Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử
1. Có lý luận
- Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bảo đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Tình hình đó đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá nội dung dạy học để phản ánh những thành tựu hiện đại về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, nhằm cung cấp cho học sinh những khối lượng kiến thức mới được cập nhật để họ có thể thích nghi với cuộc sống và có cơ sở để tiếp tục học tập.
- Với phương pháp dạy học đổi mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều đặc biệt với những bài có đồ dùng dạy học: lược đồ hoặc tranh ảnh đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu thảo luận nhóm để rút ra kiến thức mới rồi trình bày. Nếu giáo viên thường xuyên sử dụng thì tạo cho các em một thói quen học tập, làm việc thì sẽ dễ dàng hơn, nhưng ở đây hầu như một số giáo viên ít sử dụng thường xuyên, hoặc chỉ sử dụng qua loa, chiếu lệ. Điều đó có nhiều lý do, một trong những lý do đó là: nhiều bài dạy đòi hỏi phải có thiết bị, đồ dùng tự làm (làm bổ sung), kinh phí, học sinh học thụ động …
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử

n những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. - Bộ luật Gia Long lạc hậu nhất, sao chép lại bộ luật của nhà Thanh. Câu 4: Điền vào chỗ trống những sự kiện lịch sử nước ta từ (1930 – 1945) cho phù hợp với mốc thời gian dưới đây: Học sinh phải điền đúng sự kiện cho phù hợp với thời gian THỜI GIAN SỰ KIỆN 3 - 2 - 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập 1 - 5 - 1938 Cuộc mít tinh ở khu đấu xảo ( Hà Nội) 27 - 9 - 1940 Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn 23 - 11 -1940 Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 13 - 1 - 1941 Cuộc khởi nghĩa Đô Lương 28 - 1 - 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước 19 - 5 - 1941 Mặt trân Việt Minh thành lập 22 - 12 - 1944 Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân thành lập 4 - 6 - 1945 Khu giải phóng Việt Bắc thành lập 13 -15/8 - 1945 Hội nghị toàn quốc BCH trung ương Đảng tại Tân Trào 19 - 8 - 1945 Cách mạng tháng Tám thắng lợi 2 - 9 - 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập Câu 5: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX? Em có nhận xét gì về phong trào Cần Vương? Học sinh phải lập được bảng thống kê: Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Kết quả Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887 Phạm Bành, Đinh Công Tráng Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh( Nga Sơn – Thanh Hóa ) Thất bại Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 -1892 Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ - Hưng Yên Thất bại Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895 Phan Đình Phùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình Thất bại * Nhận xét: Phong trào Cần Vương( 1885 – 1896) do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo nổ ra mạnh mẽ, gây cho địch nhiều thiệt hại song cuối cùng cũng bị thất bại. Thất bại của phong trào Cần Vương, chứng tỏ bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lãnh đạo và phong trào đấu tranh theo phạm trù phong kiến không phù hợp với xu thế phát triển của lich sử. Câu 6: Hãy so sánh phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1936 – 1939 theo các nội dung: nhiệm vụ (khẩu hiệu ); lãnh đạo; mặt trận; hình thức đấu tranh. Yêu cầu học sinh phải kẽ bảng so sánh được: Nội dung 1930- 1931 1936 -1939 Nhiệm vụ( khẩu hiệu) Đánh pháp giành độc lập dân tộc,đánh phong kiến giành ruộng đất cho dân cày Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương Đảng Cộng Sản Đông Dương Mặt trận Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. 3-1938 đổi thành mặt trận Dân Chủ Đông Dương Hình thức đấu tranh Biểu tình, mít tinh, đấu tranh vũ trang, bí mật, bất hợp pháp Mít tinh, biểu tình, đưa dân nguyện, hợp pháp, nữa hợp pháp. Công khai, nữa công khai B - PHẦN NỘI DUNG I) Cơ sở lí luận: - Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người làm nghề dạy học. - Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai. - Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo các trường và phòng giáo dục chú trọng, quan tâm. Song chất lượng mũi nhọn của ngành giáo dục huyện nhà đạt hiệu quả chưa cao, chưa ngoạn mục, khi tăng khi giảm. Chưa có tính bền vững (đặc biệt là bộ môn lịch sử). - Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục). Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt trước tiên là công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nhất là bồi dưỡng học sinh giỏi. II) Cơ sở thực tiễn - Bản thân tôi là giáo viên thuộc trường trung học cơ sở Bình Hàng Tây Thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi qua nhiều năm liền cũng đạt kết quả khả quan. - Trường trung học cơ sở Bình Hàng Tây được thành lập ngày 31 tháng 8 năm 2001. Được ban giám hiệu phân công tôi giảng dạy bộ môn lịch sử khối 8 và 9. Một môn học ít tiết, được coi là môn phụ không mấy ai quan tâm. Song bằng năng lực chuyên môn cùng tâm huyết với nghề, 5 năm liên tục tôi có học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh. Tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm có được của mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử để các đồng nghiệp tham khảo. Nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của xã nhà ngày một nâng cao ngang tầm với các đơn vị bạn. - Mục tiêu bộ môn: + Về kiến thức: Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trình học, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử. + Về kĩ năng: Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử. - Rèn luyện kĩ năng học tập một cách độc lập, thông minh như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành * Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v. * Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. * Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN: Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu nhà trường . Sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và các đồng nghịêp. - Học sinh xã Bình Hàng Tây có tinh thần hiếu học, cán bộ và nhân dân địa phương có sự quan tâm đến các em - Bản thân có nhiều năm công tác trong nghề, có 1 số kinh nghiệm trong ôn luyện học sinh giỏi - Đặc biệt môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Học lịch sử để biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng và lao động sáng tạo của ông cha. Học lịch sử để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó và biết vận dụng vào cuộc sống hiện tại để làm giàu thêm truyền thống dân tộc. 2) Khó khăn: - Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần học thêm phí công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Do ảnh hưởng của thời kì hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng Internet, của các trò chời điện tử Đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái độ học tập, sao nhãng việc học hành dẫn đến liệt môn, nhất là bộ môn lịch sử . - Chưa loại bỏ được cách giáo dục - học tập mang tính thực dụng. Xem nặng môn này, coi nhẹ môn kia hoặc “thi gì học nấy” làm cho học vấn của học sinh bị “què quặt” thiếu toàn diện. Tình trạng “mù lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh phổ thông là tai hại của việc học lệch, không toàn diện. IV.CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Điều tra cơ bản: - Bắt đầu từ năm học 2007-2008 tôi được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử khối lớp 8 và 9, tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. - Ngay khi nhận lớp tôi đã tiến hành các bước nhằm nắm phương pháp học tập của từng em để tìm ra học sinh giỏi môn lịch sử. 2. Lập kế hoạch cho việc nâng cao chất lượng học tập và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử trong. - Thống kê các yêu cầu đã điều tra cơ bản. - Lập kế hoạch giảng dạy - căn cứ vào kế hoạch chung của trường và tình hình thực tế của lớp qua quá trình điều tra cơ bản để lập kế hoạch cho phù hợp. - Đề ra những biện pháp và chỉ tiêu phấn đấu. 3. Các biện pháp được tiến hành: 3.1.Tìm ra nguyên nhân chất lượng giải học sinh giỏi môn lịch sử qua các năm chưa cao là do: - Phía giáo viên: + Còn nặng về cung cấp kiến thức cơ bản, chưa dạy chuyên sâu. + Có rèn luyện kĩ năng nhưng còn hạn chế vì không có quỹ thời gian. - Phía học sinh: + Chưa làm việc một cách độc lập, chưa chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành, do áp lực các môn học khác để đáp ứng cho yêu cầu của các kì thi. + Khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp còn hạn chế. + Học sinh ít đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 3.2. Đề ra kế hoạch: - Đối với giáo viên: + Cung cấp kiến thức cơ bản, kết hợp dạy chuyên sâu. + Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. + Nghiên cứu chương trình chuyên sâu và đề ra phương pháp thích hợp để kích thích và tạo sự hứng thú nghiên cứu, học tập của học sinh. - Đối với học sinh: + Tập làm việc một cách độc lập, chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành, + Rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp.. + Học sinh tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. III. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG: - Học sinh đã vận dụng kiến thức và kĩ năng vào bài làm trong các kì thi đạt hiệu quả cao nhất là kì thi học sinh giỏi vòng huyện và Tỉnh - Giúp các em vận dụng tốt kiến thức vào cuộc sống và tạo cho các em kĩ năng sống cần thiết trong thời đại hội nhập - Áp dụng các biện pháp ôn luyện như trên giúp chất lượng học sinh giỏi môn Sử càng nâng cao. Thống kê kết quả trong các năm vừa qua đạt tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh như sau: Năm học Sl tham gia HS giỏi Cấp Huyện HS giỏi Cấp Tỉnh 2007-2008 5 4 0 2008-2009 3 2 1 2009-2010 3 2 2 2010-2011 3 1 1 2011-2012 5 3 C- KẾT LUẬN: I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC: - Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí, hiểu biết của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con người. Bác hồ đã căn dặn chúng ta: “Dù cho có khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập môn sử và đội tuyển học sinh giỏi là rất cần thiết, nó góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức chắc chắn cho các em, taọ cho các em sự tự tin vững chắc bước tiếp con đường học vấn và tích lũy kĩ năng sống, có bản lĩnh, có trình độ, có đạo đức, có kiến thức để tham gia lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất về sau. - Bản thân tôi đã học được từ bài học làm việc nghiêm túc, nổ lực hết mình để góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. - Dạy học là trực tiếp đào tạo con người, sản phẩm của nghề dạy học chính là con người: Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. - Đặc biệt công tác ôn luyện học sinh giỏi muốn đạt hiệu quả cao, người dạy phải biết lấy thành quả đạt được của học sinh làm thước đo tay nghề nhà giáo. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đòi hỏi người dạy biết lựa chọn đúng đối tượng học sinh, có tâm huyết với nghề và không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để luôn luôn tự hoàn thiện mình, biết xác định kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và biết dạy học sinh cách học. Biết phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh - Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc ôn luyện học sinh giỏi bộ môn lịch sử song chỉ mang tính chất sơ lược khái quát, rèn luyện kỹ năng cho học sinh cũng chỉ ở mức độ một số ví dụ minh họa. Bởi thời gian có hạn tôi không thể trình bày tỉ mỉ, chi tiết. Vì vậy khi ứng dụng đòi hỏi các đồng nghiệp phải phát huy hết năng lực chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của người thầy Cũng xin lưu ý thêm rằng: Ngoài kiến thức cơ bản của sách giáo khoa, các bạn nên có tài liệu tham khảo và tài liệu nâng cao đồng thời còn biết hướng học sinh nắm được các sự kiện chính, các thuật ngữ ở những trang cuối của sách giáo khoa - Rất mong các bạn thành công và đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử để đưa chất lượng mủi nhọn của huyện nhà ngày một nâng cao II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: - Có khả năng ứng dụng cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trung học cơ sở. - Dễ ứng dụng. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM HƯỚNG PHÁT TRIỂN: - Làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải có tâm huyết, yêu người, yêu học sinh, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong việc bồi dưỡng. - Có kế hoạch phù hợp với đối tượng học sinh để đề ra biện pháp phù hợp, từng lúc phải bổ sung điều chỉnh kế hoạch để đạt hiệu quả cao nhất. - Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. - Tạo sự đoàn kết yêu thương nhau giữa các em học sinh trong lớp. - Có kế hoạch kiểm tra sơ kết, tổng kết khen thưởng động viên kịp thời. - Kịp thời phát hiện học sinh có năng khiếu. IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT: - Các nhà lãnh đạo quan tâm sâu sắc công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên phát hiện học sinh năng khiếu. - Phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm này cho giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm học tập, trao đổi nhau để bổ sung phát triển đề tài. Bình Hàng Tây, ngày 20 tháng 02 năm 2012 Xác nhận của Ban giám hiệu trường Người viết HIỆU TRƯỞNG ______________________________ ______________________________ ______________________________ ______________________________ Nguyễn Văn Sáng MỤC LỤC A - PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trang 1 1. Có lý luận Trang 1 2. Có thực tiễn Trang 2 II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Trang 2-3 III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Trang 3 IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Trang 3 a. CÁCH TUYỂN CHỌN ĐỐI TƯỢNG ÔN THI Trang 3-4 b. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Trang 4 1) PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Trang 4 a) Lịch sử thế giới cận đại( lớp 8). Trang 4 b) Lịch sử thế giới hiện đại ( lớp 8-9) Trang 4-5 2. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Trang 5 a) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X (lớp 6). Trang 5-6 b)Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (lớp 7). Trang 6- 10 c) Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 ( lớp 8). Trang 10- 11 d) Lịch sử Việt Nam( lớp 9). Trang 11 * Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930): Trang 11- 13 * Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945). Trang 13- 15 * Giai đoạn Việt Nam từ (1945-1954). Trang 15- 16 IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH. 1/ Rèn luyện kỹ năng làm bài ở phần lịch sử thế giới Trang 17- 20 2/ Rèn luyện kĩ năng làm bài phần Lịch sử Việt Nam. Trang 20- 23 B - PHẦN NỘI DUNG 1) Cơ sở lí luận: Trang 23 2) Cơ sở thực tiễn Trang 23- 24 III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN: Thuận lợi: Trang 24 2) Khó khăn: Trang 24- 25 IV.CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Điều tra cơ bản: Trang 25 2. Lập kế hoạch cho việc nâng cao chất lượng học tập và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử trong. Trang 25 3. Các biện pháp được tiến hành: Trang 25-26 III. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG: Trang 26 C- KẾT LUẬN: Trang 27 I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC: Trang 27 II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Trang 28 III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM HƯỚNG PHÁT TRIỂN: Trang 28 IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT: Trang 28 NHẬN XÉT ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_boi_duong_hoc_sinh.doc