Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung, môn Lịch sử ở lớp 4 nói riêng đều nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới ngày nay. Dạy môn lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, …vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn trọng các di tích văn hóa và tìm hiểu thêm về lịch sử thế giới. Việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tùy vào mục đích và khả năng của người dạy và học, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể: Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một người giáo viên.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

a tấn công. c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cần đầu đến cửa ải Chi Lăng. d. Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù. e. Hàng vạn quân Minh bị chết, số còn lại rút chạy. Tôi tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK quan sát lược đồ, thảo luận nhóm đôi: sắp xếp các câu trên theo thứ tự thích hợp diễn biến trận Chi Lăng, - Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý theo thứ tự diễn biến trận Chi Lăng (dựa vào nội dung các câu): 1em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, nhóm khác nhận xét. - Bước 3: Gọi 1 số em trình bày tóm tắt lại diễn biến cuộc kháng chiến. - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng. Vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, giúp các em hứng thú trong học tập. 3. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích qua tranh ảnh (làm bài tập trắc nghiệm) để hiểu và nhớ thời gian lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử. Các bài Lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Giáo viên nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. Các em bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, trình bày, nêu nội dung tranh, làm bài tập, từ đó giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh của lịch sử để lại. Ví dụ bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh . Các em quan sát lược đồ để biết được địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài, sông Gianh là nơi chia cắt đất nước (thế kỉ XVI). Bài : “Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)”. Yêu cầu dựa vào lược đồ hình 1 Hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa . Hay bài: “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)” . Các em quan sát lược đồ hình 1 và nêu nội dung tranh (Vẽ cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận). Khi dạy bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)”. Sau khi học xong bài này, nhớ đến Ngô Quyền là nhớ ngay chiến thắng Bạch Đằng vang dội năm 938. Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập”: Để ôn lại kiến thức đã học giúp các em nhớ lâu sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, cho học sinh làm bài sau: Nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng: A B a. Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). 1. Đinh Bộ Lĩnh b. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. 2. Lý Thường Kiệt c. Dời đô ra Thăng Long. 3. Ngô Quyền d. Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt 4. Lý Thái Tổ Tôi tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận nhóm đôi: Nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B. - Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày từng ý, nhóm khác nhận xét. - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương chung. Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử nối liền với những nhân vật lịch sử tiêu biểu. 4. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh giá. Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử thì giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu sắc. Phối hợp các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn. Ví dụ bài: “Nước ta cuối thời Trần”. Câu hỏi giữa bài: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào ? Giáo viên cho học sinh làm bài tập : Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau đây cho đủ ý về tình hình nước ta cuối thời Trần: - Vua quan (1). - Những kẻ có quyền thế..(2) của dân để làm giàu. - Đời sống của nhân dân(3). (Từ cần điền: ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa). Tôi tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp để điền vào chỗ . - Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét. - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng. Cách học này giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực. Hay bài: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)”. Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào ? Ai là người chỉ huy ? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ? Giáo viên chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng phụ như sau : a. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771. Do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn. b. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Nhạc tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh. c. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. Tôi tiến hành các bước sau: - Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ chọn ý trả lời đúng và viết chữ cái a ( b, c ) vào bảng con. - Bước 2: Yêu cầu dơ bảng, nhận xét bài làm. - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng. Cách học này khuyến khích các em giải thích lí do tại sao sai, giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức đã học. Khi dạy bài: « Nhà Lý dời đô ra Thăng Long » . Câu hỏi ở giữa bài : Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau : Điền từ thích hợp ( dân cư không khổ; ở trung tâm đất nước; cuộc sống ấm no ; từ miền núi chật hẹp) vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn nói về suy nghĩ của vua Lý Thái Tổ khi quyết định dời đô về thành Đại La. Vua thấy đây là vùng đất ........................(1) đất rộng lại bằng phẳng .........................(2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được.......................................(3) thì phải dời đô..............................(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Các bước tiến hành: - Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm từ thích hợp điền vào chỗ .sao cho phù hợp - Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét. - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng. Cách học này tạo cho các em ý thức học tập tích cực. Hoặc bài: « Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ». Để học sinh trả lời đúng câu hỏi giữa bài và ghi nhớ những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được. Tôi xây dựng câu hỏi như sau : - Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là : a. Thống nhất giang sơn lên ngôi Hoàng Đế. b. Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta. c. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán. d. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Tôi tiến hành các bước sau: - Bước 1: Yêu cầu đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm ý đúng. - Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét. - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng. Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lại, nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Và còn vận dụng nhiều phương pháp khác nữa, nó đem lại cho các em lòng say mê ham thích tìm hiểu môn Lịch sử. Điều quan trọng đối với học sinh là gợi cho các em các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan gần gũi với cuộc sống của các em. Vì vậy, cần thường xuyên gắn nội dung lịch sử với tên đường phố, tên quê hương, tên liên đội thiếu niên, chi đội,...hiểu được vì sao lại kỉ niệm các ngày lễ lớn. Ví dụ : Trường cấp III tại xã Thổ Sơn lấy tên nữ anh hùng của địa phương : Trường THPT Phan Thị Ràng. Hay đường Nguyễn Trung Trực, đường Hồng Gấm,... Đài truyền hình VTV3 đang chiếu bộ phim : « Huyền sử Thiên Đô » vào thứ 5, 6 hàng tuần dài hơn 30 tập, nói về thời vua Lý Công Uẩn, các em và người thân trong gia đình nên xem để hiểu rõ hơn về lịch sử nước và càng có trách nhiệm, lòng yêu quê hương đất nước. Khi dạy các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi kể cho các em nghe về nữ anh hùng Phan Thị Ràng (Chị Sứ); các bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương Hòn Đất, và nếu có điều kiện tổ chức cho các em tham quan, được chứng kiến tận mắt các di tích lịch sử Hòn Đất, hang huyện ủy, mộ chị Sứ, đền thờ Nguyễn Trung Trực,...Có thể tổ chức cho các em kể chuyện về Bác Hồ hoặc một nhân vật lịch sử mà em biết hoặc thuật lại một sự kiện lịch sử mà em thích nhất trong chương trình lịch sử lớp 4 đã học. Vào các ngày lễ lớn khi thông báo cho các em nghỉ học, giáo viên tổ chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em hiểu được : Đó là ngày gì ? Có ý nghĩa như thế nào ? Các em cần tỏ thái độ như thế nào ? Phải làm gì để xứng đáng với những cống hiến của những người đi trước ? Ví dụ : Ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh : Kỉ niệm ngày mà Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hòa. (2/9/ 1945). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ: « Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9. Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình..... »(Bài này các em sẽ được học trong môn Lịch sử lớp 5). Hoặc ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương (nhân dân tổ chức hội đền Hùng ở Huy Chương, Lâm Thao, Phú Thọ). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ : « Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày gỗi Tổ mồng mười tháng ba. Dù ai buôn bán gần xa. Nhớ ngày giổ Tổ tháng ba mồng mười ». Hay: Ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày này của ...năm về trước ngày 30/4/ 1975 đất nước ta đánh tan quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dân...Từ đó giúp các em phát huy cao ý thức vai trò trách nhiệm của mình, tăng cường vốn kiến thức lịch sử, khả năng ghi nhớ lâu dài và chính xác khi nhắc đến các nhân vật hay sự kiện lịch sử ở bất kì tình huống nào. Phát huy tính tích cực hóa, tự học tập tăng cường kiến thức về lịch sử trong học tập, sao cho xứng đáng với những gì Bác Hồ đã nói : « Dân ta phải biết sử ta ». II. Kết quả. Với các giải pháp trên đưa vào vận dụng trong dạy học phân môn lịch sử lớp 4. Trong suốt quá trình học tập từ đầu học kì một đến nay, qua kiểm tra, đánh giá kết quả ở các tháng được nâng lên rõ rệt. Các em tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu, có tinh thần học tập tốt. Các em trung bình yếu cũng tích cực tham gia học tập và phát biểu xây dựng bài. Đó cũng là nền tảng để các em bước vào bậc học của các lớp cao hơn Kết quả các lần kiểm tra: Năm học : 2010 - 2011 TSHS Giỏi (9 -10) Khá (7- 8) TB(5-6) Yếu (dưới 5) TS % TS % TS % TS % KS sau 4 tuần 36 2 5,6 8 22,1 24 66,7 2 5,6 KT học kì I 36 4 11,1 14 38,9 18 50,0 Điểm tháng 3 35 6 17,1 20 57,1 9 25,7 (1 em chuyển về An Giang đầu tháng 3) Đạt được kết quả trên có sự cố gắng của học sinh, các bậc phụ huynh, Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của chuyên môn trường, xây dựng và góp ý, tôi đã nâng cao sáng kiến của mình. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng nâng lên một cách rõ rệt. Đặc biệt không có em nào bị điểm yếu. PHẦN IV: KẾT LUẬN 1. Tóm lược các giải pháp đã thực hiện: Dạy học Lịch sử là dạy cho học sinh hiểu về cội nguồn đất nước, về những vị anh hùng dân tộc,Từ chỗ hiểu rồi các em mới thêm yêu đất nước. Vì vậy, môn học này có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông cho nên tôi đã vận dụng những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư liệu: Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể lại, trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ, Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích qua tranh ảnh (Làm bài tập trắc nghiệm) để hiểu và nhớ thời gian lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh giá. Qua những phương pháp trên tôi thấy các em đã có hứng thú trong học tập và ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách có hệ thống. Mặc dù chưa được hoàn thiện nhưng chứng tỏ trong các môn học, môn Lịch sử cần có sự đổ mới về phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy cao tính tích cực trong học tập. 2. Phạm vi áp dụng của đề tài: Thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh trong lớp đã nắm bắt kiến thức nhanh và có sự ghi nhớ kiến thức một cách vững vàng.Vì vậy tôi đã cùng giáo viên trong tổ khối 4 + 5 trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đồng thời xây dựng chuyên để này để cùng nhau nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó giúp các em học tập, sống và làm việc xứng đáng với các thế hệ đi trước. 3. Bài học kinh nghiệm. Qua việc dạy học bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm cần có hướng phấn đấu: - Giáo viên phải nắm toàn bộ chương trình phân môn Lịch sử. Nắm vững kiến thức lịch sử trong SGK, Chuẩn kiến thức, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài giảng. Biết liên hệ thực tế chuyển từ kiến thúc cũ giúp học sinh khai thác kiến thức mới một cách khoa học, hấp dẫn. Biết tổ chức các hình thức học gắn với cách xây dựng thiết kế bài tập thực hành, với hình ảnh, lược đồ, mô hình trong SGK. Giúp học sinh mô tả, trình bày hoặc kể lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách chính xác. Đây cũng là cách giúp các em ghi nhớ sâu sắc những sự kiện lịch sử, từ đó khi nhắc tới những sự kiện đó là các em hình dung và tái hiện được ngay. - Giáo viên cần gần gũi với học sinh hơn nữa và có sự linh hoạt trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, giúp các em biết tự giác tìm tòi, khám phá, phát hiện cái hay, cái đẹp, sửa chữa điểm sai của mình. Giáo dục các em biết yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc. - Dạy học lịch sử cần được vận dụng bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú nhằm thấm sâu vào các em lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Lịch sử là cần chính xác tuyệt đối về thời gian, về số liệu minh chứng. - Kiểm tra và đánh giá là khâu then chốt trong quá trình dạy học. Đánh giá vừa mang mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức được hình thành ở học sinh, vừa giúp giáo viên điều chỉnh được hoạt động dạy học của mình. Trên đây là những phương pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 4 nói riêng và chương trình tiểu học nói chung. Trong suốt thời gian qua bản thân tôi đã nghiên cứu, vận dụng vào thực tế giảng dạy và chất lượng học sinh đã nâng lên rõ rệt. Các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi học Lịch sử. Đối vối tôi, cách dạy trên đã góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em – những mầm non tương lai của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi mong đươc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học môn Lịch sử ở Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thổ Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2011 Người viết: Vũ Thị Huyền Nhận xét, đánh giá của Hội đồng chấm SKKN: .. .. ... . Xếp loại: Thổ Sơn, ngàythángnăm 2011 Hội đồng TĐKT ngành giáo dục: Xếp loại: Hòn Đất, ngàythángnăm 2011
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_lich_su_lop_4_t.doc