Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9

1. Lí do chọn đề tài

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

doc 30 trang SKKN Lịch Sử 04/07/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9
, vấn đáp, trực quan, liên hệ thực tế. 
Cách tiến hành: Học sinh hoạt động cá nhân. Sau đó, chia lớp làm 4 nhóm vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung của bài học
 	Giáo viên cho học sinh làm phiếu học tập:
 Bài tập 1: Theo em con người cần phải làm gì để hạn chế những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ?
Gợi ý trả lời:
- Sử dụng những nguồn năng lượng sạch (Năng lượng mặt trời, nguyên tử)
 - Cắt giảm lượng khí thải nhà máy.
 - Tích cực trồng cây xanh, lập “vành đai xanh” bảo vệ môi trường.
 - Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường đến mọi người dân ở địa phương, 
trong nước và mọi quốc gia trên thế giới.
Ứng dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật phục vụ cuộc sống vào những mục đích tích cực
PHIẾU HỌC TẬP	
Theo em con người cần phải làm gì để hạn chế những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ?
	Học sinh làm việc cá nhân điền vào chỗ chấm.
Bài tập 2: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm Tích hợp môn mỹ thuật vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung của bài học, để khắc sâu kiến thức.
Thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm học sinh chủ động tích cực làm bài tập và đạt được mục tiêu giáo viên đề ra.
	 Các nhóm hoạt động tích cực, nắm được nội dung của bài. Biết cách vẽ và phối màu. Các sản phẩm của các nhóm đều chính xác và có tính thẩm mỹ cao
Bản đồ tư duy
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà: 
Yêu cầu: Học sinh tích cực học và nắm kiến thức tốt, rèn luyện được kỹ năng thực hành vẽ bản đồ tư duy. Đó là vận dụng được kiến thức đã học và bằng hiểu biết thực tế để phân tích, đánh giá giải quyết được các vấn đề thực tiễn. Biết sống hòa hợp với thiên nhiên.Yêu quê hương đất nước. Bảo tồn, phát huy những thành tựu khoa học - kĩ thuật của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới.
 Học sinh về nhà cần học kĩ bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị trước bài mới: “Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay”.
* Như vậy, tiến trình dạy học theo hướng tích hợp đã thực hiện theo 5 hoạt động trên. Trong mỗi hoạt động chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khác nhau theo đặc trưng của môn học. Trong đó có phương pháp liên môn theo nhiều hình thức đã mô tả, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Làm cho học sinh không bị nhàm chán với các con số khô khan. Giờ học Lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn hơn rất nhiều.	
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. 
Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ thông qua kết quả khảo sát sau:
 Năm học 2016 – 2017 với 2 lớp dạy. Một lớp dạy theo phương pháp dạy học đơn môn (Lớp 9B), một lớp dạy thử nghiệm theo phương pháp tích hợp liên môn (Lớp 9A). Tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp (Lớp 9A) kết quả đã có sự chuyển biến rõ nét. Cụ thể là:
	Cùng nội dung yêu cầu làm bài tập trong phiếu học tập (phần hoạt động luyện tập).
	Đối với học sinh Lớp 9A thì các em hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu, khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức.
Kết quả đạt được là:
	Tổng số học sinh: 37 em
Điểm 9 – 10 là 19 đạt 51,4 %.;
Điểm 7 – 8 là 14đạt 37,8 %.
Điểm 5 – 6 là 4 đạt 10,8 %.
Đối với học sinh Lớp 9B thì các em ít hứng thú hơn với môn học, các em tiếp nhận kiến thức một cách thụ động hơn, khả năng phối hợp kiến thức chưa linh hoạt.
Kết quả đạt được là:
	Tổng số học sinh: 36 em
	Điểm 9 – 10 là 10 em đạt 27,8 %.;
Điểm 7 – 8 là 12 em đạt 33,3 %.
Điểm 5 – 6 là 11 em đạt 30,6 %.
Điểm dưới 5 là 3 em chiếm 8,3 %
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
	1. Kết luận:
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã cố gắng nghiên cứu lý luận, căn cứ nội dung chương trình sách giáo khoa và thực trạng học sinh Trường THCS A, đã có những thành công khi áp dụng trong thực tiễn giảng dạy như sau: 
- Kết quả hoàn thành của học sinh qua phiếu học tập cá nhân (ở cấp độ trung bình qua sự hướng dẫn của giáo viên), lồng ghép một số nội dung của một số môn học như đã nêu học sinh ghi nhận kiến thức tốt.
- Vận dụng lý thuyết vào làm bài tập trắc nghiệm (cấp độ thấp)
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế để chiếm lĩnh kiến thức tích hợp đạt kết quả cao.
Sáng kiến này sẽ góp phần không nhỏ trong việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
 Việc học tập lịch sử của học sinh không khô khan, khó tiếp thu như trước mà sinh động, hấp dẫn hơn.
 Bên cạnh đó học sinh lĩnh hội tri thức một cách sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Vì chính các em tham gia vào việc tìm hiểu kiến thức chứ không thụ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên.
 Học sinh sẽ nhớ lâu, khắc sâu kiến thức, tránh được tình trạng nhầm lẫn hoặc hiện đại hóa lịch sử. Học sinh từng bước yêu thích môn học hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ áp dụng vào dạy bài học “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật THCS. Kinh nghiệm này có thể áp dụng được với các đối tượng học sinh lớp 9 nói riêng và tất cả các khối học khác trong trường THCS. Những kinh nghiệm này tuy là nhỏ bé nhưng chắc chắn sẽ có những tác dụng nhất định trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 	
2. Kiến nghị: 
Dạy học theo chủ đề “tích hợp” là chủ đề mới mẻ. Nó có nhiều ưu điểm mặc dù để thực hiện thì giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn, tham khảo. Bên cạnh đó giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin tốt, tra cứu và tự học hỏi với đồng nghiệp qua mạng Internet... để nội dung tích hợp thực sự đạt kết quả cao. 
Để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS, tôi xin có một số ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau:
a. Cần có phòng học chức năng của bộ môn.
b. Cung cấp thêm trang thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan,... để học sinh có điều kiện học tập tốt hơn.
c. Hàng năm với những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đạt loại tốt, có áp dụng thực với bộ môn, ngành có chủ trương in ấn, xuất bản thành tập san để các đơn vị, cá nhân tham khảo, học tập bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Những giải pháp được trình bày trên đây đã được đúc kết kinh nghiệm từ quá trình tôi giảng dạy trên lớp, được công tác trong một môi trường làm việc nghiêm túc, và trên thực tế kết quả học sinh của lớp mình. Qua từng giai đoạn học, tôi nhận thấy cô và trò hiểu nhau hơn. Bản thân các em trong tiết học lịch sử luôn có sự mạnh dạn tin tưởng đưa ý kiến. Trong khi trình bày miệng, ngôn ngữ được hình thành và hoàn thiện cùng với việc phát triển tư duy. Vì vậy khi phát triển ngôn ngữ rõ ràng, khúc chiết và chính xác ở học sinh, giáo viên đồng thời cũng phát triển tư duy chính xác và đúng đắn ở học sinh. Điều này càng làm tôi phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu kiến thức trước khi giải đáp cho các em. Đó còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai trò của người giáo viên trong thời đại mới. 
 Trên đây là những kiến nghị của cá nhân tôi, kính mong các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp xem xét, bổ sung giúp đỡ tôi để tôi tiếp tục hoàn thiện ý tưởng của mình và trên cơ sở đó có phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Ý nghĩa chung:
- Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
- Qua quá trình dạy học chúng tôi thấy việc thực hiện dạy học tích hợp các môn học không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống hiện đại. 
- Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Lịch sử làm cho học sinh hứng thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau, kết hợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ áp dụng vào dạy bài học “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật” ở cấp THCS. Tuy đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc chắn rằng đang còn nhiều điều thiếu sót. Tôi tha thiết kính mong Hội đồng khoa học và các thầy cô giáo đóng góp ý kiến, bổ sung để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 HIỆU TRƯỞNG
Lưu Xuân Hà
Cẩm Quý, ngày 20 tháng 02 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Bùi Thị Hạnh

 TÀI LIỆU THAM KHẢO
***☼***
1. Đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với bản đồ tư duy của Trần Đình Châu (Chủ biên) và Đặng Thị Thu Thủy, Trần Đức Vượng, Vương Thị Phương Hạnh, Ngô Văn Chinh. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
N.A.Ê rôphiép. Lịch sử là gì? . NXB giáo dục, 1981
3. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị. Phương pháp dạy học lịch sử. NXB giáo dục 1980
4. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi. Phương pháp dạy học lịch sử tập 2. NXB Đại học sư phạm 2002.
5. Tham khảo các sáng kiến về Dạy học tích hợp trên Internet
6. Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 9.
7. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS của bộ GD-ĐT.
8. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại

Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả trong tiết dạy ở môn Lịch sử 6 

Ngành Giáo dục huyện Cẩm Thủy
C
2012-2013

Một vài kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiết ôn tập lịch sử thế giới lớp8
Ngành Giáo dục huyện Cẩm Thủy
C
2015 -2016

 ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Chủ tịch
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Xếp loại:............................................................................................
 TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT 
Chủ tịch
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH 
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Xếp loại:............................................................................................
 TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT 
Chủ tịch
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG BÀI: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU 
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG
 KHOA HỌC- KỸ THUẬT (LỊCH SỬ 9)
Người Thực hiện: Bùi Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Quý
SKKN thuộc lĩnh vực : Môn Lịch Sử
THANH HÓA, NĂM 2019
THANH HÓA NĂM 2019
THANH HOÁ NĂM 
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_t.doc