Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử THCS

Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ năm 1960. Cũng trong thời gian đó, trong các trường sư phạm có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ II năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Công cuộc cải cách giáo dục lần III từ năm 1981 đến nay, đồng thời chú trọng cả ba mặt: Cải cách hệ thống giáo dục; cải cách nội dung và phương pháp dạy học.

Hiện nay, phương pháp dạy học Lịch sử đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp dạy học Lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Có thể nói, phương pháp dạy học Lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp cận được những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học và chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.

doc 27 trang SKKN Lịch Sử 15/04/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử THCS
hới Sơn, địa hình rất thuận lợi cho việc đặt phục binh.)
Giáo viên dùng lược đồ để tường thuật chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút: Mờ sáng 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm có ưu thế về quân số nên tướng địch rất chủ quan, chúng huy động tất cả quân thuỷ, bộ từ phía Trà Lọt tiến xuống Mĩ Tho, đuổi theo quân Tây Sơn. Khi quân địch lọt hoàn toàn vào trận địa mai phục, thuỷ quân của ta giấu ở hai bên bờ sông và Cù lao Thới Sơn bất ngờ xông ra lao vào đội hình địch. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, tất cả các chiến thuyền của quân Xiêm bị đánh tan tác, gần 4 vạn quân bị giết tại trận, chỉ còn vài nghìn sống sót vượt qua Chân Lạp về nước. Từ đó, quân Xiêm “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, Nguyễn Ánh thoát chết, lại chốn sang Xiêm lưu vong”
Sau khi tường thuật xong, giáo viên gọi một hoặc hai em lên bảng tường thuật laị trận đánh bằng lược đồ.
Kết thúc, giáo viên cho học sinh trao đổi về ý nghĩa của chiến thắng. “Là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất, lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm; trừng trị hành động bán nước của Nguyễn Ánh; tài chỉ huy của Nguyễn Huệ; đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một bước”.
Như vậy, qua sử dụng hai lược đồ H.57 và H.58 - Lịch sử 7, học sinh đã xác định được địa danh, sự kiện Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm. Hơn nữa còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích được các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và sự phát triển của quá trình lịch sử. Giúp các em củng cố và ghi nhớ các kiến thức đã học.
Việc sử dụng kênh hình dạy học như trên không chỉ có tác dụng giúp học 
sinh tạo biểu tượng chân thực về quá khứ, mà còn khắc sâu kiến thức, qua đó hình thành khái niệm và rút ra bài học, quy luật của lịch sử. Đặc biệt nhờ có yếu tố “Trực quan sinh động” học sinh sẽ dễ dàng đạt tới “Tư duy trừu tượng” tạo thêm niềm hứng thú, say mê trong học tập bộ môn, qua đó từng bước nâng cao hiệu quả bài học.
3.3. Phương pháp sơ đồ tư duy: 
	Lịch sử là môn học với nhiều sự kiện khác nhau, nhiều ngày tháng, khó nhớ vì vậy sơ đồ tư duy là phương pháp tốt nhất giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một cách cụ thể cô đọng nhất học sinh dể hiểu dể nhận biết. Đặc biệt sơ đồ tư duy có thể thực hiện được nhiều phần như từng mục, từng bài hoặc từng chương.
Ví dụ 1: Sau khi học xong Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Lịch sử 8.
 Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ:
Ví dụ 2: Sau Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế - Lịch sử 8
Ví dụ 3: Sau bài 28 (Trào lưu cải cách duy Tân ở Việt Nam) – Lịch sử 8
	3.4. Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú cho HS trong những tiết dạy. 
Thiết nghĩ rằng trò chơi trong các giờ học Lịch sử không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học tập. Các em phải có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh, chính xác. Vì thế khi các em được học Lịch sử qua hình thức trò chơi sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến 
thức cơ bản. 
Ví dụ: Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay- Lịch sử 9
Để củng cố bài tôi cho HS chơi trò giải ô chữ.
Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc:
1
2
















3
4

















5







6







 

- Hàng ngang số 1: Có 10 chữ cái: Sự đối đầu Xô-Mĩ đưa thế giới đứng trước nguy cơ này.
- Hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái: Tên một khối quân sự do Mĩ thiết lập.
- Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên của nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất.
 - Hàng ngang số 4: Có 5 chữ cái: Mĩ và các nước Đế quốc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để nhằm thực hiện điều này đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc.
 - Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Chính sách đối ngoại của Liên Xô.
 - Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Tên của vị Tổng thống Mĩ tham dự Hội nghị I-an-ta.
Đáp án ô chữ
 1 
 2
C
H
I
Ế
N
T
R
A
N
H
N
A
T
Ô


3
4
G
A
G
A
R
I
N


Đ
À
N
Á
P


 5
H
O
À
B
Ì
N
H
6
R
U
Z
Ơ
V
E
N
 

Ô chữ hàng dọc: Hai phe
3.5. So sánh đối chiếu các vấn đề, các sự kiện lịch sử.
Để giờ học thêm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào khám phá kiến thức, cũng là để giáo viên củng cố lại kiến thức, học sinh liên kết các chuỗi sự kiện lịch sử, giáo viên nên đưa các câu hỏi nhằm đối chiếu, so sánh các vấn đề, các sự kiện có nét tương đồng và khác biệt trong cùng một phạm trù để học sinh nắm bắt và nhận thức về Lịch sử. Thao tác này nếu muốn thực hiện được thì phải thông qua phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh; đây cũng là rèn luyện kỹ năng đánh giá, phân tích, nhận định các vấn đề, các sự kiện lịch sử để tìm ra các nguyên lý phát triển của lịch sử 
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài (Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp - Lịch sử 8) giáo viên cần nêu câu hỏi tổng kết như: 
	?Nêu điểm giống nhau chung nhất của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên?
	Trả lời: Các cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, đều lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh. Đưa đất nước tiến lên một chế độ mới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa.
	? Điểm khác nhau cơ bản nhất của các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, Anh, Mĩ, Pháp là gì?
	Trả lời: 
- Cách mạng tư sản Hà Lan và Mĩ là những cuộc cách mạng thực hiện nhiệm vụ giải phong dân tộc, và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 
- Cách mạng Anh và Pháp là cuộc cách mạng lật đỗ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa đất nước tiến lên thể chế chính trị mới: Anh là nước quân chủ lập hiến, Pháp là nước cộng hòa
Qua đó học sinh hệ thống được kiến thức cơ bản của nội dung bài 1 và 2.
Ví dụ 2: Qua Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ II.
 Giáo viên cần nêu câu hỏi?
?So sánh kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ thứ I và thứ II? 
Trả lời: 
- Chiến tranh thế giới thứ nhất: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương 
và tàn tật, thiệt hại vật chất lên đến 85 tỉ USD, nhiều thành phố cầu cống đường sá 
bị phá hủy.
- Chiến tranh thế giới thứ hai: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại vật chất gấp 10 lần cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong hành nghìn năm trước cộng lại.
=> Qua việc so sánh đó học sinh thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, sự nguy hiểm mà nó để lại cho loài người, từ đó các em có ý thức hơn việc bảo vệ hòa bình chung của thế giới.
Ví dụ 3: Qua bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế - Lịch sử 8, giáo viên cần nêu câu hỏi: So sánh điểm khác nhau cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng bởi phong trào Cần Vương?
Trả lời:
* Cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
	- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thời gian kéo dài lâu hơn gần 30 năm.
	- Mục tiêu đấu tranh là bảo vệ hòa bình, bảo vệ mảnh đất nơi mình sinh sống, không đấu tranh vì mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến.
- Lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là những nông dân bình thường yêu cuộc sống hòa bình.
- Địa bàn hoạt động ở một địa phương Yên Thế (Bắc Giang)
- Thời gian kéo dài hơn gần 30 năm
* Các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng bởi phong trào Cần Vương:
	- Lãnh đạo: Văn thân và sĩ phu yêu nước
	- Lực lượng tham gia: Tất cả các tầng lớp trong xã hội
	- Địa bàn hoạt động rộng, liên kết nhiều tỉnh thành.
	- Thời gian tồn tại không lâu, dể bị thực dân Pháp đàn áp
	- Mục tiêu đấu tranh: Khôi phục chế độ phong kiến
4. Kết hợp các phương pháp trong quá trình giảng dạy
	Để giờ học trở nên sinh động hấp dẫn, có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải biết phối kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn. Sử dụng quá thiên về một phương pháp nào sẽ làm giờ học trở nên khô khan, làm mất hứng thú học tập của học sinh.
III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG
Đối tượng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Học sinh khối lớp 9, trường THCS Văn Lang – Hạ Hòa – Phú Thọ
 Khi áp dụng: “Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học trong môn Lịch sử THCS” với học sinh khối lớp 9, trường Trung học cơ sở Văn Lang nhận thấy: 
Trong thời gian đầu nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú với bộ môn lịch sử kết quả học tập chưa cao. Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đối với học sinh lớp 9A1 và 9A2 tôi nhận thấy các em học sinh đã có những thay đổi, sự tiến bộ trong học tập bộ môn. Nhiều em tỏ ra thích thú với việc học, tích cực trong học bài và làm bài tập về nhà. 
- Kết quả học tập bộ môn lịch sử trước khi chưa thực hiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Khối lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
35
5
14,3
10
28,6
18
 51,4
2
5,7
9A2
32
3
9,4
5
15,6
18
56,2
6
18,8
Tổng
67
8
11,9
15
22,4
36
53,8
8
11,9

- Kết quả học tập bộ môn lịch sử của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến trong dạy học của học kì I:
Khối lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
35
10
28,6
9
25,7
16
45,7
0
0
9A2
32
4
12,5
6
18,8
17
53,1
5
15,6
Tổng
67
14
20,9
15
22,4
33
49,2
5
7,5
- Kết quả học tập bộ môn lịch sử của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến trong dạy học của học kì II:
Khối lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
35
11
31,4
10
28,6
14
40,0
0
0
9A2
32
4
12,5
8
25,0
16
50,0
4
12,5
Tổng
67
15
22,4
18
26,9
30
44,8
4
5,9

- Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện sáng kiến:
Việc sử dụng kết hợp linh hoạt và sáng tạo với các phương pháp dạy học khác nhau: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, tích hợp môi trường Kết hợp với trình bày miệng sinh động, ghi bảng khoa học là những việc làm cần thiết giúp cho giáo viên hoàn thành tốt một tiết dạy trên lớp. Đó chính là cơ sở nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường THCS. Góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập lịch sử của học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức nhanh và vững chắc. Qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng Dạy – Học môn Lịch sử ở trường THCS.
IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
	Tiến hành khảo sát HS ngay từ đầu năm học để nắm bắt được đối tượng HS lớp giỏi, khá, trung bình, yếu. Để từ đó, tôi có phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh.
	Thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi tìm hiểu nắm bắt hoàn cảnh và tính cách của các em HS. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm quan tâm, gần gũi tạo không khí học tập thân thiện, thoải mái.
	Thướng xuyên bám sát, nhắc nhở các em học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ. Đặc biệt khuyến khích các em phương pháp tiếp cận lịch sử khoa học, sinh động, linh hoạt, không gò bó các em trong một khuân khổ nhất định.
	Nghiên cứu kĩ chương trình, mục tiêu cần đạt của bộ môn. Tìm hiểu nắm bắt nội dung cốt lõi của các phương pháp đổi mới, áp dụng linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh.
	Có kế hoạch soạn giảng chi tiết, đầy đủ, khoa học.
	Thường xuyên kiểm tra để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, kịp thời phát hiện khó khăn. Kích thích tạo hứng thú cho HS để HS tích cực học tập.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận:
	Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở trường THCS với đặc trưng riêng đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có bộ môn Lịch sử. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho học sinh. Những người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn, những tư tưởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. 
Song muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Thực trạng hiện nay, muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết. Vì vậy, trong mỗi giờ học lịch sử, giáo viên cần kết hợp các phương pháp dạy học một cách nhuần nhuyễn, hợp lí thì giờ học sẽ đạt được hiệu quả cao. Hơn nữa, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, năng lực sáng tạo trong học tập. Vấn đề này còn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi đã đưa ra một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Những phương pháp mà tôi đưa ra đều dựa trên cơ sở lí luận về phương pháp dạy học lịch sử và hệ thống phương pháp dạy học ở trường THCS. Hi vọng các phương pháp đó sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THCS.
2. Kiến nghị:
- Đối với Phòng Giáo dục: Hỗ trợ kinh phí từ tăng cường cung cấp các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết để phục vụ cho việc học tập và giảng dạy. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng để giáo viên có cơ hội học hỏi, cọ xát nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học.
- Đối với Nhà trường: Tạo điều kiện để cho giáo viên, học sinh được đi 
tham quan, học hỏi kinh nghiệm, học tập nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đối với giáo viên trong Nhà trường: Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn tìm tòi đổi mới các phương pháp dạy học để học sinh hứng thú, say mê học tập.
- Đối với học sinh: Cần tích cực học hỏi, tìm tòi, chủ động trong học tập và lĩnh hội kiến thức.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, trong quá trình vận dụng cũng như tổng hợp thành sáng kiến có thể còn hạn chế rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Văn Lang, tháng 5 năm 2019
	 NGƯỜI VIẾT 
 Cù Thị Châm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên ( chủ biên): Từ điển thuật ngữ, khái niện lịch sử phổ thông – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1998.
2. Phan Ngọc Liên: Phương pháp luận lịch sử – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2000.
3. Đặng Đăng Hồ, Trần Quốc Tuấn: Bài tập lịch sử ở trường phổ thông – Huế – 2001.
4. Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên ), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi: Phương pháp dạy học Lịch sử tập 1, tập 2 – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội – 2000.
5. Luật Giáo Dục – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 1999.
6. Trịnh Đình Tùng ( chủ biên ): Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, THCS – NXB Giáo dục – 2000.
7. Nguyễn Thị Côi ( chủ biên ), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Thế Bình: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội – 2009.
8. Nguyễn Thị Côi ( chủ biên ): Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS ( phần Lịch sử Việt Nam ) – NXB Giáo dục – 2008.
9. Trịnh Đình Tùng ( chủ biên): Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS ( phần Lịch sử thế giới ) – NXB Giáo dục – 2008.
10. PGS Phạm Sinh Huy, PGS.TS Nguyễn Văn Lê: Giáo dục học đại cương – NXB Giáo dục – 1999.
11. Phạm Minh Hạc ( chủ biên ): Tâm lý học – NXB Giáo dục – 2003.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG
..
..
..
..
..
..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNHP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..
..
..
..
..
..

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_ti.doc
  • docbia_skkn.doc
  • docdon_sknn_cham.doc
  • docmuc_luc.doc
  • docxmuc_luc_sknn.docx
  • docskkn_lich_su.doc
  • pdfskkn_lich_su.pdf