Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học chiếm vai trò hết sức quan trọng.
Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là đổi mới người thầy, biến những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa trở thành những thông tin đơn giản, sinh động và dễ tiếp thu đối với học trò. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục với mô hình “ lấy học sinh làm trung tâm” – là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục đang ưu tiên hướng tời nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 7

iệp nước ta. - Trình bày được những nét chính về sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp, nước ta dưới thời Lý và giải thích được nguyên nhân sự phát triển đó. - Mô tả được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội thời Lý. Ở mục 3, phần a. Tình hình kinh tế Bước 1: GV chia lớp thành 03 nhóm, nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Nhóm 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế nông nghiệp thời Lý. Nhóm 2. Tìm hiểu về tình hình kinh tế thủ công nghiệp thời Lý. Nhóm 3. Tìm hiểu về tình hình kinh tế thương nghiệp thời Lý. Các nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo ở nhà, lựa chọn hình thức báo cáo phù hợp, sáng tạo. Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Học sinh hoàn thành nội dung báo cáo của nhóm mình ở nhà, sẵn sàng báo cáo trên lớp. Bước 3: Đến tiết học giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm. Giáo viên phát phiếu đánh giá nhóm, tổ chức cho các nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị; Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động nhóm qua phiếu. (phụ lục) Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành GV nhận xét, chốt ý, GV nhận xét về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận và cho điểm. Hình ảnh báo cáo thảo luận nhóm 1 Hình ảnh sản phẩm thảo luận nhóm 2 và nhóm 3 Ở mục 3, phần b. Tình hình xã hội Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi (cùng bàn), nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: phát phiếu học tập Phiếu học tập số 10 Xã hội Đại Việt thời Lý . - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bàn hoàn thiện sơ đồ xã hội thời Lý. Em có nhận xét gì về xã hội thời Lý? Sự phân hóa được thể hiện như thế nào? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Làm việc nhóm để hoàn thiện sơ đồ và trả lời câu hỏi Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả. - Gv gọi học sinh trình bày - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. - Giáo viên nhận xét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và kết quả Thảo luận nhóm cặp đôi * Dạng kiến thức Lịch sử cần tranh luận, có thể có nhiều ý kiến khác nhau Ví dụ 1: Tiết 4, Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhằm giúp học sinh hiểu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Câu hỏi: Trong các hệ quả của cuộc phát kiến địa lí. Theo em hệ quả nào là quan trọng nhất. Vì sao? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và đánh giá về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. Nhóm 10 - 12 học sinh Ví dụ 2: Tiết 13, Bài 4. Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX Ở mục 3. Sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh: Nhằm giúp học sinh hiểu được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 08 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Câu hỏi: Theo em, thành tựu kinh tế thời Minh – Thanh nào là nổi bật nhất? Vì sao? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và đánh giá về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. * Dạng bài tập củng cố kiến thức. Ví dụ 1: Sau khi học xong Tiết 16, Bài 5: Án Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX Bước 1: GV chia lớp thành nhóm (theo bàn) và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Hoàn thành phiếu học tập số 6. Phiếu học tập số 6 Nội dung Vương triều Gúp- ta Vương triều Hồi giáo Đê-li Vương triều Mô-gôn Giống nhau Khác nhau Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian thảo luận 5 phút GV yêu cầu các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm. Bước 4: Giáo viên nhận xét hoạt động nhóm của từng nhóm. Giáo viên chốt kiến thức và đưa ra yêu cầu tiếp theo Ví dụ 2: Sau khi học xong Tiết 35, Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 11 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và đánh giá về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. Thảo luận nhóm 4 học sinh Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên có thể đưa ra các tình huống có vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận sâu hơn. Nên để học sinh trong một nhóm thay phiên nhau trình bày ý kiến của nhóm mình chứ không nhất thiết phải là nhóm trưởng, để từ đó rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt trước lớp. Giáo viên có thể gợi ý với các nhóm yếu hơn. Muốn vậy giáo viên phải nắm vững tình hình học sinh mỗi nhóm và xem xét khó khăn của mỗi nhóm, để kịp thời đưa ra biện pháp hợp lý. 3.2. Kết quả thực nghiệm Kết quả trong năm học 2022 – 2023 tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy, cũng với phiếu điều tra này Trường THCS Tây Đằng Phiếu khảo sát học sinh lớp 7 – Phân môn Lịch sử (Tích dấu x vào nội dung em lựa chọn) Nội dung có Không 1 . Nếu Lịch sử là môn học tự chọn thì em có lựa chọn để đưa vào kế hoạch học tập của mình không? 2. Hiện tại, mỗi tiết học Lịch sử có đem lại niềm say mê thích thú không? 3. Em có thường xuyên chuẩn bị những nội dung tìm hiểu bài môn Lịch sử do giáo viên yêu cầu không? 4. Môn Lịch sử có giúp em tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam không? Tôi thu được kết quả như sau: - Câu 1. Nếu Lịch sử là phân môn học tự chọn thì em có lựa chọn để đưa vào kế hoạch học tập của mình không? Có 105 học sinh chọn đáp án “Có” chiếm 77%. - Câu 2. Hiện tại, mỗi tiết học Lịch sử có đem lại niềm say mê thích thú không? Có 102 học sinh lựa chọn đáp án “Có” chiếm 75%. - Câu 3. Em có thường xuyên chuẩn bị những nội dung tìm hiểu bài phâm môn Lịch sử do giáo viên yêu cầu không? Có 110 học sinh lựa chọn đáp án “Có” chiếm 80,8 %. - Câu 4. Lịch sử có giúp em tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam không? Có 115 học sinh lựa chọn đáp án “Có” chiếm 84,5 %. Bảng thống kê kết quả học kì I Năm học 2022 – 2023 Lớp Tổng số HS Kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lí Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % 7A 45 34 76% 11 24% 0 0 0 0% 7B 46 25 54,3% 17 37% 4 8,7% 0 0% 7C 45 18 40% 25 55,6% 2 4,4% 0 0% Tổng 136 77 56,6% 53 38,9% 6 4,4% 0 0% Với kết quả rất khả quan trên các câu hỏi đánh giá trên phiếu thu thập thông tin và bảng thống kê kết quả học kì I bản thân tôi thấy rằng học sinh đã chủ động hơn trong giờ học, hào hứng chuẩn bị nội dung giáo viên yêu cầu và có kết quả học tập tốt hơn so với đầu năm học 2022 – 2023. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung: Đối với phân môn Lịch sử giáo viên cần khơi dậy được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, làm cho học sinh hiểu được truyền thống, ý trí tự lực, tự cường của dân tộc, là phải khắc vào trí nhớ học sinh những tình cảm cách mạng, tình yêu quê hương đất nước. Phân môn Lịch sử còn có kết quả chưa cao do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên phải kể đến do giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập phân môn Lịch sử chưa đổi mới nhiều, chủ yếu cung cấp các sự kiện lịch sử, học sinh chưa hưng thú học tập. Trong các bài dạy Lịch sử giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau . Mỗi một phương pháp có tính ưu biệt và hạn chế riêng. Giáo viên cần xác định đúng trọng tâm kiến thức của giờ dạy để từ đó thực hiện “ khắc sâu” kiến thức trọng tâm. Để có thể đạt hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy Lịch sử ngoài vận dụng nhiều phương pháp, vận dụng đúng đặc trưng phương pháp bộ môn, loại hình tiết dạy, còn phải yêu cầu giáo viên có lòng nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực sư phạm, không ngừng học hỏi, nghiên cứu tìm tòi, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, khẳ năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo... Trong quá trình thực hiện đề tài ở lớp tôi nhận thấy: Học sinh đã chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp học sôi nổi. Các em đã có ý thức bước đầu sưu tầm, thường xuyên đến thư viện nhà trường để tìm hiểu tài liệu. Những học sinh sưu tầm tài liệu phục vụ giờ học mà phù hợp với bài học luôn được tôi động viên kịp thời. Vì vậy các em rất phấn khởi, hào hứng học tập Thảo luận nhóm là phương pháp có nhiều ưu điểm trong giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm. Hiện nay rất nhiều người dạy đã áp dụng phương pháp này trong quá trình dạy - học. Tuy nhiên, phương pháp này nếu thực hiện không tốt cũng bộc lộ rõ một số trở ngại. Một số người dạy lạm dụng phương pháp này dẫn đến sự nhàm chán; một số sử dụng tùy tiện, thiếu chuẩn bị, thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm và kết quả là sự vô bổ, mất thời gian. Về phía người học, nếu chưa có ý thức tự giác và tích cực trong học tập, làm việc nhóm làm việc bên cạnh người học tích cực, nhiệt tình có thể sẽ lười biếng, tham gia một cách chiếu lệ, đối phó ỷ lại, trông chờ vào người khác. Ngoài ra do điều kiện lớp học quá đông người học, không gian chật chội, cơ sở vật chất chưa đảm bảo cũng là những trở ngại làm hiệu quả cuộc thảo luận không được như mong muốn. Do vậy, bên cạnh tinh thần khắc phục khó khăn, vượt qua trở, người dạy phải nắm vững phương pháp, có kỹ năng trong tổ chức, điều khiển hoạt động này và sử dụng một cách phù hợp trên cơ sở kết hợp với các phương pháp dạy - học tích cực khác thì phương pháp thảo luận nhóm mới phát huy được hiệu quả, tác dụng và được nhiều người học yêu thích. Để có tiết dạy thành công vấn đề hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà hết sức quan trọng 2. Đề xuất, khuyến nghị: - Các giáo viên chủ nhiệm kết hợp phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình nhiều hơn. - Học sinh cần có ý thức tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, khám phá, có hứng thú say mê, chủ động, tự giác trong học tập. - Bản thân giáo viên không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Thường xuyên dự giờ thao giảng của đồng nghiệp để học hỏi khinh nghiệm và nhờ đồng nghiệp dự giờ dạy của mình để rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy. - Luôn động viên những em học sinh yếu kém và khuyến khích các em học sinh có tính tích cực, sáng tạo trong môn học. Nhất là những ý tưởng mới giáo viên cần lắng nghe và góp ý cho các em. - Việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong các trường Trung học cơ sở trong huyện vẫn còn hạn chế, vậy nên tôi rất mong Phòng giáo dục đào tạo và Ban lãnh đạo nhà trường có những buổi tập huấn chuyên môn về tổ chức các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sở để tôi có được thêm cơ hội trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa nhằm có những tiết dạy hiệu quả và sinh động. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường THCS Tây Đằng, tập thể thầy cô trong tổ Xã hội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành bài báo cáo và các em học sinh lớp 7A, lớp 7B và lớp 7C trường THCS Tây Đằng đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Trên đây mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân, hơn thế nữa trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tuy hết sức cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên không thể nào tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó, tôi rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi và được áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi không sao chép. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tây Đằng, ngày 7 tháng 04 năm 2023 Người viết Nguyễn Hồng Thương MỤC LỤC Mục Nội dung Trang I Mở đầu 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phạm vi nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 6 Một số tiết dạy minh hoạ 3 II Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 4 1 Một số vấn đề chung 4 1.1 Cơ sở lý luận 4 1.2 Cơ sở thực tiễn 4 2 Nội dung vấn đề nghiên cúu 4 2.1 Thực trạng 4 2.2 Giải pháp thực hiện 6 2.2.1 Các hình thức, kĩ thuật chia nhóm học tập 6 2.2.2 Lựa chọn nội dung hoạt động nhóm 7 2.3 Các bước tiến hành tổ chức hoạt động nhóm 8 2.4 Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận 9 3 Thực nghiệm sư phạm 10 3.1 Mô tả cách thức thực hiện 10 3.2 Kết quả thực nghiệm 17 III Kết luận và khuyến nghị 20 1 Kết luận chung 20 2 Đề xuất, khuyến nghị 21 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC THEO NHÓM Tiêu chí Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 1. Nội dung - Đảm bảo kiến thức trong nhiệm vụ được giao, thông tin chính xác, khoa học, có ghi nguồn đầy đủ, mở rộng kiến thức. Cập nhật các vấn đề mới liên quan đến nội dung được giao. - Đúng nhưng còn thiếu 1 đến 2 nội dung theo yêu cầu, có mở rộng kiến thức. Cập nhật các vấn đề mới liên quan đến nội dung được giao. - Nêu được thành tựu nhưng còn có nội dung chưa chính xác, thiếu ý, có mở rộng được 1 phần nhỏ kiến thức. 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2. Hình thức Hình thức đẹp, sáng tạo Hình thức đẹp, nhưng còn 1 lỗi chính tả Hình thức đẹp nhưng còn mắc 1 đến 2 lỗi trở lên 3 điểm 2 điểm 1 điểm 3. Thời gian Nộp sớm hoặc đúng hạn Nộp chậm quá 1 phút Nộp chậm quá 5 phút 2 điểm 1 điểm 0,5 điểm THƯ KÝ TỔNG HỢP ĐIỂM: Nhóm Chấm điểm Nhóm 1 Chấm điểm Nhóm 2 Chấm điểm Nhóm 3 Nhóm 1 x Nhóm 2 x Nhóm 3 x Tổng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2003 2. Tư duy học sinh tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 3. Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999 4. Sách giáo viên, sách hướng dẫn lịch sử 7 5. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, tạp chí giáo viên và nhà trường, số 32, tháng 7-2000 6. Giáo trình tin học văn phòng 7. Các bài báo về đổi mới phương pháp dạy học 8. www. bachkhoatoanthu.gov.vn. 9. www. ebook.edu.vn. 10. www.thuvienbaigiang.bachkim.com. 11. www.violet.com.vn.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_phuong_pha.doc