Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử

Môn lịch sử là một bộ môn vô cùng quan trọng, không chỉ cung cấp tri thức về lịch sử phát triển xã hội, con người và lịch sử dân tộc mà còn đảm nhiệm vai trò giáo dục, rèn luyện, định hướng cho học sinh về giá trị đạo đức, lòng yêu nước, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”(1).

Qua lời căn dặn của Bác, Người muốn thế hệ trẻ học lịch sử phải “tường” có nghĩa là phải hiểu rõ, hiểu một cách sâu sắc về lịch sử nói chung và lịch sử đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên việc dạy và học môn lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Bản thân giáo viên còn gặp một số khó khăn khách quan và chủ quan trong việc truyền thụ kiến thức và phương pháp bộ môn Lịch sử.

doc 18 trang SKKN Lịch Sử 25/04/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử
 Giai, An Tôn). Các cổng thành được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm, những phiến đá trên vòm cửa đục đẻo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Toàn bộ tường thành và 4 cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẻo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới 
Hình ảnh: Học sinh và thầy cô đi tham quan, dã ngoại
và vẽ tranh tại Thành Nhà Hồ
+ Đến với địa điểm khu di tích lịch sử Lam Kinh:
- Mục đích: Các em sẽ hiểu rõ về “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)” được thấy quê hương đất nước của nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỉ XV, nơi tụ họp những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòng đánh giặc. Tham quan, dã ngoại khu di tích lịch sử Lam kinh, các em sẽ tận mắt chứng kiến công trình xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn ở đất Lam Sơn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái Hoàng, Thái Hậu, nơi cử hành nghi lễ bái yết kiến Sơn Lăng. Là kinh đô thứ hai của 
Hình ảnh: Thầy cô và học sinh tham quan, dã ngoại tại khu di tích lịch sử Lam Kinh.
* Một số các điểm tham quan Hà Nội
+ Văn Miếu Quốc Tử Giảm: 
- Mục đích: Là nhân chứng lịch sử ngàn năm của thủ đô Hà Nội, Quốc Tử Giám còn là ngôi trường “khai sinh” ra rất nhiều nhân tài tuấn kiệt cho đất nước. Tại đây các em hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử “Nước Đại Việt thời Lý”, thấy được công trình kiến trúc được xây dựng để dạy học và thờ cúng Khổng Tử cùng các bậc hiền tài nho học xưa, Văn miếu Quốc Tử Giám là minh chứng cho sự quyết tâm nâng cao học thức của thời Lý, Văn miếu Quốc Tử Giám là công trình xây dựng nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân ta cũng như tìm kiếm các nhân tài phục vị 
Hình ảnh: Thầy cô và học sinh tham quan, dã ngoại tại Văn miếu Quốc Tử Giám
 + Thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Mục đích: Các em sẽ hiểu thêm về Bác Hồ - Người dã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh về một vị lãnh tụ vĩ đại, đáng kính, được nhân loại biết đến và kính nể thì mãi mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam chúng ta và bạn bè quốc tế. Bác Hồ - một con người giản dị, nhưng toát lên linh hồn của 
Hình ảnh Thầy cô và học sinh đi tham quan lăng Bác
* Tổ chức cho học sinh tham gia các buổi dã ngoại quân sự
Việc tổ chức cho các em đi học tuần quân sự cũng là hình thức dã ngoại giúp học sinh có thêm kiến thức, sự hiểu biết về quân đội nhân dân Việt Nam. Tại đây chúng tôi được giáo dục về truyền thống xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, truyền thống đấu tranh cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân, được bồi dưỡng chính trị tư tưởng đạo đức lối sống. Những giờ học thực sự khó khăn và vất vả nhưng các em ai cũng thấy vui vì được trải nghiệm cảm giác trãi nghiệm thực tế, gần gủi với các anh bồ đội cụ Hồ. Bên cạnh đó các em còn được học các bài học làm người, xây dựng tình cảm bạn bè với mọi người, sự đoàn kết trong tập thể...Sau thời gian học các em thật sự đã trở thành những người chiến sĩ nhỏ sẵn sàng bảo việt đất nước Việt Nam.
Hình ảnh: Học sinh dã ngoại tìm hiểu, rèn luyện
 học tập về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
Qua những địa điểm tham quan, dã ngoại, các em được trực tiếp trãi nghiệm thực tế, được học tập sáng tạo, được bồi dưỡng tư tưởng, rèn luyện đạo đức và quan trọng hơn nữa là được giáo dục truyền thống yêu nước, yêu dân tộc.
	2.3.4. Liên hệ với người thuyết minh - Nhịp cầu nối các em và những hiểu biết mới
	Việc tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại và việc chọn người thuyết minh cho buổi tham quan là vô cùng quan trọng. Cùng với sự chuẩn bị của của giáo viên trong nhà trường, chúng tôi đã chú ý đến việc của người thuyết minh ở địa điểm tham quan, dã ngoại vì người thuyết minh là chiếc cầu nối giữa học sinh với những di tích lịch sử, căn cứ cách mạng, bảo tàng lịch sử với những địa danh của trận chiến hào hùng của dân tộc làm cho những nhân chứng lịch sử đó thật sống động, gần gũi và như đang trở về trước mắt học sinh. Từ đó học sinh có thể tiếp cận thông tin dễ dàng, có thể ghi nhớ sâu sắc, ấn tượng tốt đẹp, khó quên và đặc biệt là thông qua buổi dã ngoại các em có tâm lí yêu thích và học tốt môn lịch sử.
 	Nội dung thuyết minh trong buổi tham quan là rất quan trọng. Người thuyết minh phải có nhiệm vụ truyền tải những hiểu biết về kiến thức lịch sử cho các em, thông qua buổi tham quan đó các em có những hiểu biết mới, bồi đắp, bổ sung, khắc sâu kiến thức. Để học sinh tái tạo cho mình những diễn biến lịch sử, ghi nhớ những chiến tích, những chiến công, những con người bất tử vì độc lập dân tộc. Đồng thời khơi gợi ở học sinh về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Hình ảnh: Người thuyết minh đang giới thiệu về khu di tích lịch sử Lam Kinh
* Ngoài các buổi tham quan, dã ngoại, chúng tôi còn tổ chức buổi hoạt động ngoại khoá tại trường
	- Ban giám hiệu nhà trường cùng với Tổ chuyên môn, chúng tôi còn kết hợp với Đoàn thanh niên địa phương, tổ chức Đoàn Đội trong nhà trường lên kế hoạch mời các CCB ở địa phương để giao lưu kể chuyện lịch sử về các cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ, nhân dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 
Hình ảnh: Buổi nói chuyện truyền thống cách mạng nhân dịp 22/12 tại trường
 Bên cạnh đấy, trưởng THCS Lam sơn chúng tôi còn tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa tại trường như: "Em yêu lịch sử xứ thanh", "Rung chuông vàng" "Bảy sắc cầu vồng", "Học lịch sử không khó đâu"... rất thành công, được nhiều học sinh tham gia và 
Hình ảnh: Học sinh đang tham gia cuộc thi "Rung chuông vàng"
 năm học 2017 - 2018
2.3.5. Các bước kiểm tra, đánh giá sau các buổi tham quan, dã ngoại
* Giáo viên:
- Giáo viên đánh giá, rút kinh nghiệm những việc làm tốt và những việc còn hạn chế cần phải khắc phục.
- Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh sau mỗi sau mỗi chuyến tham quan, dã ngoại bằng nhiều hình thức như: Vẽ tranh, viết bài thu hoạch ...
* Học sinh:
- Sau các buổi tham quan, dã ngoai, học sinh viết bài thu hoạch: Nhiều em viết bài thu hoạch rất tốt, có nhiều cảm nhận, ý kiến sâu sắc.
 (Sản phẩm ở phần phụ lục)
- Cho học sinh vẽ tranh những điểm đến tham quan, dã ngoại. Nhiều học sinh đã tham gia vẽ tranh Thành Nhà Hồ, bia Vĩnh Lăng... 
 	 (Sản phẩm ở phần phụ lục)
	Bên cạnh các bài viết thu hoạch có chất lượng của học sinh, Hoạt động ngoại khóa tham quan, dã ngoại giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa bằng hành động việc làm cụ thể như sau: 
Hình ảnh: Thầy cô và học sinh dâng hương báo công trước Thái Miếu khu di tích lịch sử Lam Kinh
Hình ảnh: Học sinh đang chăm sóc tại bia Vĩnh Lăng
 khu di tích lịch sử Lam kinh
	2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
	2.4.1. Đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại
Qua buổi học ngoại khóa tham quan, dã ngoại các em được hòa mình vào tập thể, cùng nhau vui chơi, học tập, được tận mắt chứng kiến các di tích lịch sử, di sản văn hóa, các bảo tàng, căn cứ cách mạng... để thấy được quá khứ oai hùng, anh dũng, kiên trung, bất khuất của dân tộc bao đời chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Thấy được những công trình kiến trúc vĩ đại, nơi kinh đô một thời lừng lẫy của bao đời vua chúa xưng vương và các em hiểu được những giá trị lao động, óc sáng tạo, bàn tay khéo léo của những con người tài hoa đất Việt kiến tạo. Từ đó, các em hiểu được học lịch sử không chỉ nắm giữ về kiến thức mà còn giáo dục các em trở thành những con người chuẩn mực đạo đức, có giá trị sống nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc. Là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Với việc tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại cho học sinh, tôi thấy trong các tiết học lịch sử, các em học tập sôi nổi, hứng thú hơn. Đa số các em đều thích tìm hiểu kiến thức lịch sử. Sau đây là kết quả đối chứng ở học sinh lớp 7 mà tôi đã điều tra được.
 	Lớp
Sĩ số
Các tiêu chí
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
7A
39
15
38,5
19
48,7
5
12,8
0
0
7B
41
16
39,1
19
46,3
6
14,6
0
0
7C
46
17
36,9
25
54,3
4
8,6
0
0
	Kết quả đại trà:
TSHSK7
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
126
22
17,4
45
35,8
58
46,1
1
0,7
0
0
	Qua kết quả trên cho thấy các em rất yêu thích môn học học lịch sử, chất lượng và hiệu quả của môn Lịch sử được nâng cao rõ rệt.
	2.4.2. Kết quả qua các kì thi học sinh giỏi về môn Lịch sử
	Ở kì thi học sinh giỏi của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tổ chức các em học sinh rất thích tham gia. Học sinh đều tự giác ôn tập, tìm hiểu kiến thức ở các tài liệu từ sách vở, Internet, báo chí và qua những chuyến đi trãi nghiệm thực tế để lĩnh hội tri thức. Kết quả đạt được như sau:
	* Kết quả Cuộc thi “Em yêu Lịch sử xứ Thanh cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh trong năm học: 2016 – 2017 đã đạt được như sau:
 Cấp huyện: 
- Toàn trường đạt 17 giải (2 nhất, 4 nhì, 7 ba, 4 khuyến khích)
Cụ thể: 	+ Giải nhất: 2
1. Em Mai Thúy ngọc 	- Lớp 9A
2. Em Lê Việt Cường	- Lớp 8B
	+ Giải nhì:	4
1. Em Nguyễn Thị Thảo	- Lớp 9B
2. Em Phạm Thị Phượng	- Lớp 8A
3. Em Nguyễn Thị Thơm	- Lớp 6B
	4. Em Lê Thế Đức	- Lớp 6C
	+ Giải ba	
1. Em Nguyễn Thị Thu Giang	- Lớp 9A
	2. Em Nguyễn Đỗ Vân Trinh	- Lớp 8B
	3. Em Nguyễn Thị Quỳnh Anh	- Lớp 9C
4. Hoàng Gia Thiên Phúc	- Lớp 9A	
5. Em Bùi Thế Vinh	- Lớp 7C
	6. Em Nguyễn Mai Anh 	- Lớp 7B
	7. Em Trần Thị Thanh Bình	- Lớp 7C
	+ Giải khuyến khích:
Em Hoàng Việt Anh 	- Lớp 9B
Em Nguyễn Thị Châu Anh	- Lớp 9D
Em Lê Khánh Huyền 	- Lớp 9D
Em Trịnh Việt Hùng 	- Lớp 6 C
Em Trần Tiết Đạt 	- Lớp 6B
Giải cấp tỉnh:	Toàn trường có 7 giải (2 giải ba, 5 giải khuyến khích)
	Cụ thể: 	+ Giải ba
Phạm Thị Phượng	- Lớp 8 A
Mai Thúy Ngọc	- Lớp 9A
+ Giải khuyến khích
Em Nguyễn Thị Thơm	- Lớp 6B
Em Lê Văn Đức	- Lớp 6C
Em Phạm Thị Thu Giang	- Lớp 8A
Em Lê Việt Cường	- Lớp 8B
Em Nguyễn Đỗ Vân Trinh	- Lớp 8B
	* Từ việc được tham gia các buổi tham quan, dã ngoại ở lớp 7 nên học sinh rất yêu thích và đăng kí các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn lịch sử lớp 8 cấp huyện, đã đạt kết quả khá cao. 
	Năm học 2016 – 2017
Giải văn hóa cấp huyện: Toàn trường có 7 giải ( 2 giải nhì, ba giải ba, 2 giải khuyến khích)
Cụ thể: + Giải nhì
Em Đỗ Thị Quyên 	- Lớp 8B 
2. Trịnh Thị Ngọc	- Lớp 8C
+ Giải ba
1. Em Lê Việt Cường	- Lớp 8B
2. Em Phạm Thúy Ngân	- Lớp 8C
3. Em Lê Hạnh Trang	- Lớp 8A
+ Giải khuyến khích
1. Em Trần Ngọc Dung	- Lớp 8D
1. Em Nguyễn Thị Khánh Linh	- Lớp 8C
Giải cấp tỉnh Trường có 1 giải ba
Em Trịnh Thị Ngọc 	
Năm học 2017 – 2018
Giải cấp huyện: Toàn trường có 7 giải (1 giải nhất, 3 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải khuyến khích)
Cụ thể:
+ Giải nhất
Em Nguyễn Thị Thu	- Lớp 8B
+ Giải nhì
1. Em Nguyễn Thị Châu Anh 	- Lớp 8D
2. Nguyễn Mai Anh	- Lớp 8 B
3. Em Võ Ngọc Vy	- Lớp 8B
+ Giải ba
1. Em Bùi Thế Vinh	- Lớp 8C
2. Em Trần thị Thanh Huyền	- Lớp 8C
+ Giải Khuyến khích
1. Em Hoàng Thị Ngân Hà	- Lớp 8A
	3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	3.1. Kết luận
	Hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại là một hoạt động học tập trãi nghiệm thực tế. Giúp học sinh có nhiều cơ hội khám phá, mở rộng tầm hiểu biết, được học tập, vui chơi và khắc sâu kiến thức bài học trên lớp. Thông qua hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, học sinh được tiếp xúc trực tiếp với các hiện vật, các di tích lịch sử, căn cứ cách mạng, bảo tàng lịch sử. Như vậy các em dễ dàng hình dung ra những gì sảy ra trong quá khứ, để từ đó làm “sống dậy” niềm yêu thích môn Lịch sử ở học sinh. Hoạt động tham quan, dã ngoại góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương đất nước cho các thế hệ học sinh, nhằm khơi gợi cho các em về lòng tự hào dân tộc. Qua đó, các em có ý thức phấn đấu, học tập và rèn luyện. Góp phần xây dựng quê hương, đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Thanh Hóa là mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, có rất nhiều khu di tích lịch sử, di tích cách mạng như: Đền Bà Triệu, Đền thờ Lê Hoàn, Thành nhà Hồ, Khu di tích Lịch sử Lam Kinh, chiến khu Ngọc Trao, cầu Hàm Rồng... cho nên việc tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại rất thuận lợi. Qua đó nhằm khích lệ tinh thần học hỏi, say mê tìm hiểu kiến thức lịch sử, có ý thức trân trọng, bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc.
	Với mục tiêu thực hiện tốt trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bản thân tôi là người dạy bộ môn nên tôi luôn tìm hiểu phương pháp dạy học sao cho học sinh có thể nắm vững kiến thức dễ và nhanh nhất. Đồng thời giữa các em có hứng thú, yêu thích môn học lịch sử. Kết quả các bài thi điểm cao, khả quan hơn, đạt nhiều giải cao qua các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức. 
 Trong quá trình thực hiện đề tài với thời lượng cho phép nên tôi không tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong các quý thầy cô và đồng nghiệp góp ý cho đề tài: "Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử" để được hoàn thiện hơn. 
	 Tôi xin chân thành cảm ơn !
3.2. Kiến nghị
 	* Đối với cấp trên.
	- Hỗ trợ thêm các nguồn tư liệu về môn Lịch sử như: Video, băng hình, tranh ảnh mầu, lược đồ.
	- Thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề ngoại khóa để các trường được giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
	- Có sự khích lệ động viên, và tạo điều kiện cũng như động viên trường thực hiện thành công, có chất lượng, hiệu quả trong hoạt động ngoại khóa tham quan, dã ngoại. 
	* Đối với nhà trường.
	- Có kế hoạch tổ chức các chương trình ngoại khóa nói chung và môn Lịch sử nói riêng từ đầu năm học: Kinh phí, chọn địa điểm, thành phần tham gia ...
	- Thực hiện công tác tuyên truyền và vận động để các bậc phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa có tác động tích cực đến kết quả học tập của con em. Từ đó quan tâm, hỗ trợ, hợp tác tích cực với nhà trường và giáo viên để tổ chức tốt các chuyến tham quan, dã ngoại. 
	* Đối với giáo viên.
	Làm tốt công tác động viên tới từng học sinh của mình cũng như công tác vận động phụ huynh.
 	Giáo dục được ý thức kĩ luật cho học sinh khi tham quan dã ngoại để tránh những rủi ro đáng tiếc, có ý thức bảo vệ các di sản, hiện vật trong lúc tham quan.
	- Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả sau mỗi chuyến đi.
	- Bản thân giáo viên phải tích cực tham gia, tận tụy và có trách nhiệm cao trong công việc, xây dựng kế hoạch tham quan, dã ngoại.
	- Từ tìm hiểu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng đổi mới phương pháp dạy - học trên lớp và tổ chức ngoại khóa. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thọ Xuân, ngày 20 tháng 03 năm 2018
 Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là SKKN 
của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Lê Hương Lan

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_n.doc