền với học sinh mà học sinh bằng vốn kiến hức của mình hoặc dựa vào tài liệu, sách giáo khoa có thể trả lời được.
- Để thảo luận có hiệu quả thì học sinh nên được chuẩn bị trước, nhưng để chuẩn bị thì có thể cho 2 đến 3 nội dung và có thể 2 nhóm hoặc 3 nhóm chuẩn bị một nội dung không nên đưa ra nhiều nội dung thảo luận quá (4) hoặc ít quá (1), nên chọn sao cho hợp lí tùy nội dung và thời gian trong tiết dạy.
*Đối với học sinh :
- Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà
- Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa vào sách giáo khoa, kiến thức cũ đã học, lược đồ, biểu đồ, bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo luận.
- Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm, phải làm sao ( giảng giải, phân tích) cho các học sinh trung bình, yếu trong nhóm hiểu được vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, không cãi và ồn ào, đi lại trong lớp, khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến
* Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích,giải thích) nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học tập (hoặc giấy nháp riêng) rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng.
 2.5. Một số ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Tiết 13 Bài 12. Nước Văn Lang
Mục 3: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước –Hình 37 Sách giáo khoa.
Bước 2: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn (tùy theo số lượng học sinh).
Bước 3: Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận cho học sinh (cứ hai nhóm 1 nội dung): 
+ Nội dung 1: Nhóm 1,2: Em hãy cho biết đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai? Địa vị và quyền lực của người này như thế nào?
+Nội dung 2: Nhóm 3,4: Bộ máy nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
+Nội dung 3: Nhóm 5,6: Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
Sau khi kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên mời đại diện nhóm báo cáo kết quả và cho nhận xét chéo. Cụ thể:
Trong trang này Ví dụ số 1 là của chính tác giả biên soạn dựa theo tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
Nhóm 1,2: trình bày nội dung 1: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương. Sau khi lên ngôi vua nắm giữ mọi quyền hành, có địa vị và quyền lực cao nhất, giải quyết mọi vấn đề từ lớn đến bé trog nước. Thực hiện chế độ tập quyền tức là: Cha truyền con nối từ đời này sang đời khác và đều gọi là Hùng Vương.
Nhóm 3,4: trình bày nội dung 2: - Ở trung ương đứng đầu là Hùng Vương rồi đến Lạc Hầu, Lạc Tướng. Cả nước được chia làm 15 bộ, đứng đầu các bộ là Lạc Tướng.
- Ở địa phương: Có các Chiềng Chạ, đứng đầu các Chiềng Chạ là một vị Bồ Chính chuyên giải quyết việc sản xuất, chia ruộng đất cày cấy và các bất hòa của dân làng.
Nhóm 5,6: trình bày nội dung 3: - Bộ máy nhà nước Văn Lang còn rất đơn giản.
- Chưa có luật pháp và quân đội. Tuy nhiên sự ra đời của bộ máy nhà nước Văn Lang chứng tỏ thời đại dựng nước của cha ông ta diễn ra rất sớm (thế kỉ VIII – VII trước công nguyên).
Bước 4: Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên cho nhận xét chéo. Cuối cùng giáo viên chốt lại vấn đề và cho học sinh vẽ sơ đồ vào vở ghi và nội dung ghi chú từ đó nắm vững bộ máy hà nước thời Văn Lang.
Ví dụ 2: Tiết 6 Bài 6: Văn hóa cổ đại
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc mục 1 và 2 sách giáo khoa.
Bước 2: Giáo viên kết hợp hai mục thành một bài tập theo nội dung câu hỏi thảo luận.
Bước 3: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (6-8 em) cứ hai nhóm thực hiện một nội dung câu hỏi:
Nhóm 1,2: Câu hỏi 1: Nêu các thành tựu văn hóa các quốc gia cỏ đại phương Đông.
Nhóm 3,4: Nêu các thành tựu văn hóa các quốc gia cỏ đại phương Tây.
Bước 4: Sau thời gian thảo luận, gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
Bước 5: Giáo viên lập bảng thống kê về những nội dung chính cần nắm theo tiết học:
Nội dung các thành tựu
Phương Đông
Phương Tây
Lịch
Sáng tạo ra lịch âm. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng tư 29-30 ngày. Biết làm đồng hồ để đo thời gian.
Sáng tạo ra lịch dương. Một năm có 365 ngày 6 giờ, chia làm 12 tháng. Một tháng có 30-31 ngày, riêng tháng 2 ó 28,29 ngày.
Chữ viết
Chữ tượng hình
Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c. Ban đầu có 20 chữ, về sau có 26 chữ.
Trong trang này Ví dụ số 2 là của chính tác giả biên soạn dựa theo tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
Các thành tựu khoa học
Toán học: Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tính được số pi = 3,14. Người Lưỡng Hà giỏi về số học, người Ấn Độ sáng tạo chữ số ta học ngày nay kể cả số 0.
Đạt trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như: số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, sử học, địa lí, triết học...
Các thành tựu kiến trúc
Kim tự tháp Ai Cập, Thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà....
Đền Pác-tê-nôn ở Hi Lạp, đấu trường Cô-li-dê ở Rô Ma...

2.6. Kết quả
 Sau một năm thực hiện sáng kiến ở Trường Trung Học Cơ Sở Dân Lý, kết quả đạt được như sau:
Lớp
Số lượng học sinh
Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
36
13
36,1
13
36,1
10
27,8
0
0
0
0
6B
36
10
27,8
12
33,3
13
36,1
1
2,8
0
0
6C
36
10
27,8
11
30,6
14
38,8
1
2,8
0
0

=>Bản thân tôi và học sinh cảm thấy rất hài lòng với kết quả đạt được.chất lượng đại trà đạt 95%, Điều đó chứng tỏ hiệu ứng của phương pháp thảo luận nhóm là rất tốt.Thầy dạy khỏe ,Trò hứng thú ,đam mê môn học.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
- Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học các bộ môn ở trường Trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hiểu rõ ý nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của mỗi phương pháp. Đặc biệt là biết vận dụng các phương pháp một cách sáng tạo vào bài giảng để phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể.
 - Phương pháp thảo luận nhóm có thể vận dung cho tất cả các môn học ở trường Trường Trung học cơ sở cũng như đối với tất cả các cấp học ,tùy theo bộ môn của mình mà giáo viên có thể áp dụng những phương pháp khác nhau.
-Tuy nhiên như tôi đã nói: Trong dạy học không bao giờ tồn tại một phương pháp tối ưu mà bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng tồn tại ở dạng hai mặt. Cho nên những vấn đề được trình bày ở trên cũng chỉ là một vài ý kiến của cá nhân tôi nhằm gúp phần vào việc cải tiến phương pháp trong dạy học lịch sử , chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự gúp ý của các bạn đồng nghiệp gần xa để chúng ta cùng nhau từng bước hoàn thiện việc cải tiến phương pháp dạy học này và sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong dạy học môn lịch sử ở trường Trường Trung học cơ sở.
Từ thực tế đó cho phép tôi suy nghĩ rằng: Trong giai đoạn hiện nay với việc thực hiện phương châm giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm (thầy là người dẫn dắt, gợi mở; trò là người chủ động lĩnh hội tri thức) và đặc biệt là sự phổ biến của phương pháp học tập: Tự học trong học sinh, thì phương pháp thảo luận nhóm không chỉ giới hạn trong dạy học lịch sử khối 6 mà còn có thể sử dụng ở các khối lớp 7, 8, 9, hơn nữa phương pháp này không chỉ sử dụng trong dạy học môn lịch sử mà cũng có thể vận dụng được trong qúa trình giảng dạy nhiều môn học khác.
Và với suy nghĩ như vậy tôi hy vọng rằng việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử với các phương pháp dạy học khác sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở trường học , qua đó giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn với tầm quan trọng của môn học lịch sử, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
"D©n ta ph¶i biÕt sö ta
Cho t­êng gèc tÝch n­íc nhµ ViÖt Nam" 
3.2.. Kiến nghị :
Để dạy học ở Trường Trung Học cơ sở có hiệu quả tốt tôi có một số kiến nghị ,đề suất với phòng giáo GD&ĐT,nhà trường như sau :
*Nghành giáo dục: cần phải đầu tư thiết bị dạy và học cho tương xứng với học sinh hiện nay nên thực hiện một cách đại trà chứ không nên sử dụng vào một vài tiết dạy lại thôi . Đây cũng là điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy tốt giờ dạy . Cũng như nên có sự động viên kịp thời tương xứng. Cần chú trọng phát huy các mô hình câu lạc bộ lịch sử, ngược dòng lịch sửtrong các nhà trường để nhằm thúc đẩy quá trình dạy, học có hiệu quả.
 * Đối với nhà trường: trong các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt chủ đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn: 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 19/5 nên lồng ghép một số trò chơi như trên nhằm kiểm tra kiến thức học sinh, kích thích sự tìm tòi học hỏi, tạo ra sân chơi bổ ích đối với mọi lứa tổi học sinh.
* Đối với giáo viên: phải kiên trì đầu tư nhiều tâm – sức vào các vấn đề , vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy và phương pháp thảo luận nhóm để thu hút học sinh vào bài giảng của mình ..
 Cần thực sự tâm huyết với bộ môn, đầu tư chú trọng đến chất lượng từng tiết dạy, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức thực hiện các các tiết học một cách có hiệu quả nhất.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi nên không tránh khỏi những thiếu sót, vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. 
Trong trang này câu “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” trích dẫn câu nói của Hồ Chí Minh, sách lịch sử 6 trang 25.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa ,ngày 15 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký, ghi rõ họ tên)
 Đặng Thị Đức
 
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. Mở đầu

 1.1. Lí do chọn đề tài.
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
1,2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
 1.5. Những điểm mới của SKKN
2
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2,3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3,4
 2.3. Những nội dung cơ bản của phương pháp thảo luận nhóm mà giáo viên cần trang bị.
4,5
 2.4. Một số giải pháp cụ thể .
5,6

 2.5. Một số ví dụ minh họa.
6,7,8

 2.6. Kết quả
8
3
3. Kết luận, kiến nghị

 3.1. Kết uận
8,9
 3.2. Kiến nghị
9

MỤC LỤC
 DANH MỤC TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO 
1/ Phương pháp dạy học Lịch sử - Nhà xuất bản giáo dục 1999 – Chủ biên: Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị.
2/ Sách giáo viên , sách hướng dẫn lịch sử 6 
3/ Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
4/ Lịch sử thế giới – Quyển I - Nhà xuất bản văn hóa và thông tin – Nguyễn Hiến Lê – Thiên Giang.
5/ Đại cương lịch sử Việt Nam – Tập I – Nhà xuất bản giáo dục 1999 – Chủ biên: Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Đình Khánh, Nguyễn Đình Lễ.
6/ Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999
7/ Thông qua các kênh thời sự,báo chí,ti vi,mạng xã hộiĐược cơ quan nhà nước đăng tải.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đặng Thị Đức
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THCS Dân Lý
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại

Một số kinh nghiệm giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả trong môn lịch sử 6
Phòng giáo dục
A
2016 - 2017

----------------------------------------------------
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG MÔN LỊCH SỬ 6
 Người thực hiện: Đặng Thị Đức
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Dân Lý
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
 THANH HOÁ NĂM 2017

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_thao.doc