Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Như Xuân

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của lịch sử. Nhờ lịch sử chúng ta mới biết nguồn gốc của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc với những chiến công oanh liệt, những trang sử vàng chói lọi của các thế hệ đi trước. Biết sử cũng sẽ bồi đắp trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù "cái chung và cái riêng ". Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Lịch sử địa phương không chỉ giúp cho học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn rau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc về lịch sử dân tộc.

doc 29 trang SKKN Lịch Sử 25/04/2025 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Như Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Như Xuân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Như Xuân
 lần Mỹ đánh phá Miền Bắc?
HS trả lời
Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV bổ sung nhấn mạnh thêm
Như vậy, tổng cả 2 lần chiến tranh phá hoại của Mỹ trên mặt trận quân sự, quân và dân Thanh Hóa đã anh dũng chủ động đánh 9983 trận, bắn rơi 376 máy bay các loại, bắt sống 36 giặc lái của Mỹ, bắn chìm và bắn cháy 57 tàu chiến các loại.
GV(chiếu slide 23,24,25,26,27– phần phụ lục)
GV giới thiệu mở rộng ở địa phương.
Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở huyện Như Xuân có một anh hùng lực lượng vũ trang, đó là ai ?
 - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lục Vĩnh Tưởng - Người làng Kèn, xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân
 Đóng góp cụ thể của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? (Bắn liên tục 3 quả B40, tiêu diệt lực lượng địch) 
? Những biểu hiện nào chứng tỏ Thanh Hóa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn với cách mạng miền Nam ?
GV (chiếu slide 28,29,30 – phần phụ lục)
Hoạt động 4: Tìm hiểu đóng góp của Thanh Hóa trong công cuộc xây dựng CNXH và thực hiện đổi mới.
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (5 phút)
GV chiếu slide 31 phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
Nhóm 1,2 : Trình bày những thành tựu đạt được của nhân dân Thanh Hóa trong 5 năm 1981- 1985. Ý nghĩa của những thành tựu đó?
Nhóm 3,4 : Nêu những thành tựu trên các lĩnh vực mà nhân dân Thanh Hóa đạt được trong mười năm đầu đổi mới? Ý nghĩa của những thành tựu đó ?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và chốt nội dung ( chiếu slide 32)
Ở phần này giáo viên cho học sinh về nhà tìm hiểu, thu thập tài liệu về những thành tựu, sự chuyển mình của Thanh Hóa đạt được trong thời gian này (khuyến khích chụp ảnh các công trình minh họa).
I. Vị trí chiến lược của Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến.
- Trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là:
+ Địa đầu vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh;
+ Cầu nối giữa chiến trường Bắc Bộ và chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa;
+ Cửa ngõ giáp với đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc và Thượng Lào;
+ Căn cứ, hậu phương vững mạnh toàn diện cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Trong kháng chiến chống Mĩ , Thanh Hóa Có vị trí :
- Là “Địa đầu Bắc Bộ” và là “Cửa ngõ Miền Trung” vừa phải ra sức sản xuất để xây dựng CNXH vừa phải trực tiếp đánh Mỹ vừa là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn
 - Là địa bàn trọng yếu và là chiếc cầu nối giữa Miền Bắc và Miền Nam.
II. Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp (19946- 1954)
1. Xây dựng hậu phương về mọi mặt
- Về chính trị: Xây dựng và củng cố chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, tăng cường khối đoàn kết trong tỉnh thông qua Mặt trận Việt Minh và Liên Việt;
- Về quân sự: Nền quốc phòng toàn dân được củng cố và xây dựng, xây dựng nhiều tuyến phòng thủ kiên cố;
- Về văn hóa, giáo dục, y tế: Được chú ý phát triển nhằm nâng cao đời sống tinh thần và dân trí.
2. Những đóng góp cho cuộc kháng chiến
- Trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là nơi:
+ Sơ tán của nhiều cơ Trung ương;
+ Đóng các cơ quan lãnh đạo của Quân khu III, IV, các đại đoàn quân chủ lực 304, 316, 320;
+ Căn cứ trực tiếp của Đảng, Chính phủ, bộ đội PaThét Lào;
+ Đặc biệt Thanh Hóa giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư, nuôi dưỡng hàng vạn thương binh và bệnh binh từ các chiến khu trở về.
- Thanh Hóa có 5 anh hùng lực lượng vũ trang.
III. Những đóng góp của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ( 1954- 1975)
1. Trên mặt trận chiến đấu
- Trong 2 ngày, ngày mùng 3 và mùng 4/4/1965, quân và dân Thanh Hoá đã bắn rơi 47 máy bay phản lực của Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng, cầu Lèn. Đã tạo nên kỳ tích vẻ vang chiến thắng Hàm Rồng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- Trong tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), quân dân Thanh Hoá đã bắn rơi 276 máy bay, bắn cháy 26 tàu chiến, bắn chìm 5 tàu biệt kích, góp phần cùng quân dân miền Bắc buộc Mỹ phải ngừng leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
- Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai: Quân và dân Thanh Hoá đã đánh địch 969 trận và bắn rơi 92 máy bay, đã góp phần vào chiến công chung của cả nước, buộc Đế quốc Mỹ phải chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc lần thứ hai; ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
2. Chi viện cho miền Nam
 - Có 227.082 thanh niên Thanh Hóa nhập ngũ chi viện cho miền Nam.
- Huy động hơn 3 vạn thanh niên xung phong, tổ chức thành 19 đội tham gia chống Mĩ cứu nước.
- Vận chuyển 15 triệu tấn hang phục vụ tiền tuyến.
=> Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa xứng đáng là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ đi đến thắng lợi hoàn toàn.
IV. Thanh Hóa trong công cuộc xây dựng CNXH và thực hiện đổi mới (1976- 2005)
1. Thanh Hóa khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện các kế hoạch 5 năm ( 1976- 1985)
- Nông nghiệp: Chặn được đà giảm sút của các năm trước đó, tự cung cấp được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho địa phương và còn đóng góp cho Trung ương 40 vạn tấn lương thực. 
- Về công nghiệp và thủ công nghiệp: Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1985 đạt 1,6 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 1978).
- Đạt nhiều thành tích trong đời sống văn hoá, giáo dục, y tế định về an ninh, quốc phòng.
* Ý nghĩa : là cơ sở vững chắc để Thanh Hoá bước vào thời kỳ đổi mới .
2. Thanh Hóa trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới(1986- 1996)
- Kinh tế :
+ Chấm dứt tình trạng thiếu lương thực, bắt đầu xuất khẩu gạo.
+ Sản lượng các cây cây công nghiệp ổn định và dần nâng cao.
+ Dịch vụ tài chính nhân hang phát triển mạnh mẽ.
+ Các tuyến đường giao thông quan trọng được sửa chữa và nâng cấp.
+ Mạng lưới điện và thông tin liên lạc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân.
- Văn hóa xã hội: 
+ Giáo dục và đào tạo đạt được những thành tựu rực rỡ.
+ Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cũng gặt hái được nhiều thành công.
- Ý nghĩa: Thanh Hóa từng bước ổn định vươn lên thành tỉnh vững mạnh về kinh tế, giàu thành tích giáo dục, thể thao.
3. Thanh Hóa từ 1996 đến 2005

	IV. Củng cố bài học, dặn dò
	1. Củng cố.
	 Vị trí chiến lược quan trọng của Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến.
	- Đóng góp của Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến.
	- Những thành tựu của nhân dân Thanh Hóa trong thời kì đổi mới.
	2. Dặn dò
	Sưu tầm một số mẫu chuyện người thực, việc thực đã tham gia trong hai cuộc kháng chiến ở quê hương em.
Chuẩn bị bài mới : Tiết 48- Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
	V. Điều chỉnh, rút kinh nghiệm giờ dạy
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
	Qua việc sử dụng các phương pháp trên dạy tiết học lịch sử địa phương đối với học sinh khối 8, 9 năm học 2017 – 2018 tôi nhận thấy rất rõ học sinh theo dõi rất chăm chú và nắm kiến thức lịch sử dễ dàng hơn. Điều đó, chắc chắn ít nhiều đã tạo được hứng thú và sự thoải mái cho các em trong giờ học lịch sử. Khi các em đã có sự chú ý, hứng thú học tập thì kết quả học tập sẽ được cải thiện. Hơn nữa, sự hiểu biết của các em về lịch sử, về các lĩnh vực khác sẽ đầy đủ hơn và sự phát triển nhân cách của các em vì thế cũng toàn diện hơn.
	Cụ thể chất lượng môn Lịch sử của khối 9 năm học 2017 - 2018, 
 * Chất lượng đại trà môn Lịch sử của khối 9 :
Năm học 2017 – 2018 
Kết quả
Sĩ số Khối 9
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

HK I
66
16
24,2
34
51,6
16
24,2
0
0
0
0

HKII 
66
18 
27,2
33
50,1
15
22,7
0
0
0
0

	* Chất lượng mũi nhọn : 
	 Năm học 2017 – 2018 : Học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử đạt 06 giải cấp huyện và 01 giải cấp tỉnh.
 Năm học 2018 – 2019 ( học kỳ I): Học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử đạt 03 giải; cấp tỉnh đạt 01 giải.
	Như vậy, với sự nỗ lực trong việc sử dụng một số phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử đặc biệt là lịch sử địa phương, trong quá trình giảng dạy lịch sử 9 khi tôi áp dụng vào thực tế các phương pháp trên đã làm cho các em hứng thú hơn trong giờ học, kích thích được sự tìm tòi, chất lượng bộ môn không ngừng được nâng lên. Cụ thể ngoài chất lượng đại trà được nâng lên, thì chất lượng học sinh mũi nhọn cũng có sự chuyển biến, trong nhiều năm học qua bản thân tôi đã có nhiều học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện và đạt giải cao. Tỉ lệ xếp loại môn lịch sử cuối năm thì năm sau tăng hơn năm trước, tỉ lệ khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình ngày càng giảm xuống. Mặt khác học sinh nhận thức được vai trò của bộ môn, nhiều em đã thay đổi suy nghĩ coi Lịch sử là môn phụ và đầu tư thời gian hơn cho bộ môn. Các em không những tìm hiểu lịch sử giới hạn trong sách giáo khoa mà còn khai thác kiến thức lịch sử thông qua báo chí, ti vi và các phương tiện truyền thông khác.Từ sự yêu thích môn Lịch sử, các em biết trân trọng những thành quả mà ông cha đã đạt được và tự hào về truyền thống của dân tộc ta và cũng từ đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước hiện nay. 
	Đối với bản thân: Sau khi nghiên cứu, dạy thực nghiệm, viết SKKN tôi nhận thấy bản thân đã nắm vững hơn, hiểu rõ ràng hơn về quan điểm, cách thức sử dụng kết hợp tốt các phương pháp dạy học đặc biệt dạy học phần lịch sử địa phương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy; có kĩ năng dạy học thành thạo hơn không chỉ ở bộ môn Lịch sử khối 9 mà còn vận dụng vào dạy khối lớp 6,7,8. Bản thân sẽ cố gắng tiếp tục vận dụng nội dung sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học bộ môn ở trường để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường trong quá trình công tác.
	Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Sau khi chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, báo cáo ý tưởng với BGH nhà trường, bước đầu đã được đồng nghiệp, BGH nhà trường đánh giá cao và đồng tình ủng hộ cho bản thân tôi trong quá trình thực hiện vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn công tác. Đây là điều kiện cần thiết để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được vận dụng, đạt hiệu quả cao hơn cũng như có thể chia sẻ để nhân rộng ở các bộ môn khác trong thời gian tới tại đơn vị.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	3.1. Kết luận
	Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm trên bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm nhất định. Để nâng cao chất lượng cho học sinh trong học tập lịch sử địa phương, nhằm giúp các em có hiểu biết nhiều hơn về lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, sáng tạo, có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. Việc sử dụng các phương pháp dạy học trên, có tác động rất lớn đến lứa tuổi học sinh THCS, các em thấy yêu thích môn Lịch sử hơn, nên chất lượng bộ môn cũng được cải thiện. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những mặt ưu điểm và hạn chế nhất định. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lí, chủ động, sáng tạo thì mới đem lại hiệu quả cao. 
	3.2. Kiến nghị
	Để khẳng định môn Lịch sử đặc biệt là lịch sử địa phương rất quan trọng, giúp các em hiểu biết về lịch sử địa phương,từ đó giáo dục lòng yêu quê hương, 
đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội . Bản thân tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
	Đối với các nhà trường nhất là các trường PTDTNT đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số, mặt khác các em lại sống tập thể trong các khu vực nội trú nên nhà trường cần phối hợp các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa, truyền thống dân tộc mình để các em có hiểu biết nhiều hơn về lịch sử và yêu thích hơn bộ môn lịch sử.
Đối với Phòng Giáo dục : trong những năm học tới cần có kế hoạch cụ thể trong nội dung sinh hoạt chuyên môn cụm cho giáo viên để họ lấy đó làm cơ hội để họ có thể học tập,trao đổi lẫn nhau về cách thức và kinh nghiệm dạy các tiết lịch sử địa phương.
	Mặc dù sáng kiến đã đạt được những kết quả nhất định khi tiến hành thực nghiệm tại trường. Song trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm tạo điều kiện của Hội đồng chuyên môn, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, để những kinh nghiệm về đề tài " Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trưởng PTDTNT Như Xuân” của tôi ngày một hoàn thiện và nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao cho mỗi bài dạy Lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy ở trường PT DTNT Như Xuân nói riêng và ở các trường THCS nói chung . 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Như Xuân, ngày 28 tháng 3 năm 2019
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác
Người viết
Lê Thị Hợp
PHỤ LỤC
I. Hoạt động 1
Slide1
Bản đồ hành chính Việt Nam (Nguồn Internet)
Slide2
Bản đồ hành chính Thanh Hóa (Nguồn Internet)
II. Hoạt động 2
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Slide 8
Slide 9
Slide 10
Slide 11
Slide 12
Slide 13
Slide 14
Slide 15
III. Hoạt động 3
Slide 17
Cầu Hàm rồng trước khi bị đánh sập)
Slide 18
Slide 19
Cầu Hàm rồng bị bom Mỹ đánh sập
Slide 20
Sửa chữa cầu đảm bảo thông đường
Slide 21
Cầu phao Hàm Rồng
Slide 22
Bộ đội Hải quân chiến đấu bảo vệ cầu
Slide 23
Nữ dân quân Ngô Thị Tuyển năm 1965 (Ảnh: Tư liệu)
Slide 24
Hòm đạn anh hùng Ngô Thị Tuyển đã vác 1 lần 2 hòm đạn nặng 98kg tiếp đạn cho bộ đội cao xạ chiến đấu tại trận địa Hàm Rồng, ngày 3/4/1965 
(Ảnh: nguồn internet)
Slide 25
Mái chèo của chị Ngô Thị Tuyển, chị đã dùng mái chèo này để chèo thuyền tiếp đạn cho bộ đội Hải quân trong trận chiến đấu với máy bay Mỹ, ngày 3/4/1965
Slide 26
Phi công Trần Hanh bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng
(Nguồn Internet)
Slide 27
Phi công Mỹ bị bắn rơi tại Hàm Rồng (Nguồn Internet)
Slide 28
Slide 29
Slide 30
Thanh niên Thanh Hóa nhập ngũ vào Miền Nam chiến đấu 
(Nguồn Internet)
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hồ - Trịnh Trung Châu Lịch sử địa phương (Sách dùng trong các trường THCS Thanh Hóa . Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Văn Hồ ( Chủ biên)- Thiết kế bài giảng Lịch sử Thanh Hóa . Nhà xuất bản Thanh Hóa 2015
3. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THCS-Bộ Giáo Dục và Đào tạo .
4. Nguồn tư liệu Internet.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả : Lê Thị Hợp
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường PT Dân tộc Nội trú Như Xuân
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại

Một số kinh nghiệm rút ra trong dạy học môn lịch sử .
Phòng giáo dục.
Sở Giáo dục
A
C
2005- 2006

Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 9 ở trường PT Dân tộc Nội trú Như Xuân
Phòng giáo dục
B
2013- 2014

Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 9 ở trường PT Dân tộc Nội trú Như Xuân
Phòng giáo dục
Sở Giáo dục
A
B

2015 - 2016

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn lịch sử lớp 9 ở trường PTDT Nội trú Như Xuân.

Phòng giáo dục
B
2017- 2018

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nham_nang_cao_chat.doc